Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Xuất bản sách ở trong nước có bị kiểm duyệt không? Câu trả lời sẽ tùy theo người trả lời. Phần đông ý kiến cho rằng một chế độ độc tài như ở trong nước hiện nay thì làm sao không kiểm duyệt được. Nhưng, có một số nhà văn trong nước “tán tụng” hệ thống siêu kiểm duyệt trong nước và cho rằng đó là một phương cách cần có để bảo vệ chế độ.
Xuất bản sách ở trong nước có bị kiểm duyệt không? Câu trả lời sẽ tùy theo người trả lời. Phần đông ý kiến cho rằng một chế độ độc tài như ở trong nước hiện nay thì làm sao không kiểm duyệt được. Nhưng, có một số nhà văn trong nước “tán tụng” hệ thống siêu kiểm duyệt trong nước và cho rằng đó là một phương cách cần có để bảo vệ chế độ.
Thậm chí có những nhà văn sống ở hải ngoại cũng đã “tô hồng chuốc lục” cho hệ thống kiểm soát toàn trị này như Ðặng Tiến đã viết về sự biên tập hay kiểm duyệt cuốn sách Thơ Ðến Từ Ðâu của Nguyễn Ðức Tùng:
Từ đó nảy ra vấn nạn biên tập hay kiểm duyệt đã gây ra tranh cãi. Cũng vì vậy mà việc làm của nhà xuất bản Lao Ðộng về mặt lý thuyết đã tham dự vào cuộc đổi mới văn học; trong thực tế tạo được cuộc giao lưu rộng rãi giữa 25 nhà thơ độc lập, là một việc làm dũng cảm đáng đề cao...
Nhưng việc làm “dũng cảm đáng đề cao” ấy theo nhà phê bình Ðặng Tiến có phải là sự thực không? Có rất nhiều thi sĩ đã được phỏng vấn trong Thơ Từ Ðâu Ðến phản bác rằng cái nạn kiểm duyệt hay biên tập vẫn còn là cái gông xiềng chưa bỏ được dù nhà xuất bản Lao Ðộng đã được ông Ðặng Tiến đề cao như thế. Như Ðỗ Kh, Lý Ðợi, Nguyễn Viện, Thận Nhiên, Dương Tường, Nam Dao,... đã cho rằng có nhiều sự cắt bỏ, sửa chữa nguyên bản, có khi có sự đồng ý của tác giả có khi không. Thậm chí nhà thơ Thận Nhiên lại tiết lộ rằng có trường hợp câu văn của ông bị sửa chữa thành ra bài văn tạo những ý nghĩ đối nghịch và phản bác lại ý tưởng của tác giả.
Có những nhà vă trong nước “phê phán” hệ thống kiểm duyệt một cách thẳng thắn và can đảm. Có khi họ là nạn nhân của sự kiểm duyệt ấy: Dương Thu Hương, Võ Thị Hảo, Bùi Ngọc Tấn, Hoàng Minh Tường…
Gần đây nhất, đầu năm 2014, nhà văn Hoàng Minh Tường đã làm dư luận chú ý khi lên tiếng về sự cấm đoán không cho in tác phẩm Nguyên Khí của mình. Trong cuộc nói chuyện với nhà thơ Hoàng Hưng, tác giả Nguyên Khí đã nói về trường hợp bị kiểm duyệt thô bạo mà ông ví như bị “lèn” thật đau đớn lên tác phẩm mà ông coi như một phần của tâm thức và đời sống ông:
Hoàng Minh Tường: Thời của chúng ta đang sống bây giờ là mảnh đất màu mỡ cho các nhà tiểu thuyết đương đại. Nhưng sẽ chẳng có nhà văn nào thành công nếu không tự bẻ cong ngòi bút của mình đi, tự đẽo gọt những trang văn cho tròn trĩnh, nhợt nhạt. Vì thế tôi phải chọn đề tài lịch sử, trốn vào lich sử may ra mới an toàn.
Hoàng Hưng: Vậy mà ông có an toàn đâu. Nghe nói Cục Xuất Bản Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã cấm xuất bản tiểu thuyết Nguyên Khí của ông? Lý do gì nhỉ? Chỉ vì ông đã gửi bản thảo đến mấy nhà xuất bản và bị từ chối? Chỉ vì nhà xuất bản Tri Thức không có chức năng in tiểu thuyết?
Hoàng Minh Tường: Những lý do kỳ quặc phải không? Các nhà xuất bản có thể từ chối in một cuốn sách là chuyện bình thường. Có thể có một bản thảo bị 9 nhà xuất bản từ chối nhưng đến nhà xuất bản thứ 10 thì lại được vồ vập chào đón thì sao? Tuyệt tác Lolita của Nabokov đã từng bị tất cả các nhà xuất bản ở cựu lục địa từ chối đấy thôi. Lý do thứ nhất là vớ vẩn. Lý do thứ hai nếu NXB Tri Thức không có chức năng in tiểu thuyết thì các vị có cho tôi in ở các nhà xuất bản có chức năng in tiểu thuyết ví dụ NXB Văn Học, NXB Hội Nhà Văn… không? Câu trả lời dứt khoát là Không. Các vị nại lý do có vẻ dân chủ. Thực chất là các vị muốn bóp chết một tác phẩm khi còn chưa ra đời. Vậy đó. Rất buồn là mấy chục năm nay giới sáng tác chúng ta bị vây bủa bởi một hệ thống xuất bản không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tôi bỗng nhớ lại câu chuyện đúng ba mươi năm của ông…
Hoàng Hưng: Về tập thơ “Về Kinh Bắc” của nhà thơ Hoàng Cầm và chuyện Hoàng Cầm và tôi bị vào tù bởi tập thơ ấy?
Hoàng Minh Tường: Ông có đọc tiểu thuyết Thời Của Thánh Thần của tôi không? Ông có ấn tượng gì về nhà thơ Nguyễn Kỳ Vĩ trong tác phẩm?
Hoàng Hưng: Hình như ông muốn muợn câu chuyện tôi bị bắt vào Hỏa Lò để viết về một đoạn đời của Nguyễn Kỳ Vĩ?
Hoàng Minh Tường: Trường hợp các trí thức bị bắt oan như Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Cung, Hoàng Hưng, Bùi Ngọc Tấn, Vũ Thư Hiên,… hồi ấy nhiều lắm. Từng người đều có bóng dáng nhân vật Nguyễn Kỳ Vĩ của tôi. Vậy mà người ta bảo Thời Của Thánh Thần là cuốn sách đen, bôi nhọ chế độ. Nhiều cuộc hội thảo, lớp tập huấn ở các hệ thống trường Ðảng đều nêu Thời Của Thánh Thần như một cuốn sách bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thời Của Thánh Thần là một tiểu thuyết gồm 2 phần: Cơn Gió Bụi và Cuộc Bể Dâu, gói ghém trong 29 chương sách kể về chuyện một gia đình nông dân nhưng có truyền thống khoa bảng ở một làng quê ở cùng châu thổ ven con sông Hồng Hà. Trong suốt hơn nửa thế kỷ, họ phải trải qua những cuộc biến động ghê gớm mà ở đó nhân tính của con người đã bị thử thách đến mức không tưởng tượng được. Sự thực của đời thường đã được tổng hợp để thành một hư cấu mà người đọc khó phân biệt. Nhân vật của Thời Của Thánh Thần có khi tuy chỉ là một nhưng là hòa hợp của nhiều chân dung, nhiều cuộc đời khác nhau. Từ những góc cạnh, sự quan sát và nhận xét toàn diện hơn và nhân bản hơn nên lột tả được những mẫu nhân vật khác thường trong một thời đại đặc biệt.
Ba người con ruột của Lý Phúc như ba ngã rẽ của một dòng sông và thời thế đã trôi đi theo những hướng đời khác nhau. Con cả Nguyễn Kỳ Khôi, sau được đổi tên là Chiến Thắng Lợi, trở thành lãnh đạo tuyên huấn của Ðảng và tượng trưng cho lớp quan cán bộ với tất cả những đặc tính nha lại của nó. Nhưng khi đã bị mất chức, thì lại có một chút nghĩ lại và tìm về sự đùm bọc của gia tộc. Vì tham muốn quyền lực, mà Khôi đã hy sinh tất cả từ tình cha con, tình anh em, tình chồng vợ, tình gia tộc, sống giả dạng để mong tồn tại chức quyền. Về sau, khi bị thất sủng, mới hiểu được sự thực mình cũng chỉ là một con tốt được đấm qua sông và chỉ có một đường tiến chứ không có lối lui.
Người con thứ hai, nhà thơ Nguyễn Kỳ Vĩ, mang nhiều biểu tượng của các nhà văn của Nhân Văn Giai Phẩm, có tài văn chương nhưng vì thẳng tính và có nhiều nghệ sĩ tính nên đi chệch đường lối của Ðảng và bị trù úm hành hạ đến nỗi bất đắc chí thành người trầm cảm sống dở tỉnh dở điên.
Người con thứ ba, Nguyễn Kỳ Vọng, di cư vào Nam học hành trở thành một kỹ sư có năng lực nhưng khi Cộng Sản vào chiếm miền Nam tuy không bị cải tạo nhưng cũng bị nghi ngờ theo dõi và phải vượt biên tị nạn. Sau trở thành một Việt Kiều yêu nước và trở về để mua lại dương cơ họ Nguyễn Kỳ và chấn hưng lại.
Còn đứa con nuôi, Nguyễn Kỳ Cục, vừa là một chính diện vừa là một phản diện. Lúc ở cực độ xấu, bị xúi giục và khống chế để làm chuyện đê hèn nhưng về sau lại là một người biết điều để làm những công việc coi như chuộc lại lỗi lầm thời trước. Trước sau, anh này cũng chỉ là nạn nhân của một chính sách một chế độ đã ngự trị trên đất nước hơn nửa thế kỷ qua.
Những nhân vật ấy trong cuồng loạn của thời thế, gánh chịu những bất toàn của cuộc sống nhưng kết cuộc lại là “happy ending” với những cuộc đoàn viên, người xấu thành người tốt. Viết như thế thì hình như rất đúng với đường lối của Ðảng, có phải? Nào hòa giải hòa hợp, Việt kiều yêu nước Nguyễn Kỳ Vọng trở về xây đắp quê hương! Rồi những tên phản động ra nước ngoài như Chuẩn Tướng Trương Phiên thì ăn năn hối lỗi khóc lóc vì những tội ác gây ra! Rồi tội ác Mỹ Ngụy, bảy chiến sĩ cách mạng suýt bị chôn sống cho máy ủi bừa đầu nhô lên khỏi mặt đất! Nếu người đọc có bực mình vì những dòng chữ ấy thì có nên hiểu rằng đó là một cách thế đánh rồi lại vuốt, một thủ thuật để cho tác phẩm có thể ra đời?
Nhưng Thời Của Thánh Thần cũng có nhiều điểm tiêu cực chống phá chế độ theo như các quan văn nghệ tuyên huấn thẩm định. Nào bôi bác chế độ, mang những bất toàn ra để bêu xấu. Nào mang những bi thảm của một dòng họ để phóng chiếu thành tiêu biểu cho một xã hội không giống ai, một hà khắc quá mức, một áp chế văn học đến mức phi văn học. Ðã thế, những nhân vật phản diện còn hao hao giống ở đời thường, như Tư Vuông có phải ám chỉ Tố Hữu, hay Nguyễn Kỳ Khôi tức Chiến Thắng Lợi ám chỉ đến những quan tuyên huấn như Nguyễn Ðình Thi, như Chế Lan Viên,... sống giả dối và luôn bon chen vì danh lợi. Hay Nguyễn Kỳ Vĩ có phải là tổng hợp của những khuôn dáng Nhân Văn Giai Phẩm là nạn nhân của chế độ hiện tại với một chút Trần Dần, một chút Hoàng Cầm,...
Hoàng Hưng hỏi về tiểu thuyết Nguyên Khí vừa bị cấm xuất bản:
Hoàng Hưng: Còn bây giờ Nguyên Khí có phải là một cuốn sách đen không?
Hoàng Minh Tường: Tôi cũng không biết nữa. Với hai lý do mà Cục Xuất Bản Bộ Thông Tin và Truyền Thông gán cho thì không biết chừng họ còn xếp Nguyên Khí trên cả sách đen. Họ không đủ kiên nhẫn chờ cho Nguyên Khí xuất bản rồi mới thổi còi như lâu nay họ vẫn làm mà họ xục xuống tận nhà xuất bản, bắt đem nộp bản thảo để kiểm duyệt. Tôi vẫn nhớ mồ ma nhà văn Trần Hoài Dương. Một đêm kia, ông choàng tỉnh dậy mồ hôi vả ra như tắm. Ông vừa mơ một giấc mơ khủng khiếp rằng cách mạng thành công từ năm 1930 chứ không phải 1945, nếu quả như vậy thì Thơ Mới, Tự Lực Văn Ðoàn, Mỹ Thuật Ðông Dương… đã bị bóp chết từ trong trứng chứ làm gì được tồn tại để bây giờ chúng ta tự hào có những sản phẩm tinh thần vô giá. Và may thay thời ấy nhờ bọn thực dân không kiểm duyệt kỹ như bây giờ mà những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân,... mới còn để lại được Số Ðỏ, Chí Phèo, Tắt Ðèn, Bước Ðường Cùng, Bỉ Vỏ, Vang Bóng Một Thời.
Hoàng Hưng: Quả là một giấc mơ khủng khiếp.
Hoàng Minh Tường: Vâng. Tận diệt văn hóa là một tội ác khủng khiếp. Triệt tiêu động lực sáng tạo của người viết, bóp chết tác phẩm khi còn đang trứng nước là vi phạm nhân quyền. Một nền văn học chỉ dung dưỡng những tác phẩm tung ra một nền xuất bản lúc nào cũng khuyến cáo các nhà văn hãy tự kiểm duyệt các tác phẩm của mình ngay từ khi ngồi trước trang viết thì còn gì là văn chương…
Nguyên Khí là tác phẩm thứ ba của nhà văn Hoàng Minh Tường bị làm khó dễ trong việc xuất bản. Lần thứ nhất là cuốn “Thủy Hỏa Ðạo Tặc” viết xong năm 1982 nhưng bị “ngâm tôm” trong ngăn kéo các nhà xuất bản hơn 15 năm mãi đến khi có phong trào đổi mới văn học mới được cho in năm 1986 thì năm sau tiểu thuyết này đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà Văn. Năm 2008, ông xuất bản tiểi thuyết “Thời Của Thánh Thần” và khi ra mắt đã gây ra nhiều dư luận, nhiều tiếng vang trong văn giới. Sau đó bị cấm lưu hành, bị đầu nậu in chui gây thua lỗ cho nhà xuất bản và tác giả.
Nguyên Khí là tác phẩm khảo luận lịch sử, mà cũng có thể gọi là tiểu thuyết dã sử, viết theo khuynh hướng hậu hiện đại, luận về trí thức và quyền lực, kẻ sĩ và chế độ toàn trị một thời. Tác phẩm viết về những sự kiện xảy ra quanh vụ án Lệ Chi Viên dẫn tới cuộc đại thảm sát hai công thần triều Lê là quan Thừa Chỉ Hành Khiển Nguyễn Trãi và quan Lễ Nghi Học Sỹ Nguyễn Thị Lộ. Câu chuyện chỉ diễn ra trong 27 ngày từ ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), là ngày Tiệp Dư Ngô Thị Ngọc Dao sinh hạ hoàng tử Lê Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này) đến ngày 16 tháng 8 cùng năm, ngày quan Thừa Chỉ Hành Khiển Nguyễn Trãi và Lễ Nghi Học Sỹ Nguyễn Thị Lộ bị xử trảm và tru di tam tộc. Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng xảy ra bao nhiêu sự kiện lịch sử trong đó dồn chứa những tấn thảm kịch, bao nhiêu tính mạng bị oan khuất, bao nhiêu những thủ đoạn mưu mô gian hiểm.
Công An Văn Hóa muốn ngăn chặn một tác phẩm mà họ cho là văn chương ám chỉ, như hai tác phẩm trước của Hoàng Minh Tường. Viết về những người bị oan khuất trong bối cảnh của một chế độ phong kiến độc tài như thời Lê Sơ chắc làm người đọc liên tưởng tới chế độ hiện tại với những trò đấu đá tranh dành quyền lực và những vụ án mà người xử tội có khi chính là kẻ chủ mưu tội ác.
Nhà văn Hoàng Minh Tường trong cuộc phỏng vấn của phóng viên đài RFI đã tâm sự:
Một trong những vấn đề tôi trăn trở là tôi muốn viết một cuốn sách về giới trí thức. Tôi đã suy ngẫm rất nhiều về câu chuyện của hai cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ và cái chết thảm khốc của hai nhân vật mà tôi nghĩ là vĩ đại trong lịch sử. Lâu nay rất nhiều người đã viết về chủ đề này nhưng tôi nghĩ rằng chưa giải mã được câu chuyện lịch sử này một cách thấu đáo. Một trong những điều mà cụ Nguyễn Trãi làm mà lâu nay các nhà sử học và các nhà xã hội học chưa phát hiện ra mà cũng chưa khẳng định. Ðó là cái vai trò của cụ Nguyễn Trãi trong việc chấn hưng triều Lê, nhất là thời của Lê Thái Tông. Nguyễn Trãi là tác giả của bộ luật lớn nhất từ trước đến nay: bộ Luật Hồng Ðức.
Bộ luật Hồng Ðức đến thời Lê Thánh Tông mới công bố, năm 1464, nhưng khi vua Lê Thánh Tông minh oan Nguyễn Trãi thì bộ luật đó đã hoàn thành. Tôi có liên hệ với ngày nay. Bây giờ là thời kỳ “trị nước”, thời kỳ rất cần đến chất xám, cần đến trí thức, cần đến sự phản biện của trí thức…
Trả lời tại sao lại đặt tên với nhan đề Nguyên Khí, ông nói:
Có một câu nói của cụ Thân Nhân Trung (1409-1499) tiến sĩ và đồng thời là Phó Súy của Tao Ðàn thời Lê Thánh Tông. Cụ có viết một câu hiện vẫn còn trong Quốc Tử Giám: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” khi cụ viết về vai trò của trí thức, của kẻ sĩ mọi thời thì có viết câu trên trong phần mở đầu văn bia tiến sĩ năm Nhâm Tuất (1442). Từ xưa tới nay, trí thức là một tầng lớp, một giai tầng rất nhỏ, nếu dân trí là một hình tháp nhọn. Trí thức ở đây không chỉ là những người làm văn chương, giáo viên, giáo chức mà trí thức là tinh hoa, tinh túy của nhân loại. Tinh túy ấy có cả ở nông thôn, hang cùng ngõ hẻm. Nếu một quốc gia biết xử dụng tất cả những nguyên khí đó, những tài năng hoặc lộ diện hoặc không lộ diện thì sẽ giúp rất nhiều cho công việc xây dựng đất nước… giống như thời Trần với hội nghị Diên Hồng. Thời nào nguyên khí cũng rất quan trọng huống chi ở Việt Nam hiện nay, sau khi đã thống nhất đất nước, nguyên khí phải được tích tụ, trí thức phải được trọng dụng. Tôi muốn dùng hình ảnh đấy để nói về thời cụ Nguyễn Trãi. Khi cái phần nguyên khí, cái tinh hoa nhất bị chính quyền tiêu diệt, thì cả một thời sau đó, đất nước bị kiệt quệ hơn nhiều… Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư nói thời kỳ này trộm cắp như rươi, trí thức bị khinh bỉ.
Dùng chữ Nguyên Khí khi để đặt tên cuốn sách tôi muốn nói đến vai trò của tài năng, vai trò của hiền tài trong cuộc kiến quốc ở mọi thời đại.
Câu hỏi của RFI: Một số người quan tâm đến triết học cổ trung đại có nhận xét rằng nguyên khí là một khái niệm của một học thuyết Tân Nho Giáo thời trung đại, mang màu sắc Ðạo Gia được dùng làm ngọn cờ nhằm quy tụ một lớp trí thức cận thần phục vụ cho nền quân chủ Khổng Giáo trước đây? Và nhà văn Hoàng Minh Tường trả lời:
Tôi không nghĩ nguyên khí để chỉ giới cận thần mà tôi nghĩ nguyên khí là trí thức. Tức là khí thiêng của sông núi, của đất nước. Bởi khí thiêng thì tập họp ở giới trí thức. Giới trí thức thì bao giờ cũng là nguyên khí quốc gia. Ngay cả cái thời của cụ Thân Nhân Trung cũng nói về cái đó, cũng giải mã cái đó… Nếu thời đại không có nguyên khí, không có giới trí thức, không có những giới tính nhanh nhẹn nhất, tinh hoa nhất của dân tộc, thì đó là cái thời mạt vận. Nguyên khí luôn luôn là ánh sáng của dân tộc. Như cái râu của con ốc sên, là cái dẫn đường. Nó có một sự tinh nhạy vô cùng...
Trả lời câu hỏi: Một cuốn tiểu thuyết hiểu theo nghĩa thông thường là có hư cấu - Nếu các nhà sử học đọc cuốn Nguyên Khí thì họ sẽ nhận định thế nào: đâu là phần lịch sử đâu là phần hư cấu?
Vâng, tôi cũng muốn nhân cuốn sách này ra đời, tôi sẽ được tranh luận với các nhà sử học. Cái thời này các nhà sử học tập trung nghiên cứu rất nhiều. Chính sử thì đã nghiên cứu hết rồi. Chủ yếu là “Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư” của Ngô Sĩ Liên rồi “Thông Sử” của Lê Quý Ðôn… Rồi một số các dã sử khác. Gần đây có một số tư liệu, nhất là các gia phả của một số đông họ Lê, họ Ðinh, họ Nguyễn… Tất nhiên gia phả có nhiều điều đáng tin cậy nhưng trong gia phả cũng có nhiều chi tiết mang tính dã sử. Các nhà sử học không có quyền được hư cấu các sự kiện, các biến cố, các thời đại lịch sử, nhưng nhà văn từ những diễn biến lịch sử thì có quyền ráp nối lại và đưa ra những kiến giải. Ðể mà giải thích lịch sử một cách lô-gích. Tôi nghĩ nhà văn không có quyền hư cấu ngoài ( trái với?) các tư liệu lịch sử.
Trong cuốn sách này, đối với tất cả nhân vật lịch sử có tên thì tôi đều hết sức tôn trọng các sự kiện. Nhưng mà tôi không tôn trọng một cách mù quáng, không tôn trọng bằng cách thừa nhận mặc nhiên. Tôi nghiên cứu ngay cả đoạn Ngô Sĩ Liên viết về cụ Nguyễn Trãi, về cái chết của cụ và nhận định về Nguyễn Thị Lộ. Tôi nghĩ rằng chính Ngô Sĩ Liên là người không dám công tâm, không dám nhìn nhận về lịch sử mà viết ra những điều đó.
Chính đó là điều mà lâu nay các nhà sử học bị đánh lừa trong các nhận định của Ngô Sĩ Liên về Nguyễn Thị Lộ mà vua bị chết. Thì chính điều này bây giờ tôi phản bác lại.
Tôi cho rằng Ngô Sĩ Liên là một nhà sử học vĩ đại nhưng ông cũng có những sai lầm. Có những phần ông viết hoàn toàn không đúng.
Nguyên Khí đề cập đến người xưa thì cũng viết về người hôm nay. Như nhà văn Trung Hoa Mạc Ngôn, giải Nobel Văn Chương:
Tôi bắt được một tác phẩm cũ nói về vụ án Lệ Chi Viên “Long Thành Tạp Ký”. Cái tác phẩm này tôi phải nhờ dịch từ tiếng Nôm ra. Tôi mới đưa cho cụ giáo sư Hoàng Ngôn người đã dịch Mạc Ngôn, để dịch. Nên khi làm truyện thì mới bàn đến Mạc Ngôn trong đó. Ðây là cách riêng của tiểu thuyết Nguyên Khí. Câu chuyện này đan xen vào thời hiện tại. Trong đó có 19 chương thì có 4 chương viết về thời hiện tại bây giờ còn 15 chương là lịch sử. Trong các chương hiện đại, người ta bình luận về lịch sử, ví dụ về Lê Thái Tông thế nào, về Nguyễn Thị Anh ra sao, trong đó có nhận định cả về thế giới Ðông Tây, và cả Mạc Ngôn nữa. Ðó là cuốn sách tôi pha trộn giữa cái ảo và cái thực, cái đương đại và lịch sử.
Ðọc Mạc Ngôn tôi thấy rằng đó là gương mặt của Trung Hoa đương đại hiện lên rõ nét, nhất là trong “Rừng Xanh Lá Ðỏ” hay “Phong Nhũ Phì Ðồn”. Nước Trung Hoa hiện đại nó ghê gớm quá, khủng khiếp quá. Sách của chúng tôi ở đây có thấm thía gì.
Có lẽ quan niệm của những người qủan lý xuất bản, nhìn chung là họ quá khắt khe. Ðến một lúc nào đó có lẽ họ sẽ phải ân hận. Nó đang lập lại giai đoạn, thời kỳ nhà thơ Hoàng Cầm bị cấm xuất bản cuốn Về Kinh Bắc. Mà chính gần đây, Hoàng Cầm lại được giải thưởng Nhà Nước về chính tập thơ đó.
Ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng của chúng tôi vừa nói một bài, giới trí thức đang bình luận rất nhiều. Ông ấy nói là “người dân có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình”. Thế thì tôi là một nhà văn, tôi cũng là một công dân. Tôi có quyền viết những gì mà pháp luật không cấm. Tôi có quyền bảo vệ văn quyền, quyền sáng tác của mình. Nhưng mà ở đây tôi cũng muốn nói là “được vạ má đã sưng”. Mà ngay cả quyết định cấm, họ cũng không dám viết bằng văn bản. Hiện nay hoàn toàn chỉ là chỉ thị miệng, những lệnh từ bóng tối phát ra. Cho nên rất khó, rất khổ cho nhà văn Việt nam là không biết kêu ai cả. Chúng tôi bây giờ rất bi quan...
Thế mà, ở hải ngoại vẫn có người tán tụng cái hệ thống kiểm duyệt đó, như Ðặng Tiến chẳng hạn. Không hiểu ông nhà văn “theo gió phất cờ này” có đọc Hoàng Minh Tường không?
Từ đó nảy ra vấn nạn biên tập hay kiểm duyệt đã gây ra tranh cãi. Cũng vì vậy mà việc làm của nhà xuất bản Lao Ðộng về mặt lý thuyết đã tham dự vào cuộc đổi mới văn học; trong thực tế tạo được cuộc giao lưu rộng rãi giữa 25 nhà thơ độc lập, là một việc làm dũng cảm đáng đề cao...
Nhưng việc làm “dũng cảm đáng đề cao” ấy theo nhà phê bình Ðặng Tiến có phải là sự thực không? Có rất nhiều thi sĩ đã được phỏng vấn trong Thơ Từ Ðâu Ðến phản bác rằng cái nạn kiểm duyệt hay biên tập vẫn còn là cái gông xiềng chưa bỏ được dù nhà xuất bản Lao Ðộng đã được ông Ðặng Tiến đề cao như thế. Như Ðỗ Kh, Lý Ðợi, Nguyễn Viện, Thận Nhiên, Dương Tường, Nam Dao,... đã cho rằng có nhiều sự cắt bỏ, sửa chữa nguyên bản, có khi có sự đồng ý của tác giả có khi không. Thậm chí nhà thơ Thận Nhiên lại tiết lộ rằng có trường hợp câu văn của ông bị sửa chữa thành ra bài văn tạo những ý nghĩ đối nghịch và phản bác lại ý tưởng của tác giả.
Có những nhà vă trong nước “phê phán” hệ thống kiểm duyệt một cách thẳng thắn và can đảm. Có khi họ là nạn nhân của sự kiểm duyệt ấy: Dương Thu Hương, Võ Thị Hảo, Bùi Ngọc Tấn, Hoàng Minh Tường…
Gần đây nhất, đầu năm 2014, nhà văn Hoàng Minh Tường đã làm dư luận chú ý khi lên tiếng về sự cấm đoán không cho in tác phẩm Nguyên Khí của mình. Trong cuộc nói chuyện với nhà thơ Hoàng Hưng, tác giả Nguyên Khí đã nói về trường hợp bị kiểm duyệt thô bạo mà ông ví như bị “lèn” thật đau đớn lên tác phẩm mà ông coi như một phần của tâm thức và đời sống ông:
Hoàng Minh Tường: Thời của chúng ta đang sống bây giờ là mảnh đất màu mỡ cho các nhà tiểu thuyết đương đại. Nhưng sẽ chẳng có nhà văn nào thành công nếu không tự bẻ cong ngòi bút của mình đi, tự đẽo gọt những trang văn cho tròn trĩnh, nhợt nhạt. Vì thế tôi phải chọn đề tài lịch sử, trốn vào lich sử may ra mới an toàn.
Hoàng Hưng: Vậy mà ông có an toàn đâu. Nghe nói Cục Xuất Bản Bộ Thông Tin và Truyền Thông đã cấm xuất bản tiểu thuyết Nguyên Khí của ông? Lý do gì nhỉ? Chỉ vì ông đã gửi bản thảo đến mấy nhà xuất bản và bị từ chối? Chỉ vì nhà xuất bản Tri Thức không có chức năng in tiểu thuyết?
Hoàng Minh Tường: Những lý do kỳ quặc phải không? Các nhà xuất bản có thể từ chối in một cuốn sách là chuyện bình thường. Có thể có một bản thảo bị 9 nhà xuất bản từ chối nhưng đến nhà xuất bản thứ 10 thì lại được vồ vập chào đón thì sao? Tuyệt tác Lolita của Nabokov đã từng bị tất cả các nhà xuất bản ở cựu lục địa từ chối đấy thôi. Lý do thứ nhất là vớ vẩn. Lý do thứ hai nếu NXB Tri Thức không có chức năng in tiểu thuyết thì các vị có cho tôi in ở các nhà xuất bản có chức năng in tiểu thuyết ví dụ NXB Văn Học, NXB Hội Nhà Văn… không? Câu trả lời dứt khoát là Không. Các vị nại lý do có vẻ dân chủ. Thực chất là các vị muốn bóp chết một tác phẩm khi còn chưa ra đời. Vậy đó. Rất buồn là mấy chục năm nay giới sáng tác chúng ta bị vây bủa bởi một hệ thống xuất bản không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tôi bỗng nhớ lại câu chuyện đúng ba mươi năm của ông…
Hoàng Hưng: Về tập thơ “Về Kinh Bắc” của nhà thơ Hoàng Cầm và chuyện Hoàng Cầm và tôi bị vào tù bởi tập thơ ấy?
Hoàng Minh Tường: Ông có đọc tiểu thuyết Thời Của Thánh Thần của tôi không? Ông có ấn tượng gì về nhà thơ Nguyễn Kỳ Vĩ trong tác phẩm?
Hoàng Hưng: Hình như ông muốn muợn câu chuyện tôi bị bắt vào Hỏa Lò để viết về một đoạn đời của Nguyễn Kỳ Vĩ?
Hoàng Minh Tường: Trường hợp các trí thức bị bắt oan như Hoàng Cầm, Trần Dần, Phùng Cung, Hoàng Hưng, Bùi Ngọc Tấn, Vũ Thư Hiên,… hồi ấy nhiều lắm. Từng người đều có bóng dáng nhân vật Nguyễn Kỳ Vĩ của tôi. Vậy mà người ta bảo Thời Của Thánh Thần là cuốn sách đen, bôi nhọ chế độ. Nhiều cuộc hội thảo, lớp tập huấn ở các hệ thống trường Ðảng đều nêu Thời Của Thánh Thần như một cuốn sách bôi nhọ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thời Của Thánh Thần là một tiểu thuyết gồm 2 phần: Cơn Gió Bụi và Cuộc Bể Dâu, gói ghém trong 29 chương sách kể về chuyện một gia đình nông dân nhưng có truyền thống khoa bảng ở một làng quê ở cùng châu thổ ven con sông Hồng Hà. Trong suốt hơn nửa thế kỷ, họ phải trải qua những cuộc biến động ghê gớm mà ở đó nhân tính của con người đã bị thử thách đến mức không tưởng tượng được. Sự thực của đời thường đã được tổng hợp để thành một hư cấu mà người đọc khó phân biệt. Nhân vật của Thời Của Thánh Thần có khi tuy chỉ là một nhưng là hòa hợp của nhiều chân dung, nhiều cuộc đời khác nhau. Từ những góc cạnh, sự quan sát và nhận xét toàn diện hơn và nhân bản hơn nên lột tả được những mẫu nhân vật khác thường trong một thời đại đặc biệt.
Ba người con ruột của Lý Phúc như ba ngã rẽ của một dòng sông và thời thế đã trôi đi theo những hướng đời khác nhau. Con cả Nguyễn Kỳ Khôi, sau được đổi tên là Chiến Thắng Lợi, trở thành lãnh đạo tuyên huấn của Ðảng và tượng trưng cho lớp quan cán bộ với tất cả những đặc tính nha lại của nó. Nhưng khi đã bị mất chức, thì lại có một chút nghĩ lại và tìm về sự đùm bọc của gia tộc. Vì tham muốn quyền lực, mà Khôi đã hy sinh tất cả từ tình cha con, tình anh em, tình chồng vợ, tình gia tộc, sống giả dạng để mong tồn tại chức quyền. Về sau, khi bị thất sủng, mới hiểu được sự thực mình cũng chỉ là một con tốt được đấm qua sông và chỉ có một đường tiến chứ không có lối lui.
Người con thứ hai, nhà thơ Nguyễn Kỳ Vĩ, mang nhiều biểu tượng của các nhà văn của Nhân Văn Giai Phẩm, có tài văn chương nhưng vì thẳng tính và có nhiều nghệ sĩ tính nên đi chệch đường lối của Ðảng và bị trù úm hành hạ đến nỗi bất đắc chí thành người trầm cảm sống dở tỉnh dở điên.
Người con thứ ba, Nguyễn Kỳ Vọng, di cư vào Nam học hành trở thành một kỹ sư có năng lực nhưng khi Cộng Sản vào chiếm miền Nam tuy không bị cải tạo nhưng cũng bị nghi ngờ theo dõi và phải vượt biên tị nạn. Sau trở thành một Việt Kiều yêu nước và trở về để mua lại dương cơ họ Nguyễn Kỳ và chấn hưng lại.
Còn đứa con nuôi, Nguyễn Kỳ Cục, vừa là một chính diện vừa là một phản diện. Lúc ở cực độ xấu, bị xúi giục và khống chế để làm chuyện đê hèn nhưng về sau lại là một người biết điều để làm những công việc coi như chuộc lại lỗi lầm thời trước. Trước sau, anh này cũng chỉ là nạn nhân của một chính sách một chế độ đã ngự trị trên đất nước hơn nửa thế kỷ qua.
Những nhân vật ấy trong cuồng loạn của thời thế, gánh chịu những bất toàn của cuộc sống nhưng kết cuộc lại là “happy ending” với những cuộc đoàn viên, người xấu thành người tốt. Viết như thế thì hình như rất đúng với đường lối của Ðảng, có phải? Nào hòa giải hòa hợp, Việt kiều yêu nước Nguyễn Kỳ Vọng trở về xây đắp quê hương! Rồi những tên phản động ra nước ngoài như Chuẩn Tướng Trương Phiên thì ăn năn hối lỗi khóc lóc vì những tội ác gây ra! Rồi tội ác Mỹ Ngụy, bảy chiến sĩ cách mạng suýt bị chôn sống cho máy ủi bừa đầu nhô lên khỏi mặt đất! Nếu người đọc có bực mình vì những dòng chữ ấy thì có nên hiểu rằng đó là một cách thế đánh rồi lại vuốt, một thủ thuật để cho tác phẩm có thể ra đời?
Nhưng Thời Của Thánh Thần cũng có nhiều điểm tiêu cực chống phá chế độ theo như các quan văn nghệ tuyên huấn thẩm định. Nào bôi bác chế độ, mang những bất toàn ra để bêu xấu. Nào mang những bi thảm của một dòng họ để phóng chiếu thành tiêu biểu cho một xã hội không giống ai, một hà khắc quá mức, một áp chế văn học đến mức phi văn học. Ðã thế, những nhân vật phản diện còn hao hao giống ở đời thường, như Tư Vuông có phải ám chỉ Tố Hữu, hay Nguyễn Kỳ Khôi tức Chiến Thắng Lợi ám chỉ đến những quan tuyên huấn như Nguyễn Ðình Thi, như Chế Lan Viên,... sống giả dối và luôn bon chen vì danh lợi. Hay Nguyễn Kỳ Vĩ có phải là tổng hợp của những khuôn dáng Nhân Văn Giai Phẩm là nạn nhân của chế độ hiện tại với một chút Trần Dần, một chút Hoàng Cầm,...
Hoàng Hưng hỏi về tiểu thuyết Nguyên Khí vừa bị cấm xuất bản:
Hoàng Hưng: Còn bây giờ Nguyên Khí có phải là một cuốn sách đen không?
Hoàng Minh Tường: Tôi cũng không biết nữa. Với hai lý do mà Cục Xuất Bản Bộ Thông Tin và Truyền Thông gán cho thì không biết chừng họ còn xếp Nguyên Khí trên cả sách đen. Họ không đủ kiên nhẫn chờ cho Nguyên Khí xuất bản rồi mới thổi còi như lâu nay họ vẫn làm mà họ xục xuống tận nhà xuất bản, bắt đem nộp bản thảo để kiểm duyệt. Tôi vẫn nhớ mồ ma nhà văn Trần Hoài Dương. Một đêm kia, ông choàng tỉnh dậy mồ hôi vả ra như tắm. Ông vừa mơ một giấc mơ khủng khiếp rằng cách mạng thành công từ năm 1930 chứ không phải 1945, nếu quả như vậy thì Thơ Mới, Tự Lực Văn Ðoàn, Mỹ Thuật Ðông Dương… đã bị bóp chết từ trong trứng chứ làm gì được tồn tại để bây giờ chúng ta tự hào có những sản phẩm tinh thần vô giá. Và may thay thời ấy nhờ bọn thực dân không kiểm duyệt kỹ như bây giờ mà những Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân,... mới còn để lại được Số Ðỏ, Chí Phèo, Tắt Ðèn, Bước Ðường Cùng, Bỉ Vỏ, Vang Bóng Một Thời.
Hoàng Hưng: Quả là một giấc mơ khủng khiếp.
Hoàng Minh Tường: Vâng. Tận diệt văn hóa là một tội ác khủng khiếp. Triệt tiêu động lực sáng tạo của người viết, bóp chết tác phẩm khi còn đang trứng nước là vi phạm nhân quyền. Một nền văn học chỉ dung dưỡng những tác phẩm tung ra một nền xuất bản lúc nào cũng khuyến cáo các nhà văn hãy tự kiểm duyệt các tác phẩm của mình ngay từ khi ngồi trước trang viết thì còn gì là văn chương…
Nguyên Khí là tác phẩm thứ ba của nhà văn Hoàng Minh Tường bị làm khó dễ trong việc xuất bản. Lần thứ nhất là cuốn “Thủy Hỏa Ðạo Tặc” viết xong năm 1982 nhưng bị “ngâm tôm” trong ngăn kéo các nhà xuất bản hơn 15 năm mãi đến khi có phong trào đổi mới văn học mới được cho in năm 1986 thì năm sau tiểu thuyết này đoạt giải thưởng văn học của Hội Nhà Văn. Năm 2008, ông xuất bản tiểi thuyết “Thời Của Thánh Thần” và khi ra mắt đã gây ra nhiều dư luận, nhiều tiếng vang trong văn giới. Sau đó bị cấm lưu hành, bị đầu nậu in chui gây thua lỗ cho nhà xuất bản và tác giả.
Nguyên Khí là tác phẩm khảo luận lịch sử, mà cũng có thể gọi là tiểu thuyết dã sử, viết theo khuynh hướng hậu hiện đại, luận về trí thức và quyền lực, kẻ sĩ và chế độ toàn trị một thời. Tác phẩm viết về những sự kiện xảy ra quanh vụ án Lệ Chi Viên dẫn tới cuộc đại thảm sát hai công thần triều Lê là quan Thừa Chỉ Hành Khiển Nguyễn Trãi và quan Lễ Nghi Học Sỹ Nguyễn Thị Lộ. Câu chuyện chỉ diễn ra trong 27 ngày từ ngày 20 tháng 7 năm Nhâm Tuất (1442), là ngày Tiệp Dư Ngô Thị Ngọc Dao sinh hạ hoàng tử Lê Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông sau này) đến ngày 16 tháng 8 cùng năm, ngày quan Thừa Chỉ Hành Khiển Nguyễn Trãi và Lễ Nghi Học Sỹ Nguyễn Thị Lộ bị xử trảm và tru di tam tộc. Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng xảy ra bao nhiêu sự kiện lịch sử trong đó dồn chứa những tấn thảm kịch, bao nhiêu tính mạng bị oan khuất, bao nhiêu những thủ đoạn mưu mô gian hiểm.
Công An Văn Hóa muốn ngăn chặn một tác phẩm mà họ cho là văn chương ám chỉ, như hai tác phẩm trước của Hoàng Minh Tường. Viết về những người bị oan khuất trong bối cảnh của một chế độ phong kiến độc tài như thời Lê Sơ chắc làm người đọc liên tưởng tới chế độ hiện tại với những trò đấu đá tranh dành quyền lực và những vụ án mà người xử tội có khi chính là kẻ chủ mưu tội ác.
Nhà văn Hoàng Minh Tường trong cuộc phỏng vấn của phóng viên đài RFI đã tâm sự:
Một trong những vấn đề tôi trăn trở là tôi muốn viết một cuốn sách về giới trí thức. Tôi đã suy ngẫm rất nhiều về câu chuyện của hai cụ Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ và cái chết thảm khốc của hai nhân vật mà tôi nghĩ là vĩ đại trong lịch sử. Lâu nay rất nhiều người đã viết về chủ đề này nhưng tôi nghĩ rằng chưa giải mã được câu chuyện lịch sử này một cách thấu đáo. Một trong những điều mà cụ Nguyễn Trãi làm mà lâu nay các nhà sử học và các nhà xã hội học chưa phát hiện ra mà cũng chưa khẳng định. Ðó là cái vai trò của cụ Nguyễn Trãi trong việc chấn hưng triều Lê, nhất là thời của Lê Thái Tông. Nguyễn Trãi là tác giả của bộ luật lớn nhất từ trước đến nay: bộ Luật Hồng Ðức.
Bộ luật Hồng Ðức đến thời Lê Thánh Tông mới công bố, năm 1464, nhưng khi vua Lê Thánh Tông minh oan Nguyễn Trãi thì bộ luật đó đã hoàn thành. Tôi có liên hệ với ngày nay. Bây giờ là thời kỳ “trị nước”, thời kỳ rất cần đến chất xám, cần đến trí thức, cần đến sự phản biện của trí thức…
Trả lời tại sao lại đặt tên với nhan đề Nguyên Khí, ông nói:
Có một câu nói của cụ Thân Nhân Trung (1409-1499) tiến sĩ và đồng thời là Phó Súy của Tao Ðàn thời Lê Thánh Tông. Cụ có viết một câu hiện vẫn còn trong Quốc Tử Giám: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” khi cụ viết về vai trò của trí thức, của kẻ sĩ mọi thời thì có viết câu trên trong phần mở đầu văn bia tiến sĩ năm Nhâm Tuất (1442). Từ xưa tới nay, trí thức là một tầng lớp, một giai tầng rất nhỏ, nếu dân trí là một hình tháp nhọn. Trí thức ở đây không chỉ là những người làm văn chương, giáo viên, giáo chức mà trí thức là tinh hoa, tinh túy của nhân loại. Tinh túy ấy có cả ở nông thôn, hang cùng ngõ hẻm. Nếu một quốc gia biết xử dụng tất cả những nguyên khí đó, những tài năng hoặc lộ diện hoặc không lộ diện thì sẽ giúp rất nhiều cho công việc xây dựng đất nước… giống như thời Trần với hội nghị Diên Hồng. Thời nào nguyên khí cũng rất quan trọng huống chi ở Việt Nam hiện nay, sau khi đã thống nhất đất nước, nguyên khí phải được tích tụ, trí thức phải được trọng dụng. Tôi muốn dùng hình ảnh đấy để nói về thời cụ Nguyễn Trãi. Khi cái phần nguyên khí, cái tinh hoa nhất bị chính quyền tiêu diệt, thì cả một thời sau đó, đất nước bị kiệt quệ hơn nhiều… Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư nói thời kỳ này trộm cắp như rươi, trí thức bị khinh bỉ.
Dùng chữ Nguyên Khí khi để đặt tên cuốn sách tôi muốn nói đến vai trò của tài năng, vai trò của hiền tài trong cuộc kiến quốc ở mọi thời đại.
Câu hỏi của RFI: Một số người quan tâm đến triết học cổ trung đại có nhận xét rằng nguyên khí là một khái niệm của một học thuyết Tân Nho Giáo thời trung đại, mang màu sắc Ðạo Gia được dùng làm ngọn cờ nhằm quy tụ một lớp trí thức cận thần phục vụ cho nền quân chủ Khổng Giáo trước đây? Và nhà văn Hoàng Minh Tường trả lời:
Tôi không nghĩ nguyên khí để chỉ giới cận thần mà tôi nghĩ nguyên khí là trí thức. Tức là khí thiêng của sông núi, của đất nước. Bởi khí thiêng thì tập họp ở giới trí thức. Giới trí thức thì bao giờ cũng là nguyên khí quốc gia. Ngay cả cái thời của cụ Thân Nhân Trung cũng nói về cái đó, cũng giải mã cái đó… Nếu thời đại không có nguyên khí, không có giới trí thức, không có những giới tính nhanh nhẹn nhất, tinh hoa nhất của dân tộc, thì đó là cái thời mạt vận. Nguyên khí luôn luôn là ánh sáng của dân tộc. Như cái râu của con ốc sên, là cái dẫn đường. Nó có một sự tinh nhạy vô cùng...
Trả lời câu hỏi: Một cuốn tiểu thuyết hiểu theo nghĩa thông thường là có hư cấu - Nếu các nhà sử học đọc cuốn Nguyên Khí thì họ sẽ nhận định thế nào: đâu là phần lịch sử đâu là phần hư cấu?
Vâng, tôi cũng muốn nhân cuốn sách này ra đời, tôi sẽ được tranh luận với các nhà sử học. Cái thời này các nhà sử học tập trung nghiên cứu rất nhiều. Chính sử thì đã nghiên cứu hết rồi. Chủ yếu là “Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư” của Ngô Sĩ Liên rồi “Thông Sử” của Lê Quý Ðôn… Rồi một số các dã sử khác. Gần đây có một số tư liệu, nhất là các gia phả của một số đông họ Lê, họ Ðinh, họ Nguyễn… Tất nhiên gia phả có nhiều điều đáng tin cậy nhưng trong gia phả cũng có nhiều chi tiết mang tính dã sử. Các nhà sử học không có quyền được hư cấu các sự kiện, các biến cố, các thời đại lịch sử, nhưng nhà văn từ những diễn biến lịch sử thì có quyền ráp nối lại và đưa ra những kiến giải. Ðể mà giải thích lịch sử một cách lô-gích. Tôi nghĩ nhà văn không có quyền hư cấu ngoài ( trái với?) các tư liệu lịch sử.
Trong cuốn sách này, đối với tất cả nhân vật lịch sử có tên thì tôi đều hết sức tôn trọng các sự kiện. Nhưng mà tôi không tôn trọng một cách mù quáng, không tôn trọng bằng cách thừa nhận mặc nhiên. Tôi nghiên cứu ngay cả đoạn Ngô Sĩ Liên viết về cụ Nguyễn Trãi, về cái chết của cụ và nhận định về Nguyễn Thị Lộ. Tôi nghĩ rằng chính Ngô Sĩ Liên là người không dám công tâm, không dám nhìn nhận về lịch sử mà viết ra những điều đó.
Chính đó là điều mà lâu nay các nhà sử học bị đánh lừa trong các nhận định của Ngô Sĩ Liên về Nguyễn Thị Lộ mà vua bị chết. Thì chính điều này bây giờ tôi phản bác lại.
Tôi cho rằng Ngô Sĩ Liên là một nhà sử học vĩ đại nhưng ông cũng có những sai lầm. Có những phần ông viết hoàn toàn không đúng.
Nguyên Khí đề cập đến người xưa thì cũng viết về người hôm nay. Như nhà văn Trung Hoa Mạc Ngôn, giải Nobel Văn Chương:
Tôi bắt được một tác phẩm cũ nói về vụ án Lệ Chi Viên “Long Thành Tạp Ký”. Cái tác phẩm này tôi phải nhờ dịch từ tiếng Nôm ra. Tôi mới đưa cho cụ giáo sư Hoàng Ngôn người đã dịch Mạc Ngôn, để dịch. Nên khi làm truyện thì mới bàn đến Mạc Ngôn trong đó. Ðây là cách riêng của tiểu thuyết Nguyên Khí. Câu chuyện này đan xen vào thời hiện tại. Trong đó có 19 chương thì có 4 chương viết về thời hiện tại bây giờ còn 15 chương là lịch sử. Trong các chương hiện đại, người ta bình luận về lịch sử, ví dụ về Lê Thái Tông thế nào, về Nguyễn Thị Anh ra sao, trong đó có nhận định cả về thế giới Ðông Tây, và cả Mạc Ngôn nữa. Ðó là cuốn sách tôi pha trộn giữa cái ảo và cái thực, cái đương đại và lịch sử.
Ðọc Mạc Ngôn tôi thấy rằng đó là gương mặt của Trung Hoa đương đại hiện lên rõ nét, nhất là trong “Rừng Xanh Lá Ðỏ” hay “Phong Nhũ Phì Ðồn”. Nước Trung Hoa hiện đại nó ghê gớm quá, khủng khiếp quá. Sách của chúng tôi ở đây có thấm thía gì.
Có lẽ quan niệm của những người qủan lý xuất bản, nhìn chung là họ quá khắt khe. Ðến một lúc nào đó có lẽ họ sẽ phải ân hận. Nó đang lập lại giai đoạn, thời kỳ nhà thơ Hoàng Cầm bị cấm xuất bản cuốn Về Kinh Bắc. Mà chính gần đây, Hoàng Cầm lại được giải thưởng Nhà Nước về chính tập thơ đó.
Ông Nguyễn Tấn Dũng thủ tướng của chúng tôi vừa nói một bài, giới trí thức đang bình luận rất nhiều. Ông ấy nói là “người dân có quyền làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích của mình”. Thế thì tôi là một nhà văn, tôi cũng là một công dân. Tôi có quyền viết những gì mà pháp luật không cấm. Tôi có quyền bảo vệ văn quyền, quyền sáng tác của mình. Nhưng mà ở đây tôi cũng muốn nói là “được vạ má đã sưng”. Mà ngay cả quyết định cấm, họ cũng không dám viết bằng văn bản. Hiện nay hoàn toàn chỉ là chỉ thị miệng, những lệnh từ bóng tối phát ra. Cho nên rất khó, rất khổ cho nhà văn Việt nam là không biết kêu ai cả. Chúng tôi bây giờ rất bi quan...
Thế mà, ở hải ngoại vẫn có người tán tụng cái hệ thống kiểm duyệt đó, như Ðặng Tiến chẳng hạn. Không hiểu ông nhà văn “theo gió phất cờ này” có đọc Hoàng Minh Tường không?