~ CHU VĂN LỄ ~
Marie Laforêt là một nghệ sĩ đa tài. Cô là minh tinh điện ảnh nổi tiếng của Pháp và cũng là ca sĩ thành công trong nhiều loại nhạc khác nhau.
Marie Laforêt là một nghệ sĩ đa tài. Cô là minh tinh điện ảnh nổi tiếng của Pháp và cũng là ca sĩ thành công trong nhiều loại nhạc khác nhau.
Marie Laforêt đến với điện ảnh rất sớm. Cuốn phim đầu tiên cô xuất hiện mang tên “Plein Soleil” do đạo diễn Rene Clement thực hiện năm 1960. Trong phim này, Marie thủ vai chính chung với tài tử đẹp trai Alain Delon. Với một sự mở đầu hết sức thành công, Marie Laforet thẳng tiến trên đường sự nghiệp với bộ môn nghệ thuật thứ 7 này và liên tiếp tham gia nhiều bộ phim khác cho đến ngày nay.
Cuốn phim thứ hai mà Marie Laforêt xuất hiện lại tạo ra một định mệnh mới cho cô. Đó là phim “Saint Tropez Blue” do đạo diễn Marcel Moussy thực hiện năm 1961. Phim có cảnh Marie Laforet cầm guitar và hát ca khúc chủ đề của phim-Saint Tropez Blue. Liền sau đó bài hát đã được cho ghi âm và phát hành dĩa đơn. Cuộc đời ca sĩ của Marie Laforêt bắt đầu từ đây. Đến năm 1963, tức là hai năm sau, Marie có ca khúc nằm trong danh sách "top hits" của Pháp. “Les Vendanges De L’amour” có một tiết tấu trẻ trung, khác hẳn với ca khúc trước đó cô hát trong phim. Thành công này đã mang tên tuổi của Marie Laforêt vào trong danh sách của các ca sĩ hát nhạc Yeye - tên gọi cho loại nhạc Rock ’n Roll của thập niên 60 tại nhiều quốc gia ở Châu Âu, đang rất thịnh hành thời bấy giờ.
Marie Laforêt có nhiều ca khúc tạo thành danh. Một trong những bài hát được coi là thành công nhất của Marie Laforêt là ca khúc "Viens, Viens" ra đời năm 1973. Bài hát nguyên bằng tiếng Đức mang tên “Rain, Rain, Rain” của ca nhạc sĩ Simon Butterfly. “Rain, Rain, Rain” của Simon là một câu chuyện tình buồn. Nói đúng hơn đó là tiếng lòng thổn thức của một người nhìn mưa rơi mà nhớ đến cuộc tình đã tan vỡ. Nhưng sau khi đã được nhạc sĩ Ralph Bernet Pháp hóa thì bài hát đã thay đổi hoàn toàn.
“Viens, Viens” của Marie Laforêt là lời kêu gọi người cha trở về với gia đình của một cô gái khi ông say mê môt bóng hồng khác và bỏ bê gia đình. Đó là một ca khúc mang nhiều kịch tính trong giai điệu nhưng lại không hàm chứa bất kỳ ý tưởng xung khắc nào. Xuyên suốt ca khúc, người nghe không tìm thấy một lời trách móc nào, cũng không có một tiếng than van hay giận dữ.
viens, viens, c'est une prière
viens, viens, pas pour moi mon père
viens, viens, reviens pour ma mère
viens, viens, elle meurt de toi
viens, viens, que tout recommence
viens, viens, sans toi l'existence
viens, viens, n'est qu'un long silence
viens, viens, qui n'en finit pas.
“Viens, Viens” bắt đầu với một điệp khúc đều đều và được lập lại nhiều lần trong bài nhạc. Mỗi lần lập lại thì giai điệu càng mạnh hơn để đưa cảm xúc đến cao trào. Như vậy điệp khúc của “Viens, Viens” được xây dựng như một phần nền chuyên chở cảm xúc của tác giả bắt đầu từ lời đề nghị của người con “Hãy bắt đầu gia đình lại từ đầu vì mọi thứ đều vô nghĩa khi cha vắng nhà”.
Thường trong những hoàn cảnh tương tự, người ta dễ bị cuốn theo vòng xoáy của sự đau khổ và tức giận để dẫn đến những tình huống đáng tiếc khi ngôn ngữ hay hành động được sử dụng dễ làm tổn thương nhau, nhiều phần là để thỏa mãn cơn ghen hay đôi khi từ sự đau đớn tột cùng trong niềm tuyệt vọng. Điều đó có thể mang lại hối tiếc cho nhiều người. Người con trong “Viens, Viens” sử dụng một cách hoàn toàn khác để thuyết phục cha mình trở lại. Cô khẳng định mình không có tư cách để phán đoán chuyện của cha mẹ. Cô nói về giá trị của nền tảng gia đình, của “duyên vợ, tình chồng”. Rằng đứa em trai đã đến tuổi cặp sách và càng ngày nó càng giống bố và rằng từ ngày cha rời gia đình, mỗi thứ gần như chưa thay đổi để chờ cha trở lại. Người con nhắc đến nhiều thứ trong gia đình để hàm một ý chính là mọi người vẫn mong cha trở lại.
viens, viens, ne dis rien mon père
viens, viens, embrasse moi mon père.
viens, viens, tu es beau mon père
viens, viens, laaa lala
viens, viens, lalalalaalala
Bài hát kết thúc bằng sự lập lại của phần điệp khúc. Vẫn đều đều như lời cầu nguyện nhưng hình như rất thuyết phục và có lẽ, có kẻ đã xiêu lòng.
“Viens, Viens” đã được hát bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ở nhiều quốc gia Châu Á, bài hát có lúc đã nằm trong hàng "top hits". Tại Hàn Quốc, người ta có hẳn 3 phiên bản cho ca khúc này và đều được công chúng yêu thích. Không hiểu sao vẫn chưa có nghệ sĩ nào Việt hóa bài ca này. Một bài hát hay cả về giai điệu lẫn lời ca.
Vừa được tin ca sĩ Marie Laforêt đã từ trần ngày 2 tháng 11 vừa qua tại Thụy Sĩ. Xin coi bài viết này là lời tri ân chân thành của những người Việt yêu mến tiếng hát của cô. Xin tạm biệt.
Vancouver ngày 3 tháng 11 năm 2019
Cuốn phim thứ hai mà Marie Laforêt xuất hiện lại tạo ra một định mệnh mới cho cô. Đó là phim “Saint Tropez Blue” do đạo diễn Marcel Moussy thực hiện năm 1961. Phim có cảnh Marie Laforet cầm guitar và hát ca khúc chủ đề của phim-Saint Tropez Blue. Liền sau đó bài hát đã được cho ghi âm và phát hành dĩa đơn. Cuộc đời ca sĩ của Marie Laforêt bắt đầu từ đây. Đến năm 1963, tức là hai năm sau, Marie có ca khúc nằm trong danh sách "top hits" của Pháp. “Les Vendanges De L’amour” có một tiết tấu trẻ trung, khác hẳn với ca khúc trước đó cô hát trong phim. Thành công này đã mang tên tuổi của Marie Laforêt vào trong danh sách của các ca sĩ hát nhạc Yeye - tên gọi cho loại nhạc Rock ’n Roll của thập niên 60 tại nhiều quốc gia ở Châu Âu, đang rất thịnh hành thời bấy giờ.
Marie Laforêt có nhiều ca khúc tạo thành danh. Một trong những bài hát được coi là thành công nhất của Marie Laforêt là ca khúc "Viens, Viens" ra đời năm 1973. Bài hát nguyên bằng tiếng Đức mang tên “Rain, Rain, Rain” của ca nhạc sĩ Simon Butterfly. “Rain, Rain, Rain” của Simon là một câu chuyện tình buồn. Nói đúng hơn đó là tiếng lòng thổn thức của một người nhìn mưa rơi mà nhớ đến cuộc tình đã tan vỡ. Nhưng sau khi đã được nhạc sĩ Ralph Bernet Pháp hóa thì bài hát đã thay đổi hoàn toàn.
“Viens, Viens” của Marie Laforêt là lời kêu gọi người cha trở về với gia đình của một cô gái khi ông say mê môt bóng hồng khác và bỏ bê gia đình. Đó là một ca khúc mang nhiều kịch tính trong giai điệu nhưng lại không hàm chứa bất kỳ ý tưởng xung khắc nào. Xuyên suốt ca khúc, người nghe không tìm thấy một lời trách móc nào, cũng không có một tiếng than van hay giận dữ.
viens, viens, c'est une prière
viens, viens, pas pour moi mon père
viens, viens, reviens pour ma mère
viens, viens, elle meurt de toi
viens, viens, que tout recommence
viens, viens, sans toi l'existence
viens, viens, n'est qu'un long silence
viens, viens, qui n'en finit pas.
“Viens, Viens” bắt đầu với một điệp khúc đều đều và được lập lại nhiều lần trong bài nhạc. Mỗi lần lập lại thì giai điệu càng mạnh hơn để đưa cảm xúc đến cao trào. Như vậy điệp khúc của “Viens, Viens” được xây dựng như một phần nền chuyên chở cảm xúc của tác giả bắt đầu từ lời đề nghị của người con “Hãy bắt đầu gia đình lại từ đầu vì mọi thứ đều vô nghĩa khi cha vắng nhà”.
Thường trong những hoàn cảnh tương tự, người ta dễ bị cuốn theo vòng xoáy của sự đau khổ và tức giận để dẫn đến những tình huống đáng tiếc khi ngôn ngữ hay hành động được sử dụng dễ làm tổn thương nhau, nhiều phần là để thỏa mãn cơn ghen hay đôi khi từ sự đau đớn tột cùng trong niềm tuyệt vọng. Điều đó có thể mang lại hối tiếc cho nhiều người. Người con trong “Viens, Viens” sử dụng một cách hoàn toàn khác để thuyết phục cha mình trở lại. Cô khẳng định mình không có tư cách để phán đoán chuyện của cha mẹ. Cô nói về giá trị của nền tảng gia đình, của “duyên vợ, tình chồng”. Rằng đứa em trai đã đến tuổi cặp sách và càng ngày nó càng giống bố và rằng từ ngày cha rời gia đình, mỗi thứ gần như chưa thay đổi để chờ cha trở lại. Người con nhắc đến nhiều thứ trong gia đình để hàm một ý chính là mọi người vẫn mong cha trở lại.
viens, viens, ne dis rien mon père
viens, viens, embrasse moi mon père.
viens, viens, tu es beau mon père
viens, viens, laaa lala
viens, viens, lalalalaalala
Bài hát kết thúc bằng sự lập lại của phần điệp khúc. Vẫn đều đều như lời cầu nguyện nhưng hình như rất thuyết phục và có lẽ, có kẻ đã xiêu lòng.
“Viens, Viens” đã được hát bằng nhiều ngôn ngữ trên thế giới. Ở nhiều quốc gia Châu Á, bài hát có lúc đã nằm trong hàng "top hits". Tại Hàn Quốc, người ta có hẳn 3 phiên bản cho ca khúc này và đều được công chúng yêu thích. Không hiểu sao vẫn chưa có nghệ sĩ nào Việt hóa bài ca này. Một bài hát hay cả về giai điệu lẫn lời ca.
Vừa được tin ca sĩ Marie Laforêt đã từ trần ngày 2 tháng 11 vừa qua tại Thụy Sĩ. Xin coi bài viết này là lời tri ân chân thành của những người Việt yêu mến tiếng hát của cô. Xin tạm biệt.
Vancouver ngày 3 tháng 11 năm 2019