“Trông mặt mà bắt hình dong”, một nghiên cứu từ đại học Princeton University vừa đăng tải trong tạp chí chuyên ngành Psychological Science hôm 7/12 cho hay, óc kỳ thị phái tính vẫn còn nặng trong cách đánh giá con người qua gương mặt. Theo đó, người có gương mặt nam tính được xem là có năng lực hơn gương mặt nữ tính.
Giáo sư DongWon Oh và các đồng nghiệp dùng mô hình điện toán để tạo ra những thước đo cảm quan về năng lực theo đánh giá qua các gương mặt. Tổng hợp các yếu tố đó, các nhà nghiên cứu thay đổi những chi tiết trên mặt, biến dạng theo từng mức độ đo lường về năng lực.
Trong một thí nghiệm, người dự phần vào nghiên cứu đánh giá 33 gương mặt có thể cho ra mức độ năng lực cao thấp khác nhau. Kết quả, theo giáo sư Oh, những gương mặt được đánh giá là có năng lực cao thường có nét tự tin và nam tính hơn, không liên quan đến khía cạnh hấp dẫn của gương mặt.
Ở một thí nghiệm khác, khi người tham dự được yêu cầu nhận diện những gương mặt là nam hay nữ, họ thường đánh giá những gương mặt có nét tiêu biểu của năng lực cao là nam và những gương mặt có nét của năng lực thấp là nữ.
Tổng hợp kết quả các cuộc thí nghiệm cho thấy gương mặt nam càng tăng phần nam tính thì càng được cho là có năng lực cao hơn. Đối với các gương mặt nữ, mối liên hệ này chỉ đến một mức độ nào đó là dừng lại, sau đó thì càng có nét nam tính lại bị cho là năng lực thấp hơn.
Những kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây, vốn đã cho thấy những người có gương mặt năng lực cao thường có cơ hội cao hơn được bầu vào những chức vụ chính trị cao cấp như Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Hoa Kỳ hay những tổng giám đốc công ty lớn.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu nguồn căn của sự kỳ thị phái tính này và cách làm giảm thiểu hiện tượng này. Đồng thời, họ cũng sẽ tìm hiểu xem có sự khác biệt một cách hệ thống giữa cảm quan đối với gương mặt người nam và người nữ hay không.
Trong một thí nghiệm, người dự phần vào nghiên cứu đánh giá 33 gương mặt có thể cho ra mức độ năng lực cao thấp khác nhau. Kết quả, theo giáo sư Oh, những gương mặt được đánh giá là có năng lực cao thường có nét tự tin và nam tính hơn, không liên quan đến khía cạnh hấp dẫn của gương mặt.
Ở một thí nghiệm khác, khi người tham dự được yêu cầu nhận diện những gương mặt là nam hay nữ, họ thường đánh giá những gương mặt có nét tiêu biểu của năng lực cao là nam và những gương mặt có nét của năng lực thấp là nữ.
Tổng hợp kết quả các cuộc thí nghiệm cho thấy gương mặt nam càng tăng phần nam tính thì càng được cho là có năng lực cao hơn. Đối với các gương mặt nữ, mối liên hệ này chỉ đến một mức độ nào đó là dừng lại, sau đó thì càng có nét nam tính lại bị cho là năng lực thấp hơn.
Những kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây, vốn đã cho thấy những người có gương mặt năng lực cao thường có cơ hội cao hơn được bầu vào những chức vụ chính trị cao cấp như Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Hoa Kỳ hay những tổng giám đốc công ty lớn.
Các nhà nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm hiểu nguồn căn của sự kỳ thị phái tính này và cách làm giảm thiểu hiện tượng này. Đồng thời, họ cũng sẽ tìm hiểu xem có sự khác biệt một cách hệ thống giữa cảm quan đối với gương mặt người nam và người nữ hay không.