Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Một đêm thức trắng để đọc một tập thơ? Có phải tôi đã đi ngược trở lại thời gian để thấy giờ khắc không còn ý nghĩa trước những nỗi niềm tâm sự chung mang của một thế hệ? Hay tôi đang trong cơn đồng thiếp? Của lãng mạn cá nhân về cuộc chiến đã qua…
Một đêm thức trắng để đọc một tập thơ? Có phải tôi đã đi ngược trở lại thời gian để thấy giờ khắc không còn ý nghĩa trước những nỗi niềm tâm sự chung mang của một thế hệ? Hay tôi đang trong cơn đồng thiếp? Của lãng mạn cá nhân về cuộc chiến đã qua…
Có những bài thơ, trong một phút giây liên cảm, đã ở lại trong tâm trí tôi suốt một thời gian dài. Những câu chữ, như dấu đanh in vào gỗ, mỗi ngày mỗi sâu thêm và hình như bất biến cho đến lúc cuối đời.
Tôi nhớ cách nay hơn nửa thế kỷ, vào cuối thập niên 60, hình như là năm 1969, một buổi tối Thứ Bảy trong cư xá độc thân ở phi trường Nha Trang, một tên sĩ quan trẻ mới vừa trình diện đơn vị, là tôi, nằm khàn đọc báo trong cái không khí cô tịch và buồn tẻ của một ngày cuối tháng cạn tiền, tự nhiên như bị bật khỏi giường. Một bài thơ trên báo Khởi Hành như giòng điện chích vào tâm não và những câu chữ in hằn vào trí nhớ dường như chẳng thể nhòa phai. Thơ Nguyễn Bắc Sơn. Nếu mai đụng trận may còn sống/ Về ghé Sông Mao phá phách chơi/ Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm/ Đốt tiền mua vội một đêm vui. Thật là cảm khái. Tuyệt vời!
Thơ không có Kinh Kha, Sông Dịch, không có kiểu “bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi/ dục ẩm tì bà mã thượng thôi/ túy ngọa sa trường quân mạc tiếu/ cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Thơ trần trụi những cảm nghĩ ngang tàng của một người lính. Thơ như có đời sống phả vào. Linh động. Nhưng lạnh buốt. Những góc cạnh gai góc của cuộc sống như len vào trí nhớ và ở lại, thành những câu thơ vĩnh viễn trong bộ nhớ.
Bây giờ ở xứ người, một kẻ tuổi bảy mươi hai, là tôi, cũng nằm đọc thơ. Ðường Ta Ði - Một Ðoạn Ðời Binh Lửa. Thơ của một y sĩ đại đội trưởng quân y của một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, bác sĩ Nguyễn Lê Minh. Thì mơ hồ cảm giác năm xưa thời tuổi trẻ lại trở về. Những bài thơ đầy ắp nỗi niềm một thời, hồi sinh lại những tháng ngày đã qua của cuộc chiến. Thơ không có những vẽ vời lãng mạn. Thơ đi thẳng vào lòng người với những hình ảnh rất đơn sơ gần gũi nhưng gợi lại trùng trùng những liên tưởng. Nếu tôi nhớ thơ Nguyễn Bắc Sơn vì cái phong thái ngang tàng tráng sĩ của ngôn ngữ thi ca thì với Nguyễn Lê Minh, những hình ảnh của cuộc chiến như những bức hình minh họa một cuộc tận thế. Một vài nét. Nhưng là cả một thế gian bi đát tận cùng:
Một chiếc Honda chở hai cha con
Đang len lách giữa dòng người hỗn loạn
Bỗng người cha ngồi sau lưng trúng đạn
Té xuống đường giẫy giụa rồi im
Đứa con chưa biết vẫn còn
Cố len cố lách vuột vòng hiểm nguy.
Một trái đan 130 ly
Rớt ngay lưng chiếc GMC đầy người
Thịt da tung tóe đầy trời
Trước ta rơi một thây người không chân
Một người mẹ bồng đứa con
Lội qua sông rộng trên đường tản cư
Sông thì sâu lòng mải lo
Lội qua sông rộng con so ngợp rồi
Nhìn quanh thiên hạ chạy vùi
Ôm con người mẹ toan ngồi khóc thương
Xung quanh đạn nổ dập dồn
Buông con chồng vội cuống cuồng kéo đi.
Có người phê phán thơ mà vần điệu không chỉnh mà sao tôi tấm tắc. Thì lập tức tôi nghĩ rằng chính cái vần điệu ấy lại là một nét để cảm nhận của mình hằn sâu hơn với những hình ảnh mà suốt cuộc đời không thể nào quên. Ở cái cảnh trốn chết tìm sống ấy, hoảng loạn đến nỗi con quên cả cha, mẹ đành bỏ lại con để tìm đường sống còn thì sá gì những vần điệu lục bát để trần trụi những nỗi niềm chua xót của một thế gian tan vỡ.
Ðọc “Những Giây Phút Linh Thiêng Đời Lính”, tự nhiên tôi nhớ lại những chiều nằm co dưới hố cá nhân ở phi trường Cù Hanh Pleiku mùa hè đỏ lửa năm 1972 khi mà ở toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, những hỏa tiễn Nga Xô tung tóe những cơn thảm sát. Nguyễn Lê Minh ở Quảng Trị hay tôi ở Pleiku cũng cùng một cảm giác và một cảnh ngộ của trò chơi đáo lỗ ma quỷ:
Ai thua ai được
Ai ác ai hiền
Ai vinh ai nhục
Ai tục ai tiên
Ai hùng ai nhát
Ai dại ai khôn
Hãy im hãy im
Ngồi yên trong hố
Nghe tiếng pháo đi
Chờ viên đạn nổ
Hơi thở ngàn cân
Nhịp tim thoi thóp
Phật chúa hiện về
Mẹ cha tụ họp
Thiên đường địa ngục
Trong lỗ hố nông
Trong phút linh thiêng
Chờ viên đạn nổ
Tiếng nổ một đời
Chôn vui
Chôn khổ
Chôn ác
Chôn hiền
Chôn khôn
Chôn dại
Chôn nhục
Chôn vinh
*
Mơ ước hồng đen
Tiếng “bùm” xóa sạch.
Thơ. Một ngày như mọi ngày:
Trăng nhợt nhạt xác ma
Trăng rơi như hòn đạn
Một ngày đến vỡ òa
Vang rền xích thiết giáp
Ngày qua như ngày qua
Như mọi ngày rền rỉ
Rền rỉ chiếc băng ca
Rền rỉ đôi tay bẩn
Vuốt mãi những xót xa
Vuốt mãi những cặp mắt
Xiết mãi những garot
Làm mãi những động tác
Những động tác mù lòa
Cái miệng một điệp khúc
“Cố lên chút nữa thôi”
Người thương binh nhăn mặt
Người thương binh mắm môi
Người thương binh cười gượng
Người thương binh im hơi
Ta không là linh mục
Ta cũng chẳng là sư
Ta chỉ là y sĩ
Thằng y sĩ dại khờ
Thầy tu bất đăc 1dĩ
Tay vuốt mắt miệng la
“Cố lên một chút nữa”
Người thương binh bặm môi
Người thương binh trợn mắt
Người thương binh gượng cười
Người thương binh chửi rủa
Máu đặc cứng bùn hôi
Máu đỏ lòm áo trận
Ôi giòng máu con người
Bốn ngàn năm vinh nhục
Vẫn chảy mãi không thôi
Bốn ngàn năm văn hiến
Đích thực có mấy đời
Bình an và no ấm?
Ðích thực có mấy người?…
Có một bài thơ khá dài, tôi đọc trong nhịp thở hổn hển của cảm xúc. Tôi đọc lại một lần nữa, phân vân không biết nên trích đoạn bài thơ này không trong bài viết đã khá dài này. Rồi một lần nữa, thôi đành nhìn bức hình in kèm bên cạnh để đọc cho chính tôi và có thể những độc giả khác những âm vọng tàn khốc của chiến tranh. Người lính Việt Nam Cộng Hòa, với những tâm tình thật nhân bản trong cảnh huống ấy đã hỏi mình, hỏi người về một thực tế chiến tranh đau xót của quê mẹ. Khác với sự xung sát khốc liệt không có tính con người kích thích bằng tuyên truyền giả dối của người lính phương Bắc, những câu thơ rất “người” có lẽ phải được ghi đến đời sau những nỗi niềm của một thời đại thanh niên lớn lên và trưởng thành cùng lửa đạn. Bài thơ “Sắc Màu Chinh Chiến”:
Tiến lên đoàn Cọp Biển
Đồi cát tiếp đồi cát
Ngổn ngang xác ngổn ngang
Hố hầm và thiết giáp
Điêu tàn tiếp điêu tàn
Tiến lên tiến lên mãi
Vượt con lộ Buồn Hiu
Đồi 11, Chợ Cạn
Buồn hiu tiếp buồn hiu
Buổi chiều nghe máy báo
Thây địch chết đầy đồng
Buổi chiều nghe máy báo
Bạn ta rớt trực thăng
Bị thương hay mất xác
Bồn chồn tiếp bồn chồn
Buổi chiều ta tìm thấy
Hai mẹ con nằm im
Mắt nhắm nghiền nhăn nhó
Máu khô cứng áo quần
Mẹ, một chai nước biển
Con, vài thìa sữa con
Mẹ nhìn ta thù hận
Con yếu ớt kêu van
Nác, nác, cho tui nác*
Không một ai kêu rên
Đã bao ngày bom đạn
Đã bao ngày bị thương
Đã bao ngày đói khát
Dưới mái chùa tan hoang
Mẹ, xương sọ bị vỡ
Con: cẳng chân gãy ngang
Với vết thương cùng khắp
Máu khô cứng áo quần
Hận thù đầy trong mắt
Hận thù đầy trong tim
(Con tim còn ứa máu)
Buổi sáng người mẹ chết
Tay cào nát cỏ xanh
Đứa bé không hay biết
Nác, nác, cho tui thêm
Đứa be không hay biết
Nằm yên chờ trực thăng
Buổi sáng ta bật khóc
Trùm kín đầu trong chăn
Làm sao làm sao biết
Con tim ta bất thường
Làm sao làm sao biết
Những hệ lụy nghiệt oan
Ta thằng trai miền Bắc
Mở mắt đã đạn bom
Đã ngục tù, chết đói
Trưởng thành ở miền Nam
Được mấy năm thực sự
Không nghe tiếng đạn bom
Tài năng nào ta luyện
Lý tưởng nào ta mang
Thuở mắt xanh tim đỏ
Lời nguyện nào ta hứa
Ngày rời ghế giảng đường
Ngày thay màu áo trắng
Bàng màu áo nhà binh
Vì ai ta chiến đấu
Vì ai ta hy sinh
Nhìn quanh ta chỉ thấy
Đâu đâu cũng Việt Nam
Một màu da vàng héo
Một thân thể dập bầm
Cứu ai? Mình, ai cứu?
Giết ai? Ai giết mình?
Người nào là thù địch?
Người nào là anh em?
Chủ nghĩa nào trong sáng?
Chủ nghĩa nào hôi tanh?
Chủ nghĩa nào màu đỏ?
Chủ nghĩa nào màu xanh?
Giết người vì gì nhỉ?
Vì lý tưởng? Vì mình?
Vì tự do? Xiềng xích?
Vì nhục nhã? Vinh quang?
Cặp mắt ta ngầu đỏ
Vì thương xót? Hờn căm?
Làm sao? Làm sao biết?
Con tim ta thất thường
Ðôi khi đen thù hận
Ðôi khi tím bi thương
Ðôi khi hồng phẫn uất
Ðôi khi xám chán chường
Ðôi khi là lẫn lộn
Xám
Ðỏ
Tím
Hồng
Ðen
Làm sao? Làm sao biết?
Trí óc ta mù sương
Làm sao làm sao biết
Ta ở giữa chiến trường.
Nào ai, nào ai thấu/
Nỗi đau của chứng nhân
Thấy
Nghe
Cắm cúi viết
Bàn tay như gai đâm
Mắt cay như xát ớt
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Dòng chữ cưa nát lòng?
*Nác: nước, đọc theo âm giọng Quảng Trị
Ðọc tập thơ, loay hoay cả đêm. Muốn viết thêm. Muốn đọc thêm. Những bài thơ về đời lính quân y với nhửng chú lính “rằn ri” rất ngầu nhưng cũng rất dễ thương chia sẻ nguy nan cực khổ của tiền tuyến:
Có những lúc trong hầm chịu pháo
Mấy thầy trò lơ láo nhìn nhau
Tên tựa gối tên cúi đầu
Tên vò lỗ rốn tên chau đôi mày
Cũng có lúc phây phây dạo phố
Mấy thầy trò ngổ ngáo nghênh ngang
Rượu chưa say đã tàng tàng
Lè nhè ong bướm cô hàng mấy câu
Cũng có lúc rầu rầu nét mặt
Tiền lương vừa mới lãnh buổi chiều
Nửa đêm túi đả bèo nhèo
Thập thò trước võng, khều khều thầy ơi!
Nếu gặp lúc ông thầy vận khá
Ðưa vài trăm cũng đã là vui
Gặp khi thầy cũng vận xui
Nhìn nhau ngáp ngáp cười ruồi mí nhau…
Trời đã gần sáng. Qua một đêm dài đọc một tập thơ tôi đẩy cửa kính bước ra vườn. Gió biển mát lạnh... Nhưng sao tôi vẫn thấy thiếu một điều gì chưa viết được về những câu thơ lùng bùng trong óc. Vẫn chưa viết được về những câu thơ đã đọc vang vang. Về những đoạn đường mà nhà thơ Nguyễn Lê Minh đi qua. Những “Dấu Chân Cọp Biển”, những “Ngày Tháng Cũ”, những “Mùa Hè Ðỏ Lửa”, những “Đại Lộ Kinh Hoàng”… Ô! Sao nhiều quá nhỉ? Tôi tự hỏi. Và tự trả lời. Làm sao đầy đủ được để nói lên những nỗi niềm của một thời đại chúng tôi, một thời đại làm con tin và cũng là chứng nhân của lịch sử chiến tranh…
Tôi nhớ cách nay hơn nửa thế kỷ, vào cuối thập niên 60, hình như là năm 1969, một buổi tối Thứ Bảy trong cư xá độc thân ở phi trường Nha Trang, một tên sĩ quan trẻ mới vừa trình diện đơn vị, là tôi, nằm khàn đọc báo trong cái không khí cô tịch và buồn tẻ của một ngày cuối tháng cạn tiền, tự nhiên như bị bật khỏi giường. Một bài thơ trên báo Khởi Hành như giòng điện chích vào tâm não và những câu chữ in hằn vào trí nhớ dường như chẳng thể nhòa phai. Thơ Nguyễn Bắc Sơn. Nếu mai đụng trận may còn sống/ Về ghé Sông Mao phá phách chơi/ Chia sớt nỗi sầu cùng gái điếm/ Đốt tiền mua vội một đêm vui. Thật là cảm khái. Tuyệt vời!
Thơ không có Kinh Kha, Sông Dịch, không có kiểu “bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi/ dục ẩm tì bà mã thượng thôi/ túy ngọa sa trường quân mạc tiếu/ cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Thơ trần trụi những cảm nghĩ ngang tàng của một người lính. Thơ như có đời sống phả vào. Linh động. Nhưng lạnh buốt. Những góc cạnh gai góc của cuộc sống như len vào trí nhớ và ở lại, thành những câu thơ vĩnh viễn trong bộ nhớ.
Bây giờ ở xứ người, một kẻ tuổi bảy mươi hai, là tôi, cũng nằm đọc thơ. Ðường Ta Ði - Một Ðoạn Ðời Binh Lửa. Thơ của một y sĩ đại đội trưởng quân y của một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, bác sĩ Nguyễn Lê Minh. Thì mơ hồ cảm giác năm xưa thời tuổi trẻ lại trở về. Những bài thơ đầy ắp nỗi niềm một thời, hồi sinh lại những tháng ngày đã qua của cuộc chiến. Thơ không có những vẽ vời lãng mạn. Thơ đi thẳng vào lòng người với những hình ảnh rất đơn sơ gần gũi nhưng gợi lại trùng trùng những liên tưởng. Nếu tôi nhớ thơ Nguyễn Bắc Sơn vì cái phong thái ngang tàng tráng sĩ của ngôn ngữ thi ca thì với Nguyễn Lê Minh, những hình ảnh của cuộc chiến như những bức hình minh họa một cuộc tận thế. Một vài nét. Nhưng là cả một thế gian bi đát tận cùng:
Một chiếc Honda chở hai cha con
Đang len lách giữa dòng người hỗn loạn
Bỗng người cha ngồi sau lưng trúng đạn
Té xuống đường giẫy giụa rồi im
Đứa con chưa biết vẫn còn
Cố len cố lách vuột vòng hiểm nguy.
Một trái đan 130 ly
Rớt ngay lưng chiếc GMC đầy người
Thịt da tung tóe đầy trời
Trước ta rơi một thây người không chân
Một người mẹ bồng đứa con
Lội qua sông rộng trên đường tản cư
Sông thì sâu lòng mải lo
Lội qua sông rộng con so ngợp rồi
Nhìn quanh thiên hạ chạy vùi
Ôm con người mẹ toan ngồi khóc thương
Xung quanh đạn nổ dập dồn
Buông con chồng vội cuống cuồng kéo đi.
Có người phê phán thơ mà vần điệu không chỉnh mà sao tôi tấm tắc. Thì lập tức tôi nghĩ rằng chính cái vần điệu ấy lại là một nét để cảm nhận của mình hằn sâu hơn với những hình ảnh mà suốt cuộc đời không thể nào quên. Ở cái cảnh trốn chết tìm sống ấy, hoảng loạn đến nỗi con quên cả cha, mẹ đành bỏ lại con để tìm đường sống còn thì sá gì những vần điệu lục bát để trần trụi những nỗi niềm chua xót của một thế gian tan vỡ.
Ðọc “Những Giây Phút Linh Thiêng Đời Lính”, tự nhiên tôi nhớ lại những chiều nằm co dưới hố cá nhân ở phi trường Cù Hanh Pleiku mùa hè đỏ lửa năm 1972 khi mà ở toàn lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa, những hỏa tiễn Nga Xô tung tóe những cơn thảm sát. Nguyễn Lê Minh ở Quảng Trị hay tôi ở Pleiku cũng cùng một cảm giác và một cảnh ngộ của trò chơi đáo lỗ ma quỷ:
Ai thua ai được
Ai ác ai hiền
Ai vinh ai nhục
Ai tục ai tiên
Ai hùng ai nhát
Ai dại ai khôn
Hãy im hãy im
Ngồi yên trong hố
Nghe tiếng pháo đi
Chờ viên đạn nổ
Hơi thở ngàn cân
Nhịp tim thoi thóp
Phật chúa hiện về
Mẹ cha tụ họp
Thiên đường địa ngục
Trong lỗ hố nông
Trong phút linh thiêng
Chờ viên đạn nổ
Tiếng nổ một đời
Chôn vui
Chôn khổ
Chôn ác
Chôn hiền
Chôn khôn
Chôn dại
Chôn nhục
Chôn vinh
*
Mơ ước hồng đen
Tiếng “bùm” xóa sạch.
Thơ. Một ngày như mọi ngày:
Trăng nhợt nhạt xác ma
Trăng rơi như hòn đạn
Một ngày đến vỡ òa
Vang rền xích thiết giáp
Ngày qua như ngày qua
Như mọi ngày rền rỉ
Rền rỉ chiếc băng ca
Rền rỉ đôi tay bẩn
Vuốt mãi những xót xa
Vuốt mãi những cặp mắt
Xiết mãi những garot
Làm mãi những động tác
Những động tác mù lòa
Cái miệng một điệp khúc
“Cố lên chút nữa thôi”
Người thương binh nhăn mặt
Người thương binh mắm môi
Người thương binh cười gượng
Người thương binh im hơi
Ta không là linh mục
Ta cũng chẳng là sư
Ta chỉ là y sĩ
Thằng y sĩ dại khờ
Thầy tu bất đăc 1dĩ
Tay vuốt mắt miệng la
“Cố lên một chút nữa”
Người thương binh bặm môi
Người thương binh trợn mắt
Người thương binh gượng cười
Người thương binh chửi rủa
Máu đặc cứng bùn hôi
Máu đỏ lòm áo trận
Ôi giòng máu con người
Bốn ngàn năm vinh nhục
Vẫn chảy mãi không thôi
Bốn ngàn năm văn hiến
Đích thực có mấy đời
Bình an và no ấm?
Ðích thực có mấy người?…
Có một bài thơ khá dài, tôi đọc trong nhịp thở hổn hển của cảm xúc. Tôi đọc lại một lần nữa, phân vân không biết nên trích đoạn bài thơ này không trong bài viết đã khá dài này. Rồi một lần nữa, thôi đành nhìn bức hình in kèm bên cạnh để đọc cho chính tôi và có thể những độc giả khác những âm vọng tàn khốc của chiến tranh. Người lính Việt Nam Cộng Hòa, với những tâm tình thật nhân bản trong cảnh huống ấy đã hỏi mình, hỏi người về một thực tế chiến tranh đau xót của quê mẹ. Khác với sự xung sát khốc liệt không có tính con người kích thích bằng tuyên truyền giả dối của người lính phương Bắc, những câu thơ rất “người” có lẽ phải được ghi đến đời sau những nỗi niềm của một thời đại thanh niên lớn lên và trưởng thành cùng lửa đạn. Bài thơ “Sắc Màu Chinh Chiến”:
Tiến lên đoàn Cọp Biển
Đồi cát tiếp đồi cát
Ngổn ngang xác ngổn ngang
Hố hầm và thiết giáp
Điêu tàn tiếp điêu tàn
Tiến lên tiến lên mãi
Vượt con lộ Buồn Hiu
Đồi 11, Chợ Cạn
Buồn hiu tiếp buồn hiu
Buổi chiều nghe máy báo
Thây địch chết đầy đồng
Buổi chiều nghe máy báo
Bạn ta rớt trực thăng
Bị thương hay mất xác
Bồn chồn tiếp bồn chồn
Buổi chiều ta tìm thấy
Hai mẹ con nằm im
Mắt nhắm nghiền nhăn nhó
Máu khô cứng áo quần
Mẹ, một chai nước biển
Con, vài thìa sữa con
Mẹ nhìn ta thù hận
Con yếu ớt kêu van
Nác, nác, cho tui nác*
Không một ai kêu rên
Đã bao ngày bom đạn
Đã bao ngày bị thương
Đã bao ngày đói khát
Dưới mái chùa tan hoang
Mẹ, xương sọ bị vỡ
Con: cẳng chân gãy ngang
Với vết thương cùng khắp
Máu khô cứng áo quần
Hận thù đầy trong mắt
Hận thù đầy trong tim
(Con tim còn ứa máu)
Buổi sáng người mẹ chết
Tay cào nát cỏ xanh
Đứa bé không hay biết
Nác, nác, cho tui thêm
Đứa be không hay biết
Nằm yên chờ trực thăng
Buổi sáng ta bật khóc
Trùm kín đầu trong chăn
Làm sao làm sao biết
Con tim ta bất thường
Làm sao làm sao biết
Những hệ lụy nghiệt oan
Ta thằng trai miền Bắc
Mở mắt đã đạn bom
Đã ngục tù, chết đói
Trưởng thành ở miền Nam
Được mấy năm thực sự
Không nghe tiếng đạn bom
Tài năng nào ta luyện
Lý tưởng nào ta mang
Thuở mắt xanh tim đỏ
Lời nguyện nào ta hứa
Ngày rời ghế giảng đường
Ngày thay màu áo trắng
Bàng màu áo nhà binh
Vì ai ta chiến đấu
Vì ai ta hy sinh
Nhìn quanh ta chỉ thấy
Đâu đâu cũng Việt Nam
Một màu da vàng héo
Một thân thể dập bầm
Cứu ai? Mình, ai cứu?
Giết ai? Ai giết mình?
Người nào là thù địch?
Người nào là anh em?
Chủ nghĩa nào trong sáng?
Chủ nghĩa nào hôi tanh?
Chủ nghĩa nào màu đỏ?
Chủ nghĩa nào màu xanh?
Giết người vì gì nhỉ?
Vì lý tưởng? Vì mình?
Vì tự do? Xiềng xích?
Vì nhục nhã? Vinh quang?
Cặp mắt ta ngầu đỏ
Vì thương xót? Hờn căm?
Làm sao? Làm sao biết?
Con tim ta thất thường
Ðôi khi đen thù hận
Ðôi khi tím bi thương
Ðôi khi hồng phẫn uất
Ðôi khi xám chán chường
Ðôi khi là lẫn lộn
Xám
Ðỏ
Tím
Hồng
Ðen
Làm sao? Làm sao biết?
Trí óc ta mù sương
Làm sao làm sao biết
Ta ở giữa chiến trường.
Nào ai, nào ai thấu/
Nỗi đau của chứng nhân
Thấy
Nghe
Cắm cúi viết
Bàn tay như gai đâm
Mắt cay như xát ớt
!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
Dòng chữ cưa nát lòng?
*Nác: nước, đọc theo âm giọng Quảng Trị
Ðọc tập thơ, loay hoay cả đêm. Muốn viết thêm. Muốn đọc thêm. Những bài thơ về đời lính quân y với nhửng chú lính “rằn ri” rất ngầu nhưng cũng rất dễ thương chia sẻ nguy nan cực khổ của tiền tuyến:
Có những lúc trong hầm chịu pháo
Mấy thầy trò lơ láo nhìn nhau
Tên tựa gối tên cúi đầu
Tên vò lỗ rốn tên chau đôi mày
Cũng có lúc phây phây dạo phố
Mấy thầy trò ngổ ngáo nghênh ngang
Rượu chưa say đã tàng tàng
Lè nhè ong bướm cô hàng mấy câu
Cũng có lúc rầu rầu nét mặt
Tiền lương vừa mới lãnh buổi chiều
Nửa đêm túi đả bèo nhèo
Thập thò trước võng, khều khều thầy ơi!
Nếu gặp lúc ông thầy vận khá
Ðưa vài trăm cũng đã là vui
Gặp khi thầy cũng vận xui
Nhìn nhau ngáp ngáp cười ruồi mí nhau…
Trời đã gần sáng. Qua một đêm dài đọc một tập thơ tôi đẩy cửa kính bước ra vườn. Gió biển mát lạnh... Nhưng sao tôi vẫn thấy thiếu một điều gì chưa viết được về những câu thơ lùng bùng trong óc. Vẫn chưa viết được về những câu thơ đã đọc vang vang. Về những đoạn đường mà nhà thơ Nguyễn Lê Minh đi qua. Những “Dấu Chân Cọp Biển”, những “Ngày Tháng Cũ”, những “Mùa Hè Ðỏ Lửa”, những “Đại Lộ Kinh Hoàng”… Ô! Sao nhiều quá nhỉ? Tôi tự hỏi. Và tự trả lời. Làm sao đầy đủ được để nói lên những nỗi niềm của một thời đại chúng tôi, một thời đại làm con tin và cũng là chứng nhân của lịch sử chiến tranh…