Nguyên bản tiếng Anh của UYÊN NGUYỄN Thắng Đỗ chuyển ngữ “Trái pháo nổ rất gần làm má hết hồn nên má bỏ chạy”, má tôi kể thế khi bà hồi tưởng lại về tính đãng trí của mình giữa cuộc giao tranh. “Chạy chừng 30 thước rồi mới phát hiện là má đang ôm cái gối, chớ không phải ôm con,” bà bẽn lẽn khúc khích cười. | By UYÊN NGUYỄN “A bomb dropped so close to us that I got very scared and ran off,” my Mom said as she reminisced about her absent-mindedness in the midst of a battle storm. “Only after I ran 30 meters or so that I realized I was holding a pillow, and not you,” she smiled with an embarrassed chuckle. |
Đó là vào khoảng ngày 30 tháng Tư năm 1975 tại Đà Nẵng, một trong những thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong chiến tranh Việt Nam. Tôi thích thú nghe bà kể chuyện. Tôi chưa hề có giây phút nào cảm thấy bị bỏ rơi hay thiếu tình thương của má, nên chuyện má quên ôm tôi theo không làm tôi thắc mắc. Tôi chỉ kinh ngạc khi nghĩ tới má chạy vào vùng bom đạn để cứu đứa con gái mới hai tháng. Đây là câu chuyện đầu tiên về đời mình tôi được biết – câu chuyện của một đứa bé kẹt ở khúc quanh lịch sử; câu chuyện về tình thương vô điều kiện của người mẹ dành cho đứa con; và câu chuyện trong giờ phút đất nước đổi chủ, khi con người sống qua những hệ lụy của chiến tranh. Tôi đã biết sẽ mất má ngay cả trước khi bà ra đi. Không phải là tôi tiên tri gì. Hồi nào tới giờ, như anh tôi vẫn thường nói, tôi luôn luôn “để ý rất kỹ, nhiều khi tới mức làm người khác khó chịu.” Đó là mười năm rưỡi sau khi tôi sinh ra đời. Chúng tôi đang bập bềnh đâu đó ngoài khơi Việt Nam, trên một chiếc thuyền rách nát và quá mong manh để cưu mang ba mươi mốt mạng người; quá thiếu an toàn để vượt biển, chứ đừng nói tới mục tiêu đầy tham vọng là đến được nước Mỹ. Má ôm cơ thể gầy gò và khô cằn của đứa em gái một tuổi rưỡi vào lòng, dưới ánh nắng nhiệt đới thiêu đốt. Bà nhìn nó chằm chặp một cách tuyệt vọng, làn da bị nứt nẻ của đứa bé do sức nóng, nước biển và khát. Má lúc đó đã mất ba đứa con rồi, và tôi thấy bà vuốt ve em tôi nhè nhẹ, dường như mong rằng hơi ấm và sự săn sóc dịu dàng của bà có thể giữ em tôi sống thêm vài phút nữa. Khi em tôi trút hơi thở cuối cùng, mặt của má tôi chuyển từ một người mẹ bám víu vào niềm hy vọng mong manh, đến một người phụ nữ không còn lý do để sống nữa. Má có thể nói bằng ánh mắt, và khi bà ngẩng mặt lên từ đứa em lúc đó đã chết để chuyển chầm chậm sang nhìn tôi, cho đến giờ phút này tôi chưa thấy cặp mắt nào buồn như thế, và tôi biết tôi sẽ mất luôn cả má. Tôi khóc dữ dội không kềm được, gần như tới độ bị co giật. Bề ngoài, có vẻ như tất cả sự khổ đau của tôi là do cái chết của đứa em, nhưng tôi biết mình đang khóc cho cả em lẫn má. Má luôn luôn là một con người kiên cường – dẻo dai tuy trầm lặng – nhưng mặt bà lúc này không còn chút dấu hiệu phấn đấu gì nữa. Con là tất cả, và bị mất bốn đứa con trong mấy ngày, cùng với viễn tượng sẽ mất thêm cả hai đứa con trai và tôi, là điều quá sức chịu đựng của bà. Anh tôi phát hiện má đã chết trong giấc ngủ hai ngày sau đó. Bà lúc đó bằng tuổi tôi bây giờ. Em trai tôi cũng qua đời đêm đó. Và tôi mừng là má đã không phải chứng kiến cảnh em trai tôi chết. Ngày 30 tháng Tư với tôi chưa bao giờ có ý nghĩa thắng hay bại. Nó chỉ tượng trưng cho những cái chết oan uổng, cho những hy vọng và ước mơ bị dập tan. Có người muốn tôi ủng hộ hay kết án phe này hay phe kia, Việt hay Mỹ. Tôi không làm thế. Thay vào đó, tôi vững vàng sống trong một thế giới mà tôi không muốn mang chiến tranh đến với ai, và tôi làm những gì trong khả năng của mình để ngăn ngừa các hành động ác độc xảy đến cho người khác. Đôi khi vì chúng ta đã từng làm nhân chứng cho cái chết, chúng ta trở nên sáng suốt hơn về cuộc sống. Tôi nghĩ điều đó đúng với tôi, và đã được lập lại nhiều lần. Chúng ta nên vận động cho mọi người trên thế giới này đạt được một mục đích chung – sống một cuộc đời có ý nghĩa. Những gì còn lại chẳng có giá trị bao nhiêu, kể cả tiền bạc, quyền lực và danh vọng. Uyên Nguyễn là một thương gia và một nhà đầu tư. Cô cũng là đồng chủ nhân của Nue, một nhà hàng chuyên các loại thức ăn đường phố quốc tế tại Seattle. Hiện tại, cô dồn tâm huyết vào việc dùng kinh nghiệm thương mại để giải quyết những vấn đề xã hội, bao gồm mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ và người thiểu số đắc cử vào các chức vụ công quyền, đồng thời cung cấp những giải pháp khả thi cho những vụ khủng hoảng nhân đạo trên thế giới. Uyên Nguyễn và Thắng Đỗ là thành viên Hội Đồng Quản Trị của PIVOT, Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến. | It was around April 30th, 1975, in Da Nang, Vietnam, one of the cities most affected by the Viet Nam War. I listened to her in delight. There was never a second of my life when I ever felt neglected or unloved by my Mom, so the part about being left behind never fazed me. It was always about my Mom running back into the bombed zone, risking her own life to grab her 2-month old daughter that amazed me. This was the first story that I know about my life—a life of a child caught in the crossroad; a life about the unconditional love between a mother and her children; and a life caught in power transition, living out the consequences of war. I knew that we would lose my Mom even before she passed away. I wasn’t prophetic. I just have always been, as my older brother would put it, “highly observant, at times annoyingly so.” It was ten and a half years after I was born. We were floating in the middle of nowhere off the coast of Vietnam, in a dilapidated boat that was too small to fit 31 people, too unreliable to make it safely across sea, much less to the ambitious goal of America. My Mom cradled my frail, dehydrated 1.5 year-old sister in her arms, with the tropical sun beating down her worn face. She stared helplessly at my youngest sister, whose body was so lacerated from the deadly combination of newborn skin, heat, salt water and dehydration. My Mom had lost three children by this point, and I watched her gently stroking my sister, as if hoping her warmth and gentle touch could keep my sister alive several minutes longer. As my sister took her last breath, my Mom’s face transitioned from a desperate mother that was hanging on to her last hope, to a woman that can no longer see the meaning and purpose to life. My Mom speaks with her eyes, and as she lifted her face from my now-deceased sister and slowly glanced at me, I saw the two saddest pair of eyes I’ve ever witnessed even to this day, and knew that I would lose her too. I cried hysterically, almost to the point of convulsion. Superficially, it looked as if this was all driven by my sister’s death, but I knew I was crying for the loss of both. My Mom was always a fighter - quiet, yet resilient - but her face no longer exhibit any fight left in her. Her children meant everything, and to lose four, while staring at a future of possibly losing both of my brothers and me, was too much for her to handle. My older brother and I found my Mom dead two days later in her sleep. She was the same age as I am today. My younger brother also passed away that same night. And I am glad she did not have to witness that. April 30th was never about winning or losing a war for me. It has been about unwarranted loss of lives, hopes, and dreams. Sometimes I’m expected to embrace or condemn the Vietnamese or Americans that partook on either sides. I don’t. Instead, I live firmly in a world where I never wish war on anyone, and I do whatever I can to prevent such atrocities for others. Sometimes when we witness deaths, we achieve clarity of life. I would say that’s true for me, repeated many times over. We all should instead mobilize to help everyone on this earth achieve the one goal of life - to have a meaningful, peaceful existence. Everything else means very little, including money, power and fame. Uyên Nguyễn is an entrepreneur and an investor. She’s also a co-owner of Nue, a global street food restaurant based in Seattle. Uyên’s current passion is to use her business experience to solve societal problems, including creating more opportunities for women and minorities to get into public offices and providing viable solutions to humanitarian crises worldwide. The above piece was translated into Vietnamese by Thắng Đỗ. Uyên Nguyễn and Thắng Đỗ are board members of PIVOT, The Progressive Vietnamese American Organization. |