Một thanh niên 19 tuổi ở Mỹ lập trình điện toán dùng kỹ thuật Artificial Intelligence (óc thông minh nhân tạo – AI) và dữ kiện từ các họa phẩm đã giúp một nhóm bên Pháp tạo ra bức tranh được bán đấu giá lần đầu tiên trên thế giới, với giá 432,500 Mỹ kim hôm 25/10.
Bức họa Chân Dung Edmond Belamy không phải là tác phẩm do một người tạo nên mà là thành phẩm của AI, qua một phương trình đại số do Obvious, một nhóm ở Paris gồm Hugo Caselles-Dupré, Pierre Fautrel và Gauthier Vernier, sáng tạo. Robbie Barrat ở tiểu bang West Virginia, từ năm 17 tuổi, đã viết phương trình đầu tiên và đưa lên GitHub, để mọi người trên thế giới sử dụng tạo ra tương tác giữa nghệ thuật và kỹ thuật.
Bức Edmond Belamy nằm trong loạt tranh về các nhân vật tưởng tượng thuộc gia đình Belamy. Ban đầu, nhà đấu giá Christie’s ở New York dự trù khoảng 10,000 Mỹ kim trị giá, nhưng đến lúc đóng sổ vào sáng Thứ Năm đã lên tới trên 400 ngàn, một mức giá kỷ lục cho một tấm tranh không theo nghĩa hội họa thuần túy. Phải chăng đây là tương lai của sáng tạo trong nghệ thuật?
Bức Edmond Belamy nằm trong loạt tranh về các nhân vật tưởng tượng thuộc gia đình Belamy. Ban đầu, nhà đấu giá Christie’s ở New York dự trù khoảng 10,000 Mỹ kim trị giá, nhưng đến lúc đóng sổ vào sáng Thứ Năm đã lên tới trên 400 ngàn, một mức giá kỷ lục cho một tấm tranh không theo nghĩa hội họa thuần túy. Phải chăng đây là tương lai của sáng tạo trong nghệ thuật?