Nguyên bản tiếng Anh của THƯ QUÁCH Thắng Đỗ chuyển ngữ Mẹ thương yêu đã bỏ chúng tôi đi vào ngày 16 tháng 10, 2005, lúc chỉ mới 58 tuổi. Cuộc đời của mẹ đã từng trải qua không ít biến cố: cảnh nghèo khốn tột cùng, năm lần sinh nở, mất đứa con trai thứ hai, một cuộc chiến, một lần vượt biên hiểm nghèo trên chiếc thuyền nhỏ bé bao bọc ba đứa con nhỏ lênh đênh ngoài biển khơi trong nhiều ngày, sống trong trại tị nạn, rồi lập cư ở một xứ sở xa lạ nơi bà không nói được tiếng. Thế mà cuối cùng, chính bệnh ung thư mới hạ gục nổi mẹ. Chỉ mười ba tháng sau khi được chẩn bệnh, mẹ bị cướp đi khỏi cuộc đời của chúng tôi. Nhưng ngay cả sau khi chết, ảnh hưởng của mẹ vẫn tiếp tục. | By THƯ QUÁCH My beloved mother passed away on October 16, 2005. She was only 58 years old. In those years, she had survived immense poverty, the birth of five children, the loss of her second son, a war, a perilous escape on a small boat with three young children for days at sea, living in refugee camps, and resettling in a foreign land where she barely spoke English. Yet, it was cancer that finally took her down. Just thirteen months after her diagnosis, she was taken from us. But even after her death, her impact continued. |
Mẹ tôi sinh sống bằng nghề làm tóc và móng tay, tiếp xúc với rất nhiều chất hóa học trong những gian tiệm ngột ngạt do thiếu thông hơi. Mẹ thường bị nhức đầu và các chứng tật về da. Một người chưa học xong tiểu học ở Việt Nam do cảnh gia đình nghèo khó, sau khi biết mình bị ung thư, mẹ đã nêu ra các câu hỏi quan trọng: “nếu gia đình mình không ai từng bị ung thư, tại sao mình lại bị?” Đây không phải là một phát biểu để tự thương thân, mà là câu hỏi bà muốn tôi tìm ra giải đáp. “Có phải tại mình tiếp xúc nhiều với chất hóa học?” Trong những tháng cuối cùng, mẹ giao cho tôi trách nhiệm quan trọng này và khuyến khích tôi theo đuổi chương trình tiến sĩ trong ngành nghiên cứu về y tế công cộng. Mẹ giúp tôi đi đến chủ đề cho luận án tiến sĩ, cũng như tìm ra các nguồn dữ liệu về nghề làm tóc và móng tay cho tôi nghiên cứu. Mẹ không chỉ là nguồn cảm hứng; mẹ còn là khối óc đằng sau công việc nghiên cứu của tôi. Trong thời gian 12 năm sau, tôi hoàn toàn tập trung vào nỗ lực cổ súy cho tình trạng an toàn của các người làm móng tay. Với sự cộng tác của California Healthy Nail Salon Collaborative (Liên Hiệp Tiệm Móng Tay Lành Mạnh ở California), các nghiên cứu mới mẻ của tôi làm nổi bật sự tiếp xúc quá mức của nhân viên làm móng tay với các chất hóa học nguy hiểm, và liên hệ của chúng đến các hậu quả sức khỏe tai hại. Tôi huấn luyện cho hàng trăm thợ Việt làm móng tay, và hỗ trợ cho các chính sách khai phá để những tiệm làm móng tay có được các mỹ phẩm an toàn hơn. Công việc của chúng tôi được sự chú ý ở tầm quốc gia trên tờ New York Times, và thổi bùng phong trào đòi hỏi quyền lợi và sự an toàn cho nhân viên làm móng tay trên toàn quốc. Những nỗ lực này nhận được sự giúp đỡ của nhiều con người phi thường, từ các thợ làm móng tay cho đến con cái của họ. Nhiều người trong chúng tôi được thúc đẩy bởi tình thương với mẹ và chị em gái của mình, những người đã hy sinh sức khỏe để có kế sinh nhai. Chúng tôi biết họ xứng đáng có được một cuộc sống hơn thế. Tôi còn nhớ một lần trên đường đi Washington, D.C., để phát biểu trong buổi điều trần trước Quốc Hội cổ súy cho luật liên bang cấm sử dụng các chất hóa học nguy hại trong các sản phẩm móng tay, một người đàn ông Việt có tuổi có bà vợ vừa mất vì ung thư gọi điện thoại cho tôi. Vợ ông cũng là thợ làm móng tay trong nhiều năm. Ông ta đã truy tìm ra tôi, và muốn chia sẻ câu chuyện về người vợ. Cả hai chúng tôi khóc qua điện thoại, và ông cám ơn tôi đấu tranh cho các người thân. Trong hành trình của tôi, tôi đã gặp nhiều thợ móng tay và thân nhân của họ với những câu chuyện tương tự. Khi nghe họ kể chuyện, tôi luôn luôn liên tưởng đến mẹ. Mẹ là động lực đằng sau công trình nghiên cứu của tôi, và là nguồn hứng cho những năm tháng đấu tranh cho sự an toàn nghề nghiệp của các người thợ làm móng tay. Giá trị của sự cống hiến của mẹ không thước nào đo được. Tuy thế trên giấy tờ, mẹ chỉ là một người di dân nghèo, ít học thức, khả năng chuyên môn và tiếng Anh. Gia đình chúng tôi đã từng nhờ vào trợ cấp chính phủ khi mới đến Mỹ. Khi biết mình bị ung thư, mẹ phải ghi danh vào chương trình Medicaid vì không có bảo hiểm sức khỏe tại chỗ làm, và gia đình chúng tôi đã không thể nào trang trải nổi phí tổn rất lớn để chữa trị ung thư. Dưới chính quyền Trump, những người như mẹ bị coi như không xứng đáng ở lại xứ sở này. Trong một dự luật về gánh nặng công cộng, những người di dân như mẹ bị liệt vào hạng “ăn bám chính phủ”, dựa trên các yếu tố như trình độ giáo dục, thu nhập, khả năng chuyên môn và vì đã sử dụng trợ cấp công như Medicaid. Chính quyền sẽ từ chối không cấp diện thường trú cho mẹ, hay có thể còn trục xuất nữa. Tôi được coi là mẫu di dân thành công, với học vấn cao, giữ chức vụ ở cấp lãnh đạo một trung tâm y tế cộng đồng phi lợi nhuận, và trả nhiều thuế. Trớ trêu thay, người mẹ đã nuôi tôi nên người và đã khuyến khích tôi cống hiến nhiều cho nước Mỹ, lại bị coi như không xứng đáng để ở lại xứ sở này. Tôi hồi tưởng lại khoảng thời gian mười ba tháng mẹ được chữa trị ung thư. Nếu phải chọn lựa giữa trị liệu và duy trì an toàn cho gia đình, tôi biết mẹ sẽ lựa thế nào. May thay, mẹ đã không phải đối diện với quyết định đó. Nhưng đó không phải là hoàn cảnh của rất nhiều người di dân nghèo thời nay. Nơi tôi làm việc, Asian Health Services (Cơ Quan Y Tế Á Châu), chúng tôi cung cấp dịch vụ y tế cho gần 30,000 bệnh nhân, nhiều người trong số họ thuộc thành phần nghèo. Chúng tôi chứng kiến nhiều bệnh nhân và gia đình của họ phải chọn lựa giữa săn sóc sức khỏe và bảo vệ cho gia đình khỏi ly tán. Một bệnh nhân khi biết mình bị ung thư vú, từ chối khám với bác sĩ chuyên môn vì quá sợ hãi sẽ bị trục xuất. Với bệnh ung thư, vài ngày khác nhau có thể đồng nghĩa với sống hay chết. Các phụ nữ mang thai từ chối nhận trợ cấp WIC, và chúng tôi quá hiểu rằng điều này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả mẹ lẫn con. Nhiều gia đình đã từ chối phiếu thực phẩm, và con cái của họ phải nhịn đói. Chính sách về gánh nặng công cộng này đang nhắm vào các người di dân như chúng ta. Tôi liên tưởng đến mẹ và sức mạnh dẻo dai của mẹ đã là nhiên liệu cho cuộc đấu tranh của tôi để bảo vệ giới thợ làm móng tay. Tôi nghĩ đến những ngày mẹ nằm trong bệnh viện, đau đớn, chống chọi với tử thần. Tôi cảm thấy may mắn là mẹ đã không phải lo lắng rằng trị liệu y tế đã đe dọa sự yên ổn của gia đình. Cùng lúc, tôi nghĩ đến hàng bao nhiêu người mẹ di dân đã phải đối diện với những lựa chọn khó khăn này. Đây là một điều trái với luân lý. Vì thế, trong Ngày Lễ Mẹ, tôi tự hứa sẽ tiếp tục đấu tranh cho cộng đồng di dân của chúng ta có được cuộc sống yên ổn và lành mạnh. Trong Ngày Lễ Mẹ này, tôi kêu gọi những ai đã được thừa hưởng sự hy sinh vô bờ bến của người mẹ tham gia với tôi và nhiều người khác trong cuộc đấu tranh này cho quyền lợi của cộng đồng di dân của chúng ta. Tham gia với chúng tôi để ngăn chặn các chính sách tai hại về gánh nặng công cộng. Tham gia #OneNation movement của chúng tôi. Tiến sĩ Thu Quách là Phó Tổng Giám Đốc của Asian Health Services, và cũng là thành viên của Hội Đồng Quản Trị và Trưởng Ban Chính Sách của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến). Bà gửi bài viết cho tòa soạn từ Oakland, California. Thắng Đỗ là thành viên Hội Đồng Quản Trị của PIVOT. | My mother was a cosmetologist, working with many chemicals in poorly ventilated salons. She often came home with headaches and skin irritations. After her diagnosis, my mother, who was never able to finish grade school in Vietnam because her family was too poor, asked some important questions, “If there is no history of cancer in my family, then why me?” It wasn’t a question of self-pity, but a question she wanted me to answer. “Is it because of the chemicals I work with?” In her last months, she tasked me with answering this important question, encouraged me to pursue a doctoral degree in public health research, brainstormed with me the topic of my doctoral dissertation, and even identified the data sources on licensed cosmetologists and manicurists for my research. She was more than an inspiration; she was the brains behind my research. For the next 12 years, I dedicated my life’s work to promoting health and safety for nail salon workers. Working with the California Healthy Nail Salon Collaborative, I conducted seminal research that highlighted the overexposure of salon workers to harmful chemicals in cosmetic products, and their links to adverse health outcomes. I provided trainings to hundreds of Vietnamese nail salon workers, and supported groundbreaking policies that promoted healthier workplaces and safer cosmetic products. Our work gained national attention in the New York Times, and ignited a movement for salon workers’ rights and safety across the nation. All of this work was done collectively with other incredible individuals, from salon workers to their children. For many of us, we were inspired by our love for our own mothers and sisters who sacrificed their health to make a living. We knew they deserved better. I recalled once when I was headed to Washington, DC to speak at a Congressional briefing to advocate for federal legislation that would remove harmful chemicals from nail care products, I received a call from an older Vietnamese man who had just lost his wife to cancer. She was also a nail salon worker for many years. He had looked me up, and wanted to share his story about his wife. We both cried on the phone, and he thanked me for fighting for our loved ones. During my journey, I met many workers and their family members who shared similar tragic stories. Listening to them, I am always reminded of my mother. My mother was the catalyst behind my research, and the inspiration behind my years of fighting for occupational health for nail salon workers. Her value was immeasurable. Yet, on paper, my mother was just another poor immigrant, with little education and limited skills, and who barely spoke much English. Our family had been dependent on public assistance when we first came to the US. When she was diagnosed with cancer, my mother had to re-enroll into Medicaid because her job did not provide any health insurance, and our family could not afford the expensive cancer treatment. Under the Trump Administration, people like my mother would have been deemed undeserving to stay in this country. Under a proposed rule called public charge, immigrants like my mother would have been seen as “dependent on the government,” based on factors like her education, income, and skill set, and because she used public benefits like Medicaid. She would have been denied lawful permanent residence, and even possibly be deported. I myself am considered a successful immigrant, being highly educated, working as an executive at a non-profit community health center, and paying high taxes. Yet, the mother who raised me, supported me, and inspired me to make significant contributions to this nation, would have been deemed undeserving to remain in this country. I think back to those thirteen months while my mother received treatment for her cancer. If she was forced to choose between receiving cancer treatment and keeping her family safe, I know what her choice would have been. Luckily, she did not have to face that decision. But that is not the case for many poor immigrants today. Where I work at Asian Health Services, we provide health care to nearly 30,000 patients, many of whom are poor immigrants. We are seeing many patients and their families having to choose between health care and keeping their families together. One patient refused to see a specialist for her breast cancer diagnosis because she was too afraid of being deported. For cancer, the difference in days could mean life or death. Pregnant women are refusing to receive WIC benefits, which we know too well will affect both the mother and child. Families are refusing food stamps, and their children are going hungry. This public charge policy is targeting immigrants, like us. I think about my mother, and how her resilient strength fueled my fight for salon workers. I think about the days when she laid in the hospital, in pain, fighting for her life. I am grateful she did not have to worry about how receiving treatment would put her family in danger. Yet, I think about the countless immigrant mothers who have to face these hard choices. That is immoral. So on this Mother’s Day, I recommit to the fight for our immigrant community to live safe and healthy lives. On this Mother’s Day, I call upon all those who have benefitted from their mother’s countless sacrifices, and ask you to join me and many others in this fight for our immigrant community. Join our fight to stop the harmful public charge policies. Join our #OneNation movement. Thư Quách, Ph.D., is the Chief Deputy of Administration of Asian Health Services and also a Board Member and Chair of the Policy Committee of PIVOT. She sent this article from Oakland, California. The above piece was translated into Vietnamese by Thắng Đỗ, a board member of PIVOT. |