~ TRỊNH THANH THỦY ~
Đến nay đã là năm thứ tám, tác giả của quyển truyện dài "Tháng Ba Gãy Súng" trở về với mẹ đất. Cố nhà văn Cao Xuân Huy đã ra đi vào mùa thu, ngày 12 tháng 11 năm 2010 với bao nhiêu sự mến thương của gia đình, bạn bè, đồng đội và những người ở lại.
Đến nay đã là năm thứ tám, tác giả của quyển truyện dài "Tháng Ba Gãy Súng" trở về với mẹ đất. Cố nhà văn Cao Xuân Huy đã ra đi vào mùa thu, ngày 12 tháng 11 năm 2010 với bao nhiêu sự mến thương của gia đình, bạn bè, đồng đội và những người ở lại.
Theo lời kể của bác sĩ Ngô Thế Vinh thì ông đã chiến đấu với căn bệnh ung thư mắt (Melanoma-mắt) một cách rất kiên cường:
... người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”.
Có là bạn bè và đã gặp gỡ ông vào những ngày trước khi ông mất người ta mới thấy rõ sự bình tĩnh và can đảm chịu đựng cái đau của ông đến độ nào. Có đọc tác phẩm "Tháng Ba Gãy Súng" mới rõ con người thật và tư duy của ông ra sao trước cơn hồng thủy của miền Bắc tràn vào miền Trung rồi đến miền Nam Việt Nam. Ông đã gọi đó là một cuốn hồi ký hơn là một cuốn tiểu thuyết:
Bởi vì tôi chưa từng là một người cầm bút và tôi cũng không biết cách sắp xếp câu chuyện như thế nào. Tháng Ba thì mọi người đã rõ, còn Gãy Súng, tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng, khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc củi mục, chính tôi đã dẫn đại đội xung phong lên chiếm mục tiêu mà chỉ bắn bằng mồm. Súng của chúng tôi có phải là đã bị bẻ gãy không khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng tôi để chúng tôi chiến đấu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi? Tôi đặt chữ Gãy Súng cho quyển sách này là như vậy.
Đối với cố nhà văn Nguyễn-Xuân Hoàng khi viết phê bình tác phẩm "Tháng Ba Gãy Súng", vào năm 1986, ông đã kết luận bài viết như sau:
Với Tháng Ba Gãy Súng, Cao Xuân Huy đã viết được "những trang văn xuôi lương thiện và giản dị về con người", điều mà Ernest Hemingway gọi là "trên đời này thật không có gì khó khăn hơn".
Cuốn sách này là một bút ký chiến tranh đã được tái bản đến 14 lần và đã có mặt trong các thư viện lớn trên thế giới. Có lẽ chưa một cuốn sách nào ở hải ngoại được tái bản nhiều lần và được tìm đọc nhiều đến vậy. Cuốn sách cũng được đưa nguyên vẹn vào bộ trường thiên tiểu thuyết “Mùa Biển Động” của nhà văn Nguyễn Mộng Giác như một chương kết.
Tôi xin chia sẻ cùng bạn đọc bài tôi viết tưởng niệm ông ngay sau ngày ông mất.
Mùa thu súng gãy
Mùa thu Cali không có lá phong đổi màu rực đỏ trước một rừng ngát gió, mà có những con đường rực lá vàng ươm, nhắc nhớ những người lữ thứ ra đi không một hẹn ước quay về. Bầu trời đen thẫm gây gây lạnh, buổi chiều thì mau tối, làm lòng người man mác một nỗi buồn vô cớ. Thế mà qua một ngõ vắng, có một người khoác áo, kéo chiếc zipper cũ, đeo vào cặp kính, lên đường và đi chầm chậm vào mùa thu. Một đi không ngoái lại, khuôn mặt hồng hào đó vẫn để lại trong lòng bè bạn một nụ cười. Phải nói là nụ cười của ông rất đẹp, đẹp một cách đôn hậu. Tôi gặp ông lần đầu nhìn ông cười, bao căng thẳng trong óc cũng dãn ra. Cao Xuân Huy cười với tất cả khuôn mặt. Ông ít nói nhưng khi nói thì rất cởi mở và thẳng thắn. Phải nói là ông trực tính. Phong cách một người quân nhân ngày nào còn đâu đó trong máu nên trong cử chỉ ông vẫn còn phảng phất sự ngang tàng của người lính mũ Xanh. Tôi quen ông tình cờ khi đến thăm một người bạn viết văn mà lại làm chủ một vườn cây lớn ở Los Angeles. Cao Xuân Huy nhìn tôi tủm tỉm cười, giới thiệu là anh em thân thiết của ông chủ vườn cây. Anh Tiến nói, anh Huy đang cần bài cho tờ báo Văn Học và hỏi tôi có bài thì gởi cho tờ Văn Học. Rồi chúng tôi trò chuyện với nhau như anh em, biết nhau tự kiếp nào. Ông nói cười tự nhiên, bông đùa rất sảng khoái, ông bảo: “Anh đang dụ thằng này tái bản cuốn Vàng đen để anh có tiền uống rượu”. Sau này mỗi lần gặp anh, hỏi anh dạo này ra sao, anh hay đùa, anh vẫn đang đi dụ thiên hạ in sách, phát hành sách báo đấy mà.
Phải công nhận rằng ông có rất nhiều bạn bè, lúc nào gặp ông cũng thấy ông đang bận điện thoại, hay một chốc lại thấy điện thoại cầm tay của ông reo inh ỏi. Tôi không biết, có phải công việc ông đang làm đòi hỏi ông phải giao tiếp nhiều hay vì tính tình ông dễ mến nên ông quen rộng. Những khi có buổi họp mặt văn nghệ bạn bè thân thiết, tôi thấy ông chỉ ngồi một chỗ, nói ít, nhưng uống nhiều. Hình như tửu lượng của ông cao vô cùng vì tôi chưa bao giờ thấy ông say, dù ông uống mạnh lắm.
Trong tạp chí Hợp Lưu, khi kể chuyện làm báo, ông Khánh Trường có thuật lại một giai thoại khá vui vui. Thưở ấy lúc còn Cao Xuân Huy và Hoàng Khởi Phong cộng tác, Cao Xuân Huy lo việc đánh máy, Khánh Trường lo việc biên tập. Đôi khi có việc bất đồng ý kiến gây nên chuyện cãi nhau, thế là Cao Xuân Huy “cóc” thèm đánh máy nữa. Vì thế mỗi khi “to chuyện” thì HKPhong lại cảnh cáo KTrường “coi chừng lạng quạng, nó cóc thèm đánh máy cho mày nữa, thì làm gì nhau?” và KT thú nhận (nguyên văn) “Thì chẳng làm gì được nhau! Chỉ có cách là kéo ‘thằng khốn’ ấy ra quán ‘tắm’ bia cho bõ tức”.
Lần cuối tôi gặp ông ở tư gia nhà văn Đặng Phú Phong nhân một nhà văn nữ ở Đức qua chơi, ông không còn uống được nữa. Hôm ấy tôi mới hay ông bị ung thư mắt lây qua gan và bắt đầu chương trình hoá trị. Tôi thấy bàng hoàng. Trước đó, ngày tôi được biết ông bị ung thư mắt và mất đi một con, tôi xót xa lắm. Ông mất một viên ngọc quý đời mình để phải nhìn cuộc đời trong khung cửa hẹp hơn. Tôi hỏi thăm về bệnh tình, ông tỏ vẻ rất “cool” khi cho bạn bè biết tình trạng của mình. Nụ cười vẫn trên môi, khuôn mặt ấy vẫn hồng hào rạng rỡ. Thái độ ông khi đối diện con bệnh rất thản nhiên, coi như không có gì một cách oai hùng. Tác giả “Tháng ba gãy súng” hình như không biết lùi trước mọi tình huống.
Sau khi ra về, tôi gọi điện cho anh Đặng Phú Phong và ngỏ thầm sự sợ hãi của tôi về điều lo lắng “có lẽ anh Huy không sống được lâu anh ạ, ung thư gan lan nhanh lắm”. Anh Phong bồi hồi “Anh cũng nghĩ vậy nhưng anh thấy nó tỉnh như không, thằng đó ‘chì’ lắm”.
Thế mà lời dự đoán của tôi thành sự thật, nhanh hơn tôi tưởng, ông đã ra đi sau vài lần hóa trị. Bên giường bệnh, lúc nào cũng có người thân và bạn bè trực canh cho ông. "Còn nỗi ấm áp nào hơn, còn sự chia sẻ êm đềm nào hơn phải không, anh Cao Xuân Huy?"
Cơn đau của ung thư chìm dần trong Morphine, trong cơn mê ngủ ngật ngừ, ông không còn thức dậy để nhìn người thân, bạn bè, các thính giả ái mộ ông nữa. (Ông có góp giọng cho một đài phát thanh). Khắp nơi nhiều cơ quan truyền thông, báo chí, các hội đoàn đều ngỏ lời chia buồn với ông. Nhóm thân hữu Hội Thủy Quân Lục Chiến Nam Cali đã cử hành nghi thức phủ quốc kỳ VNCH trên quan tài ông tại nhà quàn. Bao nhiêu là thương nhớ và ngưỡng phục đối với sự ra đi quá sớm của người lính can trường và trực tính này.
Được người đưa tiễn
đưa tiễn người cuối cùng
mùa thu ở rừng Kiso
(trích thơ Basho)
Năm xưa, ông viết về tháng Ba và những cây súng gãy. Mùa thu năm nay, ông thực sự lên đường cho chính mình để vào lòng đất và ôm theo cây súng gãy năm xưa. Đâu đó tiếng thơ Haiku của Basho râm ran trong trí tôi. Buổi hoàng hôn một đời người chấm dứt trên mặt đất phủ đầy những lá vàng. ông chậm rãi đi vào mùa thu giống như thi sĩ Basho đã khoác áo tơi, mang đôi giày cỏ, ra khỏi nhà, bắt đầu một chuyến đi vào vô định.
Trên cành khô
Chim quạ đậu
chiều tàn mùa thu
(trích thơ Basho)
Mùa thu, năm 2010
Mùa thu Cali không có lá phong đổi màu rực đỏ trước một rừng ngát gió, mà có những con đường rực lá vàng ươm, nhắc nhớ những người lữ thứ ra đi không một hẹn ước quay về. Bầu trời đen thẫm gây gây lạnh, buổi chiều thì mau tối, làm lòng người man mác một nỗi buồn vô cớ. Thế mà qua một ngõ vắng, có một người khoác áo, kéo chiếc zipper cũ, đeo vào cặp kính, lên đường và đi chầm chậm vào mùa thu. Một đi không ngoái lại, khuôn mặt hồng hào đó vẫn để lại trong lòng bè bạn một nụ cười. Phải nói là nụ cười của ông rất đẹp, đẹp một cách đôn hậu. Tôi gặp ông lần đầu nhìn ông cười, bao căng thẳng trong óc cũng dãn ra. Cao Xuân Huy cười với tất cả khuôn mặt. Ông ít nói nhưng khi nói thì rất cởi mở và thẳng thắn. Phải nói là ông trực tính. Phong cách một người quân nhân ngày nào còn đâu đó trong máu nên trong cử chỉ ông vẫn còn phảng phất sự ngang tàng của người lính mũ Xanh. Tôi quen ông tình cờ khi đến thăm một người bạn viết văn mà lại làm chủ một vườn cây lớn ở Los Angeles. Cao Xuân Huy nhìn tôi tủm tỉm cười, giới thiệu là anh em thân thiết của ông chủ vườn cây. Anh Tiến nói, anh Huy đang cần bài cho tờ báo Văn Học và hỏi tôi có bài thì gởi cho tờ Văn Học. Rồi chúng tôi trò chuyện với nhau như anh em, biết nhau tự kiếp nào. Ông nói cười tự nhiên, bông đùa rất sảng khoái, ông bảo: “Anh đang dụ thằng này tái bản cuốn Vàng đen để anh có tiền uống rượu”. Sau này mỗi lần gặp anh, hỏi anh dạo này ra sao, anh hay đùa, anh vẫn đang đi dụ thiên hạ in sách, phát hành sách báo đấy mà.
Phải công nhận rằng ông có rất nhiều bạn bè, lúc nào gặp ông cũng thấy ông đang bận điện thoại, hay một chốc lại thấy điện thoại cầm tay của ông reo inh ỏi. Tôi không biết, có phải công việc ông đang làm đòi hỏi ông phải giao tiếp nhiều hay vì tính tình ông dễ mến nên ông quen rộng. Những khi có buổi họp mặt văn nghệ bạn bè thân thiết, tôi thấy ông chỉ ngồi một chỗ, nói ít, nhưng uống nhiều. Hình như tửu lượng của ông cao vô cùng vì tôi chưa bao giờ thấy ông say, dù ông uống mạnh lắm.
Trong tạp chí Hợp Lưu, khi kể chuyện làm báo, ông Khánh Trường có thuật lại một giai thoại khá vui vui. Thưở ấy lúc còn Cao Xuân Huy và Hoàng Khởi Phong cộng tác, Cao Xuân Huy lo việc đánh máy, Khánh Trường lo việc biên tập. Đôi khi có việc bất đồng ý kiến gây nên chuyện cãi nhau, thế là Cao Xuân Huy “cóc” thèm đánh máy nữa. Vì thế mỗi khi “to chuyện” thì HKPhong lại cảnh cáo KTrường “coi chừng lạng quạng, nó cóc thèm đánh máy cho mày nữa, thì làm gì nhau?” và KT thú nhận (nguyên văn) “Thì chẳng làm gì được nhau! Chỉ có cách là kéo ‘thằng khốn’ ấy ra quán ‘tắm’ bia cho bõ tức”.
Lần cuối tôi gặp ông ở tư gia nhà văn Đặng Phú Phong nhân một nhà văn nữ ở Đức qua chơi, ông không còn uống được nữa. Hôm ấy tôi mới hay ông bị ung thư mắt lây qua gan và bắt đầu chương trình hoá trị. Tôi thấy bàng hoàng. Trước đó, ngày tôi được biết ông bị ung thư mắt và mất đi một con, tôi xót xa lắm. Ông mất một viên ngọc quý đời mình để phải nhìn cuộc đời trong khung cửa hẹp hơn. Tôi hỏi thăm về bệnh tình, ông tỏ vẻ rất “cool” khi cho bạn bè biết tình trạng của mình. Nụ cười vẫn trên môi, khuôn mặt ấy vẫn hồng hào rạng rỡ. Thái độ ông khi đối diện con bệnh rất thản nhiên, coi như không có gì một cách oai hùng. Tác giả “Tháng ba gãy súng” hình như không biết lùi trước mọi tình huống.
Sau khi ra về, tôi gọi điện cho anh Đặng Phú Phong và ngỏ thầm sự sợ hãi của tôi về điều lo lắng “có lẽ anh Huy không sống được lâu anh ạ, ung thư gan lan nhanh lắm”. Anh Phong bồi hồi “Anh cũng nghĩ vậy nhưng anh thấy nó tỉnh như không, thằng đó ‘chì’ lắm”.
Thế mà lời dự đoán của tôi thành sự thật, nhanh hơn tôi tưởng, ông đã ra đi sau vài lần hóa trị. Bên giường bệnh, lúc nào cũng có người thân và bạn bè trực canh cho ông. "Còn nỗi ấm áp nào hơn, còn sự chia sẻ êm đềm nào hơn phải không, anh Cao Xuân Huy?"
Cơn đau của ung thư chìm dần trong Morphine, trong cơn mê ngủ ngật ngừ, ông không còn thức dậy để nhìn người thân, bạn bè, các thính giả ái mộ ông nữa. (Ông có góp giọng cho một đài phát thanh). Khắp nơi nhiều cơ quan truyền thông, báo chí, các hội đoàn đều ngỏ lời chia buồn với ông. Nhóm thân hữu Hội Thủy Quân Lục Chiến Nam Cali đã cử hành nghi thức phủ quốc kỳ VNCH trên quan tài ông tại nhà quàn. Bao nhiêu là thương nhớ và ngưỡng phục đối với sự ra đi quá sớm của người lính can trường và trực tính này.
Được người đưa tiễn
đưa tiễn người cuối cùng
mùa thu ở rừng Kiso
(trích thơ Basho)
Năm xưa, ông viết về tháng Ba và những cây súng gãy. Mùa thu năm nay, ông thực sự lên đường cho chính mình để vào lòng đất và ôm theo cây súng gãy năm xưa. Đâu đó tiếng thơ Haiku của Basho râm ran trong trí tôi. Buổi hoàng hôn một đời người chấm dứt trên mặt đất phủ đầy những lá vàng. ông chậm rãi đi vào mùa thu giống như thi sĩ Basho đã khoác áo tơi, mang đôi giày cỏ, ra khỏi nhà, bắt đầu một chuyến đi vào vô định.
Trên cành khô
Chim quạ đậu
chiều tàn mùa thu
(trích thơ Basho)
Mùa thu, năm 2010
Tiểu sử CAO XUÂN HUY
09/1947 năm sinh, quê nội Bắc Ninh, quê ngoại Hà Nam, Bắc Việt
10/1954 di cư vào Nam với mẹ
02/1968 đi lính Thuỷ Quân Lục Chiến, VNCH
03/1975 bị bắt làm tù binh
09/1979 ra tù
12/1982 vượt biên
10/1983 đến Mỹ
1984 định cư tại Nam California
2005 chủ biên tạp chí Văn Học tới 04/2008
11/2010 mất tại Lake Forest, Nam California
Tác phẩm:
Tháng Ba Gãy Súng, 1985
Vài Mẩu Chuyện, 2010
09/1947 năm sinh, quê nội Bắc Ninh, quê ngoại Hà Nam, Bắc Việt
10/1954 di cư vào Nam với mẹ
02/1968 đi lính Thuỷ Quân Lục Chiến, VNCH
03/1975 bị bắt làm tù binh
09/1979 ra tù
12/1982 vượt biên
10/1983 đến Mỹ
1984 định cư tại Nam California
2005 chủ biên tạp chí Văn Học tới 04/2008
11/2010 mất tại Lake Forest, Nam California
Tác phẩm:
Tháng Ba Gãy Súng, 1985
Vài Mẩu Chuyện, 2010