Truyện ngắn của VANN PHAN
"Hai cua, một bầu!"
Anh Tám Thời hô lớn kết quả của lượt xóc bài bằng một giọng khàn khàn, nửa bổng, nửa trầm. Sòng "bầu, cua, cá, cọp" của anh, từ lúc mười giờ sáng, đã đông đúc những dân chơi mọi giới, đa số là con nít. Trong bọn đánh bài quyết ăn thua đủ sáng nay có Tư Ròm, người ốm o nhưng trong túi có cả xấp tiền lẻ dày cộm, đang hiên ngang đứng trấn ngay một góc sòng, một mình đặt tiền ở hai cửa một lượt.
"Hai cua, một bầu!"
Anh Tám Thời hô lớn kết quả của lượt xóc bài bằng một giọng khàn khàn, nửa bổng, nửa trầm. Sòng "bầu, cua, cá, cọp" của anh, từ lúc mười giờ sáng, đã đông đúc những dân chơi mọi giới, đa số là con nít. Trong bọn đánh bài quyết ăn thua đủ sáng nay có Tư Ròm, người ốm o nhưng trong túi có cả xấp tiền lẻ dày cộm, đang hiên ngang đứng trấn ngay một góc sòng, một mình đặt tiền ở hai cửa một lượt.
Nhưng lần này Tư Ròm, mặt tái xanh lại, thất vọng trông thấy rõ. Ở cửa có hình cái bầu rượu, nó chỉ đặt có năm đồng, trong khi ở cửa có hình con cá, nó lại đặt tới năm mươi đồng. Theo kết quả mới vừa được hô lên, Tư Ròm chỉ thu về được có mười đồng, kể cả tiền đặt, trong khi nó mất luôn một hơi đến năm mươi đồng nơi cửa con cá.
"Thôi rồi, mấy con cá thia Tàu này lại hại tao nữa rồi. Ôi! Thắm ôi là Thắm!" Tư Ròm rên lên nho nhỏ chỉ vừa đủ cho mình nghe, lòng thầm nghĩ tới con Thắm. Thắm là tên người con gái láng giềng mà Tư Ròm đang ráo riết muốn chinh phục. Và sự thực thì cũng chính vì con nhỏ đó mà Tư Ròm đâm ra say mê cái trò chơi may rủi này. May ít, rủi nhiều.
Số là sáng nay, Tư Ròm, lần đầu tiên từ bữa cầm tiền đi hốt thuốc Bắc cho ông ngoại nó bị bịnh hồi năm ngoái đến nay, có được trên tay tới hai trăm đồng. Tiền này là tiền tiá nó giao cho để vừa đi trả nợ cho Cậu Bảy của nó, vừa sắm cho nhà mấy phong pháo, rồi còn dư lại bao nhiêu thì đi đánh bóng bộ lư đồng để thờ ông bà ba ngày Tết. Ông Ba Tôn, tiá của Tư Ròm, khi giao cho nó một số tiền lớn như vậy, đã dặn đi, dặn lại:
"Mày nhớ giữ tiền cẩn thận đó! Đừng để mất tao không có tiền trả nợ cho Cậu Bảy, coi kỳ lắm… Tết nhứt tới nơi rồi mà cứ để Mợ Bảy mở cằn nhằn hoài thì sang năm mình làm ăn sao cho nên nổi? Với lại, tao dặn mày phải mua cho được loai pháo ‘Điện Quang’ chính hiệu Gò Vấp đó, à nghen! Lọai pháo này đốt lên nghe sướng lỗ tai thì thôi..."
Thằng Tư Ròm ừ ừ, dạ dạ, rồi leo lên xe đạp dông thẳng. Ông Ba Tôn ngày ngày bận đứng bán một xe bánh mì thịt gần bến xe liên tỉnh nên ít khi đi đâu. Bà Ba Tôn, má của Tư Ròm, thì lo phụ xe bánh mì cuả gia đình, rồi còn lo cơm nước cho cả nhà nữa nên cũng không mấy khi rảnh rỗi. Con Út Lành, em của Tư Ròm, thì vì là con gái, lại còn nhỏ nên tiá má nó chưa có nhờ cậy được nhiều. Với lại, gì chớ chuyện đi công tác đây đó, lăng xăng chỗ nọ, chỗ kia thì đâu có ai qua mặt nổi Tư Ròm? Phải hai thằng anh lớn của Tư Ròm mà còn sống thì hai vợ chồng Ông Ba Tôn chắc còn nhờ vả được nhiều chuyện hơn nữa. Thằng Hai Thạch, con trai trưởng của Ông, Bà Ba Tôn, đi lính Biệt Kích, đã tử trận từ hồi nó mới được 23 tuổi. Thằng Ba Tèo thì chết đuối vì thình lình nó bị chuột rút lúc đang bơi thi với mấy đứa bạn học dưới sông năm rồi.
Tư Ròm vừa đạp xe, vừa để tâm suy nghĩ tới con Thắm. Con nhỏ này xinh thiệt là xinh, mặc dù bạn bè Tư Ròm cứ hay chế giễu cặp mắt to mà hơi lồi ra của con Thắm, và kêu đó là cặp mắt "cá Tàu”, ý nói mắt con Thắm lồi ra y như mắt của loài cá thia Tàu mà ông ngoại của Tư Ròm vẫn nuôi trong hồ kiếng. Ngoài cái đó ra, phải nói là con Thắm hết sức đẹp. Từ mặt, mũi, tóc tai cho tới tay, chân và thân hình, con nhỏ đúng là hoa khôi của xóm Tư Ròm ở.
"Thắm, nếu có tiền, Thắm thích sắm cái gì nhứt?" Tư Ròm có lần đã hỏi Thắm một câu như thế, với dụng tâm dò dẫm cho biết sở thích của người mình yêu để còn liệu phương mà chìu chuộng. Đặt một tay lên vai Tư Ròm -- cử chỉ này làm thằng nhỏ sướng run lên -- Thắm thỏ thẻ: "Thắm chỉ thích một cái áo bà ba trắng với một cái quần đen hàng Mỹ Á thôi!" Tư Ròm cười cười, gật đầu, rồi giở giọng tán tỉnh con Thắm, cánh tay phải của nó không bỏ lỡ cơ hội choàng qua vòng eo nhỏ xíu nơi thân hình mềm mại của đứa con gái mới lớn:
"Chà! Thắm mà diện vào bộ đồ bà ba đó thì hết xẩy đó, à nghen! Coi bộ cả cái quận Bình Chánh này hổng có con nhỏ nào đẹp bằng Thắm đâu!"
Sợ không đủ sức làm quà cho người mình yêu cái món hàng mà con Thắm mơ ước, thằng Tư Ròm không dám hứa hẹn gì hết. Nhưng trong thâm tâm, nó cứ nghĩ hoài đến bộ đồ bà ba mà con Thắm thích.
"Trước sau gì mình củng phải sắm cho con Thắm bộ đồ đó mới được!" Thằng Tư Ròm nói thầm trong bụng như thế. Nó chưa biết lấy tiền đâu ra để làm chuyện đó, nhưng nó đã nhứt quyết rồi. Ở xóm nó, có mấy đứa con trai nữa cũng mê mệt con Thắm, trong đó có thằng Cón là đứa đáng gờm nhứt. Cón là con trai của một chủ tiệm gạo ở Chợ Lớn, một thương gia người Việt gốc Hoa nhiều tiền, lắm bạc tại thủ đô trong những năm đầu thập niên 1960. Cậu Bảy, em ruột Bà Ba Tôn, có lần, trong một bữa nhậu đông đúc bạn bè, đã nói một câu để đời mà đầu óc thơ ngây của thằng Tư Ròm vẫn ghi nhớ rành rành:
"Trong chuyện trai gái thời nay, con trai hễ thằng nào nhiều tiền, nhiều quà thì con gái nó theo thôi!" Không hiểu do đâu mà Cậu Bảy có cái triết lý đó, nhưng chỉ cần đứng nghe các bạn hữu vây quanh cậu vỗ tay khen thưởng rào rào là Tư Ròm hiểu ngay đó là một câu nói có giá trị lớn lắm!
Sáng nay, bỗng dưng tiền bạc tự nhiên lại tới tay thằng Tư Ròm. Đó là số tiền hai trăm đồng mà tía nó giao cho nó đi trả nợ cho Cậu Bảy và đi sắm hàng Tết. Trong trí của Tư Ròm bỗng lóe lên một ý nghĩ táo bạo. Không phải Tư Ròm muốn lấy số tiền đó đi mua quà Tết cho con Thắm, rồi quay trở về nói dối với tía má nó là bị người ta giựt mất. Cái mẹo này, nó đã áp dụng một lần rồi, nay không thể nào giở lại mẹo cũ được, mặt dù hồi đó số tiền nó khai mất chẳng có là mấy, và nó chỉ dùng món tiền kia để bao bạn bè đi coi xiệc và coi hát cải lương mà thôi. Kế hoạch của Tư Ròm sáng nay là mượn tạm số tiền đó để làm vốn đánh bài, với hy vọng sẽ kiếm ra một số tiền lời mà tiêu pha trong dịp Tết, trước khi có tiền "lì xì" khá khá vào mấy ngày đầu năm. Tư Ròm nghĩ đến Cậu Bảy, vì từ lâu nó vẫn coi Cậu Bảy là thần tượng trên đời của nó.
Phải, Cậu Bảy đúng là thần tượng của Tư Ròm và mấy đứa con trai khác đồng trang lứa với nó. Là một tay bài bạc chuyên nghiệp, Cậu Bảy tiêu tiền như nước. Cậu Bảy đánh đâu, thắng đó, thường thua nhỏ, thắng lớn trong mọi trò cờ bạc nên cậu tha hồ ăn nhậu, thù tạc với bạn bè và mèo mỡ với những góa phụ trẻ cũng như mấy cô gái ham ăn diện, chơi bời. Chính tía má thằng Tư Ròm thỉnh thoảng còn phải mượn tiền của Cậu Bảy mổi khi cần kíp để giải quyết công kia, việc nọ.
"Cũng nhờ cờ bạc mà Cậu Bảy mới nên vai, nên vế như thế," Tư Ròm thầm nghĩ vậy. Theo nhận định của nó, cờ bạc chẳng phải lúc nào cũng là "bác thằng bần," bởi vì cái gương sáng của Cậu Bảy đang sờ sờ ra đó. Bây giờ, trước khi đem tiền của tía má nó đưa để trả cho Cậu Bảy, Tư Ròm sẽ mượn đỡ số tiền đó đi thử thời vận theo con đường mà Cậu Bảy đã đi. Biết đâu, nhờ may mắn, nó lại có tiền mua món quà Tết đó cho con Thắm, rồi còn có thể dư thêm chút đỉnh để đi thăm Hội Chợ Tết với bạn bè nữa?
Hội Chợ Tết ở quận Bình Chánh năm nay khai mạc thiệt sớm. Mới hai mươi bốn Tết mà các sòng bài, các gian hàng chơi lô-tô, các đoàn xiệc và cải lương cùng với các gian bán hàng Tết từ bánh, mứt, rượu, trà, cây kiểng cho tới kem đánh răng hiệu “Hynos - anh Bảy Chà Da Đen” và đồng hồ “Vi Na” đã được dựng lên san sát nhau, ráo riết quảng cáo và mời chào khách đến dự chợ phiên. Lại thêm đoàn “Mô-tô bay Thái Lan”, không biết lâu nay đi đâu, Tết này lại quay trở về giúp vui cho bà con, nhứt là đám con nít, với những màn cỡi xe đạp và cỡi mô-tô chạy vòng xoáy trôn ốc trên bức thành gỗ hình ống thiệt hồi hộp và hào hứng. Nhiều thanh niên trong xóm Tư Ròm mê đoàn mô-tô này còn vì một lẽ nữa: Nữ biểu diễn viên Sikirit xinh đẹp vừa cỡi mô-tô vừa từ từ cởi tuột hết mấy lớp áo ngoài; khán giả đứng từ trên cao nhìn xuống thấy thiệt hấp dẫn!
Thằng Tư Ròm mới đầu có ý định ghé lại gian hàng lô-tô kiếm chác. Nó cũng mê chơi lô-tô lắm, vì chơi lô-tô vừa đỡ mệt trí mà lại còn nghe hò lô-tô vui tai nữa. Thằng Tư Ròm khoái nhứt là câu “Con bốn thương ai là con bốn mươi hai” mà chú Năm hay xướng lên; và nó thường hò trở lại vào tai con Thắm: “Anh Bốn thương Thắm là anh Bốn mươi tám!” Nhưng vừa đặt chưn tới gian hàng đánh lô-tô, Tư Ròm phải đổi ý ngay. Nó vừa trông thấy Thím Sáu Ngân đang chơi ở đó. Thím Sáu Ngân là bạn thân của má nó, và gần như là trưa nào thím cũng ghé lại chỗ xe bánh mì, nói chuyện tầm phào với má nó trong khi tiá nó vào nhà nghỉ trưa.
Có điều là hôm nay, Tư Ròm gặp xui xẻo lớn. Mới vào trận “bầu, cua, cá cọp,” Tư Ròm “chuyên trị” cá và cua, trúng được cũng khá khá. Từ hai trăm đồng làm vốn lúc ban đầu, nó đã ăn lên được tới gần ba trăm đồng, nghĩa là nó sắp sửa gom đủ tiền lời để mua bộ đồ và một bình nước hoa của Pháp tặng cho con Thắm. Tư Ròm định bụng sẽ kiếm thêm chừng ba, bốn chục nữa thôi là nghỉ luôn, tức là nó chỉ cần ở nán lại để đánh thêm khoảng nửa tiếng nữa là đủ “sở hụi”, nói theo kiểu dân chạy mánh trong xóm. Nhưng thiệt bất ngờ, chỉ trong vòng hai mươi phút sau thôi là Tư Ròm đã đánh thua gần sạch túi. Cái dòng cờ bạc thiệt kỳ, hễ đã thua rồi thì càng gỡ gạc nó lại càng thua!
Trận đánh quyết định đã xảy ra lúc mười một giờ hơn khi Tư Ròm gom hết tàn lực đặt một lúc tới năm mươi đồng vào cửa con cá, với niềm hy vọng sau cùng là nếu kết quả ra một lượt được hai cá một bầu chẳng hạn, nó sẽ gom về được cả trăm đồng, từ đó thâu ngắn bớ khoảng thâm hụt mà nó đã tạo ra vì đem tiền cuả tiá nó đưa mà đi đánh bạc. Nhưng trận đánh này đã là trận quyết định khi anh Tám Thời, chủ sòng “bầu, cua, cá, cọp,” công bố kết quả “hai cua, một bầu!”
Thất bại nặng nề, nhưng Tư Ròm đã hết đường gỡ gạc, vì trong túi nó lúc này chỉ còn vỏn vẹn có mười đồng bạc cuối cùng. Dầu sao, nó cũng cần phải chừa lại năm, mười đồng trong túi để ăn uống cái gì chút đỉnh cho đỡ đói chớ! Từ sáng tới giờ, trong bụng nó chỉ có mỗi một miếng bánh mì kẹp chả mà thôi. Đi một cuốc xe đạp từ nhà đến khu Hội Chợ là nó đã thấy bắt đầu đói bụng rồi. Tư Ròm biết chắc là nó không thể nào trở về nhà trước sáu giờ chiều nay để ngồi ăn cơm với tía nó và con Út Lành, em gái nó, nữa rồi…
Hình ảnh tiá nó, Ông Ba Tôn, với cây roi mây dài sáu khúc lăm lăm trên tay, làm Tư Ròm hoảng sợ. Ông Ba Tôn nổi tiếng trong xóm là tay dạy vợ, dạy con nghiêm khắc. Người ta chưa hề thấy Ông Ba Tôn đánh đập vợ bao giờ, nhưng chuyện ông đánh mấy đứa con của ông lúc tụi nó phạm lỗi là chuyện vẫn thường hay xảy ra lắm. Trước khi bỏ đi lính Biệt Kích, thằng Hai Thạch từng là nạn nhơn cuả những trận đòn roi mây dữ dội, trận đáng nhớ nhứt là lúc nó đem cầm chiếc xe đạp hiệu “Urago” của Ông Ba Tôn -- với 90 phần trăm phụ tùng nhập cảng của Pháp và Nhựt trên đó -- để đi Nha Trang tắm biển với con Marie lai Tây ở cùng xóm.
Thằng Tư Ròm sợ tiá nó lắm. Nó ráng sức giữ mình, nhưng mỗi năm "Xuân, Thu nhị kỳ" thế nào nó cũng bị tía nó cho ăn vài trận đòn đích đáng. Mới hôm Tết Trung Thu vừa rồi, thằng Tư Ròm còn nhớ rành rành, nó bị một lúc tám cú roi mây quất thẳng vào lưng và mông, chỉ vì nó dám cãi lời Ông Ba Tôn đi chơi khuya quá giờ giới nghiêm mới mò về tới nhà.
Còn con Út Lành thì khôn lắm, hễ thấy tiá nó cầm tới cái roi mây là nó chạy tuốt xuống bếp, lấy hành, ngò ra băm, xắt, hoặc nhóm lửa hâm hơ mấy mấy món thịt xá-xíu và thịt giò để đem ra xe bánh mì cho Bà Ba Tôn bán. Tính sổ, từ hồi khôn lớn đến nay, con Út Lành chỉ bị tiá nó đánh có mấy roi về cái tội ngồi coi hàng mà mải lo nói chuyện với bạn, không để ý tới một bà khách khó tính tới hỏi mua bánh mì, để cho nbà này cứ hễ gặp má con Út Lành ngoài chợ thì lại đem vụ đó ra trách móc, chê bai đủ thứ. Biết Ông Ba Tôn ghét cay, ghét đắng thằng bồ của nó tên là Phước Mèo, nhà ở trên đường Bà Hom, Chợ Lớn, con Út Lành cấm tiệt thằng nhỏ không được lai vãng tới nhà, để nó khỏi bị tiá nó đánh đòn bằng cây roi mây đáng sợ đó.
Nhưng phen này thằng Tư Ròm cảm thấy một mối nguy thiệt to. Nó biết ăn, biết nói làm sao đây với tiá má nó -- nhứt là với tiá nó -- khi ai cũng tưởng nó cầm tiền đi trả nợ cho Cậu Bảy và sắm hàng Tết mà rồi cuối cùng đem "nướng" hết vào sòng bạc? Cái tội này, nó nghĩ, thiệt cũng nặng không thua gì cái tội anh Hai Thạch của nó đem cầm chiếc xe đạp để đi chơi với bồ ngoài Nha Trang hồi nó còn nhỏ xíu. Lúc đó thằng Hai Thạch đã bị quất tổng cộng tới gần ba chục cú roi mây, cả tuần lễ sau khắp lưng và mông đít còn bầm tím khiến Dì Năm của nó, thấy tội nghiệp, phải chườm nước sôi vào chỗ bị đánh cuả thằng cháu bà mấy bữa liên tiếp. Tư Ròm rùng mình khi nghĩ tới ba chục cú roi mây quất thẳng vào mông, vào lưng, và không chừng còn vào cả tay, chưn nó từ cánh tay gân guốc của tiá nó, vốn là một đấu thủ quần vợt có hạng, dân hội "Xec" nổi tiếng một thời của Sài-Gòn năm xưa.
Tư Ròm buồn bã rời sòng bạc, chui ra khỏi Hội Chợ Tết tưng bừng, náo nhiệt, đi lang thang suốt buổi như kẻ mất hồn. Không khí ngày Tết ở các thành thị Miền Nam Việt Nam, từ sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc và sau khi Tổng Thống Diệm về nước chấp chánh, mỗi ngày một thêm tưng bừng nhờ vào cuộc sống thạnh vượng gia tăng, nhứt là ở miệt Sài-Gòn-Chợ Lớn, vốn là thủ phủ của Miền Nam Việt Nam. Dân Việt Nam có cái thú bắt đầu ăn Tết thiệt sớm, rồi lại chấm dứt ăn Tết thiệt trễ, với dụng ý khá lộ liễu là để tận hưởng cái hương vị đậm đà của những ngày đầu năm mà, tự nghìn xưa, dân tộc Việt Nam cũng như dân tộc láng giềng Trung Hoa của họ vẫn tin là điểm khởi đầu của một vận hội mới đầy hy vọng, có mãnh lực xoá tan đi những rủi ro, thất bại và đau khổ của năm qua. Nếu năm nay người ta đang làm ăn phát đạt, thì sang năm tới việc làm ăn sẽ càng phát đạt hơn. Còn nếu năm nay đang làm ăn thua lỗ, thất bại, thì người ta lại hy vọng sang năm mới sẽ gặp nhiều may mắn hơn năm cũ, và có cơ buôn may, bán đắt, thành công hơn trong sự nghiệp.
Ý nghĩa chính của ngày Tết Việt Nam nằm ở điểm nó là chỗ bắt đầu của một vận may mới, là cơ hội để “xoá hết bài làm lại từ đầu” cho những ai lỡ thất bại trong hiện tại. Nó chính là một thứ triết lý có tính cách an ủi và dẫn dụ rất nhiệm mầu. Vì thế, người già có cái hy vọng của người già lúc Tết đến, Xuân về; người trẻ cũng có cái hy vọng của người trẻ trước thềm năm mới. Riêng đối với con nít, ngày Tết Việt Nam chính là nguồn hy vọng tràn trề nhứt, là niềm hạnh phúc lớn lao nhứt, mỗi năm chỉ đến có một lần. Ngày Tết còn là cột mốc thời gian để cho trẻ con thấy rằng, trong những bộ đồ Tết thiệt đẹp mới may của mình, chúng đang ngày một lớn khôn, đang tiến đến chỗ được huởng trọn vẹn những quyền tự do mà chỉ có nguòi lớn mới được hưởng…
Ngồi trên chiếc ghế đá nơi một công viên nhỏ nhìn xe cộ qua lại, Tư Ròm thấy nóng ruột như đang bị lửa đốt. Ăn xong một tô cháo huyết và uống hết một chai nước xá-xị do mấy con nhỏ hàng rong gánh vào công viên bán dạo, Tư Ròm mệt mỏi, ngả người nằm lăn trên ghế. Tính tới, tính lui, Tư Ròm thấy không còn cách nào để xoay xở được nữa khi trong túi nó giờ này chỉ còn lại vỏn vẹn có sáu đồng. Tư Ròm càng nghĩ đến sự thể này càng lo lắng, sợ hãi. Nó hối hận hết sức khi lỡ quyết định đem tiền đi đánh bạc như thế, nhứt là khi tiền đó không phải là tiền riêng của nó mà là của tiá má nó. Nhưng dù có hối hận thì nay mọi sự cũng đã muộn màng rồi, Tư Ròm nghĩ thầm như vậy. Tư Ròm hết sức phân vân, không biết phải trả lời với tiá má nó như thế nào về số tiền một trăm rưỡi đồng mà tía má nó đã giao cho nó đem đi trả nợ cho Cậu Bảy, trong khi sự thực thì nó đã đem đi “cúng” hết vào sòng “bầu, cua, cá, cọp”. Rồi còn mấy phong pháo và bộ lư đồng chưa đánh bóng thì sao? Tư Ròm lấy đâu ra pháo và kiếm đâu ra ông thợ nào chịu đánh bóng bộ lư thờ cho nó, một khi nó không có đồng nào trong túi để trả tiền pháo và công thợ?
Tư Ròm thở dài ngao ngán khi màn đêm bắt đầu buông xuống dần dần trên công viên. Nó ngồi thẫn thờ, nghĩ hết mưu này đến kế nọ để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng do chính nó -- hay vận xui của nó -- gây nên.
Mấy ngọn đèn đường và đèn trong công viên bật sáng lên trước. Kế đó, mới tới đèn trong những cửa hiệu buôn bán ngoài phố. Sau cùng, là đèn của các xe hơi và xe gắn máy qua lại ngược xuôi trên đường. Chỉ có lòng nó là còn đang chìm đắm trong bóng đêm dày đặc mà thôi. Trong một phút tuyệt vọng và sợ hãi, Tư Ròm thoáng có ý nghĩ nhảy xuống sông tự tử cho xong chuyện. Nhưng nỗi sợ hãi chính cái chết đã mau lẹ lấn át nỗi sợ hãi phải đối diện với người cha nghiêm khắc của nó, khiến nó từ bỏ ý định ngông cuồng đó ngay. Gì chớ chết là một điều ghê gớm quá, nó không thể nào có can đảm làm được chuyện đó vào lúc này.
Tư Ròm quyết định sẽ không về nhà đêm nay, cứ ở lì lại đây để tính cho ra cách nào kiếm được món tiền hai trăm đồng đem trả cho Cậu Bảy trước Tết, rồi mua pháo và đánh bóng bộ lư đồng đem về cho tiá má nó. Biết đâu, nội trong sáng ngày mai, nó sẽ tìm ra giải pháp cho bài toán đang lâm vào thế bí của nó?
Một cơn gió từ đâu thổi tạt vào công viên, kéo theo một luồng hơi lạnh bất ngờ. Tư Ròm co rúm lại trong bộ quần áo đơn sơ mà nó mặc đi từ nhà hồi sáng, lòng không hề nghĩ sẽ phải ngồi rầu rĩ trong công viên dưới màn sương đêm lạnh lẽo như thế này.
Một con nhỏ bán “sương sa hạt lựu” vừa gánh hàng đi tới. Tư Ròm kêu lại, ăn một ly thạch đen, nhân tiện hỏi con nhỏ xem thử mấy giờ rồi.
“Mười một giờ rưỡi rồi, anh Tư! Sao đã khuya rồi mà anh Tư còn ngồi đây một mình gì vậy? Bộ bị bồ đá hả, anh Tư?” Con nhỏ, coi bộ xí xọn, vừa dọn dẹp mấy cái ly và mấy cái muỗng vào gánh, vừa hỏi ghẹo Tư Ròm. Tư Ròm chỉ biết gượng cười, lắc đầu để chứng tỏ là con nhỏ đoán không đúng, vậy thôi…
“Mười lăm phút nữa là em về nhà. Bán hết hay không hết gì cũng về. Ở đây sương xuống lạnh lắm! Tết nhứt tới nơi rồi, về nhà đông đủ mọi người chả ấm áp và vui vẻ hơn không?” Con nhỏ nói thêm khi nó đã đặt chiếc đòn gánh lên vai, chuẩn bị bước đi. Giọng nói nửa Bắc, nửa Nam của đứa con gái cho thấy nó thuộc thế hệ đồng bào miền Bắc di cư vào Nam từ hồi 1954 đến nay. Nhìn con nhỏ thong dong gánh hàng bước đi, rõ ràng là trên đường về với mái ấm gia đình sau một ngày lao động mệt nhọc nhưng lương thiện, Tư Ròm lòng càng áo não trước tình cảnh bối rối của mình lúc này.
Ngồi tính đi, tính lại, Tư Ròm thấy nó chỉ còn có một cách là quay trở về nhà, nói dối với tiá má nó là đã trả tiền cho Cậu Bảy rồi, sau đó Cậu, Mợ Bảy cầm lại ăn cơm và đánh bài chơi với mấy đứa em họ của nó. Về mấy phong pháo thì nó sẽ nói trớ là Cậu Bảy hứa đích thân lên tận Gò Vấp mua pháo “Điện Quang” thứ thiệt cho tiá má nó. Còn bộ lư đồng thì nó sẽ nói là đang được gởi tại tiệm đánh bóng, ngày mai xong xuôi mới lấy về. Như vậy thì cũng tạm ổn, cũng “hoãn binh” được ít ra cho tới ngày mai là lúc Tư Ròm hy vọng sẽ tìm được nhiều giải pháp hay ho hơn… Có thể là lúc đó nó sẽ xoay được tiền để mua mấy phong pháo và đánh bóng bộ lư đồng trước, nhờ chạy vạy, vận động nơi mấy anh, chị họ và mấy chú, mấy bác của nó, mỗi người một ít gom lại.
Tư Ròm cũng có thể đánh liều tới thẳng nhà Cậu Bảy, thú thiệt với cậu hết mọi sự, để nhờ Cậu Bảy nói với tiá má nó là vợ chồng Cậu Bảy đã nhận được tiền do Tư Ròm đem tới trả -- miễn là Tư Ròm hứa với Mợ Bảy rằng nó sẽ tìm hết cách để trả nợ cho cậu mợ sau khi ăn Tết xong. Tới nước cùng, Tư Ròm nghĩ, đi năn nỉ, lạy lục cậu mợ Bảy cũng ít đáng sợ hơn là phải về khai thiệt mọi chuyện với tiá má nó.
Chỉ có một điều lấn cấn là Tư Ròm sẽ không còn cách nào đủ sức sắm được món quà Tết cho con Thắm theo đúng với mơ ước của con nhỏ, và cũng là mơ ước của nó. Nghĩ tới điều này, lòng Tư Ròm lại thấy xót xa, ray rứt, không biết tính làm sao đây…
Dầu sao đi nữa, Tư Ròm đã quyết định sẽ về nhà nội trong đêm nay. Tư Ròm có thể bỏ nhà ra đi tạm thời trong đêm nay hoặc cho tới đêm mai, nhưng nó cũng ý thức rằng nó chưa đủ sức để bỏ nhà ra đi vĩnh viễn, sống xa cha, xa mẹ, xa em giữa lúc năm hết, Tết tới như thế này.
Tất cả mọi suy nghĩ, mọi mưu toan sôi nổi mà nó có vào lúc ban ngày dường như đều từ từ lắng dịu và bớt cuồng nhiệt đi khi màn đêm buông xuống. Mọi sự sẽ êm ả hơn, dịu dàng hơn trong bóng đêm, từ những xung đột giữa vợ chồng cho tới cơn thịnh nộ của tiá nó, Ông Ba Tôn. Đêm nay, Tư Ròm thầm nghĩ, cũng sẽ là cái mốc để sáng hôm sau, khi bắt đầu một ngày mới, nó sẽ gặp được những cơ hội mới, những may mắn mới để giải quyết cái chỗ còn bế tắc hôm qua, mặc dù thiệt ra Tư Ròm cũng chẳng biết nó căn cứ vào đâu mà hy vọng như thế... Có điều là Tư Ròm đã quá sức mệt mỏi vì cuộc khủng hoảng kéo dài này rồi. Nó cần phải có chỗ nghỉ chưn trước khi tiếp tục cuộc hành trình cuả nó mà chắc chắn là sẽ không thiếu những gian lao. Và chỗ nó nghỉ chưn chính là cái mái ấm gia đình mà từ hồi trưa đến nay nó vẫn sợ hãi và toan tìm cách xa lánh.
Tư Ròm thẫn thờ đứng dậy, rời khỏi chiếc ghế đá công viên lạnh ngắt dưới sương đêm. Nó nhảy lên yên xe đạp, chạy thẳng ra phiá đường phố…
"Thôi rồi, mấy con cá thia Tàu này lại hại tao nữa rồi. Ôi! Thắm ôi là Thắm!" Tư Ròm rên lên nho nhỏ chỉ vừa đủ cho mình nghe, lòng thầm nghĩ tới con Thắm. Thắm là tên người con gái láng giềng mà Tư Ròm đang ráo riết muốn chinh phục. Và sự thực thì cũng chính vì con nhỏ đó mà Tư Ròm đâm ra say mê cái trò chơi may rủi này. May ít, rủi nhiều.
Số là sáng nay, Tư Ròm, lần đầu tiên từ bữa cầm tiền đi hốt thuốc Bắc cho ông ngoại nó bị bịnh hồi năm ngoái đến nay, có được trên tay tới hai trăm đồng. Tiền này là tiền tiá nó giao cho để vừa đi trả nợ cho Cậu Bảy của nó, vừa sắm cho nhà mấy phong pháo, rồi còn dư lại bao nhiêu thì đi đánh bóng bộ lư đồng để thờ ông bà ba ngày Tết. Ông Ba Tôn, tiá của Tư Ròm, khi giao cho nó một số tiền lớn như vậy, đã dặn đi, dặn lại:
"Mày nhớ giữ tiền cẩn thận đó! Đừng để mất tao không có tiền trả nợ cho Cậu Bảy, coi kỳ lắm… Tết nhứt tới nơi rồi mà cứ để Mợ Bảy mở cằn nhằn hoài thì sang năm mình làm ăn sao cho nên nổi? Với lại, tao dặn mày phải mua cho được loai pháo ‘Điện Quang’ chính hiệu Gò Vấp đó, à nghen! Lọai pháo này đốt lên nghe sướng lỗ tai thì thôi..."
Thằng Tư Ròm ừ ừ, dạ dạ, rồi leo lên xe đạp dông thẳng. Ông Ba Tôn ngày ngày bận đứng bán một xe bánh mì thịt gần bến xe liên tỉnh nên ít khi đi đâu. Bà Ba Tôn, má của Tư Ròm, thì lo phụ xe bánh mì cuả gia đình, rồi còn lo cơm nước cho cả nhà nữa nên cũng không mấy khi rảnh rỗi. Con Út Lành, em của Tư Ròm, thì vì là con gái, lại còn nhỏ nên tiá má nó chưa có nhờ cậy được nhiều. Với lại, gì chớ chuyện đi công tác đây đó, lăng xăng chỗ nọ, chỗ kia thì đâu có ai qua mặt nổi Tư Ròm? Phải hai thằng anh lớn của Tư Ròm mà còn sống thì hai vợ chồng Ông Ba Tôn chắc còn nhờ vả được nhiều chuyện hơn nữa. Thằng Hai Thạch, con trai trưởng của Ông, Bà Ba Tôn, đi lính Biệt Kích, đã tử trận từ hồi nó mới được 23 tuổi. Thằng Ba Tèo thì chết đuối vì thình lình nó bị chuột rút lúc đang bơi thi với mấy đứa bạn học dưới sông năm rồi.
Tư Ròm vừa đạp xe, vừa để tâm suy nghĩ tới con Thắm. Con nhỏ này xinh thiệt là xinh, mặc dù bạn bè Tư Ròm cứ hay chế giễu cặp mắt to mà hơi lồi ra của con Thắm, và kêu đó là cặp mắt "cá Tàu”, ý nói mắt con Thắm lồi ra y như mắt của loài cá thia Tàu mà ông ngoại của Tư Ròm vẫn nuôi trong hồ kiếng. Ngoài cái đó ra, phải nói là con Thắm hết sức đẹp. Từ mặt, mũi, tóc tai cho tới tay, chân và thân hình, con nhỏ đúng là hoa khôi của xóm Tư Ròm ở.
"Thắm, nếu có tiền, Thắm thích sắm cái gì nhứt?" Tư Ròm có lần đã hỏi Thắm một câu như thế, với dụng tâm dò dẫm cho biết sở thích của người mình yêu để còn liệu phương mà chìu chuộng. Đặt một tay lên vai Tư Ròm -- cử chỉ này làm thằng nhỏ sướng run lên -- Thắm thỏ thẻ: "Thắm chỉ thích một cái áo bà ba trắng với một cái quần đen hàng Mỹ Á thôi!" Tư Ròm cười cười, gật đầu, rồi giở giọng tán tỉnh con Thắm, cánh tay phải của nó không bỏ lỡ cơ hội choàng qua vòng eo nhỏ xíu nơi thân hình mềm mại của đứa con gái mới lớn:
"Chà! Thắm mà diện vào bộ đồ bà ba đó thì hết xẩy đó, à nghen! Coi bộ cả cái quận Bình Chánh này hổng có con nhỏ nào đẹp bằng Thắm đâu!"
Sợ không đủ sức làm quà cho người mình yêu cái món hàng mà con Thắm mơ ước, thằng Tư Ròm không dám hứa hẹn gì hết. Nhưng trong thâm tâm, nó cứ nghĩ hoài đến bộ đồ bà ba mà con Thắm thích.
"Trước sau gì mình củng phải sắm cho con Thắm bộ đồ đó mới được!" Thằng Tư Ròm nói thầm trong bụng như thế. Nó chưa biết lấy tiền đâu ra để làm chuyện đó, nhưng nó đã nhứt quyết rồi. Ở xóm nó, có mấy đứa con trai nữa cũng mê mệt con Thắm, trong đó có thằng Cón là đứa đáng gờm nhứt. Cón là con trai của một chủ tiệm gạo ở Chợ Lớn, một thương gia người Việt gốc Hoa nhiều tiền, lắm bạc tại thủ đô trong những năm đầu thập niên 1960. Cậu Bảy, em ruột Bà Ba Tôn, có lần, trong một bữa nhậu đông đúc bạn bè, đã nói một câu để đời mà đầu óc thơ ngây của thằng Tư Ròm vẫn ghi nhớ rành rành:
"Trong chuyện trai gái thời nay, con trai hễ thằng nào nhiều tiền, nhiều quà thì con gái nó theo thôi!" Không hiểu do đâu mà Cậu Bảy có cái triết lý đó, nhưng chỉ cần đứng nghe các bạn hữu vây quanh cậu vỗ tay khen thưởng rào rào là Tư Ròm hiểu ngay đó là một câu nói có giá trị lớn lắm!
Sáng nay, bỗng dưng tiền bạc tự nhiên lại tới tay thằng Tư Ròm. Đó là số tiền hai trăm đồng mà tía nó giao cho nó đi trả nợ cho Cậu Bảy và đi sắm hàng Tết. Trong trí của Tư Ròm bỗng lóe lên một ý nghĩ táo bạo. Không phải Tư Ròm muốn lấy số tiền đó đi mua quà Tết cho con Thắm, rồi quay trở về nói dối với tía má nó là bị người ta giựt mất. Cái mẹo này, nó đã áp dụng một lần rồi, nay không thể nào giở lại mẹo cũ được, mặt dù hồi đó số tiền nó khai mất chẳng có là mấy, và nó chỉ dùng món tiền kia để bao bạn bè đi coi xiệc và coi hát cải lương mà thôi. Kế hoạch của Tư Ròm sáng nay là mượn tạm số tiền đó để làm vốn đánh bài, với hy vọng sẽ kiếm ra một số tiền lời mà tiêu pha trong dịp Tết, trước khi có tiền "lì xì" khá khá vào mấy ngày đầu năm. Tư Ròm nghĩ đến Cậu Bảy, vì từ lâu nó vẫn coi Cậu Bảy là thần tượng trên đời của nó.
Phải, Cậu Bảy đúng là thần tượng của Tư Ròm và mấy đứa con trai khác đồng trang lứa với nó. Là một tay bài bạc chuyên nghiệp, Cậu Bảy tiêu tiền như nước. Cậu Bảy đánh đâu, thắng đó, thường thua nhỏ, thắng lớn trong mọi trò cờ bạc nên cậu tha hồ ăn nhậu, thù tạc với bạn bè và mèo mỡ với những góa phụ trẻ cũng như mấy cô gái ham ăn diện, chơi bời. Chính tía má thằng Tư Ròm thỉnh thoảng còn phải mượn tiền của Cậu Bảy mổi khi cần kíp để giải quyết công kia, việc nọ.
"Cũng nhờ cờ bạc mà Cậu Bảy mới nên vai, nên vế như thế," Tư Ròm thầm nghĩ vậy. Theo nhận định của nó, cờ bạc chẳng phải lúc nào cũng là "bác thằng bần," bởi vì cái gương sáng của Cậu Bảy đang sờ sờ ra đó. Bây giờ, trước khi đem tiền của tía má nó đưa để trả cho Cậu Bảy, Tư Ròm sẽ mượn đỡ số tiền đó đi thử thời vận theo con đường mà Cậu Bảy đã đi. Biết đâu, nhờ may mắn, nó lại có tiền mua món quà Tết đó cho con Thắm, rồi còn có thể dư thêm chút đỉnh để đi thăm Hội Chợ Tết với bạn bè nữa?
Hội Chợ Tết ở quận Bình Chánh năm nay khai mạc thiệt sớm. Mới hai mươi bốn Tết mà các sòng bài, các gian hàng chơi lô-tô, các đoàn xiệc và cải lương cùng với các gian bán hàng Tết từ bánh, mứt, rượu, trà, cây kiểng cho tới kem đánh răng hiệu “Hynos - anh Bảy Chà Da Đen” và đồng hồ “Vi Na” đã được dựng lên san sát nhau, ráo riết quảng cáo và mời chào khách đến dự chợ phiên. Lại thêm đoàn “Mô-tô bay Thái Lan”, không biết lâu nay đi đâu, Tết này lại quay trở về giúp vui cho bà con, nhứt là đám con nít, với những màn cỡi xe đạp và cỡi mô-tô chạy vòng xoáy trôn ốc trên bức thành gỗ hình ống thiệt hồi hộp và hào hứng. Nhiều thanh niên trong xóm Tư Ròm mê đoàn mô-tô này còn vì một lẽ nữa: Nữ biểu diễn viên Sikirit xinh đẹp vừa cỡi mô-tô vừa từ từ cởi tuột hết mấy lớp áo ngoài; khán giả đứng từ trên cao nhìn xuống thấy thiệt hấp dẫn!
Thằng Tư Ròm mới đầu có ý định ghé lại gian hàng lô-tô kiếm chác. Nó cũng mê chơi lô-tô lắm, vì chơi lô-tô vừa đỡ mệt trí mà lại còn nghe hò lô-tô vui tai nữa. Thằng Tư Ròm khoái nhứt là câu “Con bốn thương ai là con bốn mươi hai” mà chú Năm hay xướng lên; và nó thường hò trở lại vào tai con Thắm: “Anh Bốn thương Thắm là anh Bốn mươi tám!” Nhưng vừa đặt chưn tới gian hàng đánh lô-tô, Tư Ròm phải đổi ý ngay. Nó vừa trông thấy Thím Sáu Ngân đang chơi ở đó. Thím Sáu Ngân là bạn thân của má nó, và gần như là trưa nào thím cũng ghé lại chỗ xe bánh mì, nói chuyện tầm phào với má nó trong khi tiá nó vào nhà nghỉ trưa.
Có điều là hôm nay, Tư Ròm gặp xui xẻo lớn. Mới vào trận “bầu, cua, cá cọp,” Tư Ròm “chuyên trị” cá và cua, trúng được cũng khá khá. Từ hai trăm đồng làm vốn lúc ban đầu, nó đã ăn lên được tới gần ba trăm đồng, nghĩa là nó sắp sửa gom đủ tiền lời để mua bộ đồ và một bình nước hoa của Pháp tặng cho con Thắm. Tư Ròm định bụng sẽ kiếm thêm chừng ba, bốn chục nữa thôi là nghỉ luôn, tức là nó chỉ cần ở nán lại để đánh thêm khoảng nửa tiếng nữa là đủ “sở hụi”, nói theo kiểu dân chạy mánh trong xóm. Nhưng thiệt bất ngờ, chỉ trong vòng hai mươi phút sau thôi là Tư Ròm đã đánh thua gần sạch túi. Cái dòng cờ bạc thiệt kỳ, hễ đã thua rồi thì càng gỡ gạc nó lại càng thua!
Trận đánh quyết định đã xảy ra lúc mười một giờ hơn khi Tư Ròm gom hết tàn lực đặt một lúc tới năm mươi đồng vào cửa con cá, với niềm hy vọng sau cùng là nếu kết quả ra một lượt được hai cá một bầu chẳng hạn, nó sẽ gom về được cả trăm đồng, từ đó thâu ngắn bớ khoảng thâm hụt mà nó đã tạo ra vì đem tiền cuả tiá nó đưa mà đi đánh bạc. Nhưng trận đánh này đã là trận quyết định khi anh Tám Thời, chủ sòng “bầu, cua, cá, cọp,” công bố kết quả “hai cua, một bầu!”
Thất bại nặng nề, nhưng Tư Ròm đã hết đường gỡ gạc, vì trong túi nó lúc này chỉ còn vỏn vẹn có mười đồng bạc cuối cùng. Dầu sao, nó cũng cần phải chừa lại năm, mười đồng trong túi để ăn uống cái gì chút đỉnh cho đỡ đói chớ! Từ sáng tới giờ, trong bụng nó chỉ có mỗi một miếng bánh mì kẹp chả mà thôi. Đi một cuốc xe đạp từ nhà đến khu Hội Chợ là nó đã thấy bắt đầu đói bụng rồi. Tư Ròm biết chắc là nó không thể nào trở về nhà trước sáu giờ chiều nay để ngồi ăn cơm với tía nó và con Út Lành, em gái nó, nữa rồi…
Hình ảnh tiá nó, Ông Ba Tôn, với cây roi mây dài sáu khúc lăm lăm trên tay, làm Tư Ròm hoảng sợ. Ông Ba Tôn nổi tiếng trong xóm là tay dạy vợ, dạy con nghiêm khắc. Người ta chưa hề thấy Ông Ba Tôn đánh đập vợ bao giờ, nhưng chuyện ông đánh mấy đứa con của ông lúc tụi nó phạm lỗi là chuyện vẫn thường hay xảy ra lắm. Trước khi bỏ đi lính Biệt Kích, thằng Hai Thạch từng là nạn nhơn cuả những trận đòn roi mây dữ dội, trận đáng nhớ nhứt là lúc nó đem cầm chiếc xe đạp hiệu “Urago” của Ông Ba Tôn -- với 90 phần trăm phụ tùng nhập cảng của Pháp và Nhựt trên đó -- để đi Nha Trang tắm biển với con Marie lai Tây ở cùng xóm.
Thằng Tư Ròm sợ tiá nó lắm. Nó ráng sức giữ mình, nhưng mỗi năm "Xuân, Thu nhị kỳ" thế nào nó cũng bị tía nó cho ăn vài trận đòn đích đáng. Mới hôm Tết Trung Thu vừa rồi, thằng Tư Ròm còn nhớ rành rành, nó bị một lúc tám cú roi mây quất thẳng vào lưng và mông, chỉ vì nó dám cãi lời Ông Ba Tôn đi chơi khuya quá giờ giới nghiêm mới mò về tới nhà.
Còn con Út Lành thì khôn lắm, hễ thấy tiá nó cầm tới cái roi mây là nó chạy tuốt xuống bếp, lấy hành, ngò ra băm, xắt, hoặc nhóm lửa hâm hơ mấy mấy món thịt xá-xíu và thịt giò để đem ra xe bánh mì cho Bà Ba Tôn bán. Tính sổ, từ hồi khôn lớn đến nay, con Út Lành chỉ bị tiá nó đánh có mấy roi về cái tội ngồi coi hàng mà mải lo nói chuyện với bạn, không để ý tới một bà khách khó tính tới hỏi mua bánh mì, để cho nbà này cứ hễ gặp má con Út Lành ngoài chợ thì lại đem vụ đó ra trách móc, chê bai đủ thứ. Biết Ông Ba Tôn ghét cay, ghét đắng thằng bồ của nó tên là Phước Mèo, nhà ở trên đường Bà Hom, Chợ Lớn, con Út Lành cấm tiệt thằng nhỏ không được lai vãng tới nhà, để nó khỏi bị tiá nó đánh đòn bằng cây roi mây đáng sợ đó.
Nhưng phen này thằng Tư Ròm cảm thấy một mối nguy thiệt to. Nó biết ăn, biết nói làm sao đây với tiá má nó -- nhứt là với tiá nó -- khi ai cũng tưởng nó cầm tiền đi trả nợ cho Cậu Bảy và sắm hàng Tết mà rồi cuối cùng đem "nướng" hết vào sòng bạc? Cái tội này, nó nghĩ, thiệt cũng nặng không thua gì cái tội anh Hai Thạch của nó đem cầm chiếc xe đạp để đi chơi với bồ ngoài Nha Trang hồi nó còn nhỏ xíu. Lúc đó thằng Hai Thạch đã bị quất tổng cộng tới gần ba chục cú roi mây, cả tuần lễ sau khắp lưng và mông đít còn bầm tím khiến Dì Năm của nó, thấy tội nghiệp, phải chườm nước sôi vào chỗ bị đánh cuả thằng cháu bà mấy bữa liên tiếp. Tư Ròm rùng mình khi nghĩ tới ba chục cú roi mây quất thẳng vào mông, vào lưng, và không chừng còn vào cả tay, chưn nó từ cánh tay gân guốc của tiá nó, vốn là một đấu thủ quần vợt có hạng, dân hội "Xec" nổi tiếng một thời của Sài-Gòn năm xưa.
Tư Ròm buồn bã rời sòng bạc, chui ra khỏi Hội Chợ Tết tưng bừng, náo nhiệt, đi lang thang suốt buổi như kẻ mất hồn. Không khí ngày Tết ở các thành thị Miền Nam Việt Nam, từ sau khi chiến tranh Đông Dương kết thúc và sau khi Tổng Thống Diệm về nước chấp chánh, mỗi ngày một thêm tưng bừng nhờ vào cuộc sống thạnh vượng gia tăng, nhứt là ở miệt Sài-Gòn-Chợ Lớn, vốn là thủ phủ của Miền Nam Việt Nam. Dân Việt Nam có cái thú bắt đầu ăn Tết thiệt sớm, rồi lại chấm dứt ăn Tết thiệt trễ, với dụng ý khá lộ liễu là để tận hưởng cái hương vị đậm đà của những ngày đầu năm mà, tự nghìn xưa, dân tộc Việt Nam cũng như dân tộc láng giềng Trung Hoa của họ vẫn tin là điểm khởi đầu của một vận hội mới đầy hy vọng, có mãnh lực xoá tan đi những rủi ro, thất bại và đau khổ của năm qua. Nếu năm nay người ta đang làm ăn phát đạt, thì sang năm tới việc làm ăn sẽ càng phát đạt hơn. Còn nếu năm nay đang làm ăn thua lỗ, thất bại, thì người ta lại hy vọng sang năm mới sẽ gặp nhiều may mắn hơn năm cũ, và có cơ buôn may, bán đắt, thành công hơn trong sự nghiệp.
Ý nghĩa chính của ngày Tết Việt Nam nằm ở điểm nó là chỗ bắt đầu của một vận may mới, là cơ hội để “xoá hết bài làm lại từ đầu” cho những ai lỡ thất bại trong hiện tại. Nó chính là một thứ triết lý có tính cách an ủi và dẫn dụ rất nhiệm mầu. Vì thế, người già có cái hy vọng của người già lúc Tết đến, Xuân về; người trẻ cũng có cái hy vọng của người trẻ trước thềm năm mới. Riêng đối với con nít, ngày Tết Việt Nam chính là nguồn hy vọng tràn trề nhứt, là niềm hạnh phúc lớn lao nhứt, mỗi năm chỉ đến có một lần. Ngày Tết còn là cột mốc thời gian để cho trẻ con thấy rằng, trong những bộ đồ Tết thiệt đẹp mới may của mình, chúng đang ngày một lớn khôn, đang tiến đến chỗ được huởng trọn vẹn những quyền tự do mà chỉ có nguòi lớn mới được hưởng…
Ngồi trên chiếc ghế đá nơi một công viên nhỏ nhìn xe cộ qua lại, Tư Ròm thấy nóng ruột như đang bị lửa đốt. Ăn xong một tô cháo huyết và uống hết một chai nước xá-xị do mấy con nhỏ hàng rong gánh vào công viên bán dạo, Tư Ròm mệt mỏi, ngả người nằm lăn trên ghế. Tính tới, tính lui, Tư Ròm thấy không còn cách nào để xoay xở được nữa khi trong túi nó giờ này chỉ còn lại vỏn vẹn có sáu đồng. Tư Ròm càng nghĩ đến sự thể này càng lo lắng, sợ hãi. Nó hối hận hết sức khi lỡ quyết định đem tiền đi đánh bạc như thế, nhứt là khi tiền đó không phải là tiền riêng của nó mà là của tiá má nó. Nhưng dù có hối hận thì nay mọi sự cũng đã muộn màng rồi, Tư Ròm nghĩ thầm như vậy. Tư Ròm hết sức phân vân, không biết phải trả lời với tiá má nó như thế nào về số tiền một trăm rưỡi đồng mà tía má nó đã giao cho nó đem đi trả nợ cho Cậu Bảy, trong khi sự thực thì nó đã đem đi “cúng” hết vào sòng “bầu, cua, cá, cọp”. Rồi còn mấy phong pháo và bộ lư đồng chưa đánh bóng thì sao? Tư Ròm lấy đâu ra pháo và kiếm đâu ra ông thợ nào chịu đánh bóng bộ lư thờ cho nó, một khi nó không có đồng nào trong túi để trả tiền pháo và công thợ?
Tư Ròm thở dài ngao ngán khi màn đêm bắt đầu buông xuống dần dần trên công viên. Nó ngồi thẫn thờ, nghĩ hết mưu này đến kế nọ để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng do chính nó -- hay vận xui của nó -- gây nên.
Mấy ngọn đèn đường và đèn trong công viên bật sáng lên trước. Kế đó, mới tới đèn trong những cửa hiệu buôn bán ngoài phố. Sau cùng, là đèn của các xe hơi và xe gắn máy qua lại ngược xuôi trên đường. Chỉ có lòng nó là còn đang chìm đắm trong bóng đêm dày đặc mà thôi. Trong một phút tuyệt vọng và sợ hãi, Tư Ròm thoáng có ý nghĩ nhảy xuống sông tự tử cho xong chuyện. Nhưng nỗi sợ hãi chính cái chết đã mau lẹ lấn át nỗi sợ hãi phải đối diện với người cha nghiêm khắc của nó, khiến nó từ bỏ ý định ngông cuồng đó ngay. Gì chớ chết là một điều ghê gớm quá, nó không thể nào có can đảm làm được chuyện đó vào lúc này.
Tư Ròm quyết định sẽ không về nhà đêm nay, cứ ở lì lại đây để tính cho ra cách nào kiếm được món tiền hai trăm đồng đem trả cho Cậu Bảy trước Tết, rồi mua pháo và đánh bóng bộ lư đồng đem về cho tiá má nó. Biết đâu, nội trong sáng ngày mai, nó sẽ tìm ra giải pháp cho bài toán đang lâm vào thế bí của nó?
Một cơn gió từ đâu thổi tạt vào công viên, kéo theo một luồng hơi lạnh bất ngờ. Tư Ròm co rúm lại trong bộ quần áo đơn sơ mà nó mặc đi từ nhà hồi sáng, lòng không hề nghĩ sẽ phải ngồi rầu rĩ trong công viên dưới màn sương đêm lạnh lẽo như thế này.
Một con nhỏ bán “sương sa hạt lựu” vừa gánh hàng đi tới. Tư Ròm kêu lại, ăn một ly thạch đen, nhân tiện hỏi con nhỏ xem thử mấy giờ rồi.
“Mười một giờ rưỡi rồi, anh Tư! Sao đã khuya rồi mà anh Tư còn ngồi đây một mình gì vậy? Bộ bị bồ đá hả, anh Tư?” Con nhỏ, coi bộ xí xọn, vừa dọn dẹp mấy cái ly và mấy cái muỗng vào gánh, vừa hỏi ghẹo Tư Ròm. Tư Ròm chỉ biết gượng cười, lắc đầu để chứng tỏ là con nhỏ đoán không đúng, vậy thôi…
“Mười lăm phút nữa là em về nhà. Bán hết hay không hết gì cũng về. Ở đây sương xuống lạnh lắm! Tết nhứt tới nơi rồi, về nhà đông đủ mọi người chả ấm áp và vui vẻ hơn không?” Con nhỏ nói thêm khi nó đã đặt chiếc đòn gánh lên vai, chuẩn bị bước đi. Giọng nói nửa Bắc, nửa Nam của đứa con gái cho thấy nó thuộc thế hệ đồng bào miền Bắc di cư vào Nam từ hồi 1954 đến nay. Nhìn con nhỏ thong dong gánh hàng bước đi, rõ ràng là trên đường về với mái ấm gia đình sau một ngày lao động mệt nhọc nhưng lương thiện, Tư Ròm lòng càng áo não trước tình cảnh bối rối của mình lúc này.
Ngồi tính đi, tính lại, Tư Ròm thấy nó chỉ còn có một cách là quay trở về nhà, nói dối với tiá má nó là đã trả tiền cho Cậu Bảy rồi, sau đó Cậu, Mợ Bảy cầm lại ăn cơm và đánh bài chơi với mấy đứa em họ của nó. Về mấy phong pháo thì nó sẽ nói trớ là Cậu Bảy hứa đích thân lên tận Gò Vấp mua pháo “Điện Quang” thứ thiệt cho tiá má nó. Còn bộ lư đồng thì nó sẽ nói là đang được gởi tại tiệm đánh bóng, ngày mai xong xuôi mới lấy về. Như vậy thì cũng tạm ổn, cũng “hoãn binh” được ít ra cho tới ngày mai là lúc Tư Ròm hy vọng sẽ tìm được nhiều giải pháp hay ho hơn… Có thể là lúc đó nó sẽ xoay được tiền để mua mấy phong pháo và đánh bóng bộ lư đồng trước, nhờ chạy vạy, vận động nơi mấy anh, chị họ và mấy chú, mấy bác của nó, mỗi người một ít gom lại.
Tư Ròm cũng có thể đánh liều tới thẳng nhà Cậu Bảy, thú thiệt với cậu hết mọi sự, để nhờ Cậu Bảy nói với tiá má nó là vợ chồng Cậu Bảy đã nhận được tiền do Tư Ròm đem tới trả -- miễn là Tư Ròm hứa với Mợ Bảy rằng nó sẽ tìm hết cách để trả nợ cho cậu mợ sau khi ăn Tết xong. Tới nước cùng, Tư Ròm nghĩ, đi năn nỉ, lạy lục cậu mợ Bảy cũng ít đáng sợ hơn là phải về khai thiệt mọi chuyện với tiá má nó.
Chỉ có một điều lấn cấn là Tư Ròm sẽ không còn cách nào đủ sức sắm được món quà Tết cho con Thắm theo đúng với mơ ước của con nhỏ, và cũng là mơ ước của nó. Nghĩ tới điều này, lòng Tư Ròm lại thấy xót xa, ray rứt, không biết tính làm sao đây…
Dầu sao đi nữa, Tư Ròm đã quyết định sẽ về nhà nội trong đêm nay. Tư Ròm có thể bỏ nhà ra đi tạm thời trong đêm nay hoặc cho tới đêm mai, nhưng nó cũng ý thức rằng nó chưa đủ sức để bỏ nhà ra đi vĩnh viễn, sống xa cha, xa mẹ, xa em giữa lúc năm hết, Tết tới như thế này.
Tất cả mọi suy nghĩ, mọi mưu toan sôi nổi mà nó có vào lúc ban ngày dường như đều từ từ lắng dịu và bớt cuồng nhiệt đi khi màn đêm buông xuống. Mọi sự sẽ êm ả hơn, dịu dàng hơn trong bóng đêm, từ những xung đột giữa vợ chồng cho tới cơn thịnh nộ của tiá nó, Ông Ba Tôn. Đêm nay, Tư Ròm thầm nghĩ, cũng sẽ là cái mốc để sáng hôm sau, khi bắt đầu một ngày mới, nó sẽ gặp được những cơ hội mới, những may mắn mới để giải quyết cái chỗ còn bế tắc hôm qua, mặc dù thiệt ra Tư Ròm cũng chẳng biết nó căn cứ vào đâu mà hy vọng như thế... Có điều là Tư Ròm đã quá sức mệt mỏi vì cuộc khủng hoảng kéo dài này rồi. Nó cần phải có chỗ nghỉ chưn trước khi tiếp tục cuộc hành trình cuả nó mà chắc chắn là sẽ không thiếu những gian lao. Và chỗ nó nghỉ chưn chính là cái mái ấm gia đình mà từ hồi trưa đến nay nó vẫn sợ hãi và toan tìm cách xa lánh.
Tư Ròm thẫn thờ đứng dậy, rời khỏi chiếc ghế đá công viên lạnh ngắt dưới sương đêm. Nó nhảy lên yên xe đạp, chạy thẳng ra phiá đường phố…