~ ĐÀO ANH DŨNG ~
Sau hơn 40 năm, anh em chúng tôi tình cờ gặp lại trên Facebook, thằng này ở Florida, đứa nọ Minnesota, chúng tôi nói chuyện hàng giờ trên điện thoại. Vâng, Lê Trí và tôi học cùng lớp, ngủ cùng một dortois, tắm cùng một piscine, chơi cùng một sân bóng rổ, sân đá banh, sân bóng chuyền ở một trường nhà dòng, trường Lasan Mossard Thủ Đức, trong những năm giữa thập niên 60. Chúng tôi còn đóng chung một hoạt cảnh, Nhà Việt Nam. Bốn đứa, đứa vai người thợ máy, đứa làm bác sĩ, đứa mặc bộ đồ bà ba nông dân, đứa làm thầy giáo, chúng tôi khiêng bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam, ngụ ý những bàn tay xây dựng nước nhà. Tôi còn nhớ, khi ấy bạn Lê Trí đã lộ tài năng âm nhạc và kịch nghệ của mình. Lê Trí đã biết trình diễn theo kiểu talk show, biết làm cho đám khán giả chúng tôi, những học sinh trung học, cười lộn ruột trong những chương trình lửa trại trong trường, và... Lê Trí là người cầm đầu ban nhạc Rock and Roll đầu tiên của Mossard.
Cũng như nhiều đồng hương tỵ nạn, nhắc lại những kỷ niệm xưa xong, chúng tôi hỏi thăm nhau về những năm đầu tiên lận đận, lao đao nơi xứ người. Mặc dầu anh em chúng tôi mỗi đứa một ngả sau những năm học hành ở Mossard, tôi vẫn hằng theo dỏi những hoạt động văn nghệ của bạn Lê Trí. Vì thế, tôi không thể không hỏi thăm về ban nhạc Family Love của anh em Lê Trí. Chân ướt chân ráo từ Việt Nam, bằng cách nào Family Love đã lọt vào thế giới âm nhạc của xứ Mỹ bao la này? Và bạn Lê Trí đã kể cho tôi nghe, gởi cho tôi những hình ảnh của Family Love, đồng ý cho phép tôi viết lại và chia sẻ cùng quý độc giả cuộc hành trình nghệ thuật âm nhạc của Family Love.
1. Bước đầu ở Hawaii
Đến Honolulu chỉ có một tháng, anh em Family Love đã có việc làm bình thường tại các công ty địa phương nhờ số vốn liếng Anh văn sẵn có vì đã được học Anh ngữ ngay từ lúc còn nhỏ, lớn lên thì có dịp ca nhạc Mỹ và giao thiệp với người Mỹ trong các buổi trình diễn.
Làm việc cực khổ nhưng lòng say mê âm nhạc vẫn không phai mờ trong tâm trí anh em Family Love. Vì thế, mỗi cuối tuần Lê Trí và các em thường rủ nhau đến các clubs vòng quanh Waikiki để xem những ban nhạc và showbands nổi tiếng của Hawaii thời đó như Society of Seven, The Casuals, The Manila Machine, v.v... trình diễn. Đây những ban nhạc anh em Family Love rất là ngưỡng mộ và ước mơ một ngày nào đó mình cũng được trình diễn trên những sân khấu ấy...
Một hôm, Lê Trí tình cờ gặp Quốc Hùng, một tay đờn Bass nổi tiếng của ban nhạc The Shotguns ở Saigon dạo nào cũng đang tỵ nạn tại Hawaii và nhờ đó Lê Trí mới biết tay trống Phùng Thuận đang cư ngụ tại Arkansas và bạn nảy ra ý định tái lập ban nhạc Family Love đời thứ hai. Lê Trí lập tức liên lạc với Phùng Thuận và sau đó ông bà Jamieson, người bảo trợ gia đình Family Love, đã bảo lãnh Phùng Thuận sang Hawaii vào tháng Sáu năm 1975.
Thành phần Family Love lúc ấy gồm có bảy anh chị em.
Khi Family Love mới tập dượt chỉ có vài bản nhạc, Lê Trí đã móc nối được với đài truyền hình TV Hawaii và họ đồng ý thu hình ban nhạc trình diễn với nhạc phẩm Sing For A Homeland (Hát Cho Quê Hương) do Lê Toàn sáng tác. Nhờ dịp này Family Love được vài phóng viên báo chí Hawaii đến phỏng vấn. Trang báo nói đến bài ca đầy ý nghĩa này của Lê Toàn đã làm nhiều đồng hương tỵ nạn buồn đứt ruột.
Vài năm sau, Family Love đã thu âm bản nhạc này vào đĩa 45 tua và được giới thưởng ngoạn Hawaii mua ủng hộ rất nhiều.
May mắn thay, vài ngày sau buổi trình diễn bản nhạc Hát Cho Quê Hương trên TV Hawaii, Family Love nhận được nhiều dụng cụ âm nhạc của các nhà hảo tâm mang đến tặng. Ông bà Jamieson cũng cho Family Love mượn tiền mua một số nhạc khí cần thiết. Thế là mỗi ngày sau khi đi làm về, anh em Lê Trí cùng nhau khiêng nhạc khí đến thư viện gần nhà để tập dượt đến khuya, xong xuôi lại mang về nhà cất, đêm này qua đêm nọ, không hề nản chí. Sau đó vài tuần, nhằm mục đích giới thiệu một ban nhạc người tỵ nạn Việt Nam, anh em Lê Trí bằng lòng trình diễn một show ban ngày tại sân khấu của Ala Moana Shopping Center. Đây là thương xá lớn nhất của Honolulu…
Và, sau nhiều lần đi trình diễn thử tại các clubs ở Honolulu, Family Love được chấp nhận làm việc tại club "Your Place" ở Kona, hòn đảo lớn nhất Hawaii vào tháng 11 năm 1975.
Trong thời gian này, Lê Trí cũng tổ chức một buổi văn nghệ ngoài trời cho cộng đồng người Việt tại Hawaii với sự cộng tác của ca sĩ Khánh Ly. Nhờ dịp này, Lê Trí mới gặp được ông Lee Maynard, một bầu show nổi tiếng xuất thân từ Las Vegas. Tin tưởng vào tài năng của ông Lee, Family Love ký hợp đồng với ông bầu này và bắt đầu hoạt động thật mạnh. Chỉ trong vòng sáu tháng, nhờ chịu khó tập dượt và trình diễn đủ thể loại nhạc, họ đã may mắn trở thành ban nhạc đắt giá nhất trong các căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Honolulu, Hawaii.
Anh em Lê Trí lúc nào cũng chú tâm học hỏi cách trình diễn, lối trò chuyện với khán giả và nhảy múa trên sân khấu của các bạn nhạc Phi Luật Tân và Mỹ có tiếng tại Honolulu; nhờ vậy, họ ngày càng tiến bộ. Đến tháng 7 năm 1976, Family Love ký hợp đồng với The Hale Makai Hotel Showroom ở khu phố chánh Waikiki, là một trong những club danh tiếng nhất thời bấy giờ tại Honolulu, nơi có nhiều du khách khắp thế giới đến viếng mỗi ngày.
Đây thật là một niềm hãnh diện lớn cho Family Love nói riêng và cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Hawaii nói chung...
2. Trên đường lưu diễn
Trong những ngày tháng mới định cư ở Hawaii, anh em Family Love cũng nhận được hướng dẫn của chị Ngọc Mỹ (trên Facebook là Mimi Sugane), từng là ca sĩ chính của ban The Shotguns. Khi ấy chị đã là ca sĩ cho một hộp đêm danh tiếng ở Hawaii và chị đã tận tình giới thiệu Family Love với các hộp đêm chị quen biết.
Mọi việc tiến hành rất êm xuôi nhưng đến cuối năm 1976 thì Phùng Thuận và Quốc Hùng thay phiên nhau rời Family Love vì những lý do riêng. Đây là một mất mát lớn lao cho Family Love vì ban nhạc đang ngon trớn và việc làm rất đều đặn. May thay, trong vòng vài tuần lễ Lê Trí tìm được hai nhạc sĩ người Phi Luật Tân sanh đẻ tại Hawaii và mời họ cộng tác. Đó là tay đánh trống Bobby de la Cruz và tay đờn bass Mike Usam. Tuy tài năng của họ kém Phùng Thuận và Quốc Hùng một chút nhưng âm nhạc đã nằm sẵn trong huyết quản của họ. Vì thế, sau vài tháng tập dượt, có thể nói là Family Love chơi nhạc sống động hơn lúc trước rất nhiều.
Hợp đồng với club Hale Makai vừa dứt trong khi Oasis Night Club ở Hawaii đang ngưng hoạt động vì vắng khách. Nhận thấy đây là một cơ hội để Family Love có một nơi đóng đô vững vàng, Lê Trí lập tức thương lượng và hùn với chủ nhân để tái khai trương hộp đêm này vào đầu năm 1976.
Thời gian trôi qua... Family Love ngày càng tiến nhanh trên con đường nghệ thuật. Khoảng một năm sau, ông bầu Lee Maynard nhìn thấy khả năng của Family Love, khuyên anh em Lê Trí nên đi tua lưu diễn trong lục địa Hoa Kỳ. Nghe lời ông bầu và qua sự hướng dẫn của ông ta, anh chị em Family Love cố công tập dượt có quy củ hơn để trở thành một showband chuyên nghiệp. Thế rồi, cơ hội đến thật. Ông bầu Lee ký được một hợp đồng dài hạn để Family Love đi lưu diễn vùng Trung Tây (Midwest) Hoa Kỳ, từ North Dakota đến Minnesota, Wisconsin, Illinois, Ohio, Arkansas, Oklahoma... trong vòng một năm.
Đến khoảng tháng Sáu năm 1977, anh em Family Love lên đường lưu diễn. Đây là lần đầu tiên họ vào lục địa Mỹ. Bay sang Los Angeles, họ mua một chiếc xe vận tải và một chiếc station wagon để chở nhạc khí, họ lái xe xuyên bang đến North Dakota, một tiểu bang miền cực Bắc, nơi trình diễn đầu tiên, và từ đó họ đến các thành phố khác theo chương trình đã được hoạch định, mỗi nơi vài tuần lễ.
Family Love đi đến đâu được giới mộ điệu Hoa Kỳ yêu mến đến đó, nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên vì họ không ngờ người tỵ nạn Việt Nam có thể trình diễn nhạc Mỹ một cách điệu nghệ như vậy. Trên sân khấu, các ca nhạc sĩ Family Love ăn mặc hợp thời trang, trình diễn các tác phẩm nổi tiếng lúc bấy giờ, và giúp vui qua những mẩu chuyện khôi hài được chọn lựa, học hỏi kỹ lưỡng. Ngoài ra, Family Love còn trình bày những tác phẩm của thập niên 40, 50. Ban nhạc vừa ca hát, đánh đàn, vừa nhảy múa, mỗi bài một điệu bộ khác nhau làm cho sân khấu Family Love luôn sống động và hấp dẫn.
Đây là một chuyến lưu diễn thật vui với tiền thù lao rất hậu hĩ, nhưng cũng khá mệt nhọc. Tuy nhiên, khi biết có nhiều vị khách mê Family Love đã lái xe ba, bốn tiếng đồng hồ để xem ban nhạc trình diễn, anh em Family Love thấy rất phấn khởi, đem hết tài năng và sức lực của mình để phục vụ cho những khán thính giả của miền Midwest này.
Sau vài tháng lưu diễn, có thể Family Love đã gây được chút ít tiếng vang gần xa. Vì thế, khi họ đến trình diễn ở thành phố Akron, tiểu bang Ohio, đài truyền hình địa phương đến xin phỏng vấn ban nhạc và chiếu một đoạn live show của Family Love trong chương trình tin tức của đài. Anh em Family Love hy vọng mình đã mang đến niềm vui và hãnh diện cho những cộng đồng người Việt tại miền Midwest trong năm ấy, khi họ lái xe qua các khách sạn, hộp đêm, hí viện với tên Family Love trong ánh đèn lấp lánh trên nền trời.
Cuộc phỏng vấn live show của Family Love trình chiếu trên truyền hình đã gây được sự chú ý của vài ông bầu show và họ đã tìm cách liên lạc với bạn Lê Trí, và qua sự sắp xếp của ông bầu Lee, Family Love ký một giao kèo mới, lưu diễn sáu tháng ở tiểu bang Florida, các tiểu bang miền Đông Bắc New England, và Canada.
3. Con đường định mệnh
Chuyến lưu diễn miền Trung Tây là một bước tiến quan trọng của anh em Family Love trong sự nghiệp ca hát. Họ đã chính thức gia nhập thế giới âm nhạc của Hoa Kỳ. Đi đến đâu họ cũng được giới thưởng ngoạn yêu mến. Vâng, mọi việc xảy ra thật tốt đẹp cho Family Love. Trong lúc họ đang trình diễn tại Club Big Als, thuộc thành phố Toledo, tiểu bang Ohio, ca sĩ Christiane Lê được bác sĩ xác nhận là đã mang thai. Đây vừa là một tin vui, vừa là một sự ngạc nhiên cho vợ chồng Lê Trí vì họ hiếm muộn con sau khi cưới nhau đã mười mấy năm. Đây cũng là một trở ngại lớn cho Family Love vì Lê Trí và Christiane Lê phải trở về Hawaii để lo việc sanh nở. Họ trông mong vào tài điều đình của ông bầu Lee với các Clubs, xin hoãn lại những chuyến lưu diễn kế tiếp cho đến khi Christiane Lê có thể trở lại sân khấu.
Nhờ tài thuyết phục khéo léo của ông bầu Lee, chuyện thưa kiện với lý do Family Love đơn phương hủy bỏ hợp đồng đã không xảy ra. Tuy rất thất vọng nhưng anh em đồng lòng đùm bọc lẫn nhau, quyết định trở về Hawaii để việc sinh nở của Christiane được thuận tiện hơn…
Trước khi về Hawaii vào khoảng cuối năm 1978, khi ấy bụng bầu của Christiane Le đã khá lớn nhưng Family Love vẫn thực hiện được những show cuối cùng của chuyến lưu diễn trong hai tuần lễ ở MCI Club, Hot Spring và tại The Point After Club, Hollywood, thuộc tiểu bang California.
Tại hai clubs này, một lần nữa Family Love đã được khán giả miền Viễn Tây nhiệt liệt tán thưởng nhờ những kinh nghiệm mà họ đã gặt hái được trong thời gian lưu diễn khắp miền Trung Mỹ. Trong dịp này, may mắn khác lại đến với Family Love. Sau khi xem ban nhạc trình diễn tại MCI Club, ông Harry Landly, một nhà sản xuất đĩa hát đã đến gặp anh em Family Love và đề nghị họ sáng tác nhạc "original" và nếu nhạc hay thì sẽ được một hợp đồng thâu đĩa. Trong thời gian ấy ở Hoa Kỳ, những ban nhạc gia đình rất thành công và đang làm mưa làm gió trong thế giới âm nhạc. Vì thế, việc các ông producers tìm kiếm những ban nhạc gia đình như Family Love để đầu tư cũng chẳng có gì lạ, được việc hay không là chuyện khác.
Jim Summers’s Agency cũng đến mời Family Love ký hợp đồng để trình diễn cho The Red Onions' chains, Disneyland và sau đó là The Nevada tour. Dĩ nhiên, vì hoàn cảnh bắt buộc như đã kể ở đoạn trên, Family Love đã phải từ chối những cơ hội hiếm có ngàn năm một thuở này để trở về Hawaii...
4. Family Love - Đời Thứ Tư
Về Hawaii, anh em Family Love lập tức ký hợp đồng với Club J, ở Pearl City, một khu thương mãi nổi tiếng của và họ đã cộng tác với Club này liên tiếp trong hai năm trời, mang lại thành công rực rỡ với số khách đông nghẹt hằng đêm. Khi ấy, Christiane Lê mang thai đã trên sáu tháng nhưng chị vẫn hát lai rai cho đến ngày sanh nở.
Trong thời gian ấy, anh em Family Love cũng tung ra thị trường Hawaii bốn băng cassette gồm những nhạc phẩm chọn lọc "Top Hits" thời bấy giờ. Đã quá quen thuộc với Family Love từ 1975, giới trẻ Hawaii đã nhiệt liệt ủng hộ các băng nhạc này.
Vẫn mang một hoài bão âm nhạc nên Lê Trí liên lạc với các ông bầu để Family Love có thể trở lại lục địa Hoa Kỳ tiếp tục lưu diễn như trước. Tuy nhiên, "dịp may không bao giờ xảy đến hai lần" và kết quả đã không được mong muốn.
Thêm vào đó, sau nhiều năm vừa tập dượt ròng rã và thức khuya hằng đêm để trình diễn vừa phải đi học ban ngày, Lê Toàn đã kiệt sức và anh đã phải tạm ngưng sinh hoạt để đi California dưỡng bệnh. Đây là một "biến cố" lớn đối với Family Love vì Lê Toàn là cánh tay mặt của Lê Trí và cũng là người đóng góp rất nhiều cho sự thành công của ban nhạc.
Một mặt lo ngại cho sức khoẻ của người em, mặt khác Lê Trí phải gồng gánh trách nhiệm của một trưởng ban nhạc. Sau nhiều ngày tìm kiếm, Lê Trí mời được tay guitar Steve Abella, gia nhập ban nhạc thế chỗ của Lê Toàn, và Family Love đổi xác thành đời thứ tư…
Với lòng đam mê âm nhạc cùng ý chí bất khuất, Lê Trí không ngừng cố gắng thúc đẩy ban nhạc tập dượt để đạt được phong độ như trước. Tuy giọng hát của Steve Abella không ăn khách bằng Lê Toàn, nhưng anh ta lại có những đặc điểm khác như làm MC rất hay, tự nhiên, mạch lạc vì sanh ra và lớn lên trên đất Mỹ và anh ta cũng rất có duyên trên sân khấu... Hơn nữa, Steve mang ba giòng máu Phi luật Tân, Nhật Bổn và Hawaii nên rất được dân địa phương ưa thích, nhờ vậy mà sau một thời gian ngắn Family Love sinh hoạt vững vàng trở lại như ngày nào.
Qua bao năm tháng trong nghề ca hát, Lê Trí luôn chất chứa trong lòng giấc mộng làm chủ một night club. Vì thế, vào cuối năm 1980 khi mãn hạn hợp đồng với Club J, Lê Trí và toàn ban Family Love hùn vốn và cùng nhau hợp tác với Sir John's, một club nổi tiếng gần khu thương mại Alamoana, Honolulu. Tại club Sir John's, Family Love đã lôi cuốn được số khách đông đảo đến thưởng thức hằng đêm. Sự thành công của ban nhạc vô tình gây thiệt hại cho các club khác trong vùng do nhóm xã hội đen làm chủ. Thế là họ cho người đến quấy rối bằng cách đến bãi đậu xe chọc ghẹo khách của Sir John's, đâm thủng bánh xe của khách, và có lần họ mang súng đến bắn lên trần nhà của club khiến cho nhiều khách ngưỡng mộ Family Love không dám đến chơi ở Sir John's nữa.
Đến cuối năm 1980, sau hơn sáu tháng giằng co, thương lượng với ông chủ club, Lê Trí chấm dứt hợp đồng với Sir John's rồi anh mang ban nhạc Family Love sang lục địa Mỹ trình diễn ở các tiểu bang miền Viễn Tây, do các anh chị bầu show người Việt Nam tổ chức. Đây là những buổi trình diễn đầu tiên Family Love đến với khán giả Việt Nam từ ngày bỏ xứ ra đi. Ở Orange County, San Jose Convention Center, San Francisco, Oregon và Washington, với sự cộng tác của các ca sĩ nổi tiếng nhất thời bấy giờ, nơi nào Family Love cũng được giới mộ điệu nhiệt tình ủng hộ, show nào cũng được gần cả ngàn khán giả tham dự. Trong thời gian ấy, sức khoẻ của Lê Toàn đã bình phục nên anh xuất hiện chung với ban nhạc, giúp cho các buổi trình diễn của Family Love thêm sôi nổi.
Trong thời gian Family Love trình diễn ở lục địa Mỹ, chủ nhân Club J ở Hawaii vẫn tiếp tục liên lạc với ông bầu Lee để thương lượng mời ban nhạc trở về club sinh hoạt như xưa với tiền thù lao hậu hĩ hơn trước và những điều kiện rất thuận lợi và một lần nữa Family Love ký hợp đồng trình diễn tại Club J. Lần này, họ định bụng sẽ hợp tác lâu dài vì khách ngưỡng mộ đã có sẵn, việc làm vững vàng và Hawaii là miền đất ấm với những bãi biển thật đẹp chung quanh. Đất lành chim đậu, Family Love có thể cùng nhau an cư lạc nghiệp tại vùng đảo thần tiên này.
5. Giải tán Family Love?
Trong thời gian "đóng đô" tại Club J, mặc dầu thù lao rất xứng đáng và đời sống của anh em Family Love rất thoải mái, nhưng Lê Trí tâm sự rằng bạn nhận thấy ước mơ và các nỗ lực của mình để thành công trong thế giới nhạc trẻ Hoa Kỳ coi như đã tan trong sương khói, và dự tính làm chủ một night club cũng chưa thể. Bạn cũng nhiều lần tự hỏi, nếu một ngày nào đó mình không chơi nhạc nữa thì tương lai sẽ đi về đâu? Đó là chưa nói đến nỗi ray rứt khi mẹ mình ngày càng già yếu, ở một mình bên California mà anh em Lê Trí không thể ở gần để chăm sóc bà được.
Vì thế, vào khoảng cuối năm 1981, sau nhiều đêm đắn đo suy nghĩ, vợ chồng Lê Trí khăn gói dọn nhà qua San José, thành phố của "Thung Lũng Hoa Vàng", nơi mẫu thân của anh em Family Love cư ngụ từ năm 1977.
Tami Lê và Lê Thanh, hai người em của Lê Trí, và thành phần còn lại của Family Love tiếp tục trình diễn ở Hawaii dưới một tên mới, The Contrast.
Biết được vợ chồng Lê Trí vừa dọn về San José, nhạc sĩ Ngọc Chánh của The Shotguns, lập tức mời Christiane Lê cộng tác dài hạn với phòng trà Maxim's của ông vì trong một chuyến du lịch Hawaii, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã được xem lối trình diễn thật đặc biệt của Christiane trước khán giả Hoa kỳ. Thật vậy, trong đêm đầu tiên xuất hiện tại Maxim's, Christiane đã chiếm trọn con tim của khán giả Việt Nam tại vùng Bay Area và Silicon Valley và, "tiếng đồn nô nức xa gần", từ đó số khán giả đến club ngày càng đông. Tại Maxim's, Christiane Lê đã gặp lại Phùng Thuận, tay trống của Family Love thuở nào, nay đang cộng tác với ban nhạc Ngọc Chánh. Trái đất quả nhiên rất tròn!
Riêng Lê Trí, bạn đã chấp nhận rời sân khấu, vừa đi làm, vừa đi học, vừa lo cho cháu gái và chăm sóc mẹ để xây dựng một tương lai vững chắc cho gia đình của mình.
Một năm sau, khi sức khoẻ đã hoàn toàn bình phục, Lê Toàn quyết định từ giã Orange County để về San José sống gần gia đình. Hai anh em Lê Trí gặp lại nhau "như cá gặp nước”, Họ cùng nhau học hỏi thêm về kỹ thuật âm thanh và, đến khoảng cuối năm 1983, mở phòng thu âm đầu tiên ở San José ngay trong garage xe của họ.
Với những kinh nghiệm sẵn có anh em Lê Trí và Lê Toàn đã rất thành công trong việc hoà âm và thu âm cho hầu hết các ca sĩ Việt Nam tại địa phương. Trong dịp này họ cũng tung ra thị trường băng nhạc trẻ đầu tiên ở Hoa Kỳ với tựa đề "Ngày Ấy Nay Còn Đâu" gồm những nhạc phẩm đang được ưa thích.
Sau khi các băng nhạc trên được tung ra thị trường, tên tuổi của Lê Trí và Lê Toàn được cộng đồng người Việt biết đến nhiều hơn. Lối hoà âm của họ với nhiều âm hưởng nhạc ngoại quốc, mang một sắc thái khác lạ, và đặc biệt đối với thính giả người Việt. Vì thế, một số đông ca sĩ nổi tiếng ở Orange County như Khánh Ly, Elvis Phương, Lệ Thu, Thanh Thuý, Lưu Hồng, Tuấn Anh... đã liên lạc yêu cầu anh em Trí Toàn hoà âm và thu âm các băng nhạc của họ. Một sự việc khó quên là tác phẩm bất hủ "Mười Năm Tình Cũ" của nhạc sĩ Trần Quảng Nam đã được thu âm tại phòng thâu "garage" này, qua tiếng hát của ca sĩ Lệ Thu.
Trong khi hai anh em Lê Trí hoạt động mạnh tại phòng thâu "garage", Christiane Lê tiếp tục cộng tác hàng tuần với phòng trà Maxim's, Tami Lê và Lê Thanh vẫn trình diễn với ban nhạc The Contrast của họ ở Hawaii.
Đến khoảng đầu năm 1983, định mệnh run rủi Lê Trí gặp lại nhạc sĩ Phan Kiên, là người đã hướng dẫn Lê Trí vào "nghiệp dĩ" ca hát. Cái nghiệp dĩ này đã khiến Lê Trí tái lập ban nhạc Family Love. Thành phần ban nhạc gồm có Phan Kiên sử dụng đàn bass, tay trống Tuấn Hùng, George Long, một giọng ca thật xuất sắc vùng San José và, lẽ dĩ nhiên Christiane Lê và Lê Toàn cũng có mặt.
Rồi, chắc định mệnh đã sắp đặt, Lê Thanh cũng quyết định từ giã Honolulu để đoàn tụ cùng gia đình. Một lần nữa Family Love thành hình, đời thứ Năm.
Family Love lại bắt đầu tập dợt và chỉ vài tháng sau họ xuất hiện trước cộng đồng người Việt, liên tiếp thành công rực rỡ trong các chương trình ca nhạc dạ vũ tại những khách sạn sang trọng vùng San Francisco, San José và các tiểu bang khác, nhiều khi số khán giả lên đến cả ngàn người.
Lúc ấy, Tami Lê vẫn ở Hawaii. Với một bản tánh thật kiên cường, không chịu thua trước nghịch cảnh nào, Tami Lê đã một thân một mình thành lập một ban nhạc riêng cho mình, lấy tên là Taste, trình diễn đều đặn tại các club nỗi tiếng của Hawaii.
Phan Kiên là một người thích bay nhảy. Vì thế, sau một thời gian ngắn sinh hoạt với Family Love, anh rời ban nhạc để theo đuổi nghề chụp ảnh và quay phim...
Lê Trí lại phải nhức đầu tìm người thay thế và mời được tay bass trẻ tuổi Lê Phúc, người cậu ruột của Cung Lê, tay kick boxing nổi tiếng đã từng mang lại niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt trên thế giới.
Thời gian trôi qua, Family Love ngày càng chiếm được cảm tình của giới mộ điệu tại Thung Lũng Hoa Vàng và một số tiểu bang có đông người Việt cư ngụ. Rồi họ được mời về trình diễn hàng tuần tại Melody Club, San José do anh Trần Quảng Nam làm quản lý, cũng là một nhạc sĩ mà Lê Trí rất thương mến...
Sau hơn 40 năm, anh em chúng tôi tình cờ gặp lại trên Facebook, thằng này ở Florida, đứa nọ Minnesota, chúng tôi nói chuyện hàng giờ trên điện thoại. Vâng, Lê Trí và tôi học cùng lớp, ngủ cùng một dortois, tắm cùng một piscine, chơi cùng một sân bóng rổ, sân đá banh, sân bóng chuyền ở một trường nhà dòng, trường Lasan Mossard Thủ Đức, trong những năm giữa thập niên 60. Chúng tôi còn đóng chung một hoạt cảnh, Nhà Việt Nam. Bốn đứa, đứa vai người thợ máy, đứa làm bác sĩ, đứa mặc bộ đồ bà ba nông dân, đứa làm thầy giáo, chúng tôi khiêng bàn thờ Tổ Quốc Việt Nam, ngụ ý những bàn tay xây dựng nước nhà. Tôi còn nhớ, khi ấy bạn Lê Trí đã lộ tài năng âm nhạc và kịch nghệ của mình. Lê Trí đã biết trình diễn theo kiểu talk show, biết làm cho đám khán giả chúng tôi, những học sinh trung học, cười lộn ruột trong những chương trình lửa trại trong trường, và... Lê Trí là người cầm đầu ban nhạc Rock and Roll đầu tiên của Mossard.
Cũng như nhiều đồng hương tỵ nạn, nhắc lại những kỷ niệm xưa xong, chúng tôi hỏi thăm nhau về những năm đầu tiên lận đận, lao đao nơi xứ người. Mặc dầu anh em chúng tôi mỗi đứa một ngả sau những năm học hành ở Mossard, tôi vẫn hằng theo dỏi những hoạt động văn nghệ của bạn Lê Trí. Vì thế, tôi không thể không hỏi thăm về ban nhạc Family Love của anh em Lê Trí. Chân ướt chân ráo từ Việt Nam, bằng cách nào Family Love đã lọt vào thế giới âm nhạc của xứ Mỹ bao la này? Và bạn Lê Trí đã kể cho tôi nghe, gởi cho tôi những hình ảnh của Family Love, đồng ý cho phép tôi viết lại và chia sẻ cùng quý độc giả cuộc hành trình nghệ thuật âm nhạc của Family Love.
1. Bước đầu ở Hawaii
Đến Honolulu chỉ có một tháng, anh em Family Love đã có việc làm bình thường tại các công ty địa phương nhờ số vốn liếng Anh văn sẵn có vì đã được học Anh ngữ ngay từ lúc còn nhỏ, lớn lên thì có dịp ca nhạc Mỹ và giao thiệp với người Mỹ trong các buổi trình diễn.
Làm việc cực khổ nhưng lòng say mê âm nhạc vẫn không phai mờ trong tâm trí anh em Family Love. Vì thế, mỗi cuối tuần Lê Trí và các em thường rủ nhau đến các clubs vòng quanh Waikiki để xem những ban nhạc và showbands nổi tiếng của Hawaii thời đó như Society of Seven, The Casuals, The Manila Machine, v.v... trình diễn. Đây những ban nhạc anh em Family Love rất là ngưỡng mộ và ước mơ một ngày nào đó mình cũng được trình diễn trên những sân khấu ấy...
Một hôm, Lê Trí tình cờ gặp Quốc Hùng, một tay đờn Bass nổi tiếng của ban nhạc The Shotguns ở Saigon dạo nào cũng đang tỵ nạn tại Hawaii và nhờ đó Lê Trí mới biết tay trống Phùng Thuận đang cư ngụ tại Arkansas và bạn nảy ra ý định tái lập ban nhạc Family Love đời thứ hai. Lê Trí lập tức liên lạc với Phùng Thuận và sau đó ông bà Jamieson, người bảo trợ gia đình Family Love, đã bảo lãnh Phùng Thuận sang Hawaii vào tháng Sáu năm 1975.
Thành phần Family Love lúc ấy gồm có bảy anh chị em.
Khi Family Love mới tập dượt chỉ có vài bản nhạc, Lê Trí đã móc nối được với đài truyền hình TV Hawaii và họ đồng ý thu hình ban nhạc trình diễn với nhạc phẩm Sing For A Homeland (Hát Cho Quê Hương) do Lê Toàn sáng tác. Nhờ dịp này Family Love được vài phóng viên báo chí Hawaii đến phỏng vấn. Trang báo nói đến bài ca đầy ý nghĩa này của Lê Toàn đã làm nhiều đồng hương tỵ nạn buồn đứt ruột.
Vài năm sau, Family Love đã thu âm bản nhạc này vào đĩa 45 tua và được giới thưởng ngoạn Hawaii mua ủng hộ rất nhiều.
May mắn thay, vài ngày sau buổi trình diễn bản nhạc Hát Cho Quê Hương trên TV Hawaii, Family Love nhận được nhiều dụng cụ âm nhạc của các nhà hảo tâm mang đến tặng. Ông bà Jamieson cũng cho Family Love mượn tiền mua một số nhạc khí cần thiết. Thế là mỗi ngày sau khi đi làm về, anh em Lê Trí cùng nhau khiêng nhạc khí đến thư viện gần nhà để tập dượt đến khuya, xong xuôi lại mang về nhà cất, đêm này qua đêm nọ, không hề nản chí. Sau đó vài tuần, nhằm mục đích giới thiệu một ban nhạc người tỵ nạn Việt Nam, anh em Lê Trí bằng lòng trình diễn một show ban ngày tại sân khấu của Ala Moana Shopping Center. Đây là thương xá lớn nhất của Honolulu…
Và, sau nhiều lần đi trình diễn thử tại các clubs ở Honolulu, Family Love được chấp nhận làm việc tại club "Your Place" ở Kona, hòn đảo lớn nhất Hawaii vào tháng 11 năm 1975.
Trong thời gian này, Lê Trí cũng tổ chức một buổi văn nghệ ngoài trời cho cộng đồng người Việt tại Hawaii với sự cộng tác của ca sĩ Khánh Ly. Nhờ dịp này, Lê Trí mới gặp được ông Lee Maynard, một bầu show nổi tiếng xuất thân từ Las Vegas. Tin tưởng vào tài năng của ông Lee, Family Love ký hợp đồng với ông bầu này và bắt đầu hoạt động thật mạnh. Chỉ trong vòng sáu tháng, nhờ chịu khó tập dượt và trình diễn đủ thể loại nhạc, họ đã may mắn trở thành ban nhạc đắt giá nhất trong các căn cứ quân sự Hoa Kỳ tại Honolulu, Hawaii.
Anh em Lê Trí lúc nào cũng chú tâm học hỏi cách trình diễn, lối trò chuyện với khán giả và nhảy múa trên sân khấu của các bạn nhạc Phi Luật Tân và Mỹ có tiếng tại Honolulu; nhờ vậy, họ ngày càng tiến bộ. Đến tháng 7 năm 1976, Family Love ký hợp đồng với The Hale Makai Hotel Showroom ở khu phố chánh Waikiki, là một trong những club danh tiếng nhất thời bấy giờ tại Honolulu, nơi có nhiều du khách khắp thế giới đến viếng mỗi ngày.
Đây thật là một niềm hãnh diện lớn cho Family Love nói riêng và cộng đồng người Việt tỵ nạn ở Hawaii nói chung...
2. Trên đường lưu diễn
Trong những ngày tháng mới định cư ở Hawaii, anh em Family Love cũng nhận được hướng dẫn của chị Ngọc Mỹ (trên Facebook là Mimi Sugane), từng là ca sĩ chính của ban The Shotguns. Khi ấy chị đã là ca sĩ cho một hộp đêm danh tiếng ở Hawaii và chị đã tận tình giới thiệu Family Love với các hộp đêm chị quen biết.
Mọi việc tiến hành rất êm xuôi nhưng đến cuối năm 1976 thì Phùng Thuận và Quốc Hùng thay phiên nhau rời Family Love vì những lý do riêng. Đây là một mất mát lớn lao cho Family Love vì ban nhạc đang ngon trớn và việc làm rất đều đặn. May thay, trong vòng vài tuần lễ Lê Trí tìm được hai nhạc sĩ người Phi Luật Tân sanh đẻ tại Hawaii và mời họ cộng tác. Đó là tay đánh trống Bobby de la Cruz và tay đờn bass Mike Usam. Tuy tài năng của họ kém Phùng Thuận và Quốc Hùng một chút nhưng âm nhạc đã nằm sẵn trong huyết quản của họ. Vì thế, sau vài tháng tập dượt, có thể nói là Family Love chơi nhạc sống động hơn lúc trước rất nhiều.
Hợp đồng với club Hale Makai vừa dứt trong khi Oasis Night Club ở Hawaii đang ngưng hoạt động vì vắng khách. Nhận thấy đây là một cơ hội để Family Love có một nơi đóng đô vững vàng, Lê Trí lập tức thương lượng và hùn với chủ nhân để tái khai trương hộp đêm này vào đầu năm 1976.
Thời gian trôi qua... Family Love ngày càng tiến nhanh trên con đường nghệ thuật. Khoảng một năm sau, ông bầu Lee Maynard nhìn thấy khả năng của Family Love, khuyên anh em Lê Trí nên đi tua lưu diễn trong lục địa Hoa Kỳ. Nghe lời ông bầu và qua sự hướng dẫn của ông ta, anh chị em Family Love cố công tập dượt có quy củ hơn để trở thành một showband chuyên nghiệp. Thế rồi, cơ hội đến thật. Ông bầu Lee ký được một hợp đồng dài hạn để Family Love đi lưu diễn vùng Trung Tây (Midwest) Hoa Kỳ, từ North Dakota đến Minnesota, Wisconsin, Illinois, Ohio, Arkansas, Oklahoma... trong vòng một năm.
Đến khoảng tháng Sáu năm 1977, anh em Family Love lên đường lưu diễn. Đây là lần đầu tiên họ vào lục địa Mỹ. Bay sang Los Angeles, họ mua một chiếc xe vận tải và một chiếc station wagon để chở nhạc khí, họ lái xe xuyên bang đến North Dakota, một tiểu bang miền cực Bắc, nơi trình diễn đầu tiên, và từ đó họ đến các thành phố khác theo chương trình đã được hoạch định, mỗi nơi vài tuần lễ.
Family Love đi đến đâu được giới mộ điệu Hoa Kỳ yêu mến đến đó, nhiều người tỏ vẻ ngạc nhiên vì họ không ngờ người tỵ nạn Việt Nam có thể trình diễn nhạc Mỹ một cách điệu nghệ như vậy. Trên sân khấu, các ca nhạc sĩ Family Love ăn mặc hợp thời trang, trình diễn các tác phẩm nổi tiếng lúc bấy giờ, và giúp vui qua những mẩu chuyện khôi hài được chọn lựa, học hỏi kỹ lưỡng. Ngoài ra, Family Love còn trình bày những tác phẩm của thập niên 40, 50. Ban nhạc vừa ca hát, đánh đàn, vừa nhảy múa, mỗi bài một điệu bộ khác nhau làm cho sân khấu Family Love luôn sống động và hấp dẫn.
Đây là một chuyến lưu diễn thật vui với tiền thù lao rất hậu hĩ, nhưng cũng khá mệt nhọc. Tuy nhiên, khi biết có nhiều vị khách mê Family Love đã lái xe ba, bốn tiếng đồng hồ để xem ban nhạc trình diễn, anh em Family Love thấy rất phấn khởi, đem hết tài năng và sức lực của mình để phục vụ cho những khán thính giả của miền Midwest này.
Sau vài tháng lưu diễn, có thể Family Love đã gây được chút ít tiếng vang gần xa. Vì thế, khi họ đến trình diễn ở thành phố Akron, tiểu bang Ohio, đài truyền hình địa phương đến xin phỏng vấn ban nhạc và chiếu một đoạn live show của Family Love trong chương trình tin tức của đài. Anh em Family Love hy vọng mình đã mang đến niềm vui và hãnh diện cho những cộng đồng người Việt tại miền Midwest trong năm ấy, khi họ lái xe qua các khách sạn, hộp đêm, hí viện với tên Family Love trong ánh đèn lấp lánh trên nền trời.
Cuộc phỏng vấn live show của Family Love trình chiếu trên truyền hình đã gây được sự chú ý của vài ông bầu show và họ đã tìm cách liên lạc với bạn Lê Trí, và qua sự sắp xếp của ông bầu Lee, Family Love ký một giao kèo mới, lưu diễn sáu tháng ở tiểu bang Florida, các tiểu bang miền Đông Bắc New England, và Canada.
3. Con đường định mệnh
Chuyến lưu diễn miền Trung Tây là một bước tiến quan trọng của anh em Family Love trong sự nghiệp ca hát. Họ đã chính thức gia nhập thế giới âm nhạc của Hoa Kỳ. Đi đến đâu họ cũng được giới thưởng ngoạn yêu mến. Vâng, mọi việc xảy ra thật tốt đẹp cho Family Love. Trong lúc họ đang trình diễn tại Club Big Als, thuộc thành phố Toledo, tiểu bang Ohio, ca sĩ Christiane Lê được bác sĩ xác nhận là đã mang thai. Đây vừa là một tin vui, vừa là một sự ngạc nhiên cho vợ chồng Lê Trí vì họ hiếm muộn con sau khi cưới nhau đã mười mấy năm. Đây cũng là một trở ngại lớn cho Family Love vì Lê Trí và Christiane Lê phải trở về Hawaii để lo việc sanh nở. Họ trông mong vào tài điều đình của ông bầu Lee với các Clubs, xin hoãn lại những chuyến lưu diễn kế tiếp cho đến khi Christiane Lê có thể trở lại sân khấu.
Nhờ tài thuyết phục khéo léo của ông bầu Lee, chuyện thưa kiện với lý do Family Love đơn phương hủy bỏ hợp đồng đã không xảy ra. Tuy rất thất vọng nhưng anh em đồng lòng đùm bọc lẫn nhau, quyết định trở về Hawaii để việc sinh nở của Christiane được thuận tiện hơn…
Trước khi về Hawaii vào khoảng cuối năm 1978, khi ấy bụng bầu của Christiane Le đã khá lớn nhưng Family Love vẫn thực hiện được những show cuối cùng của chuyến lưu diễn trong hai tuần lễ ở MCI Club, Hot Spring và tại The Point After Club, Hollywood, thuộc tiểu bang California.
Tại hai clubs này, một lần nữa Family Love đã được khán giả miền Viễn Tây nhiệt liệt tán thưởng nhờ những kinh nghiệm mà họ đã gặt hái được trong thời gian lưu diễn khắp miền Trung Mỹ. Trong dịp này, may mắn khác lại đến với Family Love. Sau khi xem ban nhạc trình diễn tại MCI Club, ông Harry Landly, một nhà sản xuất đĩa hát đã đến gặp anh em Family Love và đề nghị họ sáng tác nhạc "original" và nếu nhạc hay thì sẽ được một hợp đồng thâu đĩa. Trong thời gian ấy ở Hoa Kỳ, những ban nhạc gia đình rất thành công và đang làm mưa làm gió trong thế giới âm nhạc. Vì thế, việc các ông producers tìm kiếm những ban nhạc gia đình như Family Love để đầu tư cũng chẳng có gì lạ, được việc hay không là chuyện khác.
Jim Summers’s Agency cũng đến mời Family Love ký hợp đồng để trình diễn cho The Red Onions' chains, Disneyland và sau đó là The Nevada tour. Dĩ nhiên, vì hoàn cảnh bắt buộc như đã kể ở đoạn trên, Family Love đã phải từ chối những cơ hội hiếm có ngàn năm một thuở này để trở về Hawaii...
4. Family Love - Đời Thứ Tư
Về Hawaii, anh em Family Love lập tức ký hợp đồng với Club J, ở Pearl City, một khu thương mãi nổi tiếng của và họ đã cộng tác với Club này liên tiếp trong hai năm trời, mang lại thành công rực rỡ với số khách đông nghẹt hằng đêm. Khi ấy, Christiane Lê mang thai đã trên sáu tháng nhưng chị vẫn hát lai rai cho đến ngày sanh nở.
Trong thời gian ấy, anh em Family Love cũng tung ra thị trường Hawaii bốn băng cassette gồm những nhạc phẩm chọn lọc "Top Hits" thời bấy giờ. Đã quá quen thuộc với Family Love từ 1975, giới trẻ Hawaii đã nhiệt liệt ủng hộ các băng nhạc này.
Vẫn mang một hoài bão âm nhạc nên Lê Trí liên lạc với các ông bầu để Family Love có thể trở lại lục địa Hoa Kỳ tiếp tục lưu diễn như trước. Tuy nhiên, "dịp may không bao giờ xảy đến hai lần" và kết quả đã không được mong muốn.
Thêm vào đó, sau nhiều năm vừa tập dượt ròng rã và thức khuya hằng đêm để trình diễn vừa phải đi học ban ngày, Lê Toàn đã kiệt sức và anh đã phải tạm ngưng sinh hoạt để đi California dưỡng bệnh. Đây là một "biến cố" lớn đối với Family Love vì Lê Toàn là cánh tay mặt của Lê Trí và cũng là người đóng góp rất nhiều cho sự thành công của ban nhạc.
Một mặt lo ngại cho sức khoẻ của người em, mặt khác Lê Trí phải gồng gánh trách nhiệm của một trưởng ban nhạc. Sau nhiều ngày tìm kiếm, Lê Trí mời được tay guitar Steve Abella, gia nhập ban nhạc thế chỗ của Lê Toàn, và Family Love đổi xác thành đời thứ tư…
Với lòng đam mê âm nhạc cùng ý chí bất khuất, Lê Trí không ngừng cố gắng thúc đẩy ban nhạc tập dượt để đạt được phong độ như trước. Tuy giọng hát của Steve Abella không ăn khách bằng Lê Toàn, nhưng anh ta lại có những đặc điểm khác như làm MC rất hay, tự nhiên, mạch lạc vì sanh ra và lớn lên trên đất Mỹ và anh ta cũng rất có duyên trên sân khấu... Hơn nữa, Steve mang ba giòng máu Phi luật Tân, Nhật Bổn và Hawaii nên rất được dân địa phương ưa thích, nhờ vậy mà sau một thời gian ngắn Family Love sinh hoạt vững vàng trở lại như ngày nào.
Qua bao năm tháng trong nghề ca hát, Lê Trí luôn chất chứa trong lòng giấc mộng làm chủ một night club. Vì thế, vào cuối năm 1980 khi mãn hạn hợp đồng với Club J, Lê Trí và toàn ban Family Love hùn vốn và cùng nhau hợp tác với Sir John's, một club nổi tiếng gần khu thương mại Alamoana, Honolulu. Tại club Sir John's, Family Love đã lôi cuốn được số khách đông đảo đến thưởng thức hằng đêm. Sự thành công của ban nhạc vô tình gây thiệt hại cho các club khác trong vùng do nhóm xã hội đen làm chủ. Thế là họ cho người đến quấy rối bằng cách đến bãi đậu xe chọc ghẹo khách của Sir John's, đâm thủng bánh xe của khách, và có lần họ mang súng đến bắn lên trần nhà của club khiến cho nhiều khách ngưỡng mộ Family Love không dám đến chơi ở Sir John's nữa.
Đến cuối năm 1980, sau hơn sáu tháng giằng co, thương lượng với ông chủ club, Lê Trí chấm dứt hợp đồng với Sir John's rồi anh mang ban nhạc Family Love sang lục địa Mỹ trình diễn ở các tiểu bang miền Viễn Tây, do các anh chị bầu show người Việt Nam tổ chức. Đây là những buổi trình diễn đầu tiên Family Love đến với khán giả Việt Nam từ ngày bỏ xứ ra đi. Ở Orange County, San Jose Convention Center, San Francisco, Oregon và Washington, với sự cộng tác của các ca sĩ nổi tiếng nhất thời bấy giờ, nơi nào Family Love cũng được giới mộ điệu nhiệt tình ủng hộ, show nào cũng được gần cả ngàn khán giả tham dự. Trong thời gian ấy, sức khoẻ của Lê Toàn đã bình phục nên anh xuất hiện chung với ban nhạc, giúp cho các buổi trình diễn của Family Love thêm sôi nổi.
Trong thời gian Family Love trình diễn ở lục địa Mỹ, chủ nhân Club J ở Hawaii vẫn tiếp tục liên lạc với ông bầu Lee để thương lượng mời ban nhạc trở về club sinh hoạt như xưa với tiền thù lao hậu hĩ hơn trước và những điều kiện rất thuận lợi và một lần nữa Family Love ký hợp đồng trình diễn tại Club J. Lần này, họ định bụng sẽ hợp tác lâu dài vì khách ngưỡng mộ đã có sẵn, việc làm vững vàng và Hawaii là miền đất ấm với những bãi biển thật đẹp chung quanh. Đất lành chim đậu, Family Love có thể cùng nhau an cư lạc nghiệp tại vùng đảo thần tiên này.
5. Giải tán Family Love?
Trong thời gian "đóng đô" tại Club J, mặc dầu thù lao rất xứng đáng và đời sống của anh em Family Love rất thoải mái, nhưng Lê Trí tâm sự rằng bạn nhận thấy ước mơ và các nỗ lực của mình để thành công trong thế giới nhạc trẻ Hoa Kỳ coi như đã tan trong sương khói, và dự tính làm chủ một night club cũng chưa thể. Bạn cũng nhiều lần tự hỏi, nếu một ngày nào đó mình không chơi nhạc nữa thì tương lai sẽ đi về đâu? Đó là chưa nói đến nỗi ray rứt khi mẹ mình ngày càng già yếu, ở một mình bên California mà anh em Lê Trí không thể ở gần để chăm sóc bà được.
Vì thế, vào khoảng cuối năm 1981, sau nhiều đêm đắn đo suy nghĩ, vợ chồng Lê Trí khăn gói dọn nhà qua San José, thành phố của "Thung Lũng Hoa Vàng", nơi mẫu thân của anh em Family Love cư ngụ từ năm 1977.
Tami Lê và Lê Thanh, hai người em của Lê Trí, và thành phần còn lại của Family Love tiếp tục trình diễn ở Hawaii dưới một tên mới, The Contrast.
Biết được vợ chồng Lê Trí vừa dọn về San José, nhạc sĩ Ngọc Chánh của The Shotguns, lập tức mời Christiane Lê cộng tác dài hạn với phòng trà Maxim's của ông vì trong một chuyến du lịch Hawaii, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã được xem lối trình diễn thật đặc biệt của Christiane trước khán giả Hoa kỳ. Thật vậy, trong đêm đầu tiên xuất hiện tại Maxim's, Christiane đã chiếm trọn con tim của khán giả Việt Nam tại vùng Bay Area và Silicon Valley và, "tiếng đồn nô nức xa gần", từ đó số khán giả đến club ngày càng đông. Tại Maxim's, Christiane Lê đã gặp lại Phùng Thuận, tay trống của Family Love thuở nào, nay đang cộng tác với ban nhạc Ngọc Chánh. Trái đất quả nhiên rất tròn!
Riêng Lê Trí, bạn đã chấp nhận rời sân khấu, vừa đi làm, vừa đi học, vừa lo cho cháu gái và chăm sóc mẹ để xây dựng một tương lai vững chắc cho gia đình của mình.
Một năm sau, khi sức khoẻ đã hoàn toàn bình phục, Lê Toàn quyết định từ giã Orange County để về San José sống gần gia đình. Hai anh em Lê Trí gặp lại nhau "như cá gặp nước”, Họ cùng nhau học hỏi thêm về kỹ thuật âm thanh và, đến khoảng cuối năm 1983, mở phòng thu âm đầu tiên ở San José ngay trong garage xe của họ.
Với những kinh nghiệm sẵn có anh em Lê Trí và Lê Toàn đã rất thành công trong việc hoà âm và thu âm cho hầu hết các ca sĩ Việt Nam tại địa phương. Trong dịp này họ cũng tung ra thị trường băng nhạc trẻ đầu tiên ở Hoa Kỳ với tựa đề "Ngày Ấy Nay Còn Đâu" gồm những nhạc phẩm đang được ưa thích.
Sau khi các băng nhạc trên được tung ra thị trường, tên tuổi của Lê Trí và Lê Toàn được cộng đồng người Việt biết đến nhiều hơn. Lối hoà âm của họ với nhiều âm hưởng nhạc ngoại quốc, mang một sắc thái khác lạ, và đặc biệt đối với thính giả người Việt. Vì thế, một số đông ca sĩ nổi tiếng ở Orange County như Khánh Ly, Elvis Phương, Lệ Thu, Thanh Thuý, Lưu Hồng, Tuấn Anh... đã liên lạc yêu cầu anh em Trí Toàn hoà âm và thu âm các băng nhạc của họ. Một sự việc khó quên là tác phẩm bất hủ "Mười Năm Tình Cũ" của nhạc sĩ Trần Quảng Nam đã được thu âm tại phòng thâu "garage" này, qua tiếng hát của ca sĩ Lệ Thu.
Trong khi hai anh em Lê Trí hoạt động mạnh tại phòng thâu "garage", Christiane Lê tiếp tục cộng tác hàng tuần với phòng trà Maxim's, Tami Lê và Lê Thanh vẫn trình diễn với ban nhạc The Contrast của họ ở Hawaii.
Đến khoảng đầu năm 1983, định mệnh run rủi Lê Trí gặp lại nhạc sĩ Phan Kiên, là người đã hướng dẫn Lê Trí vào "nghiệp dĩ" ca hát. Cái nghiệp dĩ này đã khiến Lê Trí tái lập ban nhạc Family Love. Thành phần ban nhạc gồm có Phan Kiên sử dụng đàn bass, tay trống Tuấn Hùng, George Long, một giọng ca thật xuất sắc vùng San José và, lẽ dĩ nhiên Christiane Lê và Lê Toàn cũng có mặt.
Rồi, chắc định mệnh đã sắp đặt, Lê Thanh cũng quyết định từ giã Honolulu để đoàn tụ cùng gia đình. Một lần nữa Family Love thành hình, đời thứ Năm.
Family Love lại bắt đầu tập dợt và chỉ vài tháng sau họ xuất hiện trước cộng đồng người Việt, liên tiếp thành công rực rỡ trong các chương trình ca nhạc dạ vũ tại những khách sạn sang trọng vùng San Francisco, San José và các tiểu bang khác, nhiều khi số khán giả lên đến cả ngàn người.
Lúc ấy, Tami Lê vẫn ở Hawaii. Với một bản tánh thật kiên cường, không chịu thua trước nghịch cảnh nào, Tami Lê đã một thân một mình thành lập một ban nhạc riêng cho mình, lấy tên là Taste, trình diễn đều đặn tại các club nỗi tiếng của Hawaii.
Phan Kiên là một người thích bay nhảy. Vì thế, sau một thời gian ngắn sinh hoạt với Family Love, anh rời ban nhạc để theo đuổi nghề chụp ảnh và quay phim...
Lê Trí lại phải nhức đầu tìm người thay thế và mời được tay bass trẻ tuổi Lê Phúc, người cậu ruột của Cung Lê, tay kick boxing nổi tiếng đã từng mang lại niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt trên thế giới.
Thời gian trôi qua, Family Love ngày càng chiếm được cảm tình của giới mộ điệu tại Thung Lũng Hoa Vàng và một số tiểu bang có đông người Việt cư ngụ. Rồi họ được mời về trình diễn hàng tuần tại Melody Club, San José do anh Trần Quảng Nam làm quản lý, cũng là một nhạc sĩ mà Lê Trí rất thương mến...
6. Đời Thứ Bảy và Lido Club
Lê Trí tâm sự cùng người viết rằng, trong thời gian hoạt động văn nghệ, bạn thấy số mình quá lận đận, luôn gặp nhiều rắc rối, Thật vậy, trong lúc Family Love đang trình diễn ngon trớn tại Queen Bee thì tay trống Tuấn Hùng lại xin nghỉ việc để lập gia đình và George Long cũng từ giã ban nhạc để dọn xuống Orange County theo đuổi một nghề khác.
May thay, Family Love có Andy Trâm (tức Andy Nguyễn), một tay trống trẻ tuổi với một giọng ca thật dễ thương đã chờ đợi từ lâu, sẳn sàng gia nhập ban nhạc.
Với hai nhạc sĩ mới, Lê Trí không khỏi lo lắng, ngao ngán khi nghĩ đến thời gian và công lao tập dợt. Nhưng, trong cái xui lại có cái hên: ngoài năng khiếu âm nhạc đã có sẵn, với nhiệt huyết dồi dào, Lê Phúc và Andy Trâm lại rất đam mê và chịu khó học hỏi. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn, hai người bạn trẻ này tiến bộ thật nhanh, Family Love không phải tốn nhiều thời giờ tập dợt như Lê Trí đã tưởng lầm, và có thể nói rằng hai nhạc sĩ trẻ tuổi này đã chiếm được cảm tình của anh chị em Family Love, ngoài thời gian trình diễn, họ luôn gần gũi bên nhau. Mỗi cuối tuần, cả bọn thường tụ tập tại nhà riêng để ăn uống, cùng nhau thù tạc đến hai, ba giờ sáng. Sinh hoạt gia đình đầm ấm này đã kéo dài năm này qua năm khác...
Sau khi chấm dứt hợp đồng với Queen Bee, Family Love tiếp tục trình diễn ở các khách sạn danh tiếng ở vùng Bay Area và các tiểu bang như Washington D.C., Texas, Oregon...
Đến khoảng cuối năm 1985, vì thấy Family Love quá ăn khách nên cậu mợ, người dì và một số bà con của anh chị em Family Love muốn kinh doanh, thành lập một night club tại San José. Để có một nơi đóng đô vững chắc cho Family Love, Lê Trí đã bỏ công tìm kiếm gần cả năm trời mới ra một địa điểm tạm được: đó là nhà hàng Pháp Le Boulangerie đã tạm ngưng hoạt động. Đây là một căn lầu rất hẹp bề ngang nhưng Lê Trí đã thiết kế lại nội thất, vẽ sơ đồ sân khấu, sắp xếp chỗ ngồi, đặt để hệ thống âm thanh và ánh sáng thành một night club. Và, qua bao khó khăn, thủ tục xin phép thật rắc rối, Lido Club đã ra đời.
Nghe Lê Trí kể lại chuyện bạn giúp thành lập Lido Club, người viết nhận ra người bạn học ngày xưa của mình quả thật đa tài. Trong một thời gian dài, ngày nào Lê Trí cũng đến Lido để phụ trông coi thợ làm việc, đưa ý kiến thay đổi để biến căn lầu thành một night club đúng điệu. Lê Trí kể rằng nhiều khi bạn làm việc quên cả ăn uống, ở đó đến thật khuya mới về nhà. Các anh chị em khác trong ban nhạc Family Love cũng có nhiều nhiệt tâm với Lido. Buổi chiều trước đêm khai trương, toàn ban đã đến để phụ giúp trang trí và sơn phết các bức tường vì thợ làm không kịp. Họ đã phải lật đật ăn bánh mì tại chỗ, rồi thay y phục, kịp giờ trình diễn trên sân khấu còn phảng phất mùi nước sơn chưa kịp khô...
Công lao và nhiệt tình của Lê Trí và anh chị em Family Love đã mang lại sự thành công không ngờ cho Lido Club. Sau đêm khai trương, khách yêu nhạc đã kéo đến đông nghẹt hàng tuần để thưởng thức văn nghệ và khiêu vũ trong không khí vui nhộn và thanh lịch, với âm thanh tình tứ, trẻ trung của Family Love. Qua hơn hai chục năm sinh hoạt văn nghệ, Family Love chuyên trình diễn nhạc ngoại quốc; tuy nhiên, với căn bản âm nhạc sẵn có, họ đã từ từ thêm vào chương trình các nhạc phẩm Việt Nam và nhạc tour, làm vừa lòng giới mộ điệu. Ngoài việc trình diễn ở Lido Club vào cuối tuần, thỉnh thoảng họ đi show ở các tiểu bang xa, và tuy rằng ai cũng có việc làm chính trong tuần nhưng, họ luôn tập dợt, học hỏi những thể loại, những bản nhạc mới đang ăn khách trên thị trường cũng như mua sắm những nhạc khí mới hầu có thể theo kịp đà tiến bộ của âm nhạc trong mọi mặt trên thế giới.
Lê Trí kể rằng, cho đến bây giờ bạn cũng không hiểu vì sao, trong thời gian ấy, tự nhiên nhạc Euro-Disco xuất phát từ Đức Quốc và Ý Đại Lợi bỗng trở nên thịnh hành trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, và ai cũng gọi đó là nhạc "New Wave". Loại nhạc này kéo đến như một cơn giông bão vì, hình như già trẻ, lớn bé ai cũng ưa thích. Họ quên mất tiêu luôn những bản nhạc top hits đang nổi tiếng như cồn trên thị trường âm nhạc Mỹ Quốc. Lê Trí giải thích rằng: đây là một loại nhạc của Âu Châu tuy đánh theo thể điệu Disco nhưng chậm hơn và không quá ồn ào như nhạc Disco của Mỹ, lời lẽ lại rất êm ái, dịu dàng và lãng mạn; các nhạc sĩ Âu Châu đã chơi loại nhạc này thật xuất sắc qua tiếng đàn keyboards, họ dùng nhữngeffect như echo và reverb một cách tài tình và đặc biệt, có thể nói là trội hơn âm thanh của nhạc Mỹ. Những bản nhạc Euro-Disco khách mộ điệu Việt Nam ưa chuộng nhất thời bấy giờ là bài: "You're My Love, You're My Life", "Touch by Touch” và hầu hết những bài của đôi song ca Modern Talking như "You're My Heart, You're My Soul" v.v...
Như "cánh chim tìm về tổ ấm", vào cuối năm 1986 Tami Lê giã từ ban nhạc riêng của mình ở Honolulu, bay sang San José sum họp với gia đình. Có thêm giọng hát xuất sắc của Tami Lê, Family Love trình diễn sống động hơn, mang đến những bất ngờ đầy lý thú cho khách mộ điệu, nhất là giới trẻ.
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Thật vậy, nhờ sự đoàn kết chặt chẽ của bảy tâm hồn yêu nhạc đầy nhiệt huyết, cộng với lòng kiên nhẫn và siêng năng tập dợt, Family Love rất thành công và ban nhạc được khán thính giả vùng Bay Area hết lòng thương mến.
Tiếng đồn về ban nhạc Family Love vang dội gần xa khiến cho tờ báo San Francisco Examiner gởi phóng viên James Lull, đến nhà của Lê Trí phỏng vấn, viết một bài báo về ban nhạc. Ông này cũng đến Lido Club xem Family Love trình diễn và chụp hình ban nhạc để đăng báo. Một năm sau đó (1987), phóng viên James Lull viết một quyển sách có tựa là "Popular Music and Communication" do nhà xuất bản Sage Publications ấn hành. Quyển sách này có một đoạn nói về hoạt động của Family Love cùng với hình ảnh của ban nhạc.
Ngoài chương trình thường lệ hàng tuần, qua sáng kiến của Family Love, Lido Club có những buổi trình diễn bất ngờ trong các dịp lễ lớn, gây nhiều hứng thú cho khách đến thưởng thức. Ví dụ như trong đêm Halloween Lido Club trở thành một hang đá ghê rợn, sương khói mịt mù với tiếng la hét, rên rỉ đau đớn của các hồn ma. Trong khi đó toàn ban nhạc Family Love hoá trang thật kinh dị, trình diễn trên sân khấu. Những đêm Halloween hàng năm, khách tò mò đã đến xem chật cả club, không còn chỗ chứa.
Vào đêm Giáng Sinh, Lido Club thay đổi không gian với tuyết trắng bao phủ cùng những ngôi sao sáng trên bầu trời, và những ông già Noël bụng phệ vừa đờn, vừa ca hát, vừa lắc mông thật vui nhộn trên sân khấu.
Tết đến, Lido Club lại thay đổi cảnh trí với những cành hoa mai vàng nở rộ và những bao lì xì đỏ chói để đón Xuân. Toàn ban Family Love mặc áo dài gấm sắc màu cổ truyền, hoá trang thành quý cụ ông, cụ bà, chúc Xuân khán giả qua những nhạc phẩm Tết của ban AVT thật vui nhộn. Những ý kiến thay đổi không khí Lido Club trong các dịp lễ lớn này của Lê Trí và Family Love đã được thực hiện suôn sẻ và thành công mỹ mãn cũng nhờ một phần vào công lao của đôi vợ chồng trẻ tuổi Phong và Thoa, chủ nhân mới của Lido Club.
Family Love hằng chú tâm đến các ý thích lành mạnh của khách yêu nhạc. Thời gian ấy, một số đông người Việt "ghiền" phim bộ Trung Hoa, đi đâu cũng nghe tiếng nhạc lồng trong phim. Vì thế, Lê Trí đã thúc đẩy Family Love tập dợt các bản nhạc nổi tiếng trong những bộ phim đang thịnh hành để trình diễn trên sân khấu Lido Club. Và, đây là một trong những thành công lớn của ban nhạc. Được biết có rất nhiều khách đến Lido Club chỉ để nghe cho bằng được hai nhạc phẩm trong phim "Anh Hùng Xạ Điêu" và "Thần Điêu Đại Hiệp".
Sau đó không lâu, Christiane Lê đã được hân hạnh song ca cùng "Quách Tĩnh" Huỳnh Nhật Hoà tại sân khấu Anaheim Convention Center trong một chuyến lưu diễn.
7. Lido và Mini Club
Kể từ khi ban nhạc Family Love đóng đô tại Lido Club, khách mộ điệu tham gia các buổi văn nghệ giải trí và khiêu vũ ngày càng đông.
Lido Club "độc quyền" văn nghệ tại vùng này không được bao lâu thì có một cặp vợ chồng trẻ tuổi mở một vũ trường khác, không xa Lido lắm, và họ đặt tên là Mini Club. Lê Trí cho biết đây không phải là một ngẫu nhiên vì trước 1975 cặp vợ chồng này thường xuyên đến Mini Club ở đường Tự Do, Sài Gòn để xem Family Love trình diễn, và họ rất ngưỡng mộ ban nhạc. Khi ấy, Lê Trí cũng nghe tin đồn rằng hai chủ nhân trẻ tuổi này chọn tên Mini Club với mục đích gây cảm tình để lôi cuốn Family Love về hợp tác với họ.
Thật vậy, trong thời gian trước ngày khai trương, chủ nhân Mini Club đã nhiều lần liên lạc với Lê Trí, mời Family Love cộng tác với những điều kiện rất thuận lợi và khoản thù lao gấp bội. Lê Trí tâm sự cùng người viết rằng bạn vốn trọng chữ tín, trung thành với bạn hữu, và sống trong tình cảm. Lido là nơi do chính bạn và các anh chị em Family Love tạo dựng nên, chủ nhân Lido cũng luôn luôn đối xử tử tế với ban nhạc trong tình gia đình. Vì thế sau năm lần bảy lượt "chiêu hồi" Family Love mà không đạt kết quả, Mini Club đành phải mời ban nhạc the TRANZ cộng tác. Đây là một ban nhạc rất vững vàng trong lãnh vực âm nhạc, tánh tình khiêm tốn, mà anh chị em Family Love rất thương mến.
Mini Club ra đời, dĩ nhiên tạo nên sự cạnh tranh với Lido. Để giúp đỡ chủ nhân Lido thu hút khách, Lê Trí đã góp ý biến tầng lầu dưới thành một club mới, lấy tên là Lido 2, chuyên chơi nhạc tour và nhạc Việt Nam để phục vụ cho khách yêu thích loại nhạc này. Chủ nhân hoan hỉ chấp thuận đề nghị và Lê Trí đã giúp thiết kế club, mời Quốc Hùng (người đã từng cộng tác với Family Love hơn một năm trời ở Hawaii) và một số nhạc sĩ quen biết khác ở San José thành lập ban nhạc The Fame đóng đô tại Lido Club 2.
Trong khi The Fame phục vụ khách mộ điệu nhạc tour và nhạc Việt Nam ở Lido 2, tầng dưới, Family Love chuyển hướng ở Lido, tầng trên, chuyên nhạc Top 40s Mỹ thịnh hành nhất trong mỗi tháng và nhạc Euro Disco, với âm thanh, ánh sáng hiện đại và sống động hơn để thu hút khách trẻ tuổi.
Lê Trí giải thích cùng người viết rằng, các ban nhạc trẻ Việt Nam nổi tiếng vào thời gian trước 1975 như Strawberry Four, Spotlight, CBC, Peanut Company, Uptight, Phượng Hoàng, Dreamers, JayCee, Enterprises, Hammer, Blue Jet, Crazy Dogs, Mây Trắng, Rolling Sound, Les Penitents, Blue Stars, Rising Sun, Blackstones, Black Caps, Hardstones, v.v... chơi nhạc rất hay và mỗi ban nhạc đều có một sắc thái riêng biệt của mình. Sau bao năm hoạt động văn nghệ tại quê nhà và trên đất Mỹ, Family Love cũng đã cố gắng duy trì sắc thái đặc biệt của mình mặc dù rất khó khăn vì thị trường quá eo hẹp.
Thời gian trôi qua, ba hộp đêm tại vùng Bay Area, với ba chương trình khác nhau phục vụ cho ba nhóm khách mộ điệu: Lido với nhạc trẻ, Lido 2 chuyên nhạc tour và Việt Nam trong khi Mini thì đa dạng, trình diễn nhiều thể loại. Tình hình có vẻ ổn định. Vậy mà... Lê Trí tâm sự rằng, mặc dù Family Love đã cố gắng hết sức, tìm đủ mọi cách để thoả mãn thị hiếu của khách đến giải trí ở Lido, họ bắt đầu có những dấu hiệu không được vui như xưa. Đa số vẫn muốn khiêu vũ trên lầu trong tiếng nhạc của Family Love với chương trình đa dạng chứ họ không muốn nghe nhạc trẻ quá nhiều. Nhiều khách than phiền rằng Family Love chạy theo Top 40s quá nhanh, nhạc cũ họ nghe chưa chán đã phải nghe nhạc mới.
Trong khi đó "cuộc chiến" dành khách giữa hai hộp đêm Lido và Mini Club ngày càng gay gắt. Hai bên thay phiên nhau mời các ca sĩ nổi tiếng đến trình diễn tại club của mình, ngày càng nhiều hơn khiến cho chương trình nhạc của Family Love không còn sắc thái riêng biệt như ban nhạc mong muốn nữa. Khách đến club không còn để thưởng thức dòng nhạc Family Love cống hiến như xưa mà đúng hơn là để nghe ca sĩ hát. Anh chị em Family Love cho dù có "ba đầu sáu tay" cũng cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau gần sáu năm cộng tác với Lido. Dần dà họ cảm thấy chán nản và trong thâm tâm họ đã có ý định rời bỏ Lido.
Lúc ấy, Lê Trí bắt đầu suy tính đến một cuộc phiêu lưu mới. Cả một năm trời bạn tìm kiếm một địa điểm thuận tiện để Family Love có thể thành lập một club tự mình làm chủ và tổ chức theo ý riêng của mình. Nhưng may mắn đã không bao giờ đến vì nhiều lý do: chỗ như ý thì quá chật hẹp, nơi rộng rãi thì tiền thuê quá đắt, chỗ vừa vặn thì không xin được giấy phép, nơi nào có giấy phép và đúng ý thì lại nằm trong khu vực không được bảo đảm an ninh, v.v...
Trong một đêm Thứ Bảy đẹp trời vào khoảng cuối năm 1990, sau khi hoàn tất chương trình ca nhạc, Lê Trí bạn đã xin nghỉ việc tại Lido một cách rất thoải mái. Quyết định mang đến một niềm vui cho ban nhạc vì trong lòng mọi người ai cũng quá mệt mỏi. Riêng Lê Thanh, nhân dịp này bạn xin ngưng sinh hoạt với anh chị em Family Love để có thời giờ phụ giúp bà xã chăm sóc hai cháu trai còn nhỏ tuổi.
Một lần nữa Lê Trí đau lòng chấp nhận để người em của mình rời ban nhạc và lại bận tâm, khổ nhọc tìm người thay thế. Lần này bạn định bụng sẽ kiếm một nhạc sĩ đánh keyboard phái nữ để Family Love có thêm duyên dáng và sẽ ăn khách hơn. Việc này không đạt được kết quả mong muốn vì các ứng viên đến thử không ai có đủ khả năng. Rồi một ngày, nhờ Trời còn thương nên bỗng dưng Giang Điền, một nhạc sĩ keyboard trẻ tuổi ở San José, liên lạc với Lê Trí và, chỉ sau một lần phỏng vấn và thử tay nghề Lê Trí vui mừng chấp nhận Giang Điền gia nhập Family Love. Ngoài tánh tình dễ thương, siêng năng tập dợt, Giang Điền là một nhạc sĩ có tài với một giọng hát đầm ấm, trẻ trung.
Đây là lần thứ tám ban nhạc Family Love thay đổi thành phần gồm có Lê Trí, Christane Lê, Tami Lê, Lê Toàn, Lê Phúc, Andy Trâm và Giang Điền.
Lê Trí tâm sự cùng người viết rằng, trong thời gian hoạt động văn nghệ, bạn thấy số mình quá lận đận, luôn gặp nhiều rắc rối, Thật vậy, trong lúc Family Love đang trình diễn ngon trớn tại Queen Bee thì tay trống Tuấn Hùng lại xin nghỉ việc để lập gia đình và George Long cũng từ giã ban nhạc để dọn xuống Orange County theo đuổi một nghề khác.
May thay, Family Love có Andy Trâm (tức Andy Nguyễn), một tay trống trẻ tuổi với một giọng ca thật dễ thương đã chờ đợi từ lâu, sẳn sàng gia nhập ban nhạc.
Với hai nhạc sĩ mới, Lê Trí không khỏi lo lắng, ngao ngán khi nghĩ đến thời gian và công lao tập dợt. Nhưng, trong cái xui lại có cái hên: ngoài năng khiếu âm nhạc đã có sẵn, với nhiệt huyết dồi dào, Lê Phúc và Andy Trâm lại rất đam mê và chịu khó học hỏi. Vì thế, chỉ trong một thời gian ngắn, hai người bạn trẻ này tiến bộ thật nhanh, Family Love không phải tốn nhiều thời giờ tập dợt như Lê Trí đã tưởng lầm, và có thể nói rằng hai nhạc sĩ trẻ tuổi này đã chiếm được cảm tình của anh chị em Family Love, ngoài thời gian trình diễn, họ luôn gần gũi bên nhau. Mỗi cuối tuần, cả bọn thường tụ tập tại nhà riêng để ăn uống, cùng nhau thù tạc đến hai, ba giờ sáng. Sinh hoạt gia đình đầm ấm này đã kéo dài năm này qua năm khác...
Sau khi chấm dứt hợp đồng với Queen Bee, Family Love tiếp tục trình diễn ở các khách sạn danh tiếng ở vùng Bay Area và các tiểu bang như Washington D.C., Texas, Oregon...
Đến khoảng cuối năm 1985, vì thấy Family Love quá ăn khách nên cậu mợ, người dì và một số bà con của anh chị em Family Love muốn kinh doanh, thành lập một night club tại San José. Để có một nơi đóng đô vững chắc cho Family Love, Lê Trí đã bỏ công tìm kiếm gần cả năm trời mới ra một địa điểm tạm được: đó là nhà hàng Pháp Le Boulangerie đã tạm ngưng hoạt động. Đây là một căn lầu rất hẹp bề ngang nhưng Lê Trí đã thiết kế lại nội thất, vẽ sơ đồ sân khấu, sắp xếp chỗ ngồi, đặt để hệ thống âm thanh và ánh sáng thành một night club. Và, qua bao khó khăn, thủ tục xin phép thật rắc rối, Lido Club đã ra đời.
Nghe Lê Trí kể lại chuyện bạn giúp thành lập Lido Club, người viết nhận ra người bạn học ngày xưa của mình quả thật đa tài. Trong một thời gian dài, ngày nào Lê Trí cũng đến Lido để phụ trông coi thợ làm việc, đưa ý kiến thay đổi để biến căn lầu thành một night club đúng điệu. Lê Trí kể rằng nhiều khi bạn làm việc quên cả ăn uống, ở đó đến thật khuya mới về nhà. Các anh chị em khác trong ban nhạc Family Love cũng có nhiều nhiệt tâm với Lido. Buổi chiều trước đêm khai trương, toàn ban đã đến để phụ giúp trang trí và sơn phết các bức tường vì thợ làm không kịp. Họ đã phải lật đật ăn bánh mì tại chỗ, rồi thay y phục, kịp giờ trình diễn trên sân khấu còn phảng phất mùi nước sơn chưa kịp khô...
Công lao và nhiệt tình của Lê Trí và anh chị em Family Love đã mang lại sự thành công không ngờ cho Lido Club. Sau đêm khai trương, khách yêu nhạc đã kéo đến đông nghẹt hàng tuần để thưởng thức văn nghệ và khiêu vũ trong không khí vui nhộn và thanh lịch, với âm thanh tình tứ, trẻ trung của Family Love. Qua hơn hai chục năm sinh hoạt văn nghệ, Family Love chuyên trình diễn nhạc ngoại quốc; tuy nhiên, với căn bản âm nhạc sẵn có, họ đã từ từ thêm vào chương trình các nhạc phẩm Việt Nam và nhạc tour, làm vừa lòng giới mộ điệu. Ngoài việc trình diễn ở Lido Club vào cuối tuần, thỉnh thoảng họ đi show ở các tiểu bang xa, và tuy rằng ai cũng có việc làm chính trong tuần nhưng, họ luôn tập dợt, học hỏi những thể loại, những bản nhạc mới đang ăn khách trên thị trường cũng như mua sắm những nhạc khí mới hầu có thể theo kịp đà tiến bộ của âm nhạc trong mọi mặt trên thế giới.
Lê Trí kể rằng, cho đến bây giờ bạn cũng không hiểu vì sao, trong thời gian ấy, tự nhiên nhạc Euro-Disco xuất phát từ Đức Quốc và Ý Đại Lợi bỗng trở nên thịnh hành trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ, và ai cũng gọi đó là nhạc "New Wave". Loại nhạc này kéo đến như một cơn giông bão vì, hình như già trẻ, lớn bé ai cũng ưa thích. Họ quên mất tiêu luôn những bản nhạc top hits đang nổi tiếng như cồn trên thị trường âm nhạc Mỹ Quốc. Lê Trí giải thích rằng: đây là một loại nhạc của Âu Châu tuy đánh theo thể điệu Disco nhưng chậm hơn và không quá ồn ào như nhạc Disco của Mỹ, lời lẽ lại rất êm ái, dịu dàng và lãng mạn; các nhạc sĩ Âu Châu đã chơi loại nhạc này thật xuất sắc qua tiếng đàn keyboards, họ dùng nhữngeffect như echo và reverb một cách tài tình và đặc biệt, có thể nói là trội hơn âm thanh của nhạc Mỹ. Những bản nhạc Euro-Disco khách mộ điệu Việt Nam ưa chuộng nhất thời bấy giờ là bài: "You're My Love, You're My Life", "Touch by Touch” và hầu hết những bài của đôi song ca Modern Talking như "You're My Heart, You're My Soul" v.v...
Như "cánh chim tìm về tổ ấm", vào cuối năm 1986 Tami Lê giã từ ban nhạc riêng của mình ở Honolulu, bay sang San José sum họp với gia đình. Có thêm giọng hát xuất sắc của Tami Lê, Family Love trình diễn sống động hơn, mang đến những bất ngờ đầy lý thú cho khách mộ điệu, nhất là giới trẻ.
Tục ngữ Việt Nam có câu: "Một cây làm chẳng nên non / Ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Thật vậy, nhờ sự đoàn kết chặt chẽ của bảy tâm hồn yêu nhạc đầy nhiệt huyết, cộng với lòng kiên nhẫn và siêng năng tập dợt, Family Love rất thành công và ban nhạc được khán thính giả vùng Bay Area hết lòng thương mến.
Tiếng đồn về ban nhạc Family Love vang dội gần xa khiến cho tờ báo San Francisco Examiner gởi phóng viên James Lull, đến nhà của Lê Trí phỏng vấn, viết một bài báo về ban nhạc. Ông này cũng đến Lido Club xem Family Love trình diễn và chụp hình ban nhạc để đăng báo. Một năm sau đó (1987), phóng viên James Lull viết một quyển sách có tựa là "Popular Music and Communication" do nhà xuất bản Sage Publications ấn hành. Quyển sách này có một đoạn nói về hoạt động của Family Love cùng với hình ảnh của ban nhạc.
Ngoài chương trình thường lệ hàng tuần, qua sáng kiến của Family Love, Lido Club có những buổi trình diễn bất ngờ trong các dịp lễ lớn, gây nhiều hứng thú cho khách đến thưởng thức. Ví dụ như trong đêm Halloween Lido Club trở thành một hang đá ghê rợn, sương khói mịt mù với tiếng la hét, rên rỉ đau đớn của các hồn ma. Trong khi đó toàn ban nhạc Family Love hoá trang thật kinh dị, trình diễn trên sân khấu. Những đêm Halloween hàng năm, khách tò mò đã đến xem chật cả club, không còn chỗ chứa.
Vào đêm Giáng Sinh, Lido Club thay đổi không gian với tuyết trắng bao phủ cùng những ngôi sao sáng trên bầu trời, và những ông già Noël bụng phệ vừa đờn, vừa ca hát, vừa lắc mông thật vui nhộn trên sân khấu.
Tết đến, Lido Club lại thay đổi cảnh trí với những cành hoa mai vàng nở rộ và những bao lì xì đỏ chói để đón Xuân. Toàn ban Family Love mặc áo dài gấm sắc màu cổ truyền, hoá trang thành quý cụ ông, cụ bà, chúc Xuân khán giả qua những nhạc phẩm Tết của ban AVT thật vui nhộn. Những ý kiến thay đổi không khí Lido Club trong các dịp lễ lớn này của Lê Trí và Family Love đã được thực hiện suôn sẻ và thành công mỹ mãn cũng nhờ một phần vào công lao của đôi vợ chồng trẻ tuổi Phong và Thoa, chủ nhân mới của Lido Club.
Family Love hằng chú tâm đến các ý thích lành mạnh của khách yêu nhạc. Thời gian ấy, một số đông người Việt "ghiền" phim bộ Trung Hoa, đi đâu cũng nghe tiếng nhạc lồng trong phim. Vì thế, Lê Trí đã thúc đẩy Family Love tập dợt các bản nhạc nổi tiếng trong những bộ phim đang thịnh hành để trình diễn trên sân khấu Lido Club. Và, đây là một trong những thành công lớn của ban nhạc. Được biết có rất nhiều khách đến Lido Club chỉ để nghe cho bằng được hai nhạc phẩm trong phim "Anh Hùng Xạ Điêu" và "Thần Điêu Đại Hiệp".
Sau đó không lâu, Christiane Lê đã được hân hạnh song ca cùng "Quách Tĩnh" Huỳnh Nhật Hoà tại sân khấu Anaheim Convention Center trong một chuyến lưu diễn.
7. Lido và Mini Club
Kể từ khi ban nhạc Family Love đóng đô tại Lido Club, khách mộ điệu tham gia các buổi văn nghệ giải trí và khiêu vũ ngày càng đông.
Lido Club "độc quyền" văn nghệ tại vùng này không được bao lâu thì có một cặp vợ chồng trẻ tuổi mở một vũ trường khác, không xa Lido lắm, và họ đặt tên là Mini Club. Lê Trí cho biết đây không phải là một ngẫu nhiên vì trước 1975 cặp vợ chồng này thường xuyên đến Mini Club ở đường Tự Do, Sài Gòn để xem Family Love trình diễn, và họ rất ngưỡng mộ ban nhạc. Khi ấy, Lê Trí cũng nghe tin đồn rằng hai chủ nhân trẻ tuổi này chọn tên Mini Club với mục đích gây cảm tình để lôi cuốn Family Love về hợp tác với họ.
Thật vậy, trong thời gian trước ngày khai trương, chủ nhân Mini Club đã nhiều lần liên lạc với Lê Trí, mời Family Love cộng tác với những điều kiện rất thuận lợi và khoản thù lao gấp bội. Lê Trí tâm sự cùng người viết rằng bạn vốn trọng chữ tín, trung thành với bạn hữu, và sống trong tình cảm. Lido là nơi do chính bạn và các anh chị em Family Love tạo dựng nên, chủ nhân Lido cũng luôn luôn đối xử tử tế với ban nhạc trong tình gia đình. Vì thế sau năm lần bảy lượt "chiêu hồi" Family Love mà không đạt kết quả, Mini Club đành phải mời ban nhạc the TRANZ cộng tác. Đây là một ban nhạc rất vững vàng trong lãnh vực âm nhạc, tánh tình khiêm tốn, mà anh chị em Family Love rất thương mến.
Mini Club ra đời, dĩ nhiên tạo nên sự cạnh tranh với Lido. Để giúp đỡ chủ nhân Lido thu hút khách, Lê Trí đã góp ý biến tầng lầu dưới thành một club mới, lấy tên là Lido 2, chuyên chơi nhạc tour và nhạc Việt Nam để phục vụ cho khách yêu thích loại nhạc này. Chủ nhân hoan hỉ chấp thuận đề nghị và Lê Trí đã giúp thiết kế club, mời Quốc Hùng (người đã từng cộng tác với Family Love hơn một năm trời ở Hawaii) và một số nhạc sĩ quen biết khác ở San José thành lập ban nhạc The Fame đóng đô tại Lido Club 2.
Trong khi The Fame phục vụ khách mộ điệu nhạc tour và nhạc Việt Nam ở Lido 2, tầng dưới, Family Love chuyển hướng ở Lido, tầng trên, chuyên nhạc Top 40s Mỹ thịnh hành nhất trong mỗi tháng và nhạc Euro Disco, với âm thanh, ánh sáng hiện đại và sống động hơn để thu hút khách trẻ tuổi.
Lê Trí giải thích cùng người viết rằng, các ban nhạc trẻ Việt Nam nổi tiếng vào thời gian trước 1975 như Strawberry Four, Spotlight, CBC, Peanut Company, Uptight, Phượng Hoàng, Dreamers, JayCee, Enterprises, Hammer, Blue Jet, Crazy Dogs, Mây Trắng, Rolling Sound, Les Penitents, Blue Stars, Rising Sun, Blackstones, Black Caps, Hardstones, v.v... chơi nhạc rất hay và mỗi ban nhạc đều có một sắc thái riêng biệt của mình. Sau bao năm hoạt động văn nghệ tại quê nhà và trên đất Mỹ, Family Love cũng đã cố gắng duy trì sắc thái đặc biệt của mình mặc dù rất khó khăn vì thị trường quá eo hẹp.
Thời gian trôi qua, ba hộp đêm tại vùng Bay Area, với ba chương trình khác nhau phục vụ cho ba nhóm khách mộ điệu: Lido với nhạc trẻ, Lido 2 chuyên nhạc tour và Việt Nam trong khi Mini thì đa dạng, trình diễn nhiều thể loại. Tình hình có vẻ ổn định. Vậy mà... Lê Trí tâm sự rằng, mặc dù Family Love đã cố gắng hết sức, tìm đủ mọi cách để thoả mãn thị hiếu của khách đến giải trí ở Lido, họ bắt đầu có những dấu hiệu không được vui như xưa. Đa số vẫn muốn khiêu vũ trên lầu trong tiếng nhạc của Family Love với chương trình đa dạng chứ họ không muốn nghe nhạc trẻ quá nhiều. Nhiều khách than phiền rằng Family Love chạy theo Top 40s quá nhanh, nhạc cũ họ nghe chưa chán đã phải nghe nhạc mới.
Trong khi đó "cuộc chiến" dành khách giữa hai hộp đêm Lido và Mini Club ngày càng gay gắt. Hai bên thay phiên nhau mời các ca sĩ nổi tiếng đến trình diễn tại club của mình, ngày càng nhiều hơn khiến cho chương trình nhạc của Family Love không còn sắc thái riêng biệt như ban nhạc mong muốn nữa. Khách đến club không còn để thưởng thức dòng nhạc Family Love cống hiến như xưa mà đúng hơn là để nghe ca sĩ hát. Anh chị em Family Love cho dù có "ba đầu sáu tay" cũng cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức sau gần sáu năm cộng tác với Lido. Dần dà họ cảm thấy chán nản và trong thâm tâm họ đã có ý định rời bỏ Lido.
Lúc ấy, Lê Trí bắt đầu suy tính đến một cuộc phiêu lưu mới. Cả một năm trời bạn tìm kiếm một địa điểm thuận tiện để Family Love có thể thành lập một club tự mình làm chủ và tổ chức theo ý riêng của mình. Nhưng may mắn đã không bao giờ đến vì nhiều lý do: chỗ như ý thì quá chật hẹp, nơi rộng rãi thì tiền thuê quá đắt, chỗ vừa vặn thì không xin được giấy phép, nơi nào có giấy phép và đúng ý thì lại nằm trong khu vực không được bảo đảm an ninh, v.v...
Trong một đêm Thứ Bảy đẹp trời vào khoảng cuối năm 1990, sau khi hoàn tất chương trình ca nhạc, Lê Trí bạn đã xin nghỉ việc tại Lido một cách rất thoải mái. Quyết định mang đến một niềm vui cho ban nhạc vì trong lòng mọi người ai cũng quá mệt mỏi. Riêng Lê Thanh, nhân dịp này bạn xin ngưng sinh hoạt với anh chị em Family Love để có thời giờ phụ giúp bà xã chăm sóc hai cháu trai còn nhỏ tuổi.
Một lần nữa Lê Trí đau lòng chấp nhận để người em của mình rời ban nhạc và lại bận tâm, khổ nhọc tìm người thay thế. Lần này bạn định bụng sẽ kiếm một nhạc sĩ đánh keyboard phái nữ để Family Love có thêm duyên dáng và sẽ ăn khách hơn. Việc này không đạt được kết quả mong muốn vì các ứng viên đến thử không ai có đủ khả năng. Rồi một ngày, nhờ Trời còn thương nên bỗng dưng Giang Điền, một nhạc sĩ keyboard trẻ tuổi ở San José, liên lạc với Lê Trí và, chỉ sau một lần phỏng vấn và thử tay nghề Lê Trí vui mừng chấp nhận Giang Điền gia nhập Family Love. Ngoài tánh tình dễ thương, siêng năng tập dợt, Giang Điền là một nhạc sĩ có tài với một giọng hát đầm ấm, trẻ trung.
Đây là lần thứ tám ban nhạc Family Love thay đổi thành phần gồm có Lê Trí, Christane Lê, Tami Lê, Lê Toàn, Lê Phúc, Andy Trâm và Giang Điền.
8. Đĩa Karaoke U Sing Along, một khúc quanh bất hủ
Family Love vừa nghỉ việc với Lido có vài ngày, một cặp vợ chồng trẻ khác, chủ nhân của club City Lights, đã mời họ cộng tác. Hộp đêm này nằm trên đường Colman, thành phố San José, một địa điểm hẻo lánh, hơi tối tăm, khá xa khu nhộn nhịp (downtown) San José.
Theo bạn Lê Trí, ta có thể nói lúc ấy là thời kỳ cực thịnh của hai trung tâm nhạc Thuý Nga và Asia qua những DVD bán thật chạy với những ca sĩ nổi tiếng trước và sau 1975. Và để câu khách, hai clubs Mini và Lido liên tục mời những ca sĩ của Thuý Nga và Asia đến trình diễn. Khi ấy, khách mộ điệu đã bắt đầu quen theo xu hướng đến các clubs để nghe các giọng ca quen thuộc trên DVD, họ không màng đến nhạc đệm, ban nhạc nào chơi cũng được, miễn sao có ca sĩ nổi tiếng là họ hài lòng rồi. Vì thế, dù có cố gắng đến đâu, City Lights cũng không thể đứng vững được. Kết quả là sau nửa năm cầm cự, Family Love phải khăn gói ra đi, bỏ lại những kỷ niệm "khó quên" trong thời kỳ "khó khăn" này.
Thị hiếu của khán thính giả đã xoay chiều, không còn phù hợp với phong cách âm nhạc của Family Love nữa. Anh chị em trong ban nhạc cảm thấy chán nản, không còn hứng thú để trình diễn trên sân khấu. Vì thế, Lê Trí, Lê Toàn và Lê Phúc cùng nhau mở một phòng thâu âm lấy tên là Orio Sound Production tại đường Tully Road, San José.
Từ đó ba anh em bắt đầu làm hoà âm và thu âm cho các ca sĩ Việt nổi tiếng cũng như cho các ca sĩ Hoa Kỳ tại địa phương, và lẽ dĩ nhiên là đặc biệtcho các ca sĩ của Family Love. Trong thời gian này, Lê Toàn đã liên tiếp tung ra thị trường ba CD có tên là "Sóng Tình", "Si Mê Tình Em" và "Thu Quyến Rũ". Riêng Christiane Lê thì ra mắt giới mộ điệu qua CD "Xa Anh Từ Đây" và Tami Lê với CD "Cọp Vằn".
Một ngày đẹp trời nọ Lê Trí và Lê Toàn cùng nhau đi San Francisco để mua nhạc khí. Hai bạn tình cờ ghé vào một tiệm chuyên môn bán máy hát đĩa laser (loại đĩa lớn vì thời ấy chưa có DVD) và rất nhiều đĩa Karaoke của Mỹ và Nhật Bản. Tưởng cũng cần nhắc lại cùng quý bạn rằng phong trào hát Karaoke đã nổi lên từ 10 năm trước tại Nhật Bản và đang rất thịnh hành trong cộng đồng người Nhật tại California trong thời gian ấy.
Quá thích thú nên hai anh em Lê Trí khệ nệ mang về nhà, mỗi người một máy hát đĩa laser và cả chục đĩa hát Karaoke nhạc Mỹ để cuối tuần anh chị em họp mặt gia đình, cùng nhau ca hát cho vui.
Từ đó, anh em "nhà họ Lê" cùng nảy ra sáng kiến hoà âm và thâu vào băng cassette những bản nhạc thịnh hành nhằm hướng dẫn giới mê âm nhạc tập ca hát. Vài tháng sau đó, Family Love đã tung ra thị trường hàng loạt cassette "Karaoke" của họ. Mặt A có ca sĩ hát, còn mặt B thì chỉ có nhạc đệm. Người tập hát chỉ cần nghe ca sĩ hát ở mặt A vài lần cho thuộc, rồi lật sang mặt B để hát một mình.
Thấy sáng kiến ấy quá hay và loại băng nhạc này bán thật chạy, trung tâm nhạc Hải Âu đã liên lạc với Lê Toàn để họ được độc quyền bán và phát hành băng cassette "Karaoke" của Family Love trên khắp xứ Mỹ. Thật là một kết quả không ngờ! Sự thành công của loại cassette này xảy ra ngoài dự tính của gia đình Family Love.
Tiếng thơm bay xa, một hôm Family Love nhận được cú phone của Bruce Đoàn, một người có một cửa hàng khá lớn, chuyên bán đủ loại máy stereo, mát hát đĩa laser, đĩa Karaoke nhạc ngoại quốc và CD nhạc ở Westminster. Bruce Đoàn mong muốn gặp anh em Family Love để thảo luận chuyện hợp tác sinh hoạt văn nghệ. Đoàn tuy trẻ tuổi nhưng nhìn xa, hiểu rộng, đầu óc cởi mở, tánh tình vui vẻ, rất chịu khó học hỏi, và có năng khiếu quay video rất tài nghệ. Vì thế, chỉ sau khoảng nửa tiếng đồng hồ thảo luận ngắn ngủi, hai bên đã ký hợp đồng làm ăn chung với nhau... Thế là sau đó vài tháng những đĩa nhạc laser "U Sing Along" tuần tự ra đời, bao gồm những nhạc phẩm Việt Nam nổi tiếng trước 1975 mà đa số các gia đình người Việt đã ưa thích và say mê...
Karaoke U Sing Along thành công quá nhanh và quá mạnh khiến cho Lê Trí, Lê Toàn, Lê Phúc và toàn ban Family Love phải dồn hết mọi nỗ lực vào công việc thâu và hoà âm tại Orio Sound Production để cung ứng kịp thời cho giới mộ điệu những đĩa Karaoke lừng danh, bất hủ. Nhiều lúc họ phải làm việc mỗi ngày từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ. Riêng Lê Trí, bạn tâm sự cùng người viết rằng, vì quá say mê công việc hoà và thâu âm nên trong thời gian ấy bạn quên luôn giờ giấc và ăn uống. Bạn thường đến phòng thâu vào buổi sáng, khoảng 8-9 giờ, và làm việc cho đến 2-3 giờ sáng ngày hôm sau mới về nhà...
Vì các đĩa Karaoke U Sing Along được thâu với âm thanh nổi và nhạc hoà âm rất giản dị, giới mộ điệu rất thích và họ đã bỏ công tìm kiếm mua đĩa Karaoke U Sing Along với giá khá đắt, từ 60 lên đến 80, rồi 100 đô la. Thậm chí có người đã chịu bỏ ra 120 đô la để mua một đĩa. Có đĩa mới ra mắt hôm trước đã được bán sạch ngày hôm sau. Dân bán chợ đen cũng đã len lỏi nhanh tay mua trước để bơm giá bán lại kiếm lời. Chuông điện thoại của phòng thâu âm Orio Sound Production và trung tâm U Sing Along reo không dứt. Giới mộ điệu gọi đến hỏi thăm đĩa mới đã ra thị trường chưa? Có bài họ ưa thích không? Nếu có thì nó ở trong đĩa số mấy? v.v...
Một số khách đã cho Family Love biết lý do họ yêu chuộng đĩa Karaoke U Sing Along vì hoà âm thật khéo léo, dễ hát, nhạc đệm lúc nào cũng "đầy" và "ôm trọn" lấy người ca với những câu nhạc lót nghe thật dễ chịu. Trong thời gian ấy, số đĩa Karaoke U Sing Along được tiêu thụ càng nhiều, tên tuổi của Family Love càng được phổ biến không những ở các tiểu bang Hoa Kỳ mà còn tràn lan trên khắp thế giới. Bạn bè ca sĩ của Family Love đi lưu diễn khắp nơi nói rằng họ thấy nơi nào có người Việt là bắt buộc phải có đĩa Karaoke U Sing Along...
Vì quá bận rộn với việc thực hiện các đĩa Karaoke U Sing Along, Lê Trí và Lê Toàn phải từ chối các yêu cầu hoà và thâu âm cho các ca sĩ nổi tiếng ở quận Cam (Orange County) cũng như khách Mỹ ở vùng Vịnh (Bay Area).
Riêng Lê Thanh, khi ấy bạn đã không còn hoạt động với Family Love nữa nhưng bạn cũng đã đóng góp một phần vào việc thiết kế và minh hoạ các hình bìa của nhiều đĩa laser. Đây là một năng khiếu Trời ban cho Lê Thanh ngoài tài nghệ chơi keyboard của bạn.
Bao nhiêu năm tháng đã trôi qua, mặc dù phong trào hiện thời là "hát cho nhau nghe" với ban nhạc one-man-band hay full band nhưng đa số các buổi họp mặt party đều mở đầu bằng nhạc Karaoke (thời buổi này ít ai dùng đĩa laser và DVD nữa; nhạc được thâu vào computer hoặc máy hát chứa hàng ngàn bản nhạc) và lẽ dĩ nhiên trong cái rừng nhạc Karaoke đó không thể thiếu được nhạc U Sing Along của Family Love...
Family Love vừa nghỉ việc với Lido có vài ngày, một cặp vợ chồng trẻ khác, chủ nhân của club City Lights, đã mời họ cộng tác. Hộp đêm này nằm trên đường Colman, thành phố San José, một địa điểm hẻo lánh, hơi tối tăm, khá xa khu nhộn nhịp (downtown) San José.
Theo bạn Lê Trí, ta có thể nói lúc ấy là thời kỳ cực thịnh của hai trung tâm nhạc Thuý Nga và Asia qua những DVD bán thật chạy với những ca sĩ nổi tiếng trước và sau 1975. Và để câu khách, hai clubs Mini và Lido liên tục mời những ca sĩ của Thuý Nga và Asia đến trình diễn. Khi ấy, khách mộ điệu đã bắt đầu quen theo xu hướng đến các clubs để nghe các giọng ca quen thuộc trên DVD, họ không màng đến nhạc đệm, ban nhạc nào chơi cũng được, miễn sao có ca sĩ nổi tiếng là họ hài lòng rồi. Vì thế, dù có cố gắng đến đâu, City Lights cũng không thể đứng vững được. Kết quả là sau nửa năm cầm cự, Family Love phải khăn gói ra đi, bỏ lại những kỷ niệm "khó quên" trong thời kỳ "khó khăn" này.
Thị hiếu của khán thính giả đã xoay chiều, không còn phù hợp với phong cách âm nhạc của Family Love nữa. Anh chị em trong ban nhạc cảm thấy chán nản, không còn hứng thú để trình diễn trên sân khấu. Vì thế, Lê Trí, Lê Toàn và Lê Phúc cùng nhau mở một phòng thâu âm lấy tên là Orio Sound Production tại đường Tully Road, San José.
Từ đó ba anh em bắt đầu làm hoà âm và thu âm cho các ca sĩ Việt nổi tiếng cũng như cho các ca sĩ Hoa Kỳ tại địa phương, và lẽ dĩ nhiên là đặc biệtcho các ca sĩ của Family Love. Trong thời gian này, Lê Toàn đã liên tiếp tung ra thị trường ba CD có tên là "Sóng Tình", "Si Mê Tình Em" và "Thu Quyến Rũ". Riêng Christiane Lê thì ra mắt giới mộ điệu qua CD "Xa Anh Từ Đây" và Tami Lê với CD "Cọp Vằn".
Một ngày đẹp trời nọ Lê Trí và Lê Toàn cùng nhau đi San Francisco để mua nhạc khí. Hai bạn tình cờ ghé vào một tiệm chuyên môn bán máy hát đĩa laser (loại đĩa lớn vì thời ấy chưa có DVD) và rất nhiều đĩa Karaoke của Mỹ và Nhật Bản. Tưởng cũng cần nhắc lại cùng quý bạn rằng phong trào hát Karaoke đã nổi lên từ 10 năm trước tại Nhật Bản và đang rất thịnh hành trong cộng đồng người Nhật tại California trong thời gian ấy.
Quá thích thú nên hai anh em Lê Trí khệ nệ mang về nhà, mỗi người một máy hát đĩa laser và cả chục đĩa hát Karaoke nhạc Mỹ để cuối tuần anh chị em họp mặt gia đình, cùng nhau ca hát cho vui.
Từ đó, anh em "nhà họ Lê" cùng nảy ra sáng kiến hoà âm và thâu vào băng cassette những bản nhạc thịnh hành nhằm hướng dẫn giới mê âm nhạc tập ca hát. Vài tháng sau đó, Family Love đã tung ra thị trường hàng loạt cassette "Karaoke" của họ. Mặt A có ca sĩ hát, còn mặt B thì chỉ có nhạc đệm. Người tập hát chỉ cần nghe ca sĩ hát ở mặt A vài lần cho thuộc, rồi lật sang mặt B để hát một mình.
Thấy sáng kiến ấy quá hay và loại băng nhạc này bán thật chạy, trung tâm nhạc Hải Âu đã liên lạc với Lê Toàn để họ được độc quyền bán và phát hành băng cassette "Karaoke" của Family Love trên khắp xứ Mỹ. Thật là một kết quả không ngờ! Sự thành công của loại cassette này xảy ra ngoài dự tính của gia đình Family Love.
Tiếng thơm bay xa, một hôm Family Love nhận được cú phone của Bruce Đoàn, một người có một cửa hàng khá lớn, chuyên bán đủ loại máy stereo, mát hát đĩa laser, đĩa Karaoke nhạc ngoại quốc và CD nhạc ở Westminster. Bruce Đoàn mong muốn gặp anh em Family Love để thảo luận chuyện hợp tác sinh hoạt văn nghệ. Đoàn tuy trẻ tuổi nhưng nhìn xa, hiểu rộng, đầu óc cởi mở, tánh tình vui vẻ, rất chịu khó học hỏi, và có năng khiếu quay video rất tài nghệ. Vì thế, chỉ sau khoảng nửa tiếng đồng hồ thảo luận ngắn ngủi, hai bên đã ký hợp đồng làm ăn chung với nhau... Thế là sau đó vài tháng những đĩa nhạc laser "U Sing Along" tuần tự ra đời, bao gồm những nhạc phẩm Việt Nam nổi tiếng trước 1975 mà đa số các gia đình người Việt đã ưa thích và say mê...
Karaoke U Sing Along thành công quá nhanh và quá mạnh khiến cho Lê Trí, Lê Toàn, Lê Phúc và toàn ban Family Love phải dồn hết mọi nỗ lực vào công việc thâu và hoà âm tại Orio Sound Production để cung ứng kịp thời cho giới mộ điệu những đĩa Karaoke lừng danh, bất hủ. Nhiều lúc họ phải làm việc mỗi ngày từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ. Riêng Lê Trí, bạn tâm sự cùng người viết rằng, vì quá say mê công việc hoà và thâu âm nên trong thời gian ấy bạn quên luôn giờ giấc và ăn uống. Bạn thường đến phòng thâu vào buổi sáng, khoảng 8-9 giờ, và làm việc cho đến 2-3 giờ sáng ngày hôm sau mới về nhà...
Vì các đĩa Karaoke U Sing Along được thâu với âm thanh nổi và nhạc hoà âm rất giản dị, giới mộ điệu rất thích và họ đã bỏ công tìm kiếm mua đĩa Karaoke U Sing Along với giá khá đắt, từ 60 lên đến 80, rồi 100 đô la. Thậm chí có người đã chịu bỏ ra 120 đô la để mua một đĩa. Có đĩa mới ra mắt hôm trước đã được bán sạch ngày hôm sau. Dân bán chợ đen cũng đã len lỏi nhanh tay mua trước để bơm giá bán lại kiếm lời. Chuông điện thoại của phòng thâu âm Orio Sound Production và trung tâm U Sing Along reo không dứt. Giới mộ điệu gọi đến hỏi thăm đĩa mới đã ra thị trường chưa? Có bài họ ưa thích không? Nếu có thì nó ở trong đĩa số mấy? v.v...
Một số khách đã cho Family Love biết lý do họ yêu chuộng đĩa Karaoke U Sing Along vì hoà âm thật khéo léo, dễ hát, nhạc đệm lúc nào cũng "đầy" và "ôm trọn" lấy người ca với những câu nhạc lót nghe thật dễ chịu. Trong thời gian ấy, số đĩa Karaoke U Sing Along được tiêu thụ càng nhiều, tên tuổi của Family Love càng được phổ biến không những ở các tiểu bang Hoa Kỳ mà còn tràn lan trên khắp thế giới. Bạn bè ca sĩ của Family Love đi lưu diễn khắp nơi nói rằng họ thấy nơi nào có người Việt là bắt buộc phải có đĩa Karaoke U Sing Along...
Vì quá bận rộn với việc thực hiện các đĩa Karaoke U Sing Along, Lê Trí và Lê Toàn phải từ chối các yêu cầu hoà và thâu âm cho các ca sĩ nổi tiếng ở quận Cam (Orange County) cũng như khách Mỹ ở vùng Vịnh (Bay Area).
Riêng Lê Thanh, khi ấy bạn đã không còn hoạt động với Family Love nữa nhưng bạn cũng đã đóng góp một phần vào việc thiết kế và minh hoạ các hình bìa của nhiều đĩa laser. Đây là một năng khiếu Trời ban cho Lê Thanh ngoài tài nghệ chơi keyboard của bạn.
Bao nhiêu năm tháng đã trôi qua, mặc dù phong trào hiện thời là "hát cho nhau nghe" với ban nhạc one-man-band hay full band nhưng đa số các buổi họp mặt party đều mở đầu bằng nhạc Karaoke (thời buổi này ít ai dùng đĩa laser và DVD nữa; nhạc được thâu vào computer hoặc máy hát chứa hàng ngàn bản nhạc) và lẽ dĩ nhiên trong cái rừng nhạc Karaoke đó không thể thiếu được nhạc U Sing Along của Family Love...
9. Club "The Dimensions"
Như Lê Trí đã kể ở đoạn trên, tuy rất bận rộn việc hòa âm và thu âm cho các đĩa Using Along nhưng anh em Family Love rất hài lòng với sự thành công nên họ không nghĩ đến việc trình diễn nữa.
Nhưng nghiệp cầm ca vẫn chưa dứt... Một ngày đẹp trời, Du Minh và Kim Phượng đã mời Family Love cộng tác với club The Dimensions, nằm giữa Lido và Mini Club. Cặp vợ chồng này rất mến mộ ban nhạc nên lúc trước họ thường hay đến Lido xem Family Love. Mặc dù Lê Trí đã cương quyết từ chối, nhưng họ cố thuyết phục Lê Trí đến viếng club cho biết. Và, khi thấy được sự to lớn và tầm vóc quốc tế của club The Dimensions, anh em Family Love đã không vượt nổi cám dỗ, nhận ngay lời mời cộng tác.
Thật vậy, club The Dimensions gồm có ba tầng: tầng trệt và tầng giữa có ban nhạc Mỹ chuyên chơi nhạc country và rock 'n' roll, tầng trên hết (ngay mặt đường) dành riêng cho nhạc disco. The Dimensions được thiết kế rất chuyên nghiệp, từ sân khấu đến sàn khiêu vũ, quầy rượu và chỗ ngồi của khách. Một lần nữa, Family Love lại dấn thân vào nghiệp dĩ sân khấu, một định mệnh, một đam mê mà sau bao năm Lê Trí đã có lần thú nhận với người viết rằng nó sao "oái oăm" và "phũ phàng".
Trở lại sân khấu lần này, Family Love vững mạnh hơn và họ đã tung hoành trên một sân khấu rực rỡ, cống hiến cho khán giả những bản nhạc mà họ luôn muốn trình bày theo ý thích của mình. Family Love cũng đã mua sắm thêm giàn âm thanh mới, có thể nói là số một của thời bấy giờ và đã chịu khó tập những loại nhạc đang thịnh hành trên thị trường âm nhạc của Mỹ như High Energy, Techno và Rap nhưng họ cũng không quên nhạc tour để chìu lòng khách đứng tuổi. Hồi tưởng lại thời kỳ "vàng son" này, một fan của Family Love đã nói rằng: "Âm thanh 'chắc nịch', nghe đã cái lỗ tai, cộng thêm ánh sáng và những effects độc đáo, sân khấu Dimensions quả là 'có một không hai' vào thời ấy!"
Một fan khác cho rằng club The Dimensions "đúng là đất dụng võ" của Family Love. Lê Trí tâm sự rằng, The Dimensions trội hơn hết các club mà ban nhạc đã từng cộng tác. Nó quá đẹp và sang trọng, có tới hai quầy rượu, chỗ ngồi của khách rất êm ái, xung quanh quầy rượu nên rất tiện lợi. Sàn khiêu vũ nằm phía dưới, xa quầy rượu, rất rộng rãi. Giữa sàn, trên trần có gắn một con rồng thật đẹp, linh động như thiệt, thỉnh thoảng xà xuống, cái đầu lắc lư, phun khói vào khách khiêu vũ đang say sưa theo tiếng nhạc. Khó tính mấy khách cũng phải hài lòng. Không gian trữ tình, khách hạnh phúc, hai yếu tố này đã giúp anh chị em Family Love có thêm cảm hứng và có thể nói là họ đã chơi nhạc hay hơn lúc trước rất nhiều, với sắc thái riêng biệt "Made in Family Love", không phải nhờ sự trợ giúp của ca sĩ nổi tiếng nào cả.
Trong suốt sáu tháng Family Love đóng đô tại The Dimensions, tuần nào club cũng đông nghẹt khách mộ điệu. Anh chị em trong ban nhạc luôn luôn vui vẻ và ai cũng ước mong được cộng tác lâu dài tại đây…
Thế nhưng, một đêm nọ, trong lúc Family Love đang trình diễn, một cuộc ấu đả kinh hồn xảy ra giữa một nhóm khách trẻ tuổi khoảng 20 người, bàn ghế, ly tách bay tứ tung, từ quầy rượu bên trái sang bên phải, đến nỗi giàn loa khổng lồ ba tầng của ban nhạc cũng bị xô ngã xuống sàn. Khách chạy tán loạn, xe cảnh sát hụ còi inh ỏi, rầm rộ kéo đến. May mắn thay, không ai bị thương, nhưng kết quả là sau "biến cố" ấy, số khách đến chơi ở club giảm xuống thật thê thảm.
Thời gian trôi qua, club The Dimensions ngày càng ế ẩm, Lê Trí buộc lòng khuyên vợ chồng Du Minh trả club lại cho chủ. Và, thêm một lần nữa, Family Love lại đau xót khăn gói ra đi, để lại vũ trường độc đáo này biết bao luyến tiếc. Khi Family Love chấm dứt trình diễn ở club The Dimensions thì cũng là lúc Lê Phúc xin ra khỏi ban nhạc để lập ban nhạc riêng. Tami Lê và Lê Toàn cũng vậy, cả hai đều không còn tha thiết nữa và bắt đầu tạo hướng đi mới cho mình, nhẹ nhàng, từ từ tách dần ra khỏi Family Love để có thể trở thành ca sĩ độc lập. Sau đó không lâu, Lê Toàn nhận lời cộng tác mỗi cuối tuần với Mini Club và liên tiếp làm host cho các chương trình tuyển chọn hoa hậu của cộng đồng người Việt tại San José Fairground. Lê Trí, Christiane Lê và Family Love thỉnh thoảng cũng xuất hiện, tạo thêm hào hứng cho những chương trình này, đặc biệt trong dịp Tết. Tình trạng thiếu ca nhạc sĩ cộng tác càng ngày càng khó khăn cho Family Love nhưng Lê Trí vẫn chưa chịu thua. Bạn xoay trở, mời được Tú Nguyễn, em trai của Andy Trâm, vào đánh bass cho ban nhạc.
Đồng thời, Lê Trí cũng mời ca sĩ Lily Huệ, một ngôi sao sáng và hiếm có của San José thời bấy giờ, với một vóc dáng và giọng ca thật dễ thương đi đâu cũng được nhiều người yêu mến,gia nhập Family Love. Ngoài khuôn mặt khả ái và tài ca hát, Lily còn có khả năng diễn xuất rất duyên dáng. Cô đã góp phần rất nhiều vào sự thành công của trung tâm U Sing Along.
Thành phần ban nhạc Family Love (đời thứ 9) lúc ấy gồm có: Lê Trí, Christiane Lê, Lê Toàn, Lily Huệ, Andy Trâm, Giang Điền và Tú Nguyễn, với sự góp mặt của Trạng Nguyễn. Tami Lê khi ấy chỉ cộng tác với Family Love với tư cách một ca sĩ độc lập mà thôi.
Mặc dù của Family Love đời thứ 9 chưa được vững vàng lắm nhưng Lê Trí đã liên lạc được với các bầu show, mang ban nhạc đi lưu diễn được năm, sáu chuyến ở vùng Bay Area và vài tiểu bang xa.
Sau bao năm tháng thăng trầm, lận đận, sự đoàn kết và lòng nhiệt huyết của anh chị em Family Love dần dần phai nhạt. Cuối cùng, ban nhạc đồng ý chấm dứt các cuộc trình diễn để dồn mọi nỗ lực vào công việc thu âm tại Orio Sound Production.
Như Lê Trí đã kể ở đoạn trên, tuy rất bận rộn việc hòa âm và thu âm cho các đĩa Using Along nhưng anh em Family Love rất hài lòng với sự thành công nên họ không nghĩ đến việc trình diễn nữa.
Nhưng nghiệp cầm ca vẫn chưa dứt... Một ngày đẹp trời, Du Minh và Kim Phượng đã mời Family Love cộng tác với club The Dimensions, nằm giữa Lido và Mini Club. Cặp vợ chồng này rất mến mộ ban nhạc nên lúc trước họ thường hay đến Lido xem Family Love. Mặc dù Lê Trí đã cương quyết từ chối, nhưng họ cố thuyết phục Lê Trí đến viếng club cho biết. Và, khi thấy được sự to lớn và tầm vóc quốc tế của club The Dimensions, anh em Family Love đã không vượt nổi cám dỗ, nhận ngay lời mời cộng tác.
Thật vậy, club The Dimensions gồm có ba tầng: tầng trệt và tầng giữa có ban nhạc Mỹ chuyên chơi nhạc country và rock 'n' roll, tầng trên hết (ngay mặt đường) dành riêng cho nhạc disco. The Dimensions được thiết kế rất chuyên nghiệp, từ sân khấu đến sàn khiêu vũ, quầy rượu và chỗ ngồi của khách. Một lần nữa, Family Love lại dấn thân vào nghiệp dĩ sân khấu, một định mệnh, một đam mê mà sau bao năm Lê Trí đã có lần thú nhận với người viết rằng nó sao "oái oăm" và "phũ phàng".
Trở lại sân khấu lần này, Family Love vững mạnh hơn và họ đã tung hoành trên một sân khấu rực rỡ, cống hiến cho khán giả những bản nhạc mà họ luôn muốn trình bày theo ý thích của mình. Family Love cũng đã mua sắm thêm giàn âm thanh mới, có thể nói là số một của thời bấy giờ và đã chịu khó tập những loại nhạc đang thịnh hành trên thị trường âm nhạc của Mỹ như High Energy, Techno và Rap nhưng họ cũng không quên nhạc tour để chìu lòng khách đứng tuổi. Hồi tưởng lại thời kỳ "vàng son" này, một fan của Family Love đã nói rằng: "Âm thanh 'chắc nịch', nghe đã cái lỗ tai, cộng thêm ánh sáng và những effects độc đáo, sân khấu Dimensions quả là 'có một không hai' vào thời ấy!"
Một fan khác cho rằng club The Dimensions "đúng là đất dụng võ" của Family Love. Lê Trí tâm sự rằng, The Dimensions trội hơn hết các club mà ban nhạc đã từng cộng tác. Nó quá đẹp và sang trọng, có tới hai quầy rượu, chỗ ngồi của khách rất êm ái, xung quanh quầy rượu nên rất tiện lợi. Sàn khiêu vũ nằm phía dưới, xa quầy rượu, rất rộng rãi. Giữa sàn, trên trần có gắn một con rồng thật đẹp, linh động như thiệt, thỉnh thoảng xà xuống, cái đầu lắc lư, phun khói vào khách khiêu vũ đang say sưa theo tiếng nhạc. Khó tính mấy khách cũng phải hài lòng. Không gian trữ tình, khách hạnh phúc, hai yếu tố này đã giúp anh chị em Family Love có thêm cảm hứng và có thể nói là họ đã chơi nhạc hay hơn lúc trước rất nhiều, với sắc thái riêng biệt "Made in Family Love", không phải nhờ sự trợ giúp của ca sĩ nổi tiếng nào cả.
Trong suốt sáu tháng Family Love đóng đô tại The Dimensions, tuần nào club cũng đông nghẹt khách mộ điệu. Anh chị em trong ban nhạc luôn luôn vui vẻ và ai cũng ước mong được cộng tác lâu dài tại đây…
Thế nhưng, một đêm nọ, trong lúc Family Love đang trình diễn, một cuộc ấu đả kinh hồn xảy ra giữa một nhóm khách trẻ tuổi khoảng 20 người, bàn ghế, ly tách bay tứ tung, từ quầy rượu bên trái sang bên phải, đến nỗi giàn loa khổng lồ ba tầng của ban nhạc cũng bị xô ngã xuống sàn. Khách chạy tán loạn, xe cảnh sát hụ còi inh ỏi, rầm rộ kéo đến. May mắn thay, không ai bị thương, nhưng kết quả là sau "biến cố" ấy, số khách đến chơi ở club giảm xuống thật thê thảm.
Thời gian trôi qua, club The Dimensions ngày càng ế ẩm, Lê Trí buộc lòng khuyên vợ chồng Du Minh trả club lại cho chủ. Và, thêm một lần nữa, Family Love lại đau xót khăn gói ra đi, để lại vũ trường độc đáo này biết bao luyến tiếc. Khi Family Love chấm dứt trình diễn ở club The Dimensions thì cũng là lúc Lê Phúc xin ra khỏi ban nhạc để lập ban nhạc riêng. Tami Lê và Lê Toàn cũng vậy, cả hai đều không còn tha thiết nữa và bắt đầu tạo hướng đi mới cho mình, nhẹ nhàng, từ từ tách dần ra khỏi Family Love để có thể trở thành ca sĩ độc lập. Sau đó không lâu, Lê Toàn nhận lời cộng tác mỗi cuối tuần với Mini Club và liên tiếp làm host cho các chương trình tuyển chọn hoa hậu của cộng đồng người Việt tại San José Fairground. Lê Trí, Christiane Lê và Family Love thỉnh thoảng cũng xuất hiện, tạo thêm hào hứng cho những chương trình này, đặc biệt trong dịp Tết. Tình trạng thiếu ca nhạc sĩ cộng tác càng ngày càng khó khăn cho Family Love nhưng Lê Trí vẫn chưa chịu thua. Bạn xoay trở, mời được Tú Nguyễn, em trai của Andy Trâm, vào đánh bass cho ban nhạc.
Đồng thời, Lê Trí cũng mời ca sĩ Lily Huệ, một ngôi sao sáng và hiếm có của San José thời bấy giờ, với một vóc dáng và giọng ca thật dễ thương đi đâu cũng được nhiều người yêu mến,gia nhập Family Love. Ngoài khuôn mặt khả ái và tài ca hát, Lily còn có khả năng diễn xuất rất duyên dáng. Cô đã góp phần rất nhiều vào sự thành công của trung tâm U Sing Along.
Thành phần ban nhạc Family Love (đời thứ 9) lúc ấy gồm có: Lê Trí, Christiane Lê, Lê Toàn, Lily Huệ, Andy Trâm, Giang Điền và Tú Nguyễn, với sự góp mặt của Trạng Nguyễn. Tami Lê khi ấy chỉ cộng tác với Family Love với tư cách một ca sĩ độc lập mà thôi.
Mặc dù của Family Love đời thứ 9 chưa được vững vàng lắm nhưng Lê Trí đã liên lạc được với các bầu show, mang ban nhạc đi lưu diễn được năm, sáu chuyến ở vùng Bay Area và vài tiểu bang xa.
Sau bao năm tháng thăng trầm, lận đận, sự đoàn kết và lòng nhiệt huyết của anh chị em Family Love dần dần phai nhạt. Cuối cùng, ban nhạc đồng ý chấm dứt các cuộc trình diễn để dồn mọi nỗ lực vào công việc thu âm tại Orio Sound Production.
10. New Horizon
Thời gian dần trôi, cuộc hợp tác giữa U Sing Along và anh chị em Family Love đang tiến triển khả quan thì, vào năm 1996, phải đành chấm dứt vì một sự bất đồng ý kiến không thể hoà giải được.
Sau đó, Lê Trí, Lê Toàn cùng với hai người bà con thành lập trung tâm New Horizon, tung ra thị trường đĩa laser riêng của họ, với tên mới là Sing Along With Family Love. Đĩa đầu tiên mang chủ đề "Tiếng Hát Khói Sương".
"Tiếng Hát Khói Sương" vừa được hoàn thành, chưa kịp tung ta thì trường thì trung tâm New Horizon lại gặp trở ngại - tay trống Andy Nguyễn và tay bass Tú Nguyễn xin ra khỏi Family Love, vì ban nhạc đã từ từ chuyển sang công việc thu âm và phát hành đĩa laser, không còn chú tâm đến việc trình diễn nữa. Tami Lê cũng bớt xuất hiện với Family Love và chỉ có mặt trong vài nhạc phẩm trên đĩa laser mà thôi.
Mất đi một ca sĩ và hai nhạc sĩ cừ khôi, Family Love vẫn không nản chí. Lê Trí, Lê Toàn và công ty New Horizon lập tức mời hai người mẫu Trang Trần và Keily Huỳnh gia nhập với tính cách diễn viên để tiếp tục công việc phát hành đĩa laser thứ hai với chủ đề "Còn Yêu Em Mãi". Đĩa Sing Along With Family Love thứ hai này, theo sự nhận xét của các fans, nổi bật hơn đĩa đầu tiên vì anh em Lê Trí, Lê Toàn đã bỏ hết công sức với những nhạc phẩm chọn lọc kỹ càng hơn, kịch bản dàn dựng tình tiết hơn và nhất là người mẫu thật là duyên dáng.
New Horizon tung ra thị trường hai đĩa laser trong một thời gian ngắn đã được khách mộ điệu ở vùng San José, Oregon, Houston và Virginia, nhiệt liệt tán thưởng và mua ủng hộ thật nhiều. Họ nhận được nhiều nhận xét rất khích lệ như "âm thanh vẫn tuyệt vời", "hoà âm rất lôi cuốn"và "nội dung chọn lọc xuất sắc".
Tiếc thay, hai đĩa laser này của New Horizon chưa được quảng cáo đúng mức, nên khách hàng trên khắp thế giới đã từng ưa thích nhạc hoà âm của Family Love trong các đĩa U Sing Along đâm ra bối rối, nghi ngờ. Họ lầm tưởng rằng các đĩa Sing Along With Family Love này thuộc loại giả mạo, mượn danh Family Love, nên họ ngại ngùng không mua và tiếp tục tiêu thụ những đĩa U Sing Along. Đó là chưa kể đến việc trung tâm Asia và Thuý Nga cùng nhiều trung tâm lẻ tẻ khác trong thời điểm ấy đã bắt đầu phát hành những đĩa Karaoke của họ...
Thời gian dần trôi, cuộc hợp tác giữa U Sing Along và anh chị em Family Love đang tiến triển khả quan thì, vào năm 1996, phải đành chấm dứt vì một sự bất đồng ý kiến không thể hoà giải được.
Sau đó, Lê Trí, Lê Toàn cùng với hai người bà con thành lập trung tâm New Horizon, tung ra thị trường đĩa laser riêng của họ, với tên mới là Sing Along With Family Love. Đĩa đầu tiên mang chủ đề "Tiếng Hát Khói Sương".
"Tiếng Hát Khói Sương" vừa được hoàn thành, chưa kịp tung ta thì trường thì trung tâm New Horizon lại gặp trở ngại - tay trống Andy Nguyễn và tay bass Tú Nguyễn xin ra khỏi Family Love, vì ban nhạc đã từ từ chuyển sang công việc thu âm và phát hành đĩa laser, không còn chú tâm đến việc trình diễn nữa. Tami Lê cũng bớt xuất hiện với Family Love và chỉ có mặt trong vài nhạc phẩm trên đĩa laser mà thôi.
Mất đi một ca sĩ và hai nhạc sĩ cừ khôi, Family Love vẫn không nản chí. Lê Trí, Lê Toàn và công ty New Horizon lập tức mời hai người mẫu Trang Trần và Keily Huỳnh gia nhập với tính cách diễn viên để tiếp tục công việc phát hành đĩa laser thứ hai với chủ đề "Còn Yêu Em Mãi". Đĩa Sing Along With Family Love thứ hai này, theo sự nhận xét của các fans, nổi bật hơn đĩa đầu tiên vì anh em Lê Trí, Lê Toàn đã bỏ hết công sức với những nhạc phẩm chọn lọc kỹ càng hơn, kịch bản dàn dựng tình tiết hơn và nhất là người mẫu thật là duyên dáng.
New Horizon tung ra thị trường hai đĩa laser trong một thời gian ngắn đã được khách mộ điệu ở vùng San José, Oregon, Houston và Virginia, nhiệt liệt tán thưởng và mua ủng hộ thật nhiều. Họ nhận được nhiều nhận xét rất khích lệ như "âm thanh vẫn tuyệt vời", "hoà âm rất lôi cuốn"và "nội dung chọn lọc xuất sắc".
Tiếc thay, hai đĩa laser này của New Horizon chưa được quảng cáo đúng mức, nên khách hàng trên khắp thế giới đã từng ưa thích nhạc hoà âm của Family Love trong các đĩa U Sing Along đâm ra bối rối, nghi ngờ. Họ lầm tưởng rằng các đĩa Sing Along With Family Love này thuộc loại giả mạo, mượn danh Family Love, nên họ ngại ngùng không mua và tiếp tục tiêu thụ những đĩa U Sing Along. Đó là chưa kể đến việc trung tâm Asia và Thuý Nga cùng nhiều trung tâm lẻ tẻ khác trong thời điểm ấy đã bắt đầu phát hành những đĩa Karaoke của họ...
11. "Kiếp Phong Ba"
Khi New Horizon Productions cho ra đời đĩa laser thứ hai "Còn Yêu Em Mãi", thị trường đĩa hát Karaoke trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đang vào thời kỳ sôi động, các trung tâm thi nhau sản xuất, cạnh tranh rất mạnh. Tuy vậy, mức tiêu thụ đĩa Sing Along With Family Love rất khả quan, nhờ đó mà anh em Lê Trí, Lê Toàn và công ty New Horizon Productions mới có đủ tài chánh để thực hiện đĩa thứ ba với chủ đề "Kiếp Phong Ba".
Học hỏi từ những đĩa laser trước, anh chị em Family Love chú tâm hơn vào nội dung và ngoại cảnh hơn. Ngoài việc chọn lựa những bản nhạc hay đang được yêu chuộng, Family Love còn về Việt Nam mời những người mẫu thật duyên dáng và tìm những phong cảnh thật nên thơ, ăn khớp với những bài hát quê hương dùng cho từng bản nhạc.
Nhưng, định mệnh éo le, "Kiếp Phong Ba" đang được thu hình, hoà âm nửa chừng thì đành phải bỏ dở vì New Horizon Productions gặp hết rắc rối này đến trở ngại nọ. Đến khoảng cuối năm 1997, Lê Toàn quyết định rời San José xuống vùng Orange County để thực hiện ước mơ riêng tư của mình.
Còn lại một mình, Lê Trí vẫn tin tưởng vào sự cố gắng liên tục và ý chí vững mạnh của mình. Lê Trí tâm sự cùng người viết rằng bạn đã say mê, kiên nhẫn làm việc quần quật mỗi ngày từ sáng sớm đến thâu đêm, quên ăn, quên ngủ và quên luôn cả sức khoẻ của chính bản thân mình. Bạn vừa soạn nhạc, vừa hoà âm, thâu âm cho các ca sĩ, lại vừa phải mix nhạc nữa. Ngoài ra bạn còn phải nặn óc viết kịch bản cho từng bài hát, phải lặn lội đi tìm các phong cảnh cho phù hợp với nội dung bài ca. Lê Trí cũng phụ trách luôn việc tuyển lựa người mẫu, chọn cameraman và thiết lập lịch trình quay phim. Trong những ngày ấy, Lê Trí vừa làm tài xế, vừa làm đạo diễn kiêm luôn chuyên viên âm thanh và ẩm thực cho các người mẫu và đoàn quay phim.
Sau khi quay xong các đoạn phim, Lê Trí phải thức đêm, thức hôm duyệt đi duyệt lại nhiều lần, lựa những phong hình, bối cảnh đẹp, từng góc cạnh của gương mặt, dáng điệu của người mẫu... để mang đến studio chỉnh sửa (edit) và ráp vào các bài ca. Sau đó, bạn còn phải kiểm soát lời ca karaoke trên đĩa cho đúng nữa. Đó là không kể đến những bản nhạc do chính Lê Trí trình bày và đóng luôn vai chánh trong kịch phẩm!
Khi New Horizon Productions cho ra đời đĩa laser thứ hai "Còn Yêu Em Mãi", thị trường đĩa hát Karaoke trong cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đang vào thời kỳ sôi động, các trung tâm thi nhau sản xuất, cạnh tranh rất mạnh. Tuy vậy, mức tiêu thụ đĩa Sing Along With Family Love rất khả quan, nhờ đó mà anh em Lê Trí, Lê Toàn và công ty New Horizon Productions mới có đủ tài chánh để thực hiện đĩa thứ ba với chủ đề "Kiếp Phong Ba".
Học hỏi từ những đĩa laser trước, anh chị em Family Love chú tâm hơn vào nội dung và ngoại cảnh hơn. Ngoài việc chọn lựa những bản nhạc hay đang được yêu chuộng, Family Love còn về Việt Nam mời những người mẫu thật duyên dáng và tìm những phong cảnh thật nên thơ, ăn khớp với những bài hát quê hương dùng cho từng bản nhạc.
Nhưng, định mệnh éo le, "Kiếp Phong Ba" đang được thu hình, hoà âm nửa chừng thì đành phải bỏ dở vì New Horizon Productions gặp hết rắc rối này đến trở ngại nọ. Đến khoảng cuối năm 1997, Lê Toàn quyết định rời San José xuống vùng Orange County để thực hiện ước mơ riêng tư của mình.
Còn lại một mình, Lê Trí vẫn tin tưởng vào sự cố gắng liên tục và ý chí vững mạnh của mình. Lê Trí tâm sự cùng người viết rằng bạn đã say mê, kiên nhẫn làm việc quần quật mỗi ngày từ sáng sớm đến thâu đêm, quên ăn, quên ngủ và quên luôn cả sức khoẻ của chính bản thân mình. Bạn vừa soạn nhạc, vừa hoà âm, thâu âm cho các ca sĩ, lại vừa phải mix nhạc nữa. Ngoài ra bạn còn phải nặn óc viết kịch bản cho từng bài hát, phải lặn lội đi tìm các phong cảnh cho phù hợp với nội dung bài ca. Lê Trí cũng phụ trách luôn việc tuyển lựa người mẫu, chọn cameraman và thiết lập lịch trình quay phim. Trong những ngày ấy, Lê Trí vừa làm tài xế, vừa làm đạo diễn kiêm luôn chuyên viên âm thanh và ẩm thực cho các người mẫu và đoàn quay phim.
Sau khi quay xong các đoạn phim, Lê Trí phải thức đêm, thức hôm duyệt đi duyệt lại nhiều lần, lựa những phong hình, bối cảnh đẹp, từng góc cạnh của gương mặt, dáng điệu của người mẫu... để mang đến studio chỉnh sửa (edit) và ráp vào các bài ca. Sau đó, bạn còn phải kiểm soát lời ca karaoke trên đĩa cho đúng nữa. Đó là không kể đến những bản nhạc do chính Lê Trí trình bày và đóng luôn vai chánh trong kịch phẩm!
12. Ước mơ của Lê Trí
Đọc lại 11 chương kể cuộc hành trình ca nhạc của Family Love, một ban nhạc trẻ do Lê Trí khởi xướng, phát triển và nuôi dưỡng trong suốt 25 năm, người viết không khỏi khâm phục bạn quả là một người có tâm hồn nghệ sĩ lẫn tài năng và tinh thần chịu khó, ý chí vững mạnh, luôn cật lực làm việc trong bất cứ hoàn cảnh nào để đạt ước mơ nghệ thuật của mình. Nhưng, câu nói "mưu sự tại nhân thành sự tại thiên" của người xưa muôn đời vẫn đúng. Lê Trí tâm sự cùng người viết rằng bạn đã cố gắng hết sức mình và, qua nhiều đêm dài không ăn, mất ngủ, cộng với sự lo lắng, cuối cùng bạn đã lâm bệnh nặng. Khi ấy, quả tim của Lê Trí bắt đầu có vấn đề vì bạn đã kiệt lực và, theo lời khuyên của bác sĩ, bạn đành phải buông xuôi, bỏ dở công việc thực hiện các đĩa Karaoke "Sing Along with Family Love"...
Trong thời gian ấy, giới mộ điệu đã bắt đầu nhận ra những đĩa laser của trung tâm New Horizon phát hành đều do chính Family Love trực tiếp hoà âm và thu âm. Đĩa số 1 và 2 "Sing Along with Family Love" được tiêu thụ có thể nói là 100% "sold out" và ban nhạc đã nhận được nhiều lời yêu cầu ra những đĩa kế tiếp. Nhưng, Lê Trí không còn sức lực nữa. Đã đến lúc bạn phải dừng lại để lo cho sức khoẻ và sinh mạng của chính bản thân mình...
Vào khoảng cuối năm 1998, sau khi đóng cửa Orio Sound Production, Lê Trí tâm sự rằng bạn hoàn toàn giã từ sân khấu cũng như tất cả những gì dính líu đến công việc thực hiện phim ảnh và âm nhạc. Lẽ dĩ nhiên thỉnh thoảng bạn cũng có tham gia các chương trình văn nghệ để giải trí. Bạn bắt đầu tin vào số mạng con người tuỳ vào sự xếp đặt của Thượng Đế, không còn luyến tiếc sân khấu nữa, chỉ chú tâm vào sức khoẻ và đời sống gia đình, đi du lịch khi có cơ hội và vui chơi với bạn bè quen thuộc mà thôi. Bạn trở nên lè phè, sống một cách thong dong và tận hưởng thú vui cử tạ, nhảy zumba và bơi lội. Những mục giải trí khác của bạn trong thời gian ấy là xem phim ảnh tình cảm hài hước, dự những buổi đại nhạc hội do các ca sĩ và ban nhạc nổi tiếng của Mỹ trình diễn và đi khiêu vũ tại các disco clubs trong vùng. Những đổi thay này trong nếp sống của Lê Trí cho ta thấy bạn đã thật sự chấm dứt hoạt động trong lãnh vực âm nhạc …
Nhìn lại 32 năm dài gắn bó, lăn lóc với âm nhạc của Lê Trí từ năm 1966 đến 1998, người viết nhận ra bạn là một nhạc sĩ yêu thích nhạc mới. Bạn đã không ngừng thuyết phục và thúc đẩy Family Love cố công tập dợt.
Kết quả là ban nhạc đã trình bày khoảng 60% tổng số nhạc "top hits" hàng năm của âm nhạc Hoa Kỳ. Đó là ta chưa kể đến những thể loại như nhạc Show, nhạc của thập niên từ 40 đến 60, nhạc nổi tiếng của Pháp Quốc, nhạc Euro Disco thịnh hành một thời của Đức Quốc và Ý-Đại-Lợi, nhạc Soul, nhạc Funky, High Energy, Rap, Techno, nhạc phim bộ Trung Hoa và nhất là nhạc Việt Nam, tổng cộng gần cả ngàn tác phẩm.
Lê Trí nói rằng sự thành công của Family Love, từ lúc ở Việt Nam cho đến khi định cư ở Hawaii rồi California, là do tình đoàn kết chặt chẽ và thương yêu nhau của tất cả anh chị em trong ban nhạc. Mỗi người có một tài và khả năng riêng biệt, nhưng bảy khối óc, bảy con tim của bảy anh chị em Family Love có cùng một chí hướng, cùng một nhịp đập duy nhất để mang đến những giây phút giải trí thoải mái cho khán thính giả qua bao năm tháng. Family Love đã trải qua chín đời với sự hợp tác của nhiều ca nhạc sĩ trong nhiều năm, nhưng đời thứ bảy tồn tại lâu nhất (trên 10 năm) với Lê Trí, Christiane Lê, Tami Lê, Lê Toàn, Lê Thanh, Lê Phúc và Andy Nguyễn.
Trong thời gian lưu diễn ở các tiểu bang ngoài California, Family Love đã trình diễn trước khán giả Hoa Kỳ tại khoảng 30 hộp đêm.
Nghe lại những bản nhạc Lê Trí trình diễn với Family Love bạn đã chia sẻ trên YouTube, người viết phải công nhận bạn có một giọng hát thật đặc biệt, trầm ấm hay cao vút hoặc nức nở tuỳ nhạc phẩm, thu hút được khán thính giả đa tình lãng mạn. Lê Trí đã từng nổi tiếng với một số nhạc phẩm của thập niên 50, 60 như bản "Honey", "Sugar Baby Love", "Cherrie Baby","Hey There Lonely Girl", "You Make Me Feel Brand New", "You Make Me Feel Like Dancing", "Being with You" và những bản "hits" của ban nhạc Bee gees như "Staying Alive", "You Should Be Dancing", "Night Fever", "More than a Woman", "Too Much Heaven", “How Deep Is Your Love” và "Tragedy".
Lê Trí cũng đã cố gắng tập luyện hát nhạc Việt Nam. Những nhạc phẩm thành công, thường được giới mộ điệu yêu cầu gồm có: "Buồn", "Café Đắng", "Tôi Đưa Em Sang Sông", "Ngày Vui Qua Mau", "Tình Yêu Đến Trong Giã Từ", "Còn Yêu Em Mãi", "Fantasy", "Rong Rêu".
Là bạn của Lê Trí từ thời trung học, người viết nhận thấy bạn có một tâm hồn và phong cách thật trẻ trung. Bạn thích ăn mặc theo sở thích riêng của mình. Những ai chưa thân quen có thể thấy Lê Trí có vẻ khó tánh, mặt mày khó ưa. Nhưng thật ra, bạn là một người giàu tình cảm, rất vui vẻ, luôn hoà mình, đùa giỡn với bạn bè, nhất là giới trẻ. Bạn là một con người thật thà, không biết màu mè và xã giao bề ngoài, rất tốt bụng với tha nhân.
Ngoài tài sử dụng keyboard, guitar, trống và bass, Lê Trí cũng có năng khiếu về âm thanh, ánh sáng, tổ chức trên sân khấu cũng như hoà và thâu âm trong studio hay live show mà quý bạn đã có dịp thưởng thức qua các đoạn video đã đăng trên Facebook và YouTube.
Lê Trí còn là một nghệ sĩ có đầu óc khôi hài thật tinh tế nữa. Xem hai tác phẩm hài hước "Bánh Xe Lãng Tử" và "Trăng Sơn Cước" do Lê Trí viết kịch bản và đạo diễn, người viết nhớ lại những vở kịch bạn viết và thủ vai chánh trong những năm trung học. Thì ra bạn đã có năng khiếu hài hước từ thuở ấy. Thảo nào hai vở kịch này trong laser disc 1 và 2 của Family Love rất được khán thính giả ưa chuộng và yêu cầu chiếu nhiều lần trên các đài TV.
Lê Trí được theo học chương trình Pháp ở hai trường Lasan Mossard và Taberd từ thuở nhỏ, nhưng bạn lại ít có dịp hát nhạc Pháp. Vào thời gian trước 1975, lúc cộng tác với Mini Club ở Sài gòn, bạn có hát và thâu âm một bản nhạc Pháp rất được bạn bè gần xa yêu chuộng. Đó là nhạc phẩm "Et Surtout Ne M'oublie Pas" và mới đây Bạn đã thâu bài “Nostalgie” và “Magic Boulevard” mà bạn đã thích từ lâu lắm rồi, các bạn có thể thưởng thức trên YouTube.
Hơn chục năm nay Lê Trí sống tà tà ở Orlando, làm việc cho một đại công ty nặng kỹ thuật, không dính líu gì đến âm nhạc, bạn rất thích công việc này vì nó rất nhàn hạ, không có nhiều áp lực, ở một thành phố có khí hậu ấm áp quanh năm, không xa lắm là những bãi biển nên thơ, hữu tình. Sau giờ làm việc, thỉnh thoảng bạn thâu âm những bản nhạc riêng cho mình để giải trí mà giờ này mới làm được sau những năm dài tận lực với Family Love và đối đầu với những khắt khe của định mệnh.
Lê Trí cũng đã chia sẻ những bản nhạc do bạn hát và hoà âm trên YouTube và Facebook và đã nhận được nhiều tán thưởng rất khích lệ của bạn bè cũng như giới mộ điệu. Trang nhạc của Lê Trí là https://www.youtube.com/user/Ivejohnle/videos. Thân mời quý bạn vào thưởng thức.
Lê Trí vừa tiết lộ cùng người viết rằng bạn sẽ nghỉ hưu và dọn về San José. Thân chúc bạn những năm tháng thoải mái với con cháu và gia đình. Không còn vướng bận với chén cơm manh áo và những áp lực của việc làm, mong rằng bạn sẽ "tái xuất giang hồ" trên sân khấu, chung vui cùng bạn bè và giới yêu văn nghệ. Mong lắm thay! (ĐAD)
Đọc lại 11 chương kể cuộc hành trình ca nhạc của Family Love, một ban nhạc trẻ do Lê Trí khởi xướng, phát triển và nuôi dưỡng trong suốt 25 năm, người viết không khỏi khâm phục bạn quả là một người có tâm hồn nghệ sĩ lẫn tài năng và tinh thần chịu khó, ý chí vững mạnh, luôn cật lực làm việc trong bất cứ hoàn cảnh nào để đạt ước mơ nghệ thuật của mình. Nhưng, câu nói "mưu sự tại nhân thành sự tại thiên" của người xưa muôn đời vẫn đúng. Lê Trí tâm sự cùng người viết rằng bạn đã cố gắng hết sức mình và, qua nhiều đêm dài không ăn, mất ngủ, cộng với sự lo lắng, cuối cùng bạn đã lâm bệnh nặng. Khi ấy, quả tim của Lê Trí bắt đầu có vấn đề vì bạn đã kiệt lực và, theo lời khuyên của bác sĩ, bạn đành phải buông xuôi, bỏ dở công việc thực hiện các đĩa Karaoke "Sing Along with Family Love"...
Trong thời gian ấy, giới mộ điệu đã bắt đầu nhận ra những đĩa laser của trung tâm New Horizon phát hành đều do chính Family Love trực tiếp hoà âm và thu âm. Đĩa số 1 và 2 "Sing Along with Family Love" được tiêu thụ có thể nói là 100% "sold out" và ban nhạc đã nhận được nhiều lời yêu cầu ra những đĩa kế tiếp. Nhưng, Lê Trí không còn sức lực nữa. Đã đến lúc bạn phải dừng lại để lo cho sức khoẻ và sinh mạng của chính bản thân mình...
Vào khoảng cuối năm 1998, sau khi đóng cửa Orio Sound Production, Lê Trí tâm sự rằng bạn hoàn toàn giã từ sân khấu cũng như tất cả những gì dính líu đến công việc thực hiện phim ảnh và âm nhạc. Lẽ dĩ nhiên thỉnh thoảng bạn cũng có tham gia các chương trình văn nghệ để giải trí. Bạn bắt đầu tin vào số mạng con người tuỳ vào sự xếp đặt của Thượng Đế, không còn luyến tiếc sân khấu nữa, chỉ chú tâm vào sức khoẻ và đời sống gia đình, đi du lịch khi có cơ hội và vui chơi với bạn bè quen thuộc mà thôi. Bạn trở nên lè phè, sống một cách thong dong và tận hưởng thú vui cử tạ, nhảy zumba và bơi lội. Những mục giải trí khác của bạn trong thời gian ấy là xem phim ảnh tình cảm hài hước, dự những buổi đại nhạc hội do các ca sĩ và ban nhạc nổi tiếng của Mỹ trình diễn và đi khiêu vũ tại các disco clubs trong vùng. Những đổi thay này trong nếp sống của Lê Trí cho ta thấy bạn đã thật sự chấm dứt hoạt động trong lãnh vực âm nhạc …
Nhìn lại 32 năm dài gắn bó, lăn lóc với âm nhạc của Lê Trí từ năm 1966 đến 1998, người viết nhận ra bạn là một nhạc sĩ yêu thích nhạc mới. Bạn đã không ngừng thuyết phục và thúc đẩy Family Love cố công tập dợt.
Kết quả là ban nhạc đã trình bày khoảng 60% tổng số nhạc "top hits" hàng năm của âm nhạc Hoa Kỳ. Đó là ta chưa kể đến những thể loại như nhạc Show, nhạc của thập niên từ 40 đến 60, nhạc nổi tiếng của Pháp Quốc, nhạc Euro Disco thịnh hành một thời của Đức Quốc và Ý-Đại-Lợi, nhạc Soul, nhạc Funky, High Energy, Rap, Techno, nhạc phim bộ Trung Hoa và nhất là nhạc Việt Nam, tổng cộng gần cả ngàn tác phẩm.
Lê Trí nói rằng sự thành công của Family Love, từ lúc ở Việt Nam cho đến khi định cư ở Hawaii rồi California, là do tình đoàn kết chặt chẽ và thương yêu nhau của tất cả anh chị em trong ban nhạc. Mỗi người có một tài và khả năng riêng biệt, nhưng bảy khối óc, bảy con tim của bảy anh chị em Family Love có cùng một chí hướng, cùng một nhịp đập duy nhất để mang đến những giây phút giải trí thoải mái cho khán thính giả qua bao năm tháng. Family Love đã trải qua chín đời với sự hợp tác của nhiều ca nhạc sĩ trong nhiều năm, nhưng đời thứ bảy tồn tại lâu nhất (trên 10 năm) với Lê Trí, Christiane Lê, Tami Lê, Lê Toàn, Lê Thanh, Lê Phúc và Andy Nguyễn.
Trong thời gian lưu diễn ở các tiểu bang ngoài California, Family Love đã trình diễn trước khán giả Hoa Kỳ tại khoảng 30 hộp đêm.
Nghe lại những bản nhạc Lê Trí trình diễn với Family Love bạn đã chia sẻ trên YouTube, người viết phải công nhận bạn có một giọng hát thật đặc biệt, trầm ấm hay cao vút hoặc nức nở tuỳ nhạc phẩm, thu hút được khán thính giả đa tình lãng mạn. Lê Trí đã từng nổi tiếng với một số nhạc phẩm của thập niên 50, 60 như bản "Honey", "Sugar Baby Love", "Cherrie Baby","Hey There Lonely Girl", "You Make Me Feel Brand New", "You Make Me Feel Like Dancing", "Being with You" và những bản "hits" của ban nhạc Bee gees như "Staying Alive", "You Should Be Dancing", "Night Fever", "More than a Woman", "Too Much Heaven", “How Deep Is Your Love” và "Tragedy".
Lê Trí cũng đã cố gắng tập luyện hát nhạc Việt Nam. Những nhạc phẩm thành công, thường được giới mộ điệu yêu cầu gồm có: "Buồn", "Café Đắng", "Tôi Đưa Em Sang Sông", "Ngày Vui Qua Mau", "Tình Yêu Đến Trong Giã Từ", "Còn Yêu Em Mãi", "Fantasy", "Rong Rêu".
Là bạn của Lê Trí từ thời trung học, người viết nhận thấy bạn có một tâm hồn và phong cách thật trẻ trung. Bạn thích ăn mặc theo sở thích riêng của mình. Những ai chưa thân quen có thể thấy Lê Trí có vẻ khó tánh, mặt mày khó ưa. Nhưng thật ra, bạn là một người giàu tình cảm, rất vui vẻ, luôn hoà mình, đùa giỡn với bạn bè, nhất là giới trẻ. Bạn là một con người thật thà, không biết màu mè và xã giao bề ngoài, rất tốt bụng với tha nhân.
Ngoài tài sử dụng keyboard, guitar, trống và bass, Lê Trí cũng có năng khiếu về âm thanh, ánh sáng, tổ chức trên sân khấu cũng như hoà và thâu âm trong studio hay live show mà quý bạn đã có dịp thưởng thức qua các đoạn video đã đăng trên Facebook và YouTube.
Lê Trí còn là một nghệ sĩ có đầu óc khôi hài thật tinh tế nữa. Xem hai tác phẩm hài hước "Bánh Xe Lãng Tử" và "Trăng Sơn Cước" do Lê Trí viết kịch bản và đạo diễn, người viết nhớ lại những vở kịch bạn viết và thủ vai chánh trong những năm trung học. Thì ra bạn đã có năng khiếu hài hước từ thuở ấy. Thảo nào hai vở kịch này trong laser disc 1 và 2 của Family Love rất được khán thính giả ưa chuộng và yêu cầu chiếu nhiều lần trên các đài TV.
Lê Trí được theo học chương trình Pháp ở hai trường Lasan Mossard và Taberd từ thuở nhỏ, nhưng bạn lại ít có dịp hát nhạc Pháp. Vào thời gian trước 1975, lúc cộng tác với Mini Club ở Sài gòn, bạn có hát và thâu âm một bản nhạc Pháp rất được bạn bè gần xa yêu chuộng. Đó là nhạc phẩm "Et Surtout Ne M'oublie Pas" và mới đây Bạn đã thâu bài “Nostalgie” và “Magic Boulevard” mà bạn đã thích từ lâu lắm rồi, các bạn có thể thưởng thức trên YouTube.
Hơn chục năm nay Lê Trí sống tà tà ở Orlando, làm việc cho một đại công ty nặng kỹ thuật, không dính líu gì đến âm nhạc, bạn rất thích công việc này vì nó rất nhàn hạ, không có nhiều áp lực, ở một thành phố có khí hậu ấm áp quanh năm, không xa lắm là những bãi biển nên thơ, hữu tình. Sau giờ làm việc, thỉnh thoảng bạn thâu âm những bản nhạc riêng cho mình để giải trí mà giờ này mới làm được sau những năm dài tận lực với Family Love và đối đầu với những khắt khe của định mệnh.
Lê Trí cũng đã chia sẻ những bản nhạc do bạn hát và hoà âm trên YouTube và Facebook và đã nhận được nhiều tán thưởng rất khích lệ của bạn bè cũng như giới mộ điệu. Trang nhạc của Lê Trí là https://www.youtube.com/user/Ivejohnle/videos. Thân mời quý bạn vào thưởng thức.
Lê Trí vừa tiết lộ cùng người viết rằng bạn sẽ nghỉ hưu và dọn về San José. Thân chúc bạn những năm tháng thoải mái với con cháu và gia đình. Không còn vướng bận với chén cơm manh áo và những áp lực của việc làm, mong rằng bạn sẽ "tái xuất giang hồ" trên sân khấu, chung vui cùng bạn bè và giới yêu văn nghệ. Mong lắm thay! (ĐAD)