Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Hồ Hữu Tường là một nhà văn nhà báo vào hàng tiền bối của văn chương hiện đại Việt Nam. Ông cũng là một chính trị gia khi sang Pháp du học, kết bạn với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, gia nhập Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản rồi sau lại tuyên bố từ bỏ lý thuyết Mác vì cho là biện chứng pháp không thực tế và không thích hợp với dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa ông còn là một nhà tư tưởng lớn đề ra nhiều lý thuyết về chính trị, kinh tế, triết học.
Nhà văn Hồ Hữu Tường đã tạ thế ngày 26 tháng 6 năm 1980. Bác sĩ Trần Ngươn Phiêu trong một bài tưởng niệm đã viết:
… Chánh quyền Cộng Sản đã bắt ông Hồ Hữu Tường vào năm 1977. Sau bao nhiêu năm giam cầm ở Sài Gòn các bạn tù đều cho biết là sức khỏe của ông khá tốt. Lúc nào ông cũng ngậm một lát gừng tươi trong miệng mà theo ông các thức ăn có chất cay nhất là thảo mộc ngoài nhiệt năng hiện được đo lường bằng đơn vị calories có thể còn chứa chấp loại năng lượng về sức sống mà khoa học hiện tại chưa làm được cách thức dò xét. Các bạn tù của ông Tường còn cho biết thêm là mỗi đêm khuya ông thường đánh cờ một mình, tay trái đi cờ đối thủ với tay mặt. Ngoài ra chắc thế nào ông cũng viết trong đầu “tiểu thuyết ngẫm” mà tiếc thay ông đã đem theo ông ngày 26 tháng 6 năm 1980 khi ông từ giã để qua một thế giới khác. Bốn năm sau, cuối mùa đông 1984, tác phẩm cuối cùng của ông “41 Năm Làm Báo, Hồi Ký” được xuất bản ở Paris (Thực ra, tác giả Trần Ngươn Phiêu nhầm lẫn. Hồi ký “41 Năm Làm Báo” Trí Đăng xuất bản năm 1972 tại Sài Gòn).
Một người đã có nhiều kinh nghiệm, biết cách giữ gìn sức khỏe và tinh thần qua bao nhiêu năm tháng ròng rã trong các lao tù thế mà chỉ trong vòng hai tháng bị đưa đi giam ở Hàm Tân lại bị lần lần kiệt sức và chỉ được đưa về để gục chết trước thềm nhà mình là một việc lạ cần được các sử gia nghiên cứu trong tương lai. Tưởng cũng nên ghi lại là đã có một lần xe chở Hồ Hữu Tường chuyển trại đã bị tai nạn (?) dọc đường và ông đã được đưa trở về Sài Gòn chữa trị. Dưới một chế độ nắm toàn quyền sinh sát trong tay với một ngành công an có nhiều kinh nghiệm học hỏi ở Nga Sô và các kỹ thuật tinh xảo âm thầm giết người thì việc thủ tiêu một đối phương đang bị tù không có gì là khó khăn. Nhưng cũng nên hy vọng là bởi những cải tiến không ngừng của nền khoa học hiện đại nhiều âm mưu ám hại tưởng là bí mật rồi cũng có ngày bị phát giác…
Hồ Hữu Tường là một nhà văn nhà báo vào hàng tiền bối của văn chương hiện đại Việt Nam. Ông cũng là một chính trị gia khi sang Pháp du học, kết bạn với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, gia nhập Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản rồi sau lại tuyên bố từ bỏ lý thuyết Mác vì cho là biện chứng pháp không thực tế và không thích hợp với dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa ông còn là một nhà tư tưởng lớn đề ra nhiều lý thuyết về chính trị, kinh tế, triết học.
Viết về Hồ Hữu Tường, có lẽ một bài không đủ. Bởi có quá nhiều chi tiết về chân dung con người ấy. Nguyên cuộc đời của ông, đã là một đề tài lớn. Những ngày tù tội, từ khám tối của thực dân Pháp, đến khám tử hình của chế độ Ngô Đình Diệm rồi khám Chí Hòa của Cộng Sản và chết trong tù ngục đỏ. Thời gian bị cầm giữ với ông lại là những ngày để suy tư và tâm thức luôn bay bổng vượt qua những rào cản để tới những viễn kiến cho những phương trời rộng mở. Rồi ông là một học giả, một chính trị gia, một nhà văn, và cũng là người theo Cộng Sản Đệ Tứ rồi rời bỏ, đi làm cố vấn cho Bảy Viễn nên bị chế độ Ngô Đình Diệm kết án tử hình, rồi lập thuyết, tìm một “minh đạo” cho văn hóa Việt Nam. Sang thời kỳ đệ nhị của chính thể VNCH, ông trở thành dân biểu, và viết “Người Mỹ Ưu Tư”, gửi thư cho John Steinbeck, người đoạt giải Nobel văn chương và hậu thuẫn cho sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Với tôi, tôi đã đọc truyện Hồ Hữu Tường từ khi bắt đầu vào trung học khi tìm thấy sách của ông ở những tiệm cho mướn sách. Tôi đọc truyện kiếm hiệp say mê cũng song song với đọc Hồ Hữu Tường. Tôi đọc bộ sách “Gái Nước Nam Làm Gì?” với Thu Hương, Chị Tập, cũng như đọc bộ “Ngàn Năm Một Thuở” với Phi Lạc sang Tàu, Phi Lạc bỡn Nga, Phi Lạc náo Hoa Kỳ. Những nhân vật như thằng mõ Cổ Nhuế, thằng mõ Phù Ninh… đã làm cho tôi hồi đó chỉ thấy được cái nét châm biếm, như một chuyện tiếu lâm mà không để ý đến những điều sâu xa hơn từ cách thế trào lộng. Với một đứa bé hơn mười tuổi, đọc để mà đọc nhưng đã vô tình tạo một tâm thức trong trí óc non nớt của tôi lúc ấy. Tôi đọc Thu Hương, Chị Tập, để biết những người kháng chiến chống Pháp thời đó ra sao và có một chút ngưỡng mộ với những anh thư ấy…
Nhân vật chính của bộ truyện này là hai người phụ nữ tiêu biểu cho hai thành phần trong xã hội cùng tham gia trong cuộc đấu tranh chống Pháp. Thu Hương thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản sống ở thành thị trong khi chị Tập thuộc thành phần lao động ít học. Thu Hương là nữ sinh viên trường Y Khoa Hà Nội, đảng viên của một đảng cách mạng bí mật, là một cô gái kiên cường có bản lãnh, đã thi hành những công tác nguy hiểm như tổ chức cướp sân khấu để tuyên truyền, ám sát bọn chó săn cũng như viên chức Pháp giữa thành phố... Còn chị Tập là một người thuộc giới cùng đinh, bị cha mẹ bán lấy tiền, trải qua nhiều nỗi khổ đau, bị tù tội, đầy ải sống chung với những người cách mạng và cả những tên đầu trộm đuôi cướp. Khi được tha khỏi trại giam, chị Tập trở thành một đảng viên nòng cốt tham gia những việc như làm thổ phỉ, buôn lậu, tổ chức cướp vũ khí của quân Nhật, xây dựng căn cứ địa để đánh Pháp… Bộ truyện này có nhiều diễn tiến mạnh, tạo được những hình ảnh của những người phụ nữ, không kể lao động hay trí thức, hết mình hy sinh cho đất nước…
Còn ở bộ “Ngàn Năm Một Thuở”, với Phi Lạc Sang Tàu, Phi Lạc Náo Hoa Kỳ, Tiểu Phi Lạc Náo Sài Gòn, Diễm Hồng Xuất Giá. Tôi tìm thấy những nét trào phúng từ nhân vật Phi Lạc. Một người đậm nét của xã hội bình dân Việt Nam, dốt nát nhưng lại hay khoe khoang chữ nghĩa, rất tự cao tự đại nhưng lại xun xoe nịnh hót những người có quyền thế để thủ lợi, cũng như đầy đủ những cá tính tiểu xảo vặt. Những cá tính thời đại này không phải chỉ có riêng ở nhân vật Phi Lạc mà còn thấy nhan nhản những con người như thế ở chung quanh trong xã hội. Từ thằng mõ đến ông tiên chỉ, rồi đến các nhà bác học, những vị anh hùng,… tất cả từ đời trước đến đời sau, như trong một tấn tuồng bi hài mà ở đó sự hữu lý và vô lý như bàn tay lúc ngược lúc úp, thay đổi dễ dàng như trong một hài kịch có khi bi thảm, có lúc nực cười…
Trong Phi Lạc Sang Tàu, câu chuyện về nguồn cội của nhân vật bắt đầu cho một tấn tuồng ảo hóa. Vai chính là thằng mõ làng Phù Ninh, vô học nhưng đầy khóe lường gạt lại mồm mép giả danh là hậu duệ họ Hồ của tông tộc Hồ Thơm Nguyễn Huệ. Lại có một tên lừa bịp khác là thằng mõ làng Cổ Nhuế, muốn phá đám tên mõ làng Phù Ninh nên bán đứt cho một vị sư từ Tàu qua tên là sư Hồng Hạc. Ông này là một vị chân tu có sứ mạng là qua Việt Nam tìm đến “thảo lư” tìm kiếm một vị vạn đại quân sư như Khổng Minh đời Tam Quốc xưa để thành một thánh sư đời nay để trong mưu vọng phục quốc phản Thanh phục Minh... Những nhân vật này được xếp đặt trong những cục diện, những tình thế tròng tréo, viết theo kiểu truyện Tàu với những hồi, với những chương nối tiếp nhau. Truyện thâm ý bài xích cái tinh thần vọng ngoại và cái tập tục ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Từ chữ nghĩa, tới tên địa danh, tên nhân vật,... đều là những biểu tượng có hai nghĩa, có hàm ý mỉa mai, và ở trong những điều kiện ràng buộc với nhau như trong một bố cục liên hệ. Những câu hỏi liên tiếp nhau. Tại sao sư Hồng Hạc lại đi kiếm thánh sư ở phương Nam? Tại sao lại đến làng Phù Ninh? Tại sao lại liên lạc với mõ làng Cổ Nhuế? Tác giả đã nối các chi tiết với nhau. Sư Hồng Hạc qua Việt Nam vì sấm truyền của Minh Thái Tổ để lại và đến làng Phù Ninh bởi vì làng này là nơi sinh trưởng của công chúa Ngọc Hân thì chắc là phải có hậu duệ của Hồ Thơm Nguyễn Huệ. Và liên hệ với làng Cổ Nhuế bởi vì làng này nổi tiếng là buôn phân người nhưng đồng thời cũng là làng có nhiều nhân tài và nhiều người đỗ đạt nhất. Những chi tiết ấy trộn lẫn với nhau, rối nùi trong cái mê đồ để khiến người đọc nghĩ đến những trò đành hanh của con tạo, của những bất ngờ, những cái duyên có khi tình cờ có khi là hậu quả của những trò đùa của cuộc đời. Trong đó, cái hóm hỉnh của truyện Trạng Quỳnh, cùng cái chửi đời châm biếm của Ba Giai, Tú Xuất, làm nổi bật lên chủ đích của tác giả. Hầu như mọi giá trị đều bị đảo lộn, những câu khoác lác, những trò lừa bịp lại có ảnh hưởng rộng lớn, và bao nhiêu người tài giỏi trên đời này nhiều khi lại thua mưu kém trí những tên vô học bởi những trò tiểu xảo tầm thường. Những lý thuyết nhiều khi trống rỗng và các danh nhân nhiều khi chỉ là cái bóng mờ nhạt… Đọc tới đoạn thằng mõ, thuộc giai cấp mạt hạng trong xã hội mà lại luận đàm thuyết lý, nói chuyện tế thế an dân với những Khổng Minh, những Hồ Thích, có phải là một hài kịch được dàn dựng để trong đó gờn gợn những ý tưởng phản kháng xã hội và xét lại tất cả những gì được gọi là khuôn vàng thước ngọc của xã hội…
Lớn lên một chút, tôi đọc “Tương Lai Văn Hóa Việt Nam”, một tác phẩm mà tôi nghĩ là những suy tư khởi đầu của ông để từ văn hóa bước sang những phạm vi khác như chính trị, tôn giáo, xã hội... để thành một người lập thuyết. Hồi nhỏ thì không ảnh hưởng lắm nhưng bây giờ đọc lại, tôi thấy có những suy nghĩ tới bây giờ vẫn còn giá trị. Trước hết, đây là những tâm huyết của một người muốn nói những điều mà biết rằng sẽ có ít âm vọng nếu không nói là tiếng kêu trong sa mạc.
Tôi muốn cất tiếng mà kêu to. Kêu thật to để ai nấy cùng nghe. Tôi muốn có một giọng tha thiết. Thực tha thiết để ai nấy cùng cảm. Tôi muốn có những luận điệu đanh thép. Thực đanh thép để ai nấy cùng tin. Nghe, cảm, tin… để cùng tôi đem một cái vinh quang chưa hề có trên quả địa cầu về cho dân tộc ta, dân tộc Việt...
Câu văn biền ngẫu, ý hướng tha thiết, tác giả Hồ Hữu Tường còn muốn vạch ra một con đường văn hóa, thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và Tây phương. Theo ông:
Văn trong nghĩa căn nguyên của nó là đẹp đẽ, là hiền lành, trái với võ là hung bạo. Hóa trong nghĩa căn nguyên của nó là thay đổi. Hai chữ đó mà ghép lại thì tôi cho rằng đó là cái gì làm cho người ngày càng cao quý hơn, đẹp đẽ hơn, làm cho người (hạ tiện, xấu xa) hóa ra Người (cao quý, đẹp đẽ)...
Ông cho rằng mọi ý thức hệ chỉ có tác dụng trong một thời điểm mà thôi trong ý nghĩa tích cực của nó. Nhưng khi không còn thích hợp với cuộc sống thì nếu không bị triệt tiêu đi mà còn tồn tại sẽ thành những chướng ngại vật chống cản lại chiều hướng phát triển và ở trong một ý nghĩa tiêu cực sẽ thành một hiểm họa cho nhân loại. Như vậy, chúng ta phải xây đắp một nền văn hóa dân tộc, luôn luôn thay đổi theo chiều hướng phát triển của cuộc nhân sinh và thoát ra được sự kềm hãm và chi phối của các ý thức hệ lỗi thời. Con đường ấy, không bị chi phối bởi Đông hay Tây phương, nhưng kết nạp và thu liễm những tinh túy của người để biến thành của mình. Con đường ấy mệnh danh là con đường văn hóa, và nâng cao trình độ và vị thế của con người.
Tác giả còn cho rằng Tây phương chưa có văn hóa mà chỉ có quái hóa. Quái hóa ấy có thể tạo thành ở hình thức văn chương, nghệ thuật, triết học, khoa học... nhưng ở nội dung thì chỉ là những phương tiện để đi chinh phục.
Chính quái hóa này đã biến đổi những tư tưởng đẹp đẽ như “tự do, bình đẳng, bác ái”, thành phương tiện, thành khí giới để chinh phục. Quái hóa đã xui khoa học chế ra đại bác, chiến xa, tàu chiến, phi cơ, hơi ngạt, vi trùng, bom nguyên tử để giết người, để chinh phục kẻ yếu, để đè nén áp bức chúng ta...
Và ông kết luận:
Văn hóa làm cho con người trở nên Người. Quái hóa biến văn chương, nghệ thuật, triết học, khoa học thành phương tiện. Bởi nó không theo con đường nhân bản. Còn mượn Đạo học của Đông phương ư? Nhưng ở Đông phương chỉ có thuật tu dưỡng, chớ đã có văn hóa bao giờ?
Cái độc đáo và cũng là đầu đề tranh cãi khi ông cho rằng cả Đông lẫn Tây phương không có văn hóa. Ông tạo ra con người có khuynh hướng “mở” biết thay đổi để có một tiến trình nhân bản đến chân thiện mỹ. Văn hóa luôn ở trong trạng thái động, là một thái độ, một phong cách luôn luôn suy tưởng kiếm tìm.
Cuộc đời văn học của Hồ Hữu Tường có nhiều giai đoạn sáng tác khác nhau. Mới đầu, ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng Sản Mác theo khuynh hướng đệ tứ và thời gian này ông coi như là những năm tháng ô nhục của thời gian lầm đường lạc lối. Ông không để lại một chút gì dấu vết lưu lại bởi vì ông chối bỏ lối lập luận kiểu duy vật biện chứng. Sau khi từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, ông bị Pháp bắt giam đầy đi Côn Đảo lần thứ nhất và ông suy nghĩ đến một hệ thống tư tưởng mới độc lập với các hệ tư tưởng ngoại lai như Pháp, Tàu, Nga, Mỹ,... mà ông gọi là chủ nghĩa dân tộc. Rồi tiếp theo là thời kỳ ông nghiên cứu để viết lên những suy tư mới về xã hội, kinh tế, chính trị, dân tộc. Thời kỳ này ông viết Tương Lai Văn Hóa Việt Nam. Ông có cách nghiên cứu tìm tòi của một học giả và sự luôn luôn khao khát với cái mới đã thúc đẩy ông trong việc thiết lập một hệ tư tưởng riêng biệt của dân tộc.
Sau khi bị chế độ Ngô Đình Diệm kết án tử hình và đầy đi Côn Đảo lần thứ ba, ông viết rất nhiều và sau này in lại như Kế Thế, Hồn Bướm Mơ Hoa, Thuốc Trường Sanh, Trầm Tư của Một Tên Tội Tử Hình…
Sau năm 1963, ông tiếp tục sáng tác với những tiểu thuyết như Chuyện Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp, Thằng Thuộc Con Nhà Nông,...và Hồi Ký 41 Năm Làm Báo.
Có một tác phẩm khá đặc biệt là Người Mỹ Ưu Tư, một cuốn sách được in với ấn bản viết bằng tay của tác giả. Mới đầu được in hàng ngày trên nhật báo Sống và sau có một phong trào xin chữ ký giới thiệu để đề cử vào giải Nobel văn chương. Theo bác sĩ Trần Ngươn Phiêu là người khởi xướng công việc này thì đã có tới hơn mười ngàn chữ ký để đề cử. Ông viết về một đề tài lúc đó tới giờ hơn bốn chục năm mà vẫn còn chất sống động của thời thế. Vấn đề con lai mà về sau này chính quyền Mỹ đã phải giải quyết để có hàng chục ngàn con lai được định cư ở Hoa Kỳ nơi quê nội của họ.
Trong 5 bức thư gửi cho John Steinbeck, giải Nobel văn chương, coi như lời nói đầu của bộ truyện, Hồ Hữu Tường đã viết:
Ở xứ tôi những nhà văn không tên tuổi thường dùng một cái thuật để tiến thân như sau đây hễ thấy một áng văn chương được nhiều người hoan nghinh thì họ bèn viết nối theo áng văn chương nọ, với đầy đủ những nhân vật của áng nọ, và nếu cần thì có những con, những cháu thêm vào. Thuật ấy gọi là cái thuật viết “hậu”. Trên văn đàn quốc tế tôi không có tên tuổi. Tôi bèn dùng cái thuật viết “hậu” ấy mà tháp tác phẩm của tôi vào tiểu thuyết của Graham Greene, mà gá thân một chút xíu gì của những vấn đề của tôi, nhưng vẫn để cho độc giả nào đã đọc The Quiet American cũng bị cám dỗ bởi cái nhan đề “hậu” The Unquiet American.
Tuy nhiên nhân vật chánh của sáng tác của tôi phải là Pyle, phải là Phượng (hay phải là con của họ nếu cần), phải là tất cả những nhân vật đã sống trong tiểu thuyết của Graham Greene. Có gì hay bằng điển hình một nhân vật Amerasian bằng một đứa con chung của Pyle và Phượng? Đứa con ấy, tôi đặt tên cho là Loan, một đứa con gái năm ấy được mười lăm tuổi!
Với cách nói và diễn tả của Hồ Hữu Tường, lòng vòng, thường xử dụng ngôn ngữ gián tiếp, những câu chuyện kể trở thành những chuyện ngụ ngôn nhiều ẩn ý. Ông mượn những chuyện đời xưa tới đời nay, từ chuyện dương gian đến chuyện âm phủ, để thành những nối tiếp của những suy tư nhiều khi không liên hệ với nhau nhưng lại là những gợi ý để khơi mở sang những ẩn dụ, những hình tượng khác...
Ông viết cho Steinbeck:
Người phương Tây của ông ít khi bận rộn về những suy tư, tôi không dám nói là siêu hình mà tôi xin nói là “ngoại hình” như vậy. Người Việt chúng tôi, mấy nghìn năm trước ở vào vùng ảnh hưởng của Ấn Độ trước khi bị ảnh hưởng của Trung Hoa từ miền Bắc tràn xuống. Nên chi tâm tư của chúng tôi ngày nay không ít thì nhiều phảng phất những nét ngoại hình như vậy. Mà những nét ấy coi chẳng ra sao lại cứ ám ảnh chúng tôi mãi…
Pyle chỉ là một oan hồn phiêu bạt, làm sao mà sống được một đoạn lịch sử vô cùng sôi động của đất nước chúng tôi. Để rồi chứng kiến sự nổi loạn của Phượng và Loan và để bưng chén mật tương thân mà uống khi chứng kiến Loan xuống tóc mà làm một ni cô, một ni cô mang một bào thai Amerasian mà chính nàng cũng là một Amerasian nữa.
Thế giới ngày nay là một thế giới “bốn biển một nhà, năm châu một chợ”. Sự lai chủng tộc là một sự hiển nhiên, không sao tránh được. Cũng như rất hiển nhiên là chúng ta đang sống trong thời nguyên tử.
Tinh lưc nguyên tử mà ta cho nổ thì nó tàn sát biết bao nhiêu người? Tinh lực nguyên tử mà ta áp dụng để phụng sự hòa bình thì kết quả tốt đẹp là bao? Sự lai chủng tộc mà ta cho nổ thì nó gây ra bao nhiêu rắc rối cho nhân loại? Sự lai chủng tộc đã cho nổ rồi mà ta lại thêm nuôi các đương sự bằng những “chùm nho uất hận” thì ta có thể đo lường nổi sự tai hại của nó chăng?...
Tôi nói rằng Pyle là người Hoa Kỳ ưu tư. Mà chính tôi cũng là người ưu tư. Và tôi muốn rằng sự ưu tư của tôi được truyền nhiễm đến ông, đến tất cả những người Hoa Kỳ là “bên nội“ của đám Amerasian này. Vấn đề Amerasian là một vấn đề quốc tế của thời “bốn biển một nhà, năm châu một chợ”. Tôi cảm thấy rằng đem những “chùm nho uất hận” mà giải quyết vấn đề này chỉ đem thêm hận thù mà chồng chất lên bất công. Vì lẽ đó mà tôi kính tặng loạt thơ thay lời tựa này cho tác giả của “Chùm Nho Uất Hận”.
Tiểu thuyết “Người Mỹ Ưu Tư” quả là “hậu” The Quiet American, tiểu thuyết của Graham Greene, cũng với những nhân vật ấy. Và, Fowler, nhân vật ký giả người Anh lại đóng vai người kể truyện. Thêm một nhân vật, là Loan, đứa con lai của Pyle (người Mỹ bị giết chết trong The Quiet American) và Phượng. Câu chuyện bắt đầu như một truyện ma quái. Fowler gặp hồn ma của Vigot, một viên chức mật thám Pháp lai để được dẫn đến một cái cốc hoang vắng gặp một hồn ma thông thái đã đậu bằng tiến sĩ văn chương ở Pháp với một luận án về Pascal. Và sau cuộc gặp gỡ này Fowler ngủ li bì một giấc đúng 15 ngày mới tỉnh dậy. Dù là cơn mê gặp gỡ những người âm nhưng anh vẫn còn giữ được hộp trà có bốn hình tiên nữ với 4 câu thơ chữ Hán bắt đầu bằng bốn tiết: Thanh minh, Tiểu thử, Hàn lộ, Tiểu hàn. Sự việc quái dị ấy và những câu chuyện luận đàm thế sự, triết lý cuộc sống đã gieo vào đầu óc chai sạn của Fowler những ý nghĩ siêu hình của phương Đông. Còn Vigot, thì bị chết đuối ở Vũng Tàu, chỉ 5 phút sau khi từ trần đã dẫn Fowler đến cái cốc hoang vắng như đã kể ở trên. Một sự kiện quái dị khác là khi Vigot sống lại thì bị linh hồn Pyle nhập vào. Thành ra Pyle là Vigot và ngược lại Vigot là Pyle, một mà hai, hai mà một. Pyle và Loan, thành một cặp vợ chồng và sống ở Việt Nam, trôi nổi theo thời sự thăng trầm đầy biến cố ở đây. Pyle thực ra là cha ruột của Loan, một mối tình loạn luân kỳ lạ vì Phượng dù nhận lời làm vợ Fowler nhưng lại có con với Pyle. Và, tác giả kết cuộc: Loan cắt tóc coi như đi tu nhưng trong bụng lại mang giọt máu của Pyle.
Tiểu thuyết của Hồ Hữu Tường rất đặc biệt kiểu... Hồ Hữu Tường. Luôn luôn trong cốt truyện hoặc trong những câu đối thoại ông cố tình mang vào những kiến thức để tạo ra những gợi ý khác nhiều khi không ăn nhập gì đến diễn tiến câu chuyện. Nếu dùng luận lý thông thường thì tiểu thuyết của ông có nhiều điều vô lý không tưởng, nhưng, đi sâu hơn một chút, thấy được sự độc đáo và cái cảm giác khi đọc là sẽ nhiều bỡ ngỡ với lối kết cấu bừa bộn những suy tưởng và bị dẫn đi trên những con đường mà trong vô lý thấy sự hữu lý...
Trong bài phỏng vấn của Nguyễn Ngu Ý, Hồ Hữu Tường đã nhận xét về tác phẩm của mình như sau:
Tác phẩm mà tôi mong được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh… và xuất bản ở Âu Mỹ để làm bức thư cảm ơn chung cho những ai ở ngoại quốc và ở trong nước đã ký tên để xin ân xá cho tôi. Là bộ “Thuốc Trường Sanh”. Tôi viết nó ở tù Côn Đảo, tháng Tư và tháng Năm. Đó là một quyển khảo cứu về triết học trình bày dưới hình thức tiểu thuyết có tính thời đại. Nó khảo cứu về thuyết nhân quả, về hành động, về đức tin. Các nhà văn Âu Châu tả sự cô đơn của cá nhân, trong Thuốc Trường Sanh tôi tả sự cô đơn của tập thể, sự cô đơn của nhóm Tuyết Lê, trong thế giới hai phe đang chống đối nhau kịch liệt bằng máu lửa, mà không theo một bên nào được, nên đuổi theo mộng “lấp cái hố của đấu tranh, của hận thù”. Và nhân vật chánh của tiểu thuyết tượng trưng này, tôi dành cho loài cọp, mà tôi thấy hơn loài người, cọp giết người vì bản tính tự nhiên còn người giết người lắm khi vì một cớ không đâu…
Hồ Hữu Tường cũng tự nhận xét về tác phẩm “Thằng Thuộc Con Nhà Nông”:
Tôi viết tự truyện “Thằng Thuộc Con Nhà Nông” là để tôi tìm hiểu lại tôi, cái tôi thật ẩn náu tận đáy lòng, ở trong tiềm thức sau này tô lên một lớp sơn dày. Mà “Thằng Thuộc Con Nhà Nông” là quyển đầu của bộ “Một Kinh Nghiệm Sống”. Quyển kế sẽ là “Căm Hờn”, tả nỗi lòng của tôi tự kỷ ý thức được thân phận của mình, thân phận của một con nhà nông nghèo bị đè đầu, bị hiếp đáp, bóc lột, phải phục thù, tôi chụp lấy cái khí giới Mác Lê. Quyển ba là “Mê Ly Đồ” người tín đồ cuồng tín của chủ nghĩa Mác Lê là tôi đã hành động, rồi băn khoăn để tỉnh ngộ ra sao, đó là đại ý quyển này…
Và, có khi như tự trách mình khi làm việc ôm đồm và thường xuyên bỏ dở nhiều công việc:
- Nhiều anh em – trong đó có anh – trách nhẹ tôi hay bỏ mứa trong công việc viết... Bỏ dở dang những công trình đã khởi sự. Như dịch Tam Quốc Chí, thì dịch có quyển đầu. Viết Lịch Sử Văn Chương Việt Nam thì chỉ cho ra quyển một. Có biết đâu, viết, viết văn cũng như viết báo, đối với tôi là việc nhỏ, việc phụ.
- Thế việc lớn, việc chánh của anh là…
- Là Sống. Khi mà cái tiểu tiết là viết, là gì gì khác mà không hợp với đại thể là tôi gạt qua bên...
Thực ra khó mà định hình được chân dung Hồ Hữu Tường. Ông là một chính trị gia thất bại, ở tù nhiều lần, và coi thời gian ở tù như thời gian để chiêm nghiệm để suy tư. Và cuối cùng ông chấm dứt cuộc sống ở tù ngục Cộng Sản. Đọc những trang sách của ông, cái phong cách độc đáo, không giống bất cứ một tác giả nào khác và đôi khi cũng khác với cả những điều ông viết từ trước. Tôi không được đọc hết các tác phẩm của ông, nhưng, tôi vẫn có cảm giác rằng ông là một người luôn đi kiếm tìm một con đường để thực sự Sống, không phải cho riêng ông mà cho cả dân tộc Việt Nam nữa.
… Chánh quyền Cộng Sản đã bắt ông Hồ Hữu Tường vào năm 1977. Sau bao nhiêu năm giam cầm ở Sài Gòn các bạn tù đều cho biết là sức khỏe của ông khá tốt. Lúc nào ông cũng ngậm một lát gừng tươi trong miệng mà theo ông các thức ăn có chất cay nhất là thảo mộc ngoài nhiệt năng hiện được đo lường bằng đơn vị calories có thể còn chứa chấp loại năng lượng về sức sống mà khoa học hiện tại chưa làm được cách thức dò xét. Các bạn tù của ông Tường còn cho biết thêm là mỗi đêm khuya ông thường đánh cờ một mình, tay trái đi cờ đối thủ với tay mặt. Ngoài ra chắc thế nào ông cũng viết trong đầu “tiểu thuyết ngẫm” mà tiếc thay ông đã đem theo ông ngày 26 tháng 6 năm 1980 khi ông từ giã để qua một thế giới khác. Bốn năm sau, cuối mùa đông 1984, tác phẩm cuối cùng của ông “41 Năm Làm Báo, Hồi Ký” được xuất bản ở Paris (Thực ra, tác giả Trần Ngươn Phiêu nhầm lẫn. Hồi ký “41 Năm Làm Báo” Trí Đăng xuất bản năm 1972 tại Sài Gòn).
Một người đã có nhiều kinh nghiệm, biết cách giữ gìn sức khỏe và tinh thần qua bao nhiêu năm tháng ròng rã trong các lao tù thế mà chỉ trong vòng hai tháng bị đưa đi giam ở Hàm Tân lại bị lần lần kiệt sức và chỉ được đưa về để gục chết trước thềm nhà mình là một việc lạ cần được các sử gia nghiên cứu trong tương lai. Tưởng cũng nên ghi lại là đã có một lần xe chở Hồ Hữu Tường chuyển trại đã bị tai nạn (?) dọc đường và ông đã được đưa trở về Sài Gòn chữa trị. Dưới một chế độ nắm toàn quyền sinh sát trong tay với một ngành công an có nhiều kinh nghiệm học hỏi ở Nga Sô và các kỹ thuật tinh xảo âm thầm giết người thì việc thủ tiêu một đối phương đang bị tù không có gì là khó khăn. Nhưng cũng nên hy vọng là bởi những cải tiến không ngừng của nền khoa học hiện đại nhiều âm mưu ám hại tưởng là bí mật rồi cũng có ngày bị phát giác…
Hồ Hữu Tường là một nhà văn nhà báo vào hàng tiền bối của văn chương hiện đại Việt Nam. Ông cũng là một chính trị gia khi sang Pháp du học, kết bạn với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, gia nhập Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản rồi sau lại tuyên bố từ bỏ lý thuyết Mác vì cho là biện chứng pháp không thực tế và không thích hợp với dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa ông còn là một nhà tư tưởng lớn đề ra nhiều lý thuyết về chính trị, kinh tế, triết học.
Viết về Hồ Hữu Tường, có lẽ một bài không đủ. Bởi có quá nhiều chi tiết về chân dung con người ấy. Nguyên cuộc đời của ông, đã là một đề tài lớn. Những ngày tù tội, từ khám tối của thực dân Pháp, đến khám tử hình của chế độ Ngô Đình Diệm rồi khám Chí Hòa của Cộng Sản và chết trong tù ngục đỏ. Thời gian bị cầm giữ với ông lại là những ngày để suy tư và tâm thức luôn bay bổng vượt qua những rào cản để tới những viễn kiến cho những phương trời rộng mở. Rồi ông là một học giả, một chính trị gia, một nhà văn, và cũng là người theo Cộng Sản Đệ Tứ rồi rời bỏ, đi làm cố vấn cho Bảy Viễn nên bị chế độ Ngô Đình Diệm kết án tử hình, rồi lập thuyết, tìm một “minh đạo” cho văn hóa Việt Nam. Sang thời kỳ đệ nhị của chính thể VNCH, ông trở thành dân biểu, và viết “Người Mỹ Ưu Tư”, gửi thư cho John Steinbeck, người đoạt giải Nobel văn chương và hậu thuẫn cho sự can thiệp quân sự của Hoa Kỳ vào Việt Nam.
Với tôi, tôi đã đọc truyện Hồ Hữu Tường từ khi bắt đầu vào trung học khi tìm thấy sách của ông ở những tiệm cho mướn sách. Tôi đọc truyện kiếm hiệp say mê cũng song song với đọc Hồ Hữu Tường. Tôi đọc bộ sách “Gái Nước Nam Làm Gì?” với Thu Hương, Chị Tập, cũng như đọc bộ “Ngàn Năm Một Thuở” với Phi Lạc sang Tàu, Phi Lạc bỡn Nga, Phi Lạc náo Hoa Kỳ. Những nhân vật như thằng mõ Cổ Nhuế, thằng mõ Phù Ninh… đã làm cho tôi hồi đó chỉ thấy được cái nét châm biếm, như một chuyện tiếu lâm mà không để ý đến những điều sâu xa hơn từ cách thế trào lộng. Với một đứa bé hơn mười tuổi, đọc để mà đọc nhưng đã vô tình tạo một tâm thức trong trí óc non nớt của tôi lúc ấy. Tôi đọc Thu Hương, Chị Tập, để biết những người kháng chiến chống Pháp thời đó ra sao và có một chút ngưỡng mộ với những anh thư ấy…
Nhân vật chính của bộ truyện này là hai người phụ nữ tiêu biểu cho hai thành phần trong xã hội cùng tham gia trong cuộc đấu tranh chống Pháp. Thu Hương thuộc thành phần trí thức tiểu tư sản sống ở thành thị trong khi chị Tập thuộc thành phần lao động ít học. Thu Hương là nữ sinh viên trường Y Khoa Hà Nội, đảng viên của một đảng cách mạng bí mật, là một cô gái kiên cường có bản lãnh, đã thi hành những công tác nguy hiểm như tổ chức cướp sân khấu để tuyên truyền, ám sát bọn chó săn cũng như viên chức Pháp giữa thành phố... Còn chị Tập là một người thuộc giới cùng đinh, bị cha mẹ bán lấy tiền, trải qua nhiều nỗi khổ đau, bị tù tội, đầy ải sống chung với những người cách mạng và cả những tên đầu trộm đuôi cướp. Khi được tha khỏi trại giam, chị Tập trở thành một đảng viên nòng cốt tham gia những việc như làm thổ phỉ, buôn lậu, tổ chức cướp vũ khí của quân Nhật, xây dựng căn cứ địa để đánh Pháp… Bộ truyện này có nhiều diễn tiến mạnh, tạo được những hình ảnh của những người phụ nữ, không kể lao động hay trí thức, hết mình hy sinh cho đất nước…
Còn ở bộ “Ngàn Năm Một Thuở”, với Phi Lạc Sang Tàu, Phi Lạc Náo Hoa Kỳ, Tiểu Phi Lạc Náo Sài Gòn, Diễm Hồng Xuất Giá. Tôi tìm thấy những nét trào phúng từ nhân vật Phi Lạc. Một người đậm nét của xã hội bình dân Việt Nam, dốt nát nhưng lại hay khoe khoang chữ nghĩa, rất tự cao tự đại nhưng lại xun xoe nịnh hót những người có quyền thế để thủ lợi, cũng như đầy đủ những cá tính tiểu xảo vặt. Những cá tính thời đại này không phải chỉ có riêng ở nhân vật Phi Lạc mà còn thấy nhan nhản những con người như thế ở chung quanh trong xã hội. Từ thằng mõ đến ông tiên chỉ, rồi đến các nhà bác học, những vị anh hùng,… tất cả từ đời trước đến đời sau, như trong một tấn tuồng bi hài mà ở đó sự hữu lý và vô lý như bàn tay lúc ngược lúc úp, thay đổi dễ dàng như trong một hài kịch có khi bi thảm, có lúc nực cười…
Trong Phi Lạc Sang Tàu, câu chuyện về nguồn cội của nhân vật bắt đầu cho một tấn tuồng ảo hóa. Vai chính là thằng mõ làng Phù Ninh, vô học nhưng đầy khóe lường gạt lại mồm mép giả danh là hậu duệ họ Hồ của tông tộc Hồ Thơm Nguyễn Huệ. Lại có một tên lừa bịp khác là thằng mõ làng Cổ Nhuế, muốn phá đám tên mõ làng Phù Ninh nên bán đứt cho một vị sư từ Tàu qua tên là sư Hồng Hạc. Ông này là một vị chân tu có sứ mạng là qua Việt Nam tìm đến “thảo lư” tìm kiếm một vị vạn đại quân sư như Khổng Minh đời Tam Quốc xưa để thành một thánh sư đời nay để trong mưu vọng phục quốc phản Thanh phục Minh... Những nhân vật này được xếp đặt trong những cục diện, những tình thế tròng tréo, viết theo kiểu truyện Tàu với những hồi, với những chương nối tiếp nhau. Truyện thâm ý bài xích cái tinh thần vọng ngoại và cái tập tục ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Từ chữ nghĩa, tới tên địa danh, tên nhân vật,... đều là những biểu tượng có hai nghĩa, có hàm ý mỉa mai, và ở trong những điều kiện ràng buộc với nhau như trong một bố cục liên hệ. Những câu hỏi liên tiếp nhau. Tại sao sư Hồng Hạc lại đi kiếm thánh sư ở phương Nam? Tại sao lại đến làng Phù Ninh? Tại sao lại liên lạc với mõ làng Cổ Nhuế? Tác giả đã nối các chi tiết với nhau. Sư Hồng Hạc qua Việt Nam vì sấm truyền của Minh Thái Tổ để lại và đến làng Phù Ninh bởi vì làng này là nơi sinh trưởng của công chúa Ngọc Hân thì chắc là phải có hậu duệ của Hồ Thơm Nguyễn Huệ. Và liên hệ với làng Cổ Nhuế bởi vì làng này nổi tiếng là buôn phân người nhưng đồng thời cũng là làng có nhiều nhân tài và nhiều người đỗ đạt nhất. Những chi tiết ấy trộn lẫn với nhau, rối nùi trong cái mê đồ để khiến người đọc nghĩ đến những trò đành hanh của con tạo, của những bất ngờ, những cái duyên có khi tình cờ có khi là hậu quả của những trò đùa của cuộc đời. Trong đó, cái hóm hỉnh của truyện Trạng Quỳnh, cùng cái chửi đời châm biếm của Ba Giai, Tú Xuất, làm nổi bật lên chủ đích của tác giả. Hầu như mọi giá trị đều bị đảo lộn, những câu khoác lác, những trò lừa bịp lại có ảnh hưởng rộng lớn, và bao nhiêu người tài giỏi trên đời này nhiều khi lại thua mưu kém trí những tên vô học bởi những trò tiểu xảo tầm thường. Những lý thuyết nhiều khi trống rỗng và các danh nhân nhiều khi chỉ là cái bóng mờ nhạt… Đọc tới đoạn thằng mõ, thuộc giai cấp mạt hạng trong xã hội mà lại luận đàm thuyết lý, nói chuyện tế thế an dân với những Khổng Minh, những Hồ Thích, có phải là một hài kịch được dàn dựng để trong đó gờn gợn những ý tưởng phản kháng xã hội và xét lại tất cả những gì được gọi là khuôn vàng thước ngọc của xã hội…
Lớn lên một chút, tôi đọc “Tương Lai Văn Hóa Việt Nam”, một tác phẩm mà tôi nghĩ là những suy tư khởi đầu của ông để từ văn hóa bước sang những phạm vi khác như chính trị, tôn giáo, xã hội... để thành một người lập thuyết. Hồi nhỏ thì không ảnh hưởng lắm nhưng bây giờ đọc lại, tôi thấy có những suy nghĩ tới bây giờ vẫn còn giá trị. Trước hết, đây là những tâm huyết của một người muốn nói những điều mà biết rằng sẽ có ít âm vọng nếu không nói là tiếng kêu trong sa mạc.
Tôi muốn cất tiếng mà kêu to. Kêu thật to để ai nấy cùng nghe. Tôi muốn có một giọng tha thiết. Thực tha thiết để ai nấy cùng cảm. Tôi muốn có những luận điệu đanh thép. Thực đanh thép để ai nấy cùng tin. Nghe, cảm, tin… để cùng tôi đem một cái vinh quang chưa hề có trên quả địa cầu về cho dân tộc ta, dân tộc Việt...
Câu văn biền ngẫu, ý hướng tha thiết, tác giả Hồ Hữu Tường còn muốn vạch ra một con đường văn hóa, thoát khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc và Tây phương. Theo ông:
Văn trong nghĩa căn nguyên của nó là đẹp đẽ, là hiền lành, trái với võ là hung bạo. Hóa trong nghĩa căn nguyên của nó là thay đổi. Hai chữ đó mà ghép lại thì tôi cho rằng đó là cái gì làm cho người ngày càng cao quý hơn, đẹp đẽ hơn, làm cho người (hạ tiện, xấu xa) hóa ra Người (cao quý, đẹp đẽ)...
Ông cho rằng mọi ý thức hệ chỉ có tác dụng trong một thời điểm mà thôi trong ý nghĩa tích cực của nó. Nhưng khi không còn thích hợp với cuộc sống thì nếu không bị triệt tiêu đi mà còn tồn tại sẽ thành những chướng ngại vật chống cản lại chiều hướng phát triển và ở trong một ý nghĩa tiêu cực sẽ thành một hiểm họa cho nhân loại. Như vậy, chúng ta phải xây đắp một nền văn hóa dân tộc, luôn luôn thay đổi theo chiều hướng phát triển của cuộc nhân sinh và thoát ra được sự kềm hãm và chi phối của các ý thức hệ lỗi thời. Con đường ấy, không bị chi phối bởi Đông hay Tây phương, nhưng kết nạp và thu liễm những tinh túy của người để biến thành của mình. Con đường ấy mệnh danh là con đường văn hóa, và nâng cao trình độ và vị thế của con người.
Tác giả còn cho rằng Tây phương chưa có văn hóa mà chỉ có quái hóa. Quái hóa ấy có thể tạo thành ở hình thức văn chương, nghệ thuật, triết học, khoa học... nhưng ở nội dung thì chỉ là những phương tiện để đi chinh phục.
Chính quái hóa này đã biến đổi những tư tưởng đẹp đẽ như “tự do, bình đẳng, bác ái”, thành phương tiện, thành khí giới để chinh phục. Quái hóa đã xui khoa học chế ra đại bác, chiến xa, tàu chiến, phi cơ, hơi ngạt, vi trùng, bom nguyên tử để giết người, để chinh phục kẻ yếu, để đè nén áp bức chúng ta...
Và ông kết luận:
Văn hóa làm cho con người trở nên Người. Quái hóa biến văn chương, nghệ thuật, triết học, khoa học thành phương tiện. Bởi nó không theo con đường nhân bản. Còn mượn Đạo học của Đông phương ư? Nhưng ở Đông phương chỉ có thuật tu dưỡng, chớ đã có văn hóa bao giờ?
Cái độc đáo và cũng là đầu đề tranh cãi khi ông cho rằng cả Đông lẫn Tây phương không có văn hóa. Ông tạo ra con người có khuynh hướng “mở” biết thay đổi để có một tiến trình nhân bản đến chân thiện mỹ. Văn hóa luôn ở trong trạng thái động, là một thái độ, một phong cách luôn luôn suy tưởng kiếm tìm.
Cuộc đời văn học của Hồ Hữu Tường có nhiều giai đoạn sáng tác khác nhau. Mới đầu, ông chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa Cộng Sản Mác theo khuynh hướng đệ tứ và thời gian này ông coi như là những năm tháng ô nhục của thời gian lầm đường lạc lối. Ông không để lại một chút gì dấu vết lưu lại bởi vì ông chối bỏ lối lập luận kiểu duy vật biện chứng. Sau khi từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản, ông bị Pháp bắt giam đầy đi Côn Đảo lần thứ nhất và ông suy nghĩ đến một hệ thống tư tưởng mới độc lập với các hệ tư tưởng ngoại lai như Pháp, Tàu, Nga, Mỹ,... mà ông gọi là chủ nghĩa dân tộc. Rồi tiếp theo là thời kỳ ông nghiên cứu để viết lên những suy tư mới về xã hội, kinh tế, chính trị, dân tộc. Thời kỳ này ông viết Tương Lai Văn Hóa Việt Nam. Ông có cách nghiên cứu tìm tòi của một học giả và sự luôn luôn khao khát với cái mới đã thúc đẩy ông trong việc thiết lập một hệ tư tưởng riêng biệt của dân tộc.
Sau khi bị chế độ Ngô Đình Diệm kết án tử hình và đầy đi Côn Đảo lần thứ ba, ông viết rất nhiều và sau này in lại như Kế Thế, Hồn Bướm Mơ Hoa, Thuốc Trường Sanh, Trầm Tư của Một Tên Tội Tử Hình…
Sau năm 1963, ông tiếp tục sáng tác với những tiểu thuyết như Chuyện Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp, Thằng Thuộc Con Nhà Nông,...và Hồi Ký 41 Năm Làm Báo.
Có một tác phẩm khá đặc biệt là Người Mỹ Ưu Tư, một cuốn sách được in với ấn bản viết bằng tay của tác giả. Mới đầu được in hàng ngày trên nhật báo Sống và sau có một phong trào xin chữ ký giới thiệu để đề cử vào giải Nobel văn chương. Theo bác sĩ Trần Ngươn Phiêu là người khởi xướng công việc này thì đã có tới hơn mười ngàn chữ ký để đề cử. Ông viết về một đề tài lúc đó tới giờ hơn bốn chục năm mà vẫn còn chất sống động của thời thế. Vấn đề con lai mà về sau này chính quyền Mỹ đã phải giải quyết để có hàng chục ngàn con lai được định cư ở Hoa Kỳ nơi quê nội của họ.
Trong 5 bức thư gửi cho John Steinbeck, giải Nobel văn chương, coi như lời nói đầu của bộ truyện, Hồ Hữu Tường đã viết:
Ở xứ tôi những nhà văn không tên tuổi thường dùng một cái thuật để tiến thân như sau đây hễ thấy một áng văn chương được nhiều người hoan nghinh thì họ bèn viết nối theo áng văn chương nọ, với đầy đủ những nhân vật của áng nọ, và nếu cần thì có những con, những cháu thêm vào. Thuật ấy gọi là cái thuật viết “hậu”. Trên văn đàn quốc tế tôi không có tên tuổi. Tôi bèn dùng cái thuật viết “hậu” ấy mà tháp tác phẩm của tôi vào tiểu thuyết của Graham Greene, mà gá thân một chút xíu gì của những vấn đề của tôi, nhưng vẫn để cho độc giả nào đã đọc The Quiet American cũng bị cám dỗ bởi cái nhan đề “hậu” The Unquiet American.
Tuy nhiên nhân vật chánh của sáng tác của tôi phải là Pyle, phải là Phượng (hay phải là con của họ nếu cần), phải là tất cả những nhân vật đã sống trong tiểu thuyết của Graham Greene. Có gì hay bằng điển hình một nhân vật Amerasian bằng một đứa con chung của Pyle và Phượng? Đứa con ấy, tôi đặt tên cho là Loan, một đứa con gái năm ấy được mười lăm tuổi!
Với cách nói và diễn tả của Hồ Hữu Tường, lòng vòng, thường xử dụng ngôn ngữ gián tiếp, những câu chuyện kể trở thành những chuyện ngụ ngôn nhiều ẩn ý. Ông mượn những chuyện đời xưa tới đời nay, từ chuyện dương gian đến chuyện âm phủ, để thành những nối tiếp của những suy tư nhiều khi không liên hệ với nhau nhưng lại là những gợi ý để khơi mở sang những ẩn dụ, những hình tượng khác...
Ông viết cho Steinbeck:
Người phương Tây của ông ít khi bận rộn về những suy tư, tôi không dám nói là siêu hình mà tôi xin nói là “ngoại hình” như vậy. Người Việt chúng tôi, mấy nghìn năm trước ở vào vùng ảnh hưởng của Ấn Độ trước khi bị ảnh hưởng của Trung Hoa từ miền Bắc tràn xuống. Nên chi tâm tư của chúng tôi ngày nay không ít thì nhiều phảng phất những nét ngoại hình như vậy. Mà những nét ấy coi chẳng ra sao lại cứ ám ảnh chúng tôi mãi…
Pyle chỉ là một oan hồn phiêu bạt, làm sao mà sống được một đoạn lịch sử vô cùng sôi động của đất nước chúng tôi. Để rồi chứng kiến sự nổi loạn của Phượng và Loan và để bưng chén mật tương thân mà uống khi chứng kiến Loan xuống tóc mà làm một ni cô, một ni cô mang một bào thai Amerasian mà chính nàng cũng là một Amerasian nữa.
Thế giới ngày nay là một thế giới “bốn biển một nhà, năm châu một chợ”. Sự lai chủng tộc là một sự hiển nhiên, không sao tránh được. Cũng như rất hiển nhiên là chúng ta đang sống trong thời nguyên tử.
Tinh lưc nguyên tử mà ta cho nổ thì nó tàn sát biết bao nhiêu người? Tinh lực nguyên tử mà ta áp dụng để phụng sự hòa bình thì kết quả tốt đẹp là bao? Sự lai chủng tộc mà ta cho nổ thì nó gây ra bao nhiêu rắc rối cho nhân loại? Sự lai chủng tộc đã cho nổ rồi mà ta lại thêm nuôi các đương sự bằng những “chùm nho uất hận” thì ta có thể đo lường nổi sự tai hại của nó chăng?...
Tôi nói rằng Pyle là người Hoa Kỳ ưu tư. Mà chính tôi cũng là người ưu tư. Và tôi muốn rằng sự ưu tư của tôi được truyền nhiễm đến ông, đến tất cả những người Hoa Kỳ là “bên nội“ của đám Amerasian này. Vấn đề Amerasian là một vấn đề quốc tế của thời “bốn biển một nhà, năm châu một chợ”. Tôi cảm thấy rằng đem những “chùm nho uất hận” mà giải quyết vấn đề này chỉ đem thêm hận thù mà chồng chất lên bất công. Vì lẽ đó mà tôi kính tặng loạt thơ thay lời tựa này cho tác giả của “Chùm Nho Uất Hận”.
Tiểu thuyết “Người Mỹ Ưu Tư” quả là “hậu” The Quiet American, tiểu thuyết của Graham Greene, cũng với những nhân vật ấy. Và, Fowler, nhân vật ký giả người Anh lại đóng vai người kể truyện. Thêm một nhân vật, là Loan, đứa con lai của Pyle (người Mỹ bị giết chết trong The Quiet American) và Phượng. Câu chuyện bắt đầu như một truyện ma quái. Fowler gặp hồn ma của Vigot, một viên chức mật thám Pháp lai để được dẫn đến một cái cốc hoang vắng gặp một hồn ma thông thái đã đậu bằng tiến sĩ văn chương ở Pháp với một luận án về Pascal. Và sau cuộc gặp gỡ này Fowler ngủ li bì một giấc đúng 15 ngày mới tỉnh dậy. Dù là cơn mê gặp gỡ những người âm nhưng anh vẫn còn giữ được hộp trà có bốn hình tiên nữ với 4 câu thơ chữ Hán bắt đầu bằng bốn tiết: Thanh minh, Tiểu thử, Hàn lộ, Tiểu hàn. Sự việc quái dị ấy và những câu chuyện luận đàm thế sự, triết lý cuộc sống đã gieo vào đầu óc chai sạn của Fowler những ý nghĩ siêu hình của phương Đông. Còn Vigot, thì bị chết đuối ở Vũng Tàu, chỉ 5 phút sau khi từ trần đã dẫn Fowler đến cái cốc hoang vắng như đã kể ở trên. Một sự kiện quái dị khác là khi Vigot sống lại thì bị linh hồn Pyle nhập vào. Thành ra Pyle là Vigot và ngược lại Vigot là Pyle, một mà hai, hai mà một. Pyle và Loan, thành một cặp vợ chồng và sống ở Việt Nam, trôi nổi theo thời sự thăng trầm đầy biến cố ở đây. Pyle thực ra là cha ruột của Loan, một mối tình loạn luân kỳ lạ vì Phượng dù nhận lời làm vợ Fowler nhưng lại có con với Pyle. Và, tác giả kết cuộc: Loan cắt tóc coi như đi tu nhưng trong bụng lại mang giọt máu của Pyle.
Tiểu thuyết của Hồ Hữu Tường rất đặc biệt kiểu... Hồ Hữu Tường. Luôn luôn trong cốt truyện hoặc trong những câu đối thoại ông cố tình mang vào những kiến thức để tạo ra những gợi ý khác nhiều khi không ăn nhập gì đến diễn tiến câu chuyện. Nếu dùng luận lý thông thường thì tiểu thuyết của ông có nhiều điều vô lý không tưởng, nhưng, đi sâu hơn một chút, thấy được sự độc đáo và cái cảm giác khi đọc là sẽ nhiều bỡ ngỡ với lối kết cấu bừa bộn những suy tưởng và bị dẫn đi trên những con đường mà trong vô lý thấy sự hữu lý...
Trong bài phỏng vấn của Nguyễn Ngu Ý, Hồ Hữu Tường đã nhận xét về tác phẩm của mình như sau:
Tác phẩm mà tôi mong được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh… và xuất bản ở Âu Mỹ để làm bức thư cảm ơn chung cho những ai ở ngoại quốc và ở trong nước đã ký tên để xin ân xá cho tôi. Là bộ “Thuốc Trường Sanh”. Tôi viết nó ở tù Côn Đảo, tháng Tư và tháng Năm. Đó là một quyển khảo cứu về triết học trình bày dưới hình thức tiểu thuyết có tính thời đại. Nó khảo cứu về thuyết nhân quả, về hành động, về đức tin. Các nhà văn Âu Châu tả sự cô đơn của cá nhân, trong Thuốc Trường Sanh tôi tả sự cô đơn của tập thể, sự cô đơn của nhóm Tuyết Lê, trong thế giới hai phe đang chống đối nhau kịch liệt bằng máu lửa, mà không theo một bên nào được, nên đuổi theo mộng “lấp cái hố của đấu tranh, của hận thù”. Và nhân vật chánh của tiểu thuyết tượng trưng này, tôi dành cho loài cọp, mà tôi thấy hơn loài người, cọp giết người vì bản tính tự nhiên còn người giết người lắm khi vì một cớ không đâu…
Hồ Hữu Tường cũng tự nhận xét về tác phẩm “Thằng Thuộc Con Nhà Nông”:
Tôi viết tự truyện “Thằng Thuộc Con Nhà Nông” là để tôi tìm hiểu lại tôi, cái tôi thật ẩn náu tận đáy lòng, ở trong tiềm thức sau này tô lên một lớp sơn dày. Mà “Thằng Thuộc Con Nhà Nông” là quyển đầu của bộ “Một Kinh Nghiệm Sống”. Quyển kế sẽ là “Căm Hờn”, tả nỗi lòng của tôi tự kỷ ý thức được thân phận của mình, thân phận của một con nhà nông nghèo bị đè đầu, bị hiếp đáp, bóc lột, phải phục thù, tôi chụp lấy cái khí giới Mác Lê. Quyển ba là “Mê Ly Đồ” người tín đồ cuồng tín của chủ nghĩa Mác Lê là tôi đã hành động, rồi băn khoăn để tỉnh ngộ ra sao, đó là đại ý quyển này…
Và, có khi như tự trách mình khi làm việc ôm đồm và thường xuyên bỏ dở nhiều công việc:
- Nhiều anh em – trong đó có anh – trách nhẹ tôi hay bỏ mứa trong công việc viết... Bỏ dở dang những công trình đã khởi sự. Như dịch Tam Quốc Chí, thì dịch có quyển đầu. Viết Lịch Sử Văn Chương Việt Nam thì chỉ cho ra quyển một. Có biết đâu, viết, viết văn cũng như viết báo, đối với tôi là việc nhỏ, việc phụ.
- Thế việc lớn, việc chánh của anh là…
- Là Sống. Khi mà cái tiểu tiết là viết, là gì gì khác mà không hợp với đại thể là tôi gạt qua bên...
Thực ra khó mà định hình được chân dung Hồ Hữu Tường. Ông là một chính trị gia thất bại, ở tù nhiều lần, và coi thời gian ở tù như thời gian để chiêm nghiệm để suy tư. Và cuối cùng ông chấm dứt cuộc sống ở tù ngục Cộng Sản. Đọc những trang sách của ông, cái phong cách độc đáo, không giống bất cứ một tác giả nào khác và đôi khi cũng khác với cả những điều ông viết từ trước. Tôi không được đọc hết các tác phẩm của ông, nhưng, tôi vẫn có cảm giác rằng ông là một người luôn đi kiếm tìm một con đường để thực sự Sống, không phải cho riêng ông mà cho cả dân tộc Việt Nam nữa.