LTS: Nhạc sĩ Song Ngọc tên thật là Nguyễn Ngọc Thưởng, sinh ngày 27 tháng 12 năm 1943 tại làng Mỹ Phước, Long Xuyên, từ trần vào 8 giờ 30 đêm 14/10/2018 ở Houston, Texas, hưởng thọ 74 tuổi, đến hôm nay vừa tròn một năm. Gia tài sáng tác đồ sộ của cựu đại úy QLVNCH - nhạc sĩ Song Ngọc từ khoảng giữa thập niên 1950 đến ngày ông ra đi đã được trên 400 ca khúc, trong đó nhiều bài phổ thơ, và đã xuất bản trên 100 ca khúc. Những sáng tác tiêu biểu nhất: Mưa Chiều, Bừng Sáng, Tiễn Đưa, Chúng Mình Ba Đứa, Một Chuyến Bay Đêm, Họp Mặt Lần Cuối, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, Thư Cho Vợ Hiền, Nó Và Tôi, Chuyện Tình Bé Nhỏ, Tình Yêu Như Bóng Mây, v.v...
Nhạc sĩ Song Ngọc từng nói: “Tôi ước mong sao nghệ thuật sẽ không bị lợi dụng và lạm dụng. Và người nghệ sĩ sẽ được thành thật với chính mình, nói thẳng tiếng nói của lòng mình, đừng lâm vào cảnh: bụng mong ước Trắng và miệng thì không ngớt ngợi ca Đen!” (Bách Khoa số 168 giữa thập niên 1960). Sau đây là bài viết của thi sĩ Nguyên Sa về nhạc sĩ Song Ngọc đã đăng trong Tuyển Tập Tình Ca Song Ngọc 1998.
Nhạc sĩ Song Ngọc từng nói: “Tôi ước mong sao nghệ thuật sẽ không bị lợi dụng và lạm dụng. Và người nghệ sĩ sẽ được thành thật với chính mình, nói thẳng tiếng nói của lòng mình, đừng lâm vào cảnh: bụng mong ước Trắng và miệng thì không ngớt ngợi ca Đen!” (Bách Khoa số 168 giữa thập niên 1960). Sau đây là bài viết của thi sĩ Nguyên Sa về nhạc sĩ Song Ngọc đã đăng trong Tuyển Tập Tình Ca Song Ngọc 1998.
Về Song Ngọc
~ NGUYÊN SA ~
Em thích mùa xuân được ngủ ở bên gốc mai
Trong nắng mùa xuân mình được một giấc mơ đẹp
Bầu trời trong lành được nghe chim ca ngoài ngõ
Nghe pháo giao thừa nổ giòn trong đêm đón xuân
Em thích được ba mẹ gọi là con chó con
Không thích người ta gọi là cô gái xuân thì
Vì thời gian làm nhạt phai bao hoa hồng thắm
Nghe pháo giao thừa nổ giòn trong đêm đón xuân
Bạn có thích nhạc Xuân không? Tôi thì tôi rất thích. Tết đến thì phải có nhạc Xuân chứ. Tôi khẳng định như thế nhưng tôi không biết chắc tuyệt đối điều tôi nói có đúng không. Kinh nghiệm nghề nghiệp giúp tôi mở ra dễ dàng một cuộc phỏng vấn loại “bỏ túi”. Tết phải có bánh chưng mới là Tết, Tết phải có pháo. Tết phải có cúng kiếng. Tết phải có báo Xuân mới là Tết. Tết phải có thơ Xuân mới là Tết. Tết phải có nhạc Xuân. Tôi không thu lượm được nhiều, ở trên đất Mỹ này, những câu mà vài chục năm trước, ở trong nước chắc hẳn có một tỷ số cao như Tết phải có cây nêu, Tết phải có xúc xắc xúc xẻ. Tết phải thử thời vận. Tết phải tam cúc, phải đố mười một chút lấy hên, nơi đây vẫn còn có chỗ đứng. Tết phải có thơ Xuân, báo Xuân đứng vững. Quần áo mới lì xì tồn tại vững vàng. Nhưng nhạc Xuân thì lên mạnh. Tám người trên mười trả lời Tết thì phải có nhạc Xuân mới là Tết. Các nhà nghiên cứu xã hội học sẽ cho chúng ta biết vì sao, tôi phải ghi nhận sự kiện này. Và tôi ghi nhận nhạc Xuân Việt Nam đa dạng, có đủ tính phong phú cần thiết để mỗi năm băng Xuân mới phát ra một lần, sân khấu đại nhạc hội Xuân mỗi năm mở ra một lần, mà vẫn không cũ vẫn rạo rực, vẫn rộn ràng. Mùa Xuân bạn ca bản nào, bạn nghe bản nào tùy ý. Nhưng nếu bạn cất tiếng ca lên, bật máy lên nghe Tuổi Mùa Xuân là bảo đảm bạn sẽ hên suốt năm. Nhà xuất bản băng nhạc Lê Bá Chư khẳng định với tôi điều này. Và Chư nói lên bằng kinh nghiệm cá nhân. Giáng Ngọc tung ra băng Xuân có Tuổi Mùa Xuân, Ngọc Lan ca băng trúng lớn, bán như mưa. Bốn năm sau, tôi thâu Tuổi Mùa Xuân, Như Mai ca, bản nhạc gốc là nhạc Twist, năm đó tôi thâu Tuổi Mùa Xuân là tôi yêu cầu nhạc sĩ hòa âm cho chơi Tuổi Mùa Xuân thể theo điệu New Waves, thể điệu thích hợp nhất cho liên khúc, mời Như Mai ca, cho “em thích mùa Xuân được ngủ ở bên gốc mai” xuất hiện ở đầu cuốn băng, ở lưng chừng, ở giữa, ở đoạn cách đó một đoạn, rồi ở cuối mặt A sang mặt B trở lại không dưới ba lần “em thích được ba mẹ gọi là con chó ngoan...” băng cũng mang tên “Tuổi Mùa Xuân” luôn.
Bài Tuổi Mùa Xuân mang lại cho cuốn băng này “xuân nhất” trong những cuốn băng xuân mà tôi góp sức thực hiện chính bởi vì bài Tuổi Mùa Xuân là một bài nhạc xuân, xuân kinh khủng tươi vui rộng ràng. Tuổi Mùa Xuân là một trong những bài xuân có nhiều tính chất Xuân nhất của âm nhạc Việt Nam.
Tác giả của Tuổi Mùa Xuân là Song Ngọc.
Tôi không phải là người đầu tiên chọn Tuổi Mùa Xuân làm chủ đề cho một cuốn băng nhạc. Giới sành điệu cho bạn hay một cách dễ dàng đã có không dưới bốn cuốn Tuổi Mùa Xuân, nếu có ai khẳng định sẽ còn nhiều nhiều cuốn Tuổi Mùa Xuân nữa, người đó sẽ không bị ai nghi ngờ là nhà tiên tri sinh lầm thời đại. Dân trong nghề còn cho bạn hay là một trong những đặc điểm của những bài nhạc của Song Ngọc là được chọn làm bài nhạc chủ đề.
Trung tâm Giáng Ngọc có không? Có. Trung tâm Đời có không? Có. Làng Văn, có. Thúy Anh, có. Phượng Hoàng, có. Thanh Lan, có. Giáng Ngọc có ít nhất năm cuốn chủ đề là một bài nhạc của Song Ngọc. Thanh Lan còn nhiều hơn nữa, tôi không biết là tám hay mười. Vũ Văn Niên cho tôi hay là hơn mười cuốn xa.
Tình Yêu Như Bóng Mây, Tình Yêu Đơn Phương, Truyện Tình Nghèo, Kỷ Niệm Một Mùa Hè, Bọt Biển, Một Chuyến Bay Đêm, Phiên Khúc Một Chiều Mưa, Nó Và Tôi, Hai Sắc Hoa Ty Gôn, Mưa Chiều, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Lính Thành Phố, Chúng Mình Ba Đứa, Thư Đô Thị, Chiều Thương Đô Thị, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, Định Mệnh, Mầu Tím Hoa Sim...
22 bài của Song Ngọc được chọn làm nhạc chủ đề, Tập “30 Tình, những Khúc Song Ngọc 2” tôi còn đếm được nhiều hơn, 24 bài. Hơn một bài được chọn làm bài chủ đề cho hai cuốn băng hay hơn nữa. Tôi không đếm số bài thâu đi thâu lại cả chục lần, những Tiễn Đưa, những Tình Yêu Như Bóng Mây, những Mầu Tím Hoa Sim, những Chiều Thương Đô Thị.
Tôi vẫn nhớ Giao Linh, Thanh Tuyền, Lê Văn Thiện và Tùng Giang ngồi thật lâu để cân nhắc nên chọn bài nào trong hai bài là Ngày Buồn của Lam Phương và Định Mệnh của Song Ngọc làm chủ đề cho một cuốn băng nhạc. Từ hai giờ trước, lúc 10 giờ tối, chúng tôi đã phải cùng nhau suy tính ai ca Ngày Buồn, ai ca Định Mệnh. Tôi chọn Giao Linh ca Ngày Buồn và Thanh Tuyền ca Định Mệnh. Bốn tuần trước ngày thâu băng tôi gặp Lê Văn Thiện nhờ anh soạn hòa âm Ngày Buồn cho Giao Linh và Định Mệnh cho Thanh Tuyền.
Tôi hỏi Lê Văn Thiện:
- Ngày Buồn, cần bản nhạc không?
Lê Văn Thiện cười:
- Ngày Buồn hả?
Tôi nói:
- Cần không?
- Lê Văn Thiện lắc đầu:
- Không!
Tôi hỏi tiếp:
- Định Mệnh?
Lê Văn Thiện cũng lắc đầu cười hiền hòa:
- Không!
Ngày Buồn cũng như Định Mệnh sư phụ biết lâu rồi, ngồi xuống là viết phần nhạc basic cho trống, cho guitar, cho piano, cho percussion, là viết phần nhạc bay bổng bên trên... Anh hỏi tôi một bài trompette, một bài saxo cho cả hai. Định Mệnh thì phải có saxo.
Thôi nhé anh đừng buồn làm gì, dù thương tiếc vẫn là biệt ly. Đời cớ sao lại lắm u sầu, em khóc mối duyên ban đầu từ đây chết trong lòng em... có saxo vô cho thật mùi là phải ngây ngất con tim nhất định rồi, nhưng cũng vô xê lắm đấy chứ, một chút saxo làm dậy lên cả chất men ngọt bùi và chất rượu đắng cay. Tôi giữ liên lạc chặt chẽ với Lê Văn Thiện, anh cho tôi biết những tiến triển từng bước, xong basic rồi, vô violin xong, mấy cây, bốn cây, saxo, có, có rồi, cả hai bài, một bài có sáo, một bài cho chút đại hồ cầm... Hai anh em hân hoan ghi nhận công việc xuôi chảy. Nhưng ngày thâu mang lại thật nhiều ngỡ ngàng.
Giao Linh cười khi nghe Lê Văn Thiện nói thâu Ngày Buồn trước, Định Mệnh sau. Giao Linh thâu Ngày Buồn, Thanh Tuyền thâu Định Mệnh.
- Giao Linh vô trước đi!
Giao Linh cười thành tiếng:
- Ngày Buồn nào...
Lê Văn Thiện:
- Thì bản của Lam Phương đó...
Giao Linh vẫn ngồi yên:
- Ngày Buồn em vẫn còn yêu... đó hả?
Tôi nói đúng rồi.
Giao Linh quay sang Thanh Tuyền nói:
- Bà ca bản này đi...
Những tiếng hỏi sao vậy của nhiều người đồng loạt cất lên, có cả vang động của những thắc mắc, đại loại Giao Linh và Thanh Tuyền đều có cùng một “tông” nhưng rồi tất cả đều được dàn xếp trong êm đẹp. Công việc tốt, kết quả tốt. Thanh Tuyền ca chất ngất hờn ghen, pha trộn với đam mê, tiếng láy vừa ngọt vừa sắc của một loại dado âm thanh tôi luyện ở đáy hồn “em vẫn còn yêu mà yêu với chồng”. Giao Linh phủ xuống cả một biển lớn ray rứt, cả một trời đêm những đau thương không cùng những “Thôi nhé anh đừng nhiều hận sầu. Đừng thương tiếc để rồi xa xôi. Đừng trách chi đã lỡ duyên đời. Hai chúng ta đi hai đường. Chuyện yêu thương đâu còn nữa...”
Lúc đêm đã thật khuya muộn, cùng nhau ra xe đi về. Lê Văn Thiện chở Giao Linh về. Tôi mở cửa xe cho Giao Linh. Giao Linh nói cảm ơn anh, hỏi băng này chủ đề gì anh? Tôi trả lời Định Mệnh.
Tôi hỏi:
- Định Mệnh của nhạc sĩ nào?
Giao Linh lắc đầu. Nữ Hoàng Sầu Muộn quay sang hỏi Lê Văn Thiện:
- Định Mệnh của nhạc sĩ nào anh Thiện?
Lê Văn Thiện nói một mình, ai hà, ai hà, ba bốn lần rồi kết luận:
- Không biết!
Tôi cố bỏ thêm mấy ngày để tìm tên tác giả Định Mệnh rồi phải chấm dứt cuộc tìm kiếm vì đến ngày phải in bìa. Tôi phải chọn một cái tên khác cho cuốn băng một bài nhạc chủ đề có tên tác giả.
Đến khi Song Ngọc gởi cho tôi “30 Tình Khúc Song Ngọc 2” tôi ngỡ ngàng.
Tôi ngỡ ngàng Định Mệnh của Song Ngọc. Tôi ngỡ ngàng Tình Yêu Như Bóng Mây của Song Ngọc, Tiễn Đưa của Song Ngọc. Tôi biết, Tình Yêu Như Bóng Mây cũng của Song Ngọc sao? Chuyện Buồn Của Em, Kỷ Niệm Một Mùa Hè, Song Ngọc? Một Chuyến Bay Đêm, Hai Sắc Hoa Ty Gôn, Giã Từ Kỷ Niệm, Mưa Chiều, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, Song Ngọc cả sao? Tôi hỏi những nhà xuất bản, các ca sĩ, bẩy người trên mười không biết những bản này của Song Ngọc. Những cuốn sách thì cho tôi biết trung thực. Những cuốn sách mang lại cho tôi sự ngỡ ngàng. Những tập nhạc đó cho tôi hay Song Ngọc là người soạn nhạc có những bài ca được thâu thanh và chọn làm bài nhạc chủ đề thật nhiều. Hàng đầu.
Năm ngoái Song Ngọc điện thoại cho tôi:
- Em mới nghe Tuổi Mùa Xuân?
- Vậy hả.
Tôi thực sự không biết Song Ngọc muốn nói chuyện gì.
- Tuổi Mùa Xuân Ngọc Lan ca hay Tuổi Mùa Xuân Như Mai ca?
- Như Mai ca.
Tôi nói anh thâu cuốn đó, anh chọn Tuổi Mùa Xuân làm chủ đề, Song Ngọc nói bài ấy của em.
Tôi hỏi:
- Em nói sao?
Song Ngọc cười tươi vui:
- Em nói bài Tuổi Mùa Xuân của em làm.
Song Ngọc là người nhạc sĩ đã mang lại cho chúng ta nhiều bài nhạc được thâu vào băng nhựa, được chọn làm chủ đề cho những cuốn băng. Hàng đầu. Nhiều không thua ai. Nhưng bị lãng quên thì nhiều nhất.
Song Ngọc là một thủy thủ. Cuộc đời với nhạc sĩ này là biển, âm nhạc là bến đỗ. Bạn muốn hỏi tôi có vừa nói lên một điều gì sai lạc không? Âm nhạc phải là biển mà cuộc đời chỉ là bến tạm mới đúng chớ. Người nghệ sĩ ghé vào cuộc đời để nghỉ ngơi, vài ngày cho một hơi rượu cay, vài ngày cho một cuộc tình mọn rồi lại gió đã lên rồi, buồm căng phồng đi vào biển khơi nghệ thuật. Thường thì như thế. Nhưng với người thủy thủ Song Ngọc, biển lớn là cuộc đời. Mà những chuyến đi của Song Ngọc vào biển lớn cuộc đời đó là những chuyến đi đầy thu hút, có đủ loại sóng, từ sóng giông bão, sóng ngút đầu, sóng thần, sóng đêm trăng bình an, sóng bình minh đầu hạ, sóng đe dọa lúc giao mùa và người thủy thủ thì đam mê, làm sao về bến đỗ mà dừng lại được lâu, cho nên lại phải khởi đi, chuyến đi nào cũng mút mùa lệ thủy.
Chuyến đi vào đời sống quân ngũ mang lại cho Song Ngọc ba bông mai vàng, lon đại úy, giữ chức trưởng khối, một chức vụ thường danh cho những người có cấp bậc cao hơn, lúc người trai mới chỉ 25 tuổi, làm sao không hào hứng, làm sao không đam mê, làm sao trở về được với bến đỗ, dù cho nơi đó đã có những con phố mang tên Tiễn Đưa, mang tên Mưa Chiều...
Chuyến đi vào biển thương mại ở Việt Nam, thành lập tiệm bán băng nhạc và trung tâm băng nhạc Tình Ca Hai Mươi, sản xuất từ bản nhạc đến băng nhạc đã mang cho người thủy thủ những thành công đến choáng váng. Thành công bốn mươi bài, một con số hết sức lớn lao, in ấn bản nhạc, sản xuất băng nhạc thành công năm ba bài là một con số đáng kể. Song Ngọc không phải chỉ thắng vài bài, anh đã thắng không ngừng nghỉ và tỷ số đã lên tới con số 40. Nhiều bài nhạc của Song Ngọc lên tới một triệu rưỡi ấn bản. Thư Cho Vợ Hiền, Họp Mặt Lần Cuối, Nó Và Tôi ở trong số đó.
Sang Mỹ ở lớp tuổi còn trẻ trên dưới ba mươi, tiếng gọi của biển khơi cuộc đời nơi đây càng réo rắt, càng lôi cuốn đã mang Song Ngọc vào những chuyến đi trùng điệp, những chuyến đi đã lao mình vào không dễ quay thuyền trở về bến đỗ nghỉ ngơi dù cho với cây đàn cũ, bản đàn xưa.
Năm 1975 thời điểm Song Ngọc 33 tuổi, là những ngày tháng kinh tế của Houston bước vào thời cực thịnh. Cơn sốt dầu hỏa làm thị trấn này trở thành cánh cửa quốc tế của tiểu bang Texas, là nơi đổi trao những dịch vụ thương mại về dầu lửa, nhà cửa đất đai lên giá vùn vụt. Song Ngọc tới Mỹ tỵ nạn trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên đi vào ngành địa ốc. Người hành nghề địa ốc thời điểm nhà lên vùn vụt, đượng nhiên bán mệt nghỉ. Nhưng người làm nghề địa ốc chỉ với hai bàn tay trắng chỉ làm nghề địa ốc đơn thuần. Song Ngọc rời Việt Nam với số vốn đáng kể, tiền tươi trên trăm ngàn và vàng.
Song Ngọc nói:
- Và vàng.
Tôi hỏi lại cho rõ:
-Và vàng?
Song Ngọc xác nhận.
Tôi muốn biết con số:
- Bao nhiêu?
Song Ngọc cười e ngại.
Tôi lui trở lại:
- Tiền thì tiền tươi.
Song Ngọc:
- Dạ, Tiền tươi.
Tôi đóng chiếc đinh sâu vào cột:
- Đô la xanh!
Song Ngọc xác nhận:
- Dạ.
- Và vàng!
- Dạ.
- Một trăm cây!
Song Ngọc cười.
Tôi đi xa hơn:
- Năm trăm cây?
Song Ngọc cười có phần e ngại lớn hơn.
Tôi thử thách thêm một lần:
- Ngàn cây?
Tôi có thói quen nêu câu hỏi và tôi biết rằng có là một câu trả lời, không cũng là một câu trả lời. Song Ngọc biết thủ thế, chỉ trả lời bằng nụ cười. Tôi cũng không dừng lại ở câu hỏi đó, đó chỉ là những con đường đưa tới mục tiêu khác.
Tôi muốn tìm hiểu về Ngọc Seven Eleven, về Ngọc Kentucky Fried Chicken, về Ngọc Travelodge.
Tôi hỏi:
- Em có biết ở Houston em có nhiều tên hiệu không?
Song Ngọc trả lời:
- Không anh.
Ở Houston người ta gọi Song Ngọc bằng nhiều tên hiệu. Thời gian tôi qua Houston lần đầu, tôi nghe thấy tên Ngọc Seven Eleven. Người ta gọi Song Ngọc là Ngọc Seven Eleven. Lần thứ nhì tới đó tôi nghe có nhiều người gọi Song Ngọc là Ngọc Kentucky Fried Chicken. Thời gian gần đây, Song Ngọc đã trở thành Ngọc Travelodge. Tôi nói, Song Ngọc nghe và cười. Ở mỗi câu hỏi, Song Ngọc đều có một lời giải thích trọn vẹn.
- Ngọc Seven Eleven?
Song Ngọc cho tôi hay là với số vốn mang theo từ Việt Nam, nhà địa ốc Song Ngọc mau chóng trở thành nhà đầu tư Song Ngọc. Song Ngọc mua nhà, mua đất rồi mua tới các shopping center cỡ nhỏ có khi là Seven Eleven, có khi mang tên một hệ thống khác, nhưng đại loại giống như Seven Eleven. Tôi hỏi mấy cái, Ngọc nói tính cả mua đi bán lại thì cũng cả chục, nhưng giữ lại lâu dài thì năm cái. Người đầu tư kiêm nhà địa ốc khi thì trung gian mua bán, khi làm công việc của nhà đầu tư thì giữ lại khai thác lâu dài. Song Ngọc linh động. Phải linh động mới thắng. Biển nào chứ biển thương mại này không linh động là phải chìm sớm. Thị trường Mỹ không đơn giản. Chơi tới nửa khuya thì thắng, nhưng chơi tới sáng thì cháy túi như chơi, không có tiền về xe là chuyện thường có. Song Ngọc biết điều đó.
Người thủy thủ này cũng biết kỹ thuật để vượt thắng ở sân chơi này là mua rẻ, bỏ vốn ít, tìm cho ra những cơ sở yếu kém để mua thật rẻ, gầy dựng lại rồi bán giá cao hơn. Dù có kim chỉ nam trong tay, dù là người đi biển lão luyện, khi tình hình dầu hỏa đổi thay, khi thành phố Houston cũng như toàn tiểu bang Texas đi vào thời kỳ suy thoái, Song Ngọc cũng bị lao đao. Thua đậm.
Song Ngọc mất mát nặng. Người nhạc sĩ muốn dừng lại, muốn trở về bến đỗ an nghỉ, vui với cung bậc âm thanh. Nhưng biển cả nào cũng có những quy luật của nó. Không phải muốn vô lúc nào là vô, muốn ra lúc nào là ra. Trước những cơn sóng ngút đầu, phải giữ cho vững tay chèo, chờ khi tìm được mặt biển bình lặng rồi mới nói chuyện đi tới hay trở về bến cũ nghỉ ngơi. Năm 1986 đó, Song Ngọc đã thua nặng, tưởng rằng phải gục ngã nơi đây. Người của âm nhạc và đam mê biển đời này cũng là một người tín ngưỡng tâm thành, đi cầu nguyện Đức Mẹ xin soi đường chỉ lối. Tia sáng đã bay tới. Khách sạn Travelodge 60 phòng đúng lúc đó đưa ra thị trường.
Một khách sạn Travelodge với số phòng tương đương ở Quận Cam tiền góp phải trên dưới ba chục ngàn. Con sóng lớn giờ này đã rút đi xa, trả lại cho Song Ngọc biển bình lặng. Tôi hỏi em sẽ bán khách sạn đang ăn này đi làm một khách sạn lớn hơn? Em sẽ đi vào ngành nghề xây cất? Em sẽ đầu tư vào thị trường Việt Nam? Em sẽ sang Cali thử thách một trận có tầm vóc to lớn hơn nữa?
Tôi hỏi:
- Em có tính mở thêm khách sạn lớn hơn không?
Song Ngọc lắc đầu.
Tôi hỏi:
- Đầu tư vào thị trường Việt Nam?
Song Ngọc lắc đầu.
- Sang Cali đánh lớn?
Lắc đầu.
Song Ngọc nói không anh. Ngọc tâm sự ở bên Mỹ này làm ăn là phải nhớ dựng nghiệp đã khó, thủ nghiệp còn khó hơn nhiều. Song Ngọc nói em chỉ có một mơ ước.
Ước mơ của Song Ngọc thật đơn giản. Bỏ hết. Bỏ Seven Eleven. Bỏ Kentucky Fried Chicken. Bỏ những dẫy chung cư cho mướn. Bỏ những khu chợ đang xây cất. Bỏ hệ thống khách sạn Travelodge. Bỏ hết. Bỏ những chuyến đi vượt sóng trên biên khơi. Bỏ những cơn đam mê đại dương đã cuốn Song Ngọc vào lòng đời. Song Ngọc muốn trở về bến, bến âm nhạc, ở lại đó. Thường trực. Vĩnh viễn. Ở lại không phải chỉ những ngày ngơi nghỉ, không phải chỉ khoảng thời gian giữa hai chuyến đi.
- Anh hiểu em!...
Song Ngọc nói.
Tôi nhẹ nhàng:
- Anh hiểu!
Tôi nhắc lại Song Ngọc:
- Bỏ hết!
Song Ngọc bằng một vòng tay, vẽ ra trùng điệp:
- Bỏ hết!
- Em sẽ ở lại bến...
Không phải một ngày. Không phải một tháng. Không phải một năm. Ở lại bến vĩnh viễn. Ở lại bến ngàn đời.
- Ở lại cho đến tận cùng?
Tôi hỏi. Song Ngọc khẳng định:
- Cho đến tận cùng!
Ở lại với bên âm nhạc cho đến tận cùng, sống với nó, chết với nó, không đi nữa dù chỉ thêm một lần, trên những con sóng phiêu lưu, những con sóng bạc vàng, những con sóng đỏ đen canh bạc đời, những con sóng đam mê tình ái. Không có đam mê nào lớn hơn đam mê nghệ thuật. Người nhạc sĩ này đã tới tuổi hiểu được âm nhạc là một người đàn bà không yêu thì thôi, vướng vào là phải đi tới tận cùng, phải đam mê bốc lửa. Người đàn bà đó không chấp nhận những cuộc tình một đêm, những hẹn hò ngắn hạn, những âu yếm nhẹ nhàng. Anh muốn những cuộc tình qua buổi chợ thì anh tìm người khác đi chỗ khác mà vào đến những vùng đất của thương mại, của phiêu lưu, của dục tình. Còn nếu như anh hiểu thế nào là đam mê thì hãy ngồi xuống đây, ngả đầu vào vai ngũ cung, hãy nằm xuống trong vòng tay cung la trưởng, hãy thâu đêm torng khúc nhạc buồn. Có một khoảng thời gian tôi tưởng nghĩ Song Ngọc có mặc cảm phạm tội. Có không ít nghệ sĩ bỏ nghệ thuật đi theo những đam mê khác mang ở trong tim niềm nhung nhớ khôn nguôi, mang ở trong mắt nhìn nỗi buồn hoài vọng, mong muốn trở về bến xưa sống trọn vẹn cho mối tình không thể phôi pha theo ngày tháng, với người này là màu sắc và đường nét, với người kia là cung bậc âm thanh, người khác là vần điệu và hình ảnh. Tôi hỏi Song Ngọc có phải mặc cảm tội lỗi không. Đúng thế, ước mơ bỏ hết trở lại kè bến, bỏ hết những chiều gió đã bốc lên, những ngày tháng giang hồ, buồn đã lên, “lũ chúng tôi lạc loài năm bảy đứa...”
Song Ngọc cất tiếng hỏi một mình:
- Mặc cảm phạm tội?
Tôi xác nhận. Song Ngọc lắc đầu.
- Không anh...
Không anh, bỏ đi biền biệt, phụ rẫy tầm thường mới mang lại mặc cảm tội lỗi. Song Ngọc dường như biết thật rõ điều mình nói. Song Ngọc phân tích vấn đề sắc bén, phân tích chính mình thẳm sâu. Tôi nghĩ chắc nhiều đêm Ngọc đã phải sống dằn vặt với những cuộc tìm kiếm chính bản thân, những cuộc giải phẫu chính mình. Trong mọi trường hợp, Song Ngọc nhận định thật đúng và rõ: Song Ngọc không bao giờ phụ rẫy âm nhạc. Người thủy thủ đó không bao giờ bỏ đi biền biệt không kể tháng không kể năm. Mỗi chuyến đi, Song Ngọc đều hẹn ngày về. Mỗi lần về bến, người đàn ông này lại vứt bỏ ngay mái tóc phong sương, màu da có nắng và gió của biển lớn, trở lại tức khắc với thế giới âm thanh. Với âm nhạc. Với sáng tác. Biết rằng thời gian trên bến không phải là vô tận, thời gian sống cho âm nhạc giữa những chuyến đi vào biển đời không phải là muôn năm, Song Ngọc sống tận tình cho âm nhạc. Sáng tác buổi sáng. Sáng tác buổi chiều. Sáng tác ngày. Sáng tác đêm. Hơn một người tìm hiểu về Song Ngọc đã hỏi tôi làm nhiều việc như thế, vật lộn với đời gay go như thế làm sao sáng tạo? Thì đó, cởi ra bộ quần áo giang hồ, người thủy thủ trở về với bản ngã nghệ sĩ của mình sống tận tình trong bản ngã đó.
Các nhà tâm lý học ghi nhận mỗi con người chúng ta có nhiều bản ngã. Những bản ngã khác biệt. Cái tôi của người thiếu nữ này khi nó ở trong vòng tay tình ái không giống cái tôi của nó khi ở trong ngưỡng cửa gia đình. Cái tôi của một người mẹ hoàn toàn khác biệt với cái tôi của một người tình, càng khác xa với cái tôi của người phụ nữ trong sinh hoạt xã hội, dù cho cùng một con người. Người lâm vào tình trạng nhị trùng bản ngã là người có những cái tôi khác biệt mà không còn nhận ra nhau được nữa. Mỗi người có nhiều bản ngã, nhiều cái tôi, nhưng vẫn đồng nhất, vẫn nhận ra những cái tôi khác biệt đó vẫn chỉ là một mình mình. Hơn thế, người có ý thức về bản ngã còn phân biệt được giữa những bản ngã khác biệt đó, bản ngã nào sâu thẳm nhất, bản ngã nào phản ảnh đầy đủ nhất, nhiều nhất nhân cách của chủ thể. Song Ngọc có nhiều bản ngã. Song Ngọc không ở trong tình trạng nhị trùng bản ngã. Nhưng với Song Ngọc không thể nói bản ngã nào là căn bản, là chính yếu. Với biển, với bến với không gian và thời gian nào Song Ngọc cũng sống tận tình tới mức mỗi khi nhìn lại những khuôn mặt khác biệt của bản ngã của chính mình, Song Ngọc phải ngỡ ngàng. Nhưng rồi thời gian hỗ trợ cho khả năng tự phân sắc bén của Song Ngọc, người sáng tạo này nhận ra chỉ ở âm nhạc mới bay nhẩy tuyệt vời nhất Song Ngọc. Một lần về bến là một lần vui. Một lần sáng tạo. Một lần khác biệt. Hơn một người hỏi tôi tại sao nhạc Song Ngọc được trình diễn bởi những ca sĩ đến từ những chân trời khác biệt. Thanh Thúy nói với tôi tiếng hát Liêu Trai này ca nhiều nhất và thích nhất, hay đúng hơn, vì thích nhất nên ca nhiều nhất những bản của Song Ngọc. Hoàng Oanh có Song Ngọc, nhiều Song Ngọc. Thanh Tuyền nhiều Song Ngọc. Giao Linh nhiều Song Ngọc. Có thật nhiều bài của Song Ngọc, như Tiễn Đưa, như Định Mệnh có cả Thanh Tuyền, Thanh Thúy, Giao Linh. Tình Như Bóng Mây có cả Ngọc Lan và Khánh Hà. Tuổi Mùa Xuân có Ngọc Lan, Thái Hiền, Như Mai.
Một lần về bến là một lần sáng tạo, một lần khác biệt. Hãy nhìn coi lần cuối. Song Ngọc hoàn thành Những Tình Khúc Thi Ca Muôn Thuở. Thơ phổ nhạc đấy. Nhưng không phải chỉ phổ một tác giả, cũng không vài bài của vài tác giả. Song Ngọc mang vào nhạc ba thời kỳ thi ca trọn vẹn trong 41 bản nhạc có thời kỳ tiền chiến với Xuân Diệu Huy Cận, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Quang Dũng, TTKH, Thâm Tâm, thời kỳ 54-75 Nguyên Sa, Du Tử Lê, Kim Tuấn Vương Đức Lệ, Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng, thời kỳ hải ngoại Hoàng Phong Linh, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Ngọc Ẩn, Ngọc Hoài Phương, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Mạnh Trinh...
Tôi không biết chính xác giá trị toàn bộ 41 bài của Những Tình Khúc Thi Ca Muôn Thuở. Nhưng tôi biết chắc rằng bài Mai Tôi Đi phổ nhạc bài thơ Paris đã làm tôi thật sự xúc động. Tango đến thế thì thôi. Tôi không biết Song Ngọc có vĩnh viễn rời bỏ biển khơi vào sáng ngày mai? Sáng ngày mai Song Ngọc có vứt hết, bỏ hết, vĩnh viễn dừng lại cho một mình âm nhạc, một mình sáng tạo? Nhưng bằng vào trọng lượng của những Tình Khúc Thi Ca Muôn Thuở, bằng vào ý thức rõ rệt sự khác biệt của những bản ngã của mình, ý thức chính xác về bản ngã căn bản nhất, thẳm sâu nhất, càng lúc càng trồi bật, tôi nghĩ rằng rồi thì Song Ngọc sẽ trở lại bờ bến đó ngày một nhiều hơn. Những chuyến ra khơi, những ngày giang hồ sẽ mỗi lúc một ngắn hơn. Những chiều về bến, những đêm sáng tạo mỗi lúc một dài hơn. Song Ngọc càng lúc càng trở thành Song Ngọc nhiều hơn. Song Ngọc của sáng tạo. Và âm nhạc sẽ bớt phải đợi chờ.
(trích trong Tuyển Tập Tình Ca Song Ngọc 1998)
~ NGUYÊN SA ~
Em thích mùa xuân được ngủ ở bên gốc mai
Trong nắng mùa xuân mình được một giấc mơ đẹp
Bầu trời trong lành được nghe chim ca ngoài ngõ
Nghe pháo giao thừa nổ giòn trong đêm đón xuân
Em thích được ba mẹ gọi là con chó con
Không thích người ta gọi là cô gái xuân thì
Vì thời gian làm nhạt phai bao hoa hồng thắm
Nghe pháo giao thừa nổ giòn trong đêm đón xuân
Bạn có thích nhạc Xuân không? Tôi thì tôi rất thích. Tết đến thì phải có nhạc Xuân chứ. Tôi khẳng định như thế nhưng tôi không biết chắc tuyệt đối điều tôi nói có đúng không. Kinh nghiệm nghề nghiệp giúp tôi mở ra dễ dàng một cuộc phỏng vấn loại “bỏ túi”. Tết phải có bánh chưng mới là Tết, Tết phải có pháo. Tết phải có cúng kiếng. Tết phải có báo Xuân mới là Tết. Tết phải có thơ Xuân mới là Tết. Tết phải có nhạc Xuân. Tôi không thu lượm được nhiều, ở trên đất Mỹ này, những câu mà vài chục năm trước, ở trong nước chắc hẳn có một tỷ số cao như Tết phải có cây nêu, Tết phải có xúc xắc xúc xẻ. Tết phải thử thời vận. Tết phải tam cúc, phải đố mười một chút lấy hên, nơi đây vẫn còn có chỗ đứng. Tết phải có thơ Xuân, báo Xuân đứng vững. Quần áo mới lì xì tồn tại vững vàng. Nhưng nhạc Xuân thì lên mạnh. Tám người trên mười trả lời Tết thì phải có nhạc Xuân mới là Tết. Các nhà nghiên cứu xã hội học sẽ cho chúng ta biết vì sao, tôi phải ghi nhận sự kiện này. Và tôi ghi nhận nhạc Xuân Việt Nam đa dạng, có đủ tính phong phú cần thiết để mỗi năm băng Xuân mới phát ra một lần, sân khấu đại nhạc hội Xuân mỗi năm mở ra một lần, mà vẫn không cũ vẫn rạo rực, vẫn rộn ràng. Mùa Xuân bạn ca bản nào, bạn nghe bản nào tùy ý. Nhưng nếu bạn cất tiếng ca lên, bật máy lên nghe Tuổi Mùa Xuân là bảo đảm bạn sẽ hên suốt năm. Nhà xuất bản băng nhạc Lê Bá Chư khẳng định với tôi điều này. Và Chư nói lên bằng kinh nghiệm cá nhân. Giáng Ngọc tung ra băng Xuân có Tuổi Mùa Xuân, Ngọc Lan ca băng trúng lớn, bán như mưa. Bốn năm sau, tôi thâu Tuổi Mùa Xuân, Như Mai ca, bản nhạc gốc là nhạc Twist, năm đó tôi thâu Tuổi Mùa Xuân là tôi yêu cầu nhạc sĩ hòa âm cho chơi Tuổi Mùa Xuân thể theo điệu New Waves, thể điệu thích hợp nhất cho liên khúc, mời Như Mai ca, cho “em thích mùa Xuân được ngủ ở bên gốc mai” xuất hiện ở đầu cuốn băng, ở lưng chừng, ở giữa, ở đoạn cách đó một đoạn, rồi ở cuối mặt A sang mặt B trở lại không dưới ba lần “em thích được ba mẹ gọi là con chó ngoan...” băng cũng mang tên “Tuổi Mùa Xuân” luôn.
Bài Tuổi Mùa Xuân mang lại cho cuốn băng này “xuân nhất” trong những cuốn băng xuân mà tôi góp sức thực hiện chính bởi vì bài Tuổi Mùa Xuân là một bài nhạc xuân, xuân kinh khủng tươi vui rộng ràng. Tuổi Mùa Xuân là một trong những bài xuân có nhiều tính chất Xuân nhất của âm nhạc Việt Nam.
Tác giả của Tuổi Mùa Xuân là Song Ngọc.
Tôi không phải là người đầu tiên chọn Tuổi Mùa Xuân làm chủ đề cho một cuốn băng nhạc. Giới sành điệu cho bạn hay một cách dễ dàng đã có không dưới bốn cuốn Tuổi Mùa Xuân, nếu có ai khẳng định sẽ còn nhiều nhiều cuốn Tuổi Mùa Xuân nữa, người đó sẽ không bị ai nghi ngờ là nhà tiên tri sinh lầm thời đại. Dân trong nghề còn cho bạn hay là một trong những đặc điểm của những bài nhạc của Song Ngọc là được chọn làm bài nhạc chủ đề.
Trung tâm Giáng Ngọc có không? Có. Trung tâm Đời có không? Có. Làng Văn, có. Thúy Anh, có. Phượng Hoàng, có. Thanh Lan, có. Giáng Ngọc có ít nhất năm cuốn chủ đề là một bài nhạc của Song Ngọc. Thanh Lan còn nhiều hơn nữa, tôi không biết là tám hay mười. Vũ Văn Niên cho tôi hay là hơn mười cuốn xa.
Tình Yêu Như Bóng Mây, Tình Yêu Đơn Phương, Truyện Tình Nghèo, Kỷ Niệm Một Mùa Hè, Bọt Biển, Một Chuyến Bay Đêm, Phiên Khúc Một Chiều Mưa, Nó Và Tôi, Hai Sắc Hoa Ty Gôn, Mưa Chiều, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Lính Thành Phố, Chúng Mình Ba Đứa, Thư Đô Thị, Chiều Thương Đô Thị, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, Định Mệnh, Mầu Tím Hoa Sim...
22 bài của Song Ngọc được chọn làm nhạc chủ đề, Tập “30 Tình, những Khúc Song Ngọc 2” tôi còn đếm được nhiều hơn, 24 bài. Hơn một bài được chọn làm bài chủ đề cho hai cuốn băng hay hơn nữa. Tôi không đếm số bài thâu đi thâu lại cả chục lần, những Tiễn Đưa, những Tình Yêu Như Bóng Mây, những Mầu Tím Hoa Sim, những Chiều Thương Đô Thị.
Tôi vẫn nhớ Giao Linh, Thanh Tuyền, Lê Văn Thiện và Tùng Giang ngồi thật lâu để cân nhắc nên chọn bài nào trong hai bài là Ngày Buồn của Lam Phương và Định Mệnh của Song Ngọc làm chủ đề cho một cuốn băng nhạc. Từ hai giờ trước, lúc 10 giờ tối, chúng tôi đã phải cùng nhau suy tính ai ca Ngày Buồn, ai ca Định Mệnh. Tôi chọn Giao Linh ca Ngày Buồn và Thanh Tuyền ca Định Mệnh. Bốn tuần trước ngày thâu băng tôi gặp Lê Văn Thiện nhờ anh soạn hòa âm Ngày Buồn cho Giao Linh và Định Mệnh cho Thanh Tuyền.
Tôi hỏi Lê Văn Thiện:
- Ngày Buồn, cần bản nhạc không?
Lê Văn Thiện cười:
- Ngày Buồn hả?
Tôi nói:
- Cần không?
- Lê Văn Thiện lắc đầu:
- Không!
Tôi hỏi tiếp:
- Định Mệnh?
Lê Văn Thiện cũng lắc đầu cười hiền hòa:
- Không!
Ngày Buồn cũng như Định Mệnh sư phụ biết lâu rồi, ngồi xuống là viết phần nhạc basic cho trống, cho guitar, cho piano, cho percussion, là viết phần nhạc bay bổng bên trên... Anh hỏi tôi một bài trompette, một bài saxo cho cả hai. Định Mệnh thì phải có saxo.
Thôi nhé anh đừng buồn làm gì, dù thương tiếc vẫn là biệt ly. Đời cớ sao lại lắm u sầu, em khóc mối duyên ban đầu từ đây chết trong lòng em... có saxo vô cho thật mùi là phải ngây ngất con tim nhất định rồi, nhưng cũng vô xê lắm đấy chứ, một chút saxo làm dậy lên cả chất men ngọt bùi và chất rượu đắng cay. Tôi giữ liên lạc chặt chẽ với Lê Văn Thiện, anh cho tôi biết những tiến triển từng bước, xong basic rồi, vô violin xong, mấy cây, bốn cây, saxo, có, có rồi, cả hai bài, một bài có sáo, một bài cho chút đại hồ cầm... Hai anh em hân hoan ghi nhận công việc xuôi chảy. Nhưng ngày thâu mang lại thật nhiều ngỡ ngàng.
Giao Linh cười khi nghe Lê Văn Thiện nói thâu Ngày Buồn trước, Định Mệnh sau. Giao Linh thâu Ngày Buồn, Thanh Tuyền thâu Định Mệnh.
- Giao Linh vô trước đi!
Giao Linh cười thành tiếng:
- Ngày Buồn nào...
Lê Văn Thiện:
- Thì bản của Lam Phương đó...
Giao Linh vẫn ngồi yên:
- Ngày Buồn em vẫn còn yêu... đó hả?
Tôi nói đúng rồi.
Giao Linh quay sang Thanh Tuyền nói:
- Bà ca bản này đi...
Những tiếng hỏi sao vậy của nhiều người đồng loạt cất lên, có cả vang động của những thắc mắc, đại loại Giao Linh và Thanh Tuyền đều có cùng một “tông” nhưng rồi tất cả đều được dàn xếp trong êm đẹp. Công việc tốt, kết quả tốt. Thanh Tuyền ca chất ngất hờn ghen, pha trộn với đam mê, tiếng láy vừa ngọt vừa sắc của một loại dado âm thanh tôi luyện ở đáy hồn “em vẫn còn yêu mà yêu với chồng”. Giao Linh phủ xuống cả một biển lớn ray rứt, cả một trời đêm những đau thương không cùng những “Thôi nhé anh đừng nhiều hận sầu. Đừng thương tiếc để rồi xa xôi. Đừng trách chi đã lỡ duyên đời. Hai chúng ta đi hai đường. Chuyện yêu thương đâu còn nữa...”
Lúc đêm đã thật khuya muộn, cùng nhau ra xe đi về. Lê Văn Thiện chở Giao Linh về. Tôi mở cửa xe cho Giao Linh. Giao Linh nói cảm ơn anh, hỏi băng này chủ đề gì anh? Tôi trả lời Định Mệnh.
Tôi hỏi:
- Định Mệnh của nhạc sĩ nào?
Giao Linh lắc đầu. Nữ Hoàng Sầu Muộn quay sang hỏi Lê Văn Thiện:
- Định Mệnh của nhạc sĩ nào anh Thiện?
Lê Văn Thiện nói một mình, ai hà, ai hà, ba bốn lần rồi kết luận:
- Không biết!
Tôi cố bỏ thêm mấy ngày để tìm tên tác giả Định Mệnh rồi phải chấm dứt cuộc tìm kiếm vì đến ngày phải in bìa. Tôi phải chọn một cái tên khác cho cuốn băng một bài nhạc chủ đề có tên tác giả.
Đến khi Song Ngọc gởi cho tôi “30 Tình Khúc Song Ngọc 2” tôi ngỡ ngàng.
Tôi ngỡ ngàng Định Mệnh của Song Ngọc. Tôi ngỡ ngàng Tình Yêu Như Bóng Mây của Song Ngọc, Tiễn Đưa của Song Ngọc. Tôi biết, Tình Yêu Như Bóng Mây cũng của Song Ngọc sao? Chuyện Buồn Của Em, Kỷ Niệm Một Mùa Hè, Song Ngọc? Một Chuyến Bay Đêm, Hai Sắc Hoa Ty Gôn, Giã Từ Kỷ Niệm, Mưa Chiều, Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân, Song Ngọc cả sao? Tôi hỏi những nhà xuất bản, các ca sĩ, bẩy người trên mười không biết những bản này của Song Ngọc. Những cuốn sách thì cho tôi biết trung thực. Những cuốn sách mang lại cho tôi sự ngỡ ngàng. Những tập nhạc đó cho tôi hay Song Ngọc là người soạn nhạc có những bài ca được thâu thanh và chọn làm bài nhạc chủ đề thật nhiều. Hàng đầu.
Năm ngoái Song Ngọc điện thoại cho tôi:
- Em mới nghe Tuổi Mùa Xuân?
- Vậy hả.
Tôi thực sự không biết Song Ngọc muốn nói chuyện gì.
- Tuổi Mùa Xuân Ngọc Lan ca hay Tuổi Mùa Xuân Như Mai ca?
- Như Mai ca.
Tôi nói anh thâu cuốn đó, anh chọn Tuổi Mùa Xuân làm chủ đề, Song Ngọc nói bài ấy của em.
Tôi hỏi:
- Em nói sao?
Song Ngọc cười tươi vui:
- Em nói bài Tuổi Mùa Xuân của em làm.
Song Ngọc là người nhạc sĩ đã mang lại cho chúng ta nhiều bài nhạc được thâu vào băng nhựa, được chọn làm chủ đề cho những cuốn băng. Hàng đầu. Nhiều không thua ai. Nhưng bị lãng quên thì nhiều nhất.
Song Ngọc là một thủy thủ. Cuộc đời với nhạc sĩ này là biển, âm nhạc là bến đỗ. Bạn muốn hỏi tôi có vừa nói lên một điều gì sai lạc không? Âm nhạc phải là biển mà cuộc đời chỉ là bến tạm mới đúng chớ. Người nghệ sĩ ghé vào cuộc đời để nghỉ ngơi, vài ngày cho một hơi rượu cay, vài ngày cho một cuộc tình mọn rồi lại gió đã lên rồi, buồm căng phồng đi vào biển khơi nghệ thuật. Thường thì như thế. Nhưng với người thủy thủ Song Ngọc, biển lớn là cuộc đời. Mà những chuyến đi của Song Ngọc vào biển lớn cuộc đời đó là những chuyến đi đầy thu hút, có đủ loại sóng, từ sóng giông bão, sóng ngút đầu, sóng thần, sóng đêm trăng bình an, sóng bình minh đầu hạ, sóng đe dọa lúc giao mùa và người thủy thủ thì đam mê, làm sao về bến đỗ mà dừng lại được lâu, cho nên lại phải khởi đi, chuyến đi nào cũng mút mùa lệ thủy.
Chuyến đi vào đời sống quân ngũ mang lại cho Song Ngọc ba bông mai vàng, lon đại úy, giữ chức trưởng khối, một chức vụ thường danh cho những người có cấp bậc cao hơn, lúc người trai mới chỉ 25 tuổi, làm sao không hào hứng, làm sao không đam mê, làm sao trở về được với bến đỗ, dù cho nơi đó đã có những con phố mang tên Tiễn Đưa, mang tên Mưa Chiều...
Chuyến đi vào biển thương mại ở Việt Nam, thành lập tiệm bán băng nhạc và trung tâm băng nhạc Tình Ca Hai Mươi, sản xuất từ bản nhạc đến băng nhạc đã mang cho người thủy thủ những thành công đến choáng váng. Thành công bốn mươi bài, một con số hết sức lớn lao, in ấn bản nhạc, sản xuất băng nhạc thành công năm ba bài là một con số đáng kể. Song Ngọc không phải chỉ thắng vài bài, anh đã thắng không ngừng nghỉ và tỷ số đã lên tới con số 40. Nhiều bài nhạc của Song Ngọc lên tới một triệu rưỡi ấn bản. Thư Cho Vợ Hiền, Họp Mặt Lần Cuối, Nó Và Tôi ở trong số đó.
Sang Mỹ ở lớp tuổi còn trẻ trên dưới ba mươi, tiếng gọi của biển khơi cuộc đời nơi đây càng réo rắt, càng lôi cuốn đã mang Song Ngọc vào những chuyến đi trùng điệp, những chuyến đi đã lao mình vào không dễ quay thuyền trở về bến đỗ nghỉ ngơi dù cho với cây đàn cũ, bản đàn xưa.
Năm 1975 thời điểm Song Ngọc 33 tuổi, là những ngày tháng kinh tế của Houston bước vào thời cực thịnh. Cơn sốt dầu hỏa làm thị trấn này trở thành cánh cửa quốc tế của tiểu bang Texas, là nơi đổi trao những dịch vụ thương mại về dầu lửa, nhà cửa đất đai lên giá vùn vụt. Song Ngọc tới Mỹ tỵ nạn trở thành một trong những người Việt Nam đầu tiên đi vào ngành địa ốc. Người hành nghề địa ốc thời điểm nhà lên vùn vụt, đượng nhiên bán mệt nghỉ. Nhưng người làm nghề địa ốc chỉ với hai bàn tay trắng chỉ làm nghề địa ốc đơn thuần. Song Ngọc rời Việt Nam với số vốn đáng kể, tiền tươi trên trăm ngàn và vàng.
Song Ngọc nói:
- Và vàng.
Tôi hỏi lại cho rõ:
-Và vàng?
Song Ngọc xác nhận.
Tôi muốn biết con số:
- Bao nhiêu?
Song Ngọc cười e ngại.
Tôi lui trở lại:
- Tiền thì tiền tươi.
Song Ngọc:
- Dạ, Tiền tươi.
Tôi đóng chiếc đinh sâu vào cột:
- Đô la xanh!
Song Ngọc xác nhận:
- Dạ.
- Và vàng!
- Dạ.
- Một trăm cây!
Song Ngọc cười.
Tôi đi xa hơn:
- Năm trăm cây?
Song Ngọc cười có phần e ngại lớn hơn.
Tôi thử thách thêm một lần:
- Ngàn cây?
Tôi có thói quen nêu câu hỏi và tôi biết rằng có là một câu trả lời, không cũng là một câu trả lời. Song Ngọc biết thủ thế, chỉ trả lời bằng nụ cười. Tôi cũng không dừng lại ở câu hỏi đó, đó chỉ là những con đường đưa tới mục tiêu khác.
Tôi muốn tìm hiểu về Ngọc Seven Eleven, về Ngọc Kentucky Fried Chicken, về Ngọc Travelodge.
Tôi hỏi:
- Em có biết ở Houston em có nhiều tên hiệu không?
Song Ngọc trả lời:
- Không anh.
Ở Houston người ta gọi Song Ngọc bằng nhiều tên hiệu. Thời gian tôi qua Houston lần đầu, tôi nghe thấy tên Ngọc Seven Eleven. Người ta gọi Song Ngọc là Ngọc Seven Eleven. Lần thứ nhì tới đó tôi nghe có nhiều người gọi Song Ngọc là Ngọc Kentucky Fried Chicken. Thời gian gần đây, Song Ngọc đã trở thành Ngọc Travelodge. Tôi nói, Song Ngọc nghe và cười. Ở mỗi câu hỏi, Song Ngọc đều có một lời giải thích trọn vẹn.
- Ngọc Seven Eleven?
Song Ngọc cho tôi hay là với số vốn mang theo từ Việt Nam, nhà địa ốc Song Ngọc mau chóng trở thành nhà đầu tư Song Ngọc. Song Ngọc mua nhà, mua đất rồi mua tới các shopping center cỡ nhỏ có khi là Seven Eleven, có khi mang tên một hệ thống khác, nhưng đại loại giống như Seven Eleven. Tôi hỏi mấy cái, Ngọc nói tính cả mua đi bán lại thì cũng cả chục, nhưng giữ lại lâu dài thì năm cái. Người đầu tư kiêm nhà địa ốc khi thì trung gian mua bán, khi làm công việc của nhà đầu tư thì giữ lại khai thác lâu dài. Song Ngọc linh động. Phải linh động mới thắng. Biển nào chứ biển thương mại này không linh động là phải chìm sớm. Thị trường Mỹ không đơn giản. Chơi tới nửa khuya thì thắng, nhưng chơi tới sáng thì cháy túi như chơi, không có tiền về xe là chuyện thường có. Song Ngọc biết điều đó.
Người thủy thủ này cũng biết kỹ thuật để vượt thắng ở sân chơi này là mua rẻ, bỏ vốn ít, tìm cho ra những cơ sở yếu kém để mua thật rẻ, gầy dựng lại rồi bán giá cao hơn. Dù có kim chỉ nam trong tay, dù là người đi biển lão luyện, khi tình hình dầu hỏa đổi thay, khi thành phố Houston cũng như toàn tiểu bang Texas đi vào thời kỳ suy thoái, Song Ngọc cũng bị lao đao. Thua đậm.
Song Ngọc mất mát nặng. Người nhạc sĩ muốn dừng lại, muốn trở về bến đỗ an nghỉ, vui với cung bậc âm thanh. Nhưng biển cả nào cũng có những quy luật của nó. Không phải muốn vô lúc nào là vô, muốn ra lúc nào là ra. Trước những cơn sóng ngút đầu, phải giữ cho vững tay chèo, chờ khi tìm được mặt biển bình lặng rồi mới nói chuyện đi tới hay trở về bến cũ nghỉ ngơi. Năm 1986 đó, Song Ngọc đã thua nặng, tưởng rằng phải gục ngã nơi đây. Người của âm nhạc và đam mê biển đời này cũng là một người tín ngưỡng tâm thành, đi cầu nguyện Đức Mẹ xin soi đường chỉ lối. Tia sáng đã bay tới. Khách sạn Travelodge 60 phòng đúng lúc đó đưa ra thị trường.
Một khách sạn Travelodge với số phòng tương đương ở Quận Cam tiền góp phải trên dưới ba chục ngàn. Con sóng lớn giờ này đã rút đi xa, trả lại cho Song Ngọc biển bình lặng. Tôi hỏi em sẽ bán khách sạn đang ăn này đi làm một khách sạn lớn hơn? Em sẽ đi vào ngành nghề xây cất? Em sẽ đầu tư vào thị trường Việt Nam? Em sẽ sang Cali thử thách một trận có tầm vóc to lớn hơn nữa?
Tôi hỏi:
- Em có tính mở thêm khách sạn lớn hơn không?
Song Ngọc lắc đầu.
Tôi hỏi:
- Đầu tư vào thị trường Việt Nam?
Song Ngọc lắc đầu.
- Sang Cali đánh lớn?
Lắc đầu.
Song Ngọc nói không anh. Ngọc tâm sự ở bên Mỹ này làm ăn là phải nhớ dựng nghiệp đã khó, thủ nghiệp còn khó hơn nhiều. Song Ngọc nói em chỉ có một mơ ước.
Ước mơ của Song Ngọc thật đơn giản. Bỏ hết. Bỏ Seven Eleven. Bỏ Kentucky Fried Chicken. Bỏ những dẫy chung cư cho mướn. Bỏ những khu chợ đang xây cất. Bỏ hệ thống khách sạn Travelodge. Bỏ hết. Bỏ những chuyến đi vượt sóng trên biên khơi. Bỏ những cơn đam mê đại dương đã cuốn Song Ngọc vào lòng đời. Song Ngọc muốn trở về bến, bến âm nhạc, ở lại đó. Thường trực. Vĩnh viễn. Ở lại không phải chỉ những ngày ngơi nghỉ, không phải chỉ khoảng thời gian giữa hai chuyến đi.
- Anh hiểu em!...
Song Ngọc nói.
Tôi nhẹ nhàng:
- Anh hiểu!
Tôi nhắc lại Song Ngọc:
- Bỏ hết!
Song Ngọc bằng một vòng tay, vẽ ra trùng điệp:
- Bỏ hết!
- Em sẽ ở lại bến...
Không phải một ngày. Không phải một tháng. Không phải một năm. Ở lại bến vĩnh viễn. Ở lại bến ngàn đời.
- Ở lại cho đến tận cùng?
Tôi hỏi. Song Ngọc khẳng định:
- Cho đến tận cùng!
Ở lại với bên âm nhạc cho đến tận cùng, sống với nó, chết với nó, không đi nữa dù chỉ thêm một lần, trên những con sóng phiêu lưu, những con sóng bạc vàng, những con sóng đỏ đen canh bạc đời, những con sóng đam mê tình ái. Không có đam mê nào lớn hơn đam mê nghệ thuật. Người nhạc sĩ này đã tới tuổi hiểu được âm nhạc là một người đàn bà không yêu thì thôi, vướng vào là phải đi tới tận cùng, phải đam mê bốc lửa. Người đàn bà đó không chấp nhận những cuộc tình một đêm, những hẹn hò ngắn hạn, những âu yếm nhẹ nhàng. Anh muốn những cuộc tình qua buổi chợ thì anh tìm người khác đi chỗ khác mà vào đến những vùng đất của thương mại, của phiêu lưu, của dục tình. Còn nếu như anh hiểu thế nào là đam mê thì hãy ngồi xuống đây, ngả đầu vào vai ngũ cung, hãy nằm xuống trong vòng tay cung la trưởng, hãy thâu đêm torng khúc nhạc buồn. Có một khoảng thời gian tôi tưởng nghĩ Song Ngọc có mặc cảm phạm tội. Có không ít nghệ sĩ bỏ nghệ thuật đi theo những đam mê khác mang ở trong tim niềm nhung nhớ khôn nguôi, mang ở trong mắt nhìn nỗi buồn hoài vọng, mong muốn trở về bến xưa sống trọn vẹn cho mối tình không thể phôi pha theo ngày tháng, với người này là màu sắc và đường nét, với người kia là cung bậc âm thanh, người khác là vần điệu và hình ảnh. Tôi hỏi Song Ngọc có phải mặc cảm tội lỗi không. Đúng thế, ước mơ bỏ hết trở lại kè bến, bỏ hết những chiều gió đã bốc lên, những ngày tháng giang hồ, buồn đã lên, “lũ chúng tôi lạc loài năm bảy đứa...”
Song Ngọc cất tiếng hỏi một mình:
- Mặc cảm phạm tội?
Tôi xác nhận. Song Ngọc lắc đầu.
- Không anh...
Không anh, bỏ đi biền biệt, phụ rẫy tầm thường mới mang lại mặc cảm tội lỗi. Song Ngọc dường như biết thật rõ điều mình nói. Song Ngọc phân tích vấn đề sắc bén, phân tích chính mình thẳm sâu. Tôi nghĩ chắc nhiều đêm Ngọc đã phải sống dằn vặt với những cuộc tìm kiếm chính bản thân, những cuộc giải phẫu chính mình. Trong mọi trường hợp, Song Ngọc nhận định thật đúng và rõ: Song Ngọc không bao giờ phụ rẫy âm nhạc. Người thủy thủ đó không bao giờ bỏ đi biền biệt không kể tháng không kể năm. Mỗi chuyến đi, Song Ngọc đều hẹn ngày về. Mỗi lần về bến, người đàn ông này lại vứt bỏ ngay mái tóc phong sương, màu da có nắng và gió của biển lớn, trở lại tức khắc với thế giới âm thanh. Với âm nhạc. Với sáng tác. Biết rằng thời gian trên bến không phải là vô tận, thời gian sống cho âm nhạc giữa những chuyến đi vào biển đời không phải là muôn năm, Song Ngọc sống tận tình cho âm nhạc. Sáng tác buổi sáng. Sáng tác buổi chiều. Sáng tác ngày. Sáng tác đêm. Hơn một người tìm hiểu về Song Ngọc đã hỏi tôi làm nhiều việc như thế, vật lộn với đời gay go như thế làm sao sáng tạo? Thì đó, cởi ra bộ quần áo giang hồ, người thủy thủ trở về với bản ngã nghệ sĩ của mình sống tận tình trong bản ngã đó.
Các nhà tâm lý học ghi nhận mỗi con người chúng ta có nhiều bản ngã. Những bản ngã khác biệt. Cái tôi của người thiếu nữ này khi nó ở trong vòng tay tình ái không giống cái tôi của nó khi ở trong ngưỡng cửa gia đình. Cái tôi của một người mẹ hoàn toàn khác biệt với cái tôi của một người tình, càng khác xa với cái tôi của người phụ nữ trong sinh hoạt xã hội, dù cho cùng một con người. Người lâm vào tình trạng nhị trùng bản ngã là người có những cái tôi khác biệt mà không còn nhận ra nhau được nữa. Mỗi người có nhiều bản ngã, nhiều cái tôi, nhưng vẫn đồng nhất, vẫn nhận ra những cái tôi khác biệt đó vẫn chỉ là một mình mình. Hơn thế, người có ý thức về bản ngã còn phân biệt được giữa những bản ngã khác biệt đó, bản ngã nào sâu thẳm nhất, bản ngã nào phản ảnh đầy đủ nhất, nhiều nhất nhân cách của chủ thể. Song Ngọc có nhiều bản ngã. Song Ngọc không ở trong tình trạng nhị trùng bản ngã. Nhưng với Song Ngọc không thể nói bản ngã nào là căn bản, là chính yếu. Với biển, với bến với không gian và thời gian nào Song Ngọc cũng sống tận tình tới mức mỗi khi nhìn lại những khuôn mặt khác biệt của bản ngã của chính mình, Song Ngọc phải ngỡ ngàng. Nhưng rồi thời gian hỗ trợ cho khả năng tự phân sắc bén của Song Ngọc, người sáng tạo này nhận ra chỉ ở âm nhạc mới bay nhẩy tuyệt vời nhất Song Ngọc. Một lần về bến là một lần vui. Một lần sáng tạo. Một lần khác biệt. Hơn một người hỏi tôi tại sao nhạc Song Ngọc được trình diễn bởi những ca sĩ đến từ những chân trời khác biệt. Thanh Thúy nói với tôi tiếng hát Liêu Trai này ca nhiều nhất và thích nhất, hay đúng hơn, vì thích nhất nên ca nhiều nhất những bản của Song Ngọc. Hoàng Oanh có Song Ngọc, nhiều Song Ngọc. Thanh Tuyền nhiều Song Ngọc. Giao Linh nhiều Song Ngọc. Có thật nhiều bài của Song Ngọc, như Tiễn Đưa, như Định Mệnh có cả Thanh Tuyền, Thanh Thúy, Giao Linh. Tình Như Bóng Mây có cả Ngọc Lan và Khánh Hà. Tuổi Mùa Xuân có Ngọc Lan, Thái Hiền, Như Mai.
Một lần về bến là một lần sáng tạo, một lần khác biệt. Hãy nhìn coi lần cuối. Song Ngọc hoàn thành Những Tình Khúc Thi Ca Muôn Thuở. Thơ phổ nhạc đấy. Nhưng không phải chỉ phổ một tác giả, cũng không vài bài của vài tác giả. Song Ngọc mang vào nhạc ba thời kỳ thi ca trọn vẹn trong 41 bản nhạc có thời kỳ tiền chiến với Xuân Diệu Huy Cận, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Quang Dũng, TTKH, Thâm Tâm, thời kỳ 54-75 Nguyên Sa, Du Tử Lê, Kim Tuấn Vương Đức Lệ, Phạm Thiên Thư, Bùi Giáng, thời kỳ hải ngoại Hoàng Phong Linh, Hoàng Anh Tuấn, Hoàng Ngọc Ẩn, Ngọc Hoài Phương, Nguyễn Tất Nhiên, Nguyễn Mạnh Trinh...
Tôi không biết chính xác giá trị toàn bộ 41 bài của Những Tình Khúc Thi Ca Muôn Thuở. Nhưng tôi biết chắc rằng bài Mai Tôi Đi phổ nhạc bài thơ Paris đã làm tôi thật sự xúc động. Tango đến thế thì thôi. Tôi không biết Song Ngọc có vĩnh viễn rời bỏ biển khơi vào sáng ngày mai? Sáng ngày mai Song Ngọc có vứt hết, bỏ hết, vĩnh viễn dừng lại cho một mình âm nhạc, một mình sáng tạo? Nhưng bằng vào trọng lượng của những Tình Khúc Thi Ca Muôn Thuở, bằng vào ý thức rõ rệt sự khác biệt của những bản ngã của mình, ý thức chính xác về bản ngã căn bản nhất, thẳm sâu nhất, càng lúc càng trồi bật, tôi nghĩ rằng rồi thì Song Ngọc sẽ trở lại bờ bến đó ngày một nhiều hơn. Những chuyến ra khơi, những ngày giang hồ sẽ mỗi lúc một ngắn hơn. Những chiều về bến, những đêm sáng tạo mỗi lúc một dài hơn. Song Ngọc càng lúc càng trở thành Song Ngọc nhiều hơn. Song Ngọc của sáng tạo. Và âm nhạc sẽ bớt phải đợi chờ.
(trích trong Tuyển Tập Tình Ca Song Ngọc 1998)