Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Nguyễn Ðức Sơn. Bùi Giáng. Phạm Công Thiện. Có lẽ là những khuôn dáng thi ca lạ lùng nhất của hai mươi năm văn học miền Nam của một không gian thời gian nào xa lạ với mặt đất này. Chân dung tác giả và chân dung tác phẩm hình như có nhiều điều quan hệ với nhau và mỗi người tạo ra được cho mình những huyền thoại có khi là của thế giới hiện hữu này nhưng có lúc là của một không gian thời gian khác của một mặt đất khác.
Nguyễn Ðức Sơn. Bùi Giáng. Phạm Công Thiện. Có lẽ là những khuôn dáng thi ca lạ lùng nhất của hai mươi năm văn học miền Nam của một không gian thời gian nào xa lạ với mặt đất này. Chân dung tác giả và chân dung tác phẩm hình như có nhiều điều quan hệ với nhau và mỗi người tạo ra được cho mình những huyền thoại có khi là của thế giới hiện hữu này nhưng có lúc là của một không gian thời gian khác của một mặt đất khác.
Riêng với Nguyễn Ðức Sơn, từ thời kỳ bắt đầu với bút hiệu Sao Trên Rừng đã tỏ lộ một cá tính đặc biệt. Tuổi còn trẻ nhưng thơ đã chớm hoài nghi, đã thắc mắc về những câu hỏi đầy tính siêu hình. Lấy bút hiệu từ một câu thơ trong bài “Trên Bờ Hư Không” có phải là bước khởi đầu của một cuộc du hành mà đích đến còn xa thăm thẳm và chính con người cũng không biết điểm đứng của mình ở đâu tận chỗ nào. Khi trẻ tuổi, trong cái thơ mộng lãng mạn của tâm tư nhưng vẫn cảm thấy rất bao la những bờ vực phân vân từ nỗi hư không còn mất:
Một đêm sao ở trên rừng
Ðua nhau rụng xuống chào mừng nhân gian
Hồn tôi cây cối liên hoan
Rưng rưng tôi thấy trăm ngàn ước mơ
Tuổi vàng suối mộng trời thơ
Lớn lên tôi chết trên bờ hư không.
Trả lời cuộc phỏng vấn của tạp chí Bách Khoa do Nguyễn Ngu Í phụ trách, Sao Trên Rừng đã tỏ bày về sáng tác của mình khi được hỏi: Sáng tác để làm gì? Ðể cho mình hay cho thiên hạ? Ðể bây giờ hay để cho mai sau?
Tôi chưa hề thử đặt cho mình câu hỏi này. Tôi viết vì bị thúc đẩy bởi một lực ở đằng sau và được thu hút bởi một lực ở phía trước. Ðó là những ma lực làm tôi cảm khoái huyền diệu xa xăm. Thứ cảm khoái này kéo dài được chứ không ngắn như nhục cảm. Viết được một đoạn hay tôi đi lên đi xuống thưởng thức và khoái trí. Nên tôi nghĩ rằng sáng tác cho mình trước hết. Dùng lý trí phân tích để biết rằng sáng tác cho mình hay cho thiên hạ tôi e nhiều người phản lại ý mình. Có thể nói câu hỏi đầu tiên của người phụ trách không có được. Vì lý do tinh thần như tôi đã nói tôi viết cho bây giờ. Và sự thực vì lý do vật chất tôi cũng viết cho bây giờ. Nhưng viết cho bây giờ là thế nào? Chỉ có người viết truyền đơn trong một giai đoạn hay tình thế chính trị nào đó, chỉ có những người viết thiệp mời những người đó mới viết cho bây giờ. Còn người viết phóng sự xã hội (tôi muốn nói đến những phóng viên có học thức và khả năng hẳn hoi và hạng người này rất hiếm thấy cũng chưa phải hoàn toàn viết là viết cho bây giờ). Vậy tôi nghĩ viết là viết cho mai sau. Hơn nữa nếu tôi biết chắc chắn rằng hằng hằng thế kỷ sau những cái gì tôi sẽ viết trong đời sẽ không có ai đọc, tôi bỏ viết ngay. (Tôi biết nhiều người đang bĩu môi khó chịu khi đọc xong câu đó) và nếu bây giờ tự nhiên tôi có một lòng tin chắc chắn là trái đất sẽ sụp đổ và loài người sẽ bị tiêu diệt và đồng thời không có một loài người nào tái thế hoặc từ một hành tinh, một cõi đời nào khác tìm đọc tôi bỏ viết ngay. Cũng nên nói thêm là nếu tôi biết chắc chắn sau này có người vượt tôi một cách xứng đáng tôi sẽ không viết. Tôi không muốn làm Tolstoi để sau này biết có Dostoyevsky dù Tolstoi đã là một hòn núi cao mà ít người vượt qua. Nếu Chateaubriand, nếu Victor Hugo hồi sinh thời biết rằng đến bây giờ học sinh ngao ngán chán chường đọc văn hai ông và giáo sư (tôi chỉ nói những giáo sư có thực tài) phải giảng những đoạn văn kia như một của nợ hai ông đó sẽ làm một người thường rồi. Nói tắt một lời, tôi viết cho mai sau...
Sao Trên Rừng có một bài thơ lục bát được nhiều người truyền tụng. Cũng là những băn khoăn của con người giữa vùng trời biển bao la. Chẳng còn niềm tin. Chẳng còn gì sót lại ngoài cảnh hoang tàn và của biển khuya với tiếng vẳng lại từ tâm thức thì thầm đến ngàn sau. Bài “Ðêm Khơi”:
lênh đênh thuyền dạt xa miền
nửa đêm bừng tỉnh man thiên một trời
trông lên thượng đế đi rồi
hỏi mây thái cổ con người vân vi
lối mòn cỏ mộ xanh rì
ngoài ra kìa chẳng còn gì nữa đâu
đảo buồn thổi gió lao xao
ngàn xưa còn tiếng thì thào biển khuya
Nhà thơ Nguyên Sa đã tạo thành một tiền lệ khi viết một bài thơ để làm thiệp cưới và bài thơ ấy đã trở thành một kỷ niệm tình yêu nổi tiếng. “Nga” là bài thơ có những câu như “hôm nay Nga buồn như con chó ốm/ như con mèo ngái ngủ trên tay anh/ đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình/ để anh giận sao chả là nước biển”. Nguyên Sa đã đem thi ca để làm dấu chứng cho cuộc tình của mình với tất cả những nét mới lạ khác với lề lối thói tục thông thường.
Nguyễn Ðức Sơn là thi sĩ thứ hai trong hai mươi năm văn học miền Nam với tập thơ Ðêm Nguyệt Ðộng để kỷ niệm ngày cưới của mình. Ông đã đi qua tập tục đạo đức thường hằng của phong tục Việt Nam để làm những câu thơ dung tục nhưng có chất chân thực của tâm tư chàng tuổi trẻ. Trước thân thể người nữ, chàng tuổi trẻ ấy như ngạc nhiên trước sự nhiệm mầu của cuộc sống và cả những điều cần che giấu nhất lại có sự linh thiêng riêng biệt. Hình dáng của người nữ nhạt nhòa không rõ nét nhưng những phần ẩn khuất của thân thể lại có những bí hiểm riêng hấp dẫn và không còn nét dung tục nữa. Ðó là với riêng Nguyễn Ðức Sơn. Nhưng với người bình thường thì không như vậy. Người xuất bản tập thơ Ðêm Nguyệt Ðộng, ông Thanh Tuệ kể lại:
Một hôm Sơn đưa cho tôi tập bản thảo Ðêm Nguyệt Ðộng và bảo: “Nó là máu huyết và tim óc của tôi. Tôi muốn có nó ngay hôm ngày cưới của tôi”. Thời gian này nhà An Tiêm đã in cho Sơn tập truyện Cát Bụi Mệt Mỏi. Tôi đồng ý in ngay cho Sơn và coi như món quà tặng Sơn ngày cưới. Nhưng khi xem lại bản thảo Ðêm Nguyệt Ðộng tôi choáng váng thơ quá ư “tục” thế này làm sao dám đưa cho thợ sắp chữ! Nhưng rồi cũng phải nghĩ được cách là đưa tập thơ vào Chợ Lớn ở một nhà in Tàu để sắp chữ và in. Nhà in này nằm ở đường Trần Ðiền (Lá Bối và An Tiêm thường in bìa ở đây). Yên chí vì ở đây toàn thợ là Tàu rặc ngoại trừ ông chủ biết chút ít tiếng Việt, cũng đánh vần đọc được đôi chữ Việt, nhiều chữ nhiều dấu rất buồn cười.
Vậy mà hôm vào nhà in sửa bài thấy xấp bài để trên bàn ông chủ nhà in tủm tỉm cười hỏi tôi: “Cái cuốn thơ ‘lầy’ sao ngộ thấy nhiều chữ lạ quá...”
Riêng với tôi khi nghĩ đến vấn đề thanh và tục trong thi ca tôi lại chợt nghĩ đến những bài thơ của Nguyễn Ðức Sơn. Cả mười bảy bài thơ ngắn là mười bảy khám phá của một chàng trẻ tuổi bước vào cuộc đời. Chàng thi sĩ trẻ đã:
Thân kính gửi cha mẹ, quyến thuộc và bạn bè xa gần còn sót lại trên trái đất này hay trong lòng tác giả, bất ngờ báo trước giai đoạn phiêu lưu cuối cùng của đời một đứa con trai mà tác giả đã triền miên nghĩ đến để lo lắng, hồi hộp, xao xuyến, sợ hãi, xốn xang, sảng khoái, điên cuồng và tê điếng từ cái thuở mình mẩy bắt đầu thấy ngứa khi tuột từ một thân cây xuống và khi đứng trước một con thú bạn cùng đi hai chân, có tóc dài và một cái gì ngàn đời không thể hiểu nổi...
“Cái gì đó ngàn đời không hiểu nổi” có thể là giây phút của “Vũng Nước Thánh”:
anh sẽ đến bất ngờ ai biết trước
miệng khô rồi nẻo cực lạc xa xôi
ôi một đêm bụi cỏ dáng thu người
em chưa đái mà hồn anh đã ướt
Có người cho rằng đó là nước cam lồ của tình yêu là của giây phút mà con người thăng hoa trong từng cảm giác. Nếu so sánh với ngôn ngữ mà sau này các thi sĩ trẻ tuổi nổi loạn trong tình dục thường xử dụng thì vẫn nhẹ nhàng và có chất biểu trưng. Những bộ phận sinh dục, những hình ảnh làm tình, những thân thể người nữ, được xử dụng ác liệt và phần nào quen thuộc ở thời điểm hiện nay. Nhưng ở vào năm 1961 ở đất nước Việt Nam lúc mà Nguyễn Ðức Sơn in những bài thơ này thì quả là một sự kiện làm choáng váng nhiều người, kể cả một người Tàu chưa rành ngôn ngữ Việt. Ở thời gian ấy không gian ấy, Nguyễn Ðức Sơn đã bước qua hàng rào cấm kỵ như một hành động ruổi chân mau bước đi trước dòng sống của con người đến hơn nửa thế kỷ.
Có người đã nghĩ khác với Nguyễn Ðình Toàn khi ông cho rằng “người đàn bà, người nữ xuất hiện trong thơ Nguyễn Ðức Sơn, không mặt mũi nhan sắc, trước cái nhìn (thôi cứ coi là tình cờ) của chàng trai mới lớn, ngồi xuống và ‘em chưa đái mà hồn anh đã ướt’”. Ðọc bài thơ cuối của Ðêm Nguyệt Ðộng có phải dường như đã được phác họa hình ảnh một người nữ tuyệt vời với bóng dáng liêu trai với những đường nét mơ hồ đầy gợi cảm:
năm mười sáu em bắt đầu thấy rát
khắp trong người rờn rợn máu đang căng
hồn hoa đã động tình đêm thứ nhất
em đến nằm phơi mộng giữa vườn trăng
trong bóng lá anh thấy mình chết điếng
cả xác thân rời rụng bãi cô liêu
từ dạo đó anh đâm ra lười biếng
bởi mộng đời còn lại có bao nhiêu
Hiểu thơ và cảm thơ có nhiều khi giống nhau mà cũng có lúc khác nhau. Bởi vì mỗi người có cảm nhận và nhân sinh quan không đồng nhất. Thanh hoặc tục trong văn chương, vẫn là vấn đề tranh luận. Hai phạm trù ấy có lúc như không có biên giới để phân biệt. Quá một bước sẽ thành một điều khác có khi như phản lại chính tình trạng trước. Ở thế kỷ bây giờ, đọc thơ Nguyễn Ðức Sơn dĩ nhiên phải khác ở thời điểm đầu thập niên 60 ở đất nước Việt Nam. Bây giờ có nhiều thi sĩ ác liệt lắm như Vi Thùy Linh ở trong nước hay Nguyễn Thị Thanh Bình, như Lê Thị Thấm Vân, ở hải ngoại… Những diễn tả đôi khi là những khám phá chính bản thân mình và là thử nghiệm của chính cuộc sống. Cái cảm giác tự giải phóng con người khỏi những câu thúc ràng buộc dễ dàng tạo những cực độ để lôi cuốn cả người đọc lẫn người viết vào những mê cung tâm thức.
Thơ Nguyễn Ðức Sơn có những hình ảnh dung tục. Nó hiện thực trần truồng không có một vẻ gì lãng mạn, thơ mộng như chuyện bài tiết “đái”, “ỉa” như “Anh đến thăm em một buổi chiều/ Em ngồi em ỉa trong cầu tiêu” hay chuyện “đái”:
Trên rừng ấy một mình anh hái trái
Ðang mơ màng trông thấy quá nhiều chim
Bên mương vắng em vén quần sắp đái
Anh thấy càn khôn rụng xuống trong tim
Anh sẽ đến bất ngờ ai biết trước
Miệng khô rồi nẻo cực lạc xa xôi
Ở một đêm bụi cỏ dáng thu người
Em chưa đái mà hồn anh đã ướt
Không biết trong mơ em còn mắc cở
Một đêm vàng rung động giấc thanh tân
Dưới chăn chiếu thiên thai lồ lộ mở
Em đái dầm làm ướt cả trần gian
Giấc khuya đó em bàng hoàng tỉnh dậy
Cả mặt hồ tràn ngập ánh sao băng
Khắp người em máu nóng đang căng
Xao xuyến quá em tuột quần xuống đái
Bắt đầu thở là bắt đầu hạnh phúc
Không bao giờ anh nói dối em đâu
Ôi bất động ngàn năm thân gỗ mục
Cửa tồn sinh em hãy mở cho lâu.
Nguyễn Ðức Sơn khi viết bài bạt tập thơ Tịnh Khẩu cũng có viết về những bài thơ gọi là “tục” của mình. Ông lấy một bài thơ ngắn làm thí dụ. Bài thơ chỉ có 3 chữ:
Hột
thì le
Ông nhận xét:
Ðố ai không bảo tôi tục tĩu dâm dục bởi vì quả thật tôi có tục tĩu, dâm dục! Ðó mới là chỗ chết, là cửa tử cho bao nhiêu bài thơ tức thở kia vì trót đụng tới CÀN KHÔN TỊCH MỊCH. Ðừng tưởng làm một bài thơ quá ngắn như vậy dễ đâu. Có thể có đứa nào khác cũng so được 3 chữ nguyên con đúng ý như vậy nhưng đó rành rành là đồ giả mà bất cứ ai có con mắt Thơ phải nhận ra ngay tức khắc. Ðứa nào bắt chước đi đường tắt chỉ là tự vận. Bởi dù nó bay ra trong đầu tôi không đầy một sát na bài thơ 3 chữ gồm duy nhất một danh từ và một động từ kia phải được hoàn thành ít ra từ trong ba chục kiếp rồi, nghĩa là tính đổ đồng mười kiếp làm được một chữ, chỉ một chữ thôi dù thi sỹ là cái thằng phải ngộ trong nhấp nháy phải làm (tôi nhấn mạnh chữ làm đứa nào cãi, cãi chơi) toàn bộ thơ ca hàng chục ngàn bài của đời mình trong nhấp nháy…
Rất là… Nguyễn Ðức Sơn, cũng vẫn lối nói ngược đời, giải nghĩa mà chẳng có chút nào làm sáng tỏ, ngông nghênh ngược đời. Và thơ, ở trong thế giới của ông quả thực có ngôn ngữ và phong thái của một người đi lạc sống lạc trên quả đất này…
Phần nhiều những bài thơ của Nguyễn Ðức Sơn đều ngắn phản ảnh những giây phút chợt qua nhanh của tâm tư và mang nhiều chất nguyên thủy hoang sơ của những dấu chân đi tìm một điều gì mà chính thi sĩ vẫn chưa hoàn toàn mường tượng được. Nhưng có những bài thơ dài được in thành một tập thơ mỏng chỉ có độc nhất một bài. Thí dụ như Du Sỹ Ca, như Mộng Du Trên Ðỉnh Mùa Xuân. Những bài thơ ấy được chính tác giả giới thiệu một cách đặc dị ồn ào trong hoàn cảnh cũng vô cùng lạ lùng trên tờ giấy lộn gửi cho vợ từ nhà lao tỉnh Bảo Lộc mở đầu cho tập thơ:
Anh tin rằng tất cả những đứa làm thơ nào từ đây trở về sau dù đã vang danh thi sĩ từ bao kiếp trước nếu không đọc thuộc lòng ít nhiều bài Du Sỹ Ca này đều chẳng phải là thi sĩ nữa rồi. Qua cơn khủng hoảng kỳ lạ chiều qua khi bị túm lại, khuya qua, hay đầu ngày hôm nay anh cũng không rõ nữa, giữa hàng loạt pháo kích tưng bừng, bò đại nằm dưới sàn gỗ bốn bên toàn tôn lạnh và kẽm gai rào kín mít của trại giam trong thời cực loạn cổ kim không hề có này anh đã tỉnh lại tỉnh vô cùng, nhớ thơ quá nhất là các bài vè bá láp này...
Bài thơ mà tác giả gọi là “bài vè bá láp” ấy là những câu thơ chỉ có hai chữ nối tiếp nhau để diễn tả một tâm tư bất định, một sửa soạn của bùng vỡ, một phá đổ kinh hoàng của những cơn điên ngầm ngầm trong tâm não:
Ðịa cầu
Địa cầu
Trăng khô
Ðang xối
Trên gối Thiên thu
U u
Ta hát
Rợn mát
Vô thần
Vỹ nhân
Ðồ bỏ
Thiên tài
Cặc lõ
Ðịa cầu
Ðịa cầu
Càng sống
Càng lâu
Tóc râu
Càng mọc
Ta càng
Muốn chọc
Khiêng đi
Ngay chóc
Những câu thơ mà khi đọc lên,thấy được cảm giác của một người đang mê lạc vào một không gian thời gian khác mà ở đó nỗi hậm hực, niềm phẫn uất trào ra trên ngôn ngữ để mờ nhạt đi cái câu thúc, cái giam cấm của giây phút hiện tiền. Thơ như những tiếng cười cợt, nhổ vào cuộc sống những nỗi niềm của một thời thế lộn nhào nhiễu nhương…
Năm 1972, Nguyễn Ðức Sơn đã làm những câu thơ như vậy thì năm 1987, trong khi sống ở chế độ XHCN đã cũng với những câu hai chữ ấy mạnh mẽ phản ứng trước sự trái tai gai mắt:
Ðụ mẹ
Cây bông
Hắn không
Lao động
Ai trồng
Chật chỗ
Mày nhổ
Xem sao
Máu trào
Thiên cổ
Một bài khác cũng với thi tứ ấy ví von ấy phẫn nộ ấy:
Bông hồng
Mới nở
Mắc cỡ
Ðời hay
Hương sắc
Ai bày
Sáng nay
Ta chết
Khi nghệ thuật không còn chỗ đứng, khi cái đẹp bị dày vò dẹp bỏ để thay vào những lý tưởng bắt buộc con người phải tuân theo những lý thuyết của những kẻ không tim không óc chỉ nhìn gần mà chẳng thấy xa. Khi Cộng Sản chiếm được cả nước, những hoa viên đẹp, những bãi cỏ tươi xanh, những lề đường sạch sẽ được cuốc lên, đào bới nham nhở để trồng những luống khoai lang, những cây khoai mì trơ trẽn chỉ có giá trị tượng trưng nhắc nhở lao động mà không có giá trị thực tế nào. Bởi vậy nên Nguyễn Ðức Sơn mới viết: “Máu trào. Thiên cổ” hay: “Sáng nay/ Ta chết”…
Khi in tập thơ Tịnh Khẩu, Nguyễn Ðức Sơn đã viết:
… Mà có lẽ từ đây về sau, cũng vậy thôi, tôi không tìm được ngôn ngữ để nói về những tác phẩm văn và thơ của tôi nữa. Lửa và Tịch Mịch, hay đúng hơn, Lửa Tịch Mịch đã tràn ngập cả xác hồn tôi từ bao giờ rồi, kể cả, và đôi khi, nhất là, trong những giòng chữ đùa ngịch vô ý thức (hiểu trên cả bình diện luân lý và triết lý) làm cho ngay cả những ai quen hay lạ vốn có thiện cảm mạnh mẽ với tôi đều phải lắc đầu. Khởi điểm của ngộ nhận đó…
Nhà văn Bửu Ý là một người bạn và có nhiều hiểu biết về cuộc sống của ông trong một truyện có viết và ví Nguyễn Ðức Sơn như một con tê giác cứ húc bừa húc bãi về phía trước như có một ngọn lửa đốt thâm tâm. Ông lao về những đích đến nhiều khi không định hướng bởi sự thôi thúc nào đó. Với người, ông cáu kỉnh gây sự, không lý gì đến bạn mà cũng chẳng ngại ngùng gì với thù, nói và viết theo ý riêng mình kiểu của một kẻ quen sống đơn độc trong cách ăn nói cư xử có sự nghiệt ngã phê phán quá đáng. Nhưng với thiên nhiên thì mở lòng ra, thoải mái rất thong dong ở những vùng biển vùng núi của những quá khứ của cuộc sống đã qua của những mơ ước đã có, đã hằng hiện hữu…
Một đêm sao ở trên rừng
Ðua nhau rụng xuống chào mừng nhân gian
Hồn tôi cây cối liên hoan
Rưng rưng tôi thấy trăm ngàn ước mơ
Tuổi vàng suối mộng trời thơ
Lớn lên tôi chết trên bờ hư không.
Trả lời cuộc phỏng vấn của tạp chí Bách Khoa do Nguyễn Ngu Í phụ trách, Sao Trên Rừng đã tỏ bày về sáng tác của mình khi được hỏi: Sáng tác để làm gì? Ðể cho mình hay cho thiên hạ? Ðể bây giờ hay để cho mai sau?
Tôi chưa hề thử đặt cho mình câu hỏi này. Tôi viết vì bị thúc đẩy bởi một lực ở đằng sau và được thu hút bởi một lực ở phía trước. Ðó là những ma lực làm tôi cảm khoái huyền diệu xa xăm. Thứ cảm khoái này kéo dài được chứ không ngắn như nhục cảm. Viết được một đoạn hay tôi đi lên đi xuống thưởng thức và khoái trí. Nên tôi nghĩ rằng sáng tác cho mình trước hết. Dùng lý trí phân tích để biết rằng sáng tác cho mình hay cho thiên hạ tôi e nhiều người phản lại ý mình. Có thể nói câu hỏi đầu tiên của người phụ trách không có được. Vì lý do tinh thần như tôi đã nói tôi viết cho bây giờ. Và sự thực vì lý do vật chất tôi cũng viết cho bây giờ. Nhưng viết cho bây giờ là thế nào? Chỉ có người viết truyền đơn trong một giai đoạn hay tình thế chính trị nào đó, chỉ có những người viết thiệp mời những người đó mới viết cho bây giờ. Còn người viết phóng sự xã hội (tôi muốn nói đến những phóng viên có học thức và khả năng hẳn hoi và hạng người này rất hiếm thấy cũng chưa phải hoàn toàn viết là viết cho bây giờ). Vậy tôi nghĩ viết là viết cho mai sau. Hơn nữa nếu tôi biết chắc chắn rằng hằng hằng thế kỷ sau những cái gì tôi sẽ viết trong đời sẽ không có ai đọc, tôi bỏ viết ngay. (Tôi biết nhiều người đang bĩu môi khó chịu khi đọc xong câu đó) và nếu bây giờ tự nhiên tôi có một lòng tin chắc chắn là trái đất sẽ sụp đổ và loài người sẽ bị tiêu diệt và đồng thời không có một loài người nào tái thế hoặc từ một hành tinh, một cõi đời nào khác tìm đọc tôi bỏ viết ngay. Cũng nên nói thêm là nếu tôi biết chắc chắn sau này có người vượt tôi một cách xứng đáng tôi sẽ không viết. Tôi không muốn làm Tolstoi để sau này biết có Dostoyevsky dù Tolstoi đã là một hòn núi cao mà ít người vượt qua. Nếu Chateaubriand, nếu Victor Hugo hồi sinh thời biết rằng đến bây giờ học sinh ngao ngán chán chường đọc văn hai ông và giáo sư (tôi chỉ nói những giáo sư có thực tài) phải giảng những đoạn văn kia như một của nợ hai ông đó sẽ làm một người thường rồi. Nói tắt một lời, tôi viết cho mai sau...
Sao Trên Rừng có một bài thơ lục bát được nhiều người truyền tụng. Cũng là những băn khoăn của con người giữa vùng trời biển bao la. Chẳng còn niềm tin. Chẳng còn gì sót lại ngoài cảnh hoang tàn và của biển khuya với tiếng vẳng lại từ tâm thức thì thầm đến ngàn sau. Bài “Ðêm Khơi”:
lênh đênh thuyền dạt xa miền
nửa đêm bừng tỉnh man thiên một trời
trông lên thượng đế đi rồi
hỏi mây thái cổ con người vân vi
lối mòn cỏ mộ xanh rì
ngoài ra kìa chẳng còn gì nữa đâu
đảo buồn thổi gió lao xao
ngàn xưa còn tiếng thì thào biển khuya
Nhà thơ Nguyên Sa đã tạo thành một tiền lệ khi viết một bài thơ để làm thiệp cưới và bài thơ ấy đã trở thành một kỷ niệm tình yêu nổi tiếng. “Nga” là bài thơ có những câu như “hôm nay Nga buồn như con chó ốm/ như con mèo ngái ngủ trên tay anh/ đôi mắt cá ươn như sắp sửa se mình/ để anh giận sao chả là nước biển”. Nguyên Sa đã đem thi ca để làm dấu chứng cho cuộc tình của mình với tất cả những nét mới lạ khác với lề lối thói tục thông thường.
Nguyễn Ðức Sơn là thi sĩ thứ hai trong hai mươi năm văn học miền Nam với tập thơ Ðêm Nguyệt Ðộng để kỷ niệm ngày cưới của mình. Ông đã đi qua tập tục đạo đức thường hằng của phong tục Việt Nam để làm những câu thơ dung tục nhưng có chất chân thực của tâm tư chàng tuổi trẻ. Trước thân thể người nữ, chàng tuổi trẻ ấy như ngạc nhiên trước sự nhiệm mầu của cuộc sống và cả những điều cần che giấu nhất lại có sự linh thiêng riêng biệt. Hình dáng của người nữ nhạt nhòa không rõ nét nhưng những phần ẩn khuất của thân thể lại có những bí hiểm riêng hấp dẫn và không còn nét dung tục nữa. Ðó là với riêng Nguyễn Ðức Sơn. Nhưng với người bình thường thì không như vậy. Người xuất bản tập thơ Ðêm Nguyệt Ðộng, ông Thanh Tuệ kể lại:
Một hôm Sơn đưa cho tôi tập bản thảo Ðêm Nguyệt Ðộng và bảo: “Nó là máu huyết và tim óc của tôi. Tôi muốn có nó ngay hôm ngày cưới của tôi”. Thời gian này nhà An Tiêm đã in cho Sơn tập truyện Cát Bụi Mệt Mỏi. Tôi đồng ý in ngay cho Sơn và coi như món quà tặng Sơn ngày cưới. Nhưng khi xem lại bản thảo Ðêm Nguyệt Ðộng tôi choáng váng thơ quá ư “tục” thế này làm sao dám đưa cho thợ sắp chữ! Nhưng rồi cũng phải nghĩ được cách là đưa tập thơ vào Chợ Lớn ở một nhà in Tàu để sắp chữ và in. Nhà in này nằm ở đường Trần Ðiền (Lá Bối và An Tiêm thường in bìa ở đây). Yên chí vì ở đây toàn thợ là Tàu rặc ngoại trừ ông chủ biết chút ít tiếng Việt, cũng đánh vần đọc được đôi chữ Việt, nhiều chữ nhiều dấu rất buồn cười.
Vậy mà hôm vào nhà in sửa bài thấy xấp bài để trên bàn ông chủ nhà in tủm tỉm cười hỏi tôi: “Cái cuốn thơ ‘lầy’ sao ngộ thấy nhiều chữ lạ quá...”
Riêng với tôi khi nghĩ đến vấn đề thanh và tục trong thi ca tôi lại chợt nghĩ đến những bài thơ của Nguyễn Ðức Sơn. Cả mười bảy bài thơ ngắn là mười bảy khám phá của một chàng trẻ tuổi bước vào cuộc đời. Chàng thi sĩ trẻ đã:
Thân kính gửi cha mẹ, quyến thuộc và bạn bè xa gần còn sót lại trên trái đất này hay trong lòng tác giả, bất ngờ báo trước giai đoạn phiêu lưu cuối cùng của đời một đứa con trai mà tác giả đã triền miên nghĩ đến để lo lắng, hồi hộp, xao xuyến, sợ hãi, xốn xang, sảng khoái, điên cuồng và tê điếng từ cái thuở mình mẩy bắt đầu thấy ngứa khi tuột từ một thân cây xuống và khi đứng trước một con thú bạn cùng đi hai chân, có tóc dài và một cái gì ngàn đời không thể hiểu nổi...
“Cái gì đó ngàn đời không hiểu nổi” có thể là giây phút của “Vũng Nước Thánh”:
anh sẽ đến bất ngờ ai biết trước
miệng khô rồi nẻo cực lạc xa xôi
ôi một đêm bụi cỏ dáng thu người
em chưa đái mà hồn anh đã ướt
Có người cho rằng đó là nước cam lồ của tình yêu là của giây phút mà con người thăng hoa trong từng cảm giác. Nếu so sánh với ngôn ngữ mà sau này các thi sĩ trẻ tuổi nổi loạn trong tình dục thường xử dụng thì vẫn nhẹ nhàng và có chất biểu trưng. Những bộ phận sinh dục, những hình ảnh làm tình, những thân thể người nữ, được xử dụng ác liệt và phần nào quen thuộc ở thời điểm hiện nay. Nhưng ở vào năm 1961 ở đất nước Việt Nam lúc mà Nguyễn Ðức Sơn in những bài thơ này thì quả là một sự kiện làm choáng váng nhiều người, kể cả một người Tàu chưa rành ngôn ngữ Việt. Ở thời gian ấy không gian ấy, Nguyễn Ðức Sơn đã bước qua hàng rào cấm kỵ như một hành động ruổi chân mau bước đi trước dòng sống của con người đến hơn nửa thế kỷ.
Có người đã nghĩ khác với Nguyễn Ðình Toàn khi ông cho rằng “người đàn bà, người nữ xuất hiện trong thơ Nguyễn Ðức Sơn, không mặt mũi nhan sắc, trước cái nhìn (thôi cứ coi là tình cờ) của chàng trai mới lớn, ngồi xuống và ‘em chưa đái mà hồn anh đã ướt’”. Ðọc bài thơ cuối của Ðêm Nguyệt Ðộng có phải dường như đã được phác họa hình ảnh một người nữ tuyệt vời với bóng dáng liêu trai với những đường nét mơ hồ đầy gợi cảm:
năm mười sáu em bắt đầu thấy rát
khắp trong người rờn rợn máu đang căng
hồn hoa đã động tình đêm thứ nhất
em đến nằm phơi mộng giữa vườn trăng
trong bóng lá anh thấy mình chết điếng
cả xác thân rời rụng bãi cô liêu
từ dạo đó anh đâm ra lười biếng
bởi mộng đời còn lại có bao nhiêu
Hiểu thơ và cảm thơ có nhiều khi giống nhau mà cũng có lúc khác nhau. Bởi vì mỗi người có cảm nhận và nhân sinh quan không đồng nhất. Thanh hoặc tục trong văn chương, vẫn là vấn đề tranh luận. Hai phạm trù ấy có lúc như không có biên giới để phân biệt. Quá một bước sẽ thành một điều khác có khi như phản lại chính tình trạng trước. Ở thế kỷ bây giờ, đọc thơ Nguyễn Ðức Sơn dĩ nhiên phải khác ở thời điểm đầu thập niên 60 ở đất nước Việt Nam. Bây giờ có nhiều thi sĩ ác liệt lắm như Vi Thùy Linh ở trong nước hay Nguyễn Thị Thanh Bình, như Lê Thị Thấm Vân, ở hải ngoại… Những diễn tả đôi khi là những khám phá chính bản thân mình và là thử nghiệm của chính cuộc sống. Cái cảm giác tự giải phóng con người khỏi những câu thúc ràng buộc dễ dàng tạo những cực độ để lôi cuốn cả người đọc lẫn người viết vào những mê cung tâm thức.
Thơ Nguyễn Ðức Sơn có những hình ảnh dung tục. Nó hiện thực trần truồng không có một vẻ gì lãng mạn, thơ mộng như chuyện bài tiết “đái”, “ỉa” như “Anh đến thăm em một buổi chiều/ Em ngồi em ỉa trong cầu tiêu” hay chuyện “đái”:
Trên rừng ấy một mình anh hái trái
Ðang mơ màng trông thấy quá nhiều chim
Bên mương vắng em vén quần sắp đái
Anh thấy càn khôn rụng xuống trong tim
Anh sẽ đến bất ngờ ai biết trước
Miệng khô rồi nẻo cực lạc xa xôi
Ở một đêm bụi cỏ dáng thu người
Em chưa đái mà hồn anh đã ướt
Không biết trong mơ em còn mắc cở
Một đêm vàng rung động giấc thanh tân
Dưới chăn chiếu thiên thai lồ lộ mở
Em đái dầm làm ướt cả trần gian
Giấc khuya đó em bàng hoàng tỉnh dậy
Cả mặt hồ tràn ngập ánh sao băng
Khắp người em máu nóng đang căng
Xao xuyến quá em tuột quần xuống đái
Bắt đầu thở là bắt đầu hạnh phúc
Không bao giờ anh nói dối em đâu
Ôi bất động ngàn năm thân gỗ mục
Cửa tồn sinh em hãy mở cho lâu.
Nguyễn Ðức Sơn khi viết bài bạt tập thơ Tịnh Khẩu cũng có viết về những bài thơ gọi là “tục” của mình. Ông lấy một bài thơ ngắn làm thí dụ. Bài thơ chỉ có 3 chữ:
Hột
thì le
Ông nhận xét:
Ðố ai không bảo tôi tục tĩu dâm dục bởi vì quả thật tôi có tục tĩu, dâm dục! Ðó mới là chỗ chết, là cửa tử cho bao nhiêu bài thơ tức thở kia vì trót đụng tới CÀN KHÔN TỊCH MỊCH. Ðừng tưởng làm một bài thơ quá ngắn như vậy dễ đâu. Có thể có đứa nào khác cũng so được 3 chữ nguyên con đúng ý như vậy nhưng đó rành rành là đồ giả mà bất cứ ai có con mắt Thơ phải nhận ra ngay tức khắc. Ðứa nào bắt chước đi đường tắt chỉ là tự vận. Bởi dù nó bay ra trong đầu tôi không đầy một sát na bài thơ 3 chữ gồm duy nhất một danh từ và một động từ kia phải được hoàn thành ít ra từ trong ba chục kiếp rồi, nghĩa là tính đổ đồng mười kiếp làm được một chữ, chỉ một chữ thôi dù thi sỹ là cái thằng phải ngộ trong nhấp nháy phải làm (tôi nhấn mạnh chữ làm đứa nào cãi, cãi chơi) toàn bộ thơ ca hàng chục ngàn bài của đời mình trong nhấp nháy…
Rất là… Nguyễn Ðức Sơn, cũng vẫn lối nói ngược đời, giải nghĩa mà chẳng có chút nào làm sáng tỏ, ngông nghênh ngược đời. Và thơ, ở trong thế giới của ông quả thực có ngôn ngữ và phong thái của một người đi lạc sống lạc trên quả đất này…
Phần nhiều những bài thơ của Nguyễn Ðức Sơn đều ngắn phản ảnh những giây phút chợt qua nhanh của tâm tư và mang nhiều chất nguyên thủy hoang sơ của những dấu chân đi tìm một điều gì mà chính thi sĩ vẫn chưa hoàn toàn mường tượng được. Nhưng có những bài thơ dài được in thành một tập thơ mỏng chỉ có độc nhất một bài. Thí dụ như Du Sỹ Ca, như Mộng Du Trên Ðỉnh Mùa Xuân. Những bài thơ ấy được chính tác giả giới thiệu một cách đặc dị ồn ào trong hoàn cảnh cũng vô cùng lạ lùng trên tờ giấy lộn gửi cho vợ từ nhà lao tỉnh Bảo Lộc mở đầu cho tập thơ:
Anh tin rằng tất cả những đứa làm thơ nào từ đây trở về sau dù đã vang danh thi sĩ từ bao kiếp trước nếu không đọc thuộc lòng ít nhiều bài Du Sỹ Ca này đều chẳng phải là thi sĩ nữa rồi. Qua cơn khủng hoảng kỳ lạ chiều qua khi bị túm lại, khuya qua, hay đầu ngày hôm nay anh cũng không rõ nữa, giữa hàng loạt pháo kích tưng bừng, bò đại nằm dưới sàn gỗ bốn bên toàn tôn lạnh và kẽm gai rào kín mít của trại giam trong thời cực loạn cổ kim không hề có này anh đã tỉnh lại tỉnh vô cùng, nhớ thơ quá nhất là các bài vè bá láp này...
Bài thơ mà tác giả gọi là “bài vè bá láp” ấy là những câu thơ chỉ có hai chữ nối tiếp nhau để diễn tả một tâm tư bất định, một sửa soạn của bùng vỡ, một phá đổ kinh hoàng của những cơn điên ngầm ngầm trong tâm não:
Ðịa cầu
Địa cầu
Trăng khô
Ðang xối
Trên gối Thiên thu
U u
Ta hát
Rợn mát
Vô thần
Vỹ nhân
Ðồ bỏ
Thiên tài
Cặc lõ
Ðịa cầu
Ðịa cầu
Càng sống
Càng lâu
Tóc râu
Càng mọc
Ta càng
Muốn chọc
Khiêng đi
Ngay chóc
Những câu thơ mà khi đọc lên,thấy được cảm giác của một người đang mê lạc vào một không gian thời gian khác mà ở đó nỗi hậm hực, niềm phẫn uất trào ra trên ngôn ngữ để mờ nhạt đi cái câu thúc, cái giam cấm của giây phút hiện tiền. Thơ như những tiếng cười cợt, nhổ vào cuộc sống những nỗi niềm của một thời thế lộn nhào nhiễu nhương…
Năm 1972, Nguyễn Ðức Sơn đã làm những câu thơ như vậy thì năm 1987, trong khi sống ở chế độ XHCN đã cũng với những câu hai chữ ấy mạnh mẽ phản ứng trước sự trái tai gai mắt:
Ðụ mẹ
Cây bông
Hắn không
Lao động
Ai trồng
Chật chỗ
Mày nhổ
Xem sao
Máu trào
Thiên cổ
Một bài khác cũng với thi tứ ấy ví von ấy phẫn nộ ấy:
Bông hồng
Mới nở
Mắc cỡ
Ðời hay
Hương sắc
Ai bày
Sáng nay
Ta chết
Khi nghệ thuật không còn chỗ đứng, khi cái đẹp bị dày vò dẹp bỏ để thay vào những lý tưởng bắt buộc con người phải tuân theo những lý thuyết của những kẻ không tim không óc chỉ nhìn gần mà chẳng thấy xa. Khi Cộng Sản chiếm được cả nước, những hoa viên đẹp, những bãi cỏ tươi xanh, những lề đường sạch sẽ được cuốc lên, đào bới nham nhở để trồng những luống khoai lang, những cây khoai mì trơ trẽn chỉ có giá trị tượng trưng nhắc nhở lao động mà không có giá trị thực tế nào. Bởi vậy nên Nguyễn Ðức Sơn mới viết: “Máu trào. Thiên cổ” hay: “Sáng nay/ Ta chết”…
Khi in tập thơ Tịnh Khẩu, Nguyễn Ðức Sơn đã viết:
… Mà có lẽ từ đây về sau, cũng vậy thôi, tôi không tìm được ngôn ngữ để nói về những tác phẩm văn và thơ của tôi nữa. Lửa và Tịch Mịch, hay đúng hơn, Lửa Tịch Mịch đã tràn ngập cả xác hồn tôi từ bao giờ rồi, kể cả, và đôi khi, nhất là, trong những giòng chữ đùa ngịch vô ý thức (hiểu trên cả bình diện luân lý và triết lý) làm cho ngay cả những ai quen hay lạ vốn có thiện cảm mạnh mẽ với tôi đều phải lắc đầu. Khởi điểm của ngộ nhận đó…
Nhà văn Bửu Ý là một người bạn và có nhiều hiểu biết về cuộc sống của ông trong một truyện có viết và ví Nguyễn Ðức Sơn như một con tê giác cứ húc bừa húc bãi về phía trước như có một ngọn lửa đốt thâm tâm. Ông lao về những đích đến nhiều khi không định hướng bởi sự thôi thúc nào đó. Với người, ông cáu kỉnh gây sự, không lý gì đến bạn mà cũng chẳng ngại ngùng gì với thù, nói và viết theo ý riêng mình kiểu của một kẻ quen sống đơn độc trong cách ăn nói cư xử có sự nghiệt ngã phê phán quá đáng. Nhưng với thiên nhiên thì mở lòng ra, thoải mái rất thong dong ở những vùng biển vùng núi của những quá khứ của cuộc sống đã qua của những mơ ước đã có, đã hằng hiện hữu…