Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Nguyễn Huy Thiệp nổi tiếng về những truyện ngắn. Với những truyện như Phẩm Tiết, Tướng Về Hưu, Vàng Lửa, Kiếm Sắc, Cún, Con Gái Thủy Thần,... đã tạo nhiều ảnh hưởng trong giới làm văn học nghệ thuật trong nước và lôi cuốn theo cả giới độc giả. Truyện của ông có người thích có người không ưa và đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận. Những tác phẩm của ông xuất hiện trong một thời kỳ mà có nhiều nhận định cho rằng bắt đầu cuộc đổi mới văn học sau tín hiệu của lời tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ ở trong nước của Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh.
Nguyễn Huy Thiệp nổi tiếng về những truyện ngắn. Với những truyện như Phẩm Tiết, Tướng Về Hưu, Vàng Lửa, Kiếm Sắc, Cún, Con Gái Thủy Thần,... đã tạo nhiều ảnh hưởng trong giới làm văn học nghệ thuật trong nước và lôi cuốn theo cả giới độc giả. Truyện của ông có người thích có người không ưa và đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận. Những tác phẩm của ông xuất hiện trong một thời kỳ mà có nhiều nhận định cho rằng bắt đầu cuộc đổi mới văn học sau tín hiệu của lời tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ ở trong nước của Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh.
Nhưng, Tuổi 20 Yêu Dấu lại là tiểu thuyết đầu tay của Nguyễn Huy Thiệp. Từ thể loại truyện ngắn đổi sang tiểu thuyết, đã có nhiều thay đổi từ bút pháp đến suy tưởng. Tuổi 20 Yêu Dấu được viết xong năm 2003, được xuất bản ở hải ngoại năm 2004 do nhà xuất bản Văn Mới năm 2004 và được chuyển sang Pháp ngữ năm 2005 với tên “A Nos Vingt Ans” nhà xuất bản L’Aube, dịch giả Sean James Rose. Và đến bây giờ, tháng 9 năm 2018, được chính thức ra mắt. Trên mạng, tiểu thuyết này cũng được phổ biến khá rộng rãi.
Lý do nào mà tiểu thuyết này xuất bản chậm trễ như vây, là một độc giả tôi cũng có chút quan tâm. Một cách ngờ ngợ, tôi tự đặt câu hỏi, có phải vì cái lối hay xử dụng ẩn dụ, ý tại ngôn ngoại của Nguyễn Huy Thiệp làm những người lãnh đạo bộ máy tuyên huấn của chế độ nghi ngại có sự ám chỉ nào đó. Tại sao, tác giả Nguyễn Huy Thiệp lại chọn một nhà xuất bản ở hải ngoại in cuốn sách này khi vừa hoàn thành? Dù biết rằng tầm phổ biến ở hải ngoại chắc chắn không bằng trong nước. Dân số cả trăm triệu ở trong nước so với vài ba triệu ở hải ngoại là một sự chênh lệch lớn. Thế mà, tại sao Nguyễn Huy Thiệp lại có quyết định như thế? Không biết có phải vì hai ông quan tuyên huấn và kiểm duyệt không? Cái bóng đen tối thẳm của văn học trong nước cứ chực chờ đe dọa những người cầm bút?
Như vậy là sau hơn 15 năm, cuốn tiểu thuyết “Tuổi 20 Yêu Dấu” mới chính thức phát hành ở Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (giám đốc Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn - đơn vị chịu trách nhiệm xuất bản) cho biết:
Để ra được cuốn sách này rất khó khăn. Tôi nói thật chúng tôi đứng trước nhiều thách thức áp lực. Nhưng vẫn quyết định làm cuốn sách này là bởi tôi thấy nó cần thiết cho xã hội cho thanh niên...
Tuổi 20 Yêu Dấu là một thông điệp lớn và đau đớn của Nguyễn Huy Thiệp trả lời cho một câu hỏi hệ trọng về những người trẻ hiện nay. Hãy đón nhận nó, đọc nó, lắng nghe nó, chúng ta sẽ tìm thấy những điều rất quan trọng ngay từ bậc cửa nhà mình cho đến ra ngoài quảng trường rộng lớn.
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, biên tập viên của tiểu thuyết “Tuổi 20 Yêu Dấu” đã nhận xét:
Tuổi 20 Yêu Dấu, theo tôi, bất chấp câu chuyện có phần đơn giản, bất chấp cái kết hơi gượng gạo, vẫn là một dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nó là một mầu sắc khác trong hệ thống những nhân vật thanh niên mới lớn của Nguyễn Huy Thiệp, làm dầy dặn hơn và đầy đủ hơn góc nhìn của nhà văn về nhóm nhân vật mà tôi cho là quan trọng trong thế giới nghệ thuật của ông.
Và cũng theo Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, tiểu thuyết này có phần sút kém hơn so với những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy không xuất sắc bằng những truyện ngắn làm Nguyễn Huy Thiệp nổi danh, nhưng Tuổi 20 Yêu Dấu vẫn có nét thú vị và nhiều vấn đề đáng suy ngẫm.
Năm 2007, Nguyễn Huy Thiệp đã viết “Tiểu Long Nữ” và “Gạ Tình Lấy Điểm”, những tiểu thuyết mà ông tự gọi là “tiểu thuyết ba xu” và ông tự khai là viết vì tiền, bởi đời sống của ông lúc đó đang khó khăn. Những nhà văn cùng thời với ông nửa tin nửa ngờ.
Bảo Ninh: Đừng có tin Nguyễn Huy Thiệp viết vì... tiền. Ông ấy nói đùa đấy. Đôi khi ông ấy nói quá lên như vậy để tự bỡn mình thôi...
Võ Thị Hảo: Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn có quyền viết những gì ông thích. Vì đó là tự do cá nhân. Mà viết văn để kiếm tiền thì có sao đâu. Miễn là ngòi bút phải lương thiện và không làm hại đến ai cả. Nhưng ở trường hợp Nguyễn Huy Thiệp có thể chúng ta cần lý giải theo một cách khác. Trong cuộc đời có những khoảnh khắc người ta làm nên kỳ tích nhưng sau đó phải trở về với đời thường. Anh hoa của ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp đã hết thời phát tiết. Và trong một giai đoạn nhất định ông đã có những đóng góp không thể phủ nhận đối với nền văn học Việt Nam. Hãy ghi nhận cống hiến của ông ở thời điểm đó và làm quen với những gì đang xảy ra. Đó là chuyện bình thường, không có gì phải lên án.
Dạ Ngân: Theo tôi có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của Nguyễn Huy Thiệp. Thứ nhất Nguyễn Huy Thiệp không thành công ở tiểu thuyết. Anh thất bại ngay từ cuốn đầu tiên. Tuổi 20 Yêu Dấu. Tạng của Nguyễn Huy Thiệp là truyện ngắn. Thứ hai, do hoàn cảnh riêng anh cũng có những bức xúc nhất định về tiền. Nhưng nếu anh giải tỏa những bức xúc đó bằng cách viết báo thì hay hơn, chứ bằng văn chương thì không ổn. Vì nếu viết báo Nguyễn Huy Thiệp sẽ là một cây bút láu cá lão luyện có nghề. Thứ ba có lẽ sự nghiệp này đã đi qua thời đỉnh cao giờ là lúc anh đang thong dong xuống dốc. Quy luật vận động là vậy đã đi lên nghĩa là phải có lúc đi xuống. Làm sao duy trì phong độ mãi được? Nguyễn Huy Thiệp đã hoàn thành vai trò của một người viết giờ là lúc anh chơi văn. Nhưng giá như anh chuyển sang viết hồi ký văn học hay báo chí, người đọc sẽ có nhiều điều để mong đợi.
Có người nhận xét, viết về cái ác không ai qua được Nguyễn Huy Thiệp ở trong nước. Khi những truyện ngắn của ông xuất hiện, đã gây ra những dư luận xôn xao. Có người khen, thì khen đến ngất trời nhưng có người chê thì cũng đem xuống tận bùn đen. Viết về một thời đại nhiễu nhương mà những bi thảm phần đông đều do con người tạo ra cho nhau và cái mầm ác đã nẩy ra từ những khó khăn đời sống mà con người phải bằng mọi giá để vượt qua như một khả năng sinh tồn. Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp, lúc nào cũng băn khoăn giữa hai bờ thiện ác nhưng rồi kết cuộc cũng phải cuốn theo đi từ những con sóng đời sống đưa đẩy.
Nguyễn Huy Thiệp có muốn lột tả một xã hội đen tối đầy bi thảm của Việt Nam hiện tại mà người ta gọi là văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa không? Tôi nghĩ không chắc. Với giọng văn có lúc cay đắng, có lúc mỉa mai, khi khôi hài, khi triết lý, truyện của ông nửa đùa nửa thật với tham vọng đi đến tận cùng suy nghĩ của người đọc.
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có nét đặc thù của văn học Việt Nam. Một tác giả, nhà văn Ðặng Thân, đã có nhận xét khá độc đáo về chân dung văn học này:
Ðể kết thúc bài viết về một Nguyễn Huy Thiệp “cởi quần” để “đổi mới” xin được nhắc tới một thành quả văn học có tính độc sáng của người “cởi quần” mà không ai có thể quên được: anh là người đầu tiên văng cứt vào văn học Việt Nam một cách trắng trợn, hiệu quả và day dứt nhất. Từ “Trương Chi”, “Phẩm tiết” cho đến “Còn mãi một tình yêu” hay “Chuyện ông Móng”, cứt hiện lên với mọi hình thái cao quý, hiên ngang, phũ phàng, bộc trực, chân thực, phản kháng, khủng bố và đầy nhân tính của nó. Chính nhờ thế mà anh có một hỗn danh vinh dự có nhẽ còn hơn cả Huân Chương Sao Vàng mà hình như phải là người thấu hiểu Phật Tính mới dám nhận - nhiều người gọi anh là “Thiệp Cứt”. Phải chăng đó là nền tảng cho truyện ngắn bất hủ của anh về sáng tạo văn chương… Văn chương phải bất chấp hết, ngập trong bùn, xục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh…
Nguyễn Huy Thiệp đã nổi tiếng với những “Tướng về Hưu”, những “Con Gái Thủy Thần”, những truyện ngắn tả về cái ác của xã hội và cái mặt trái sa đọa của nó. Ông được những nhà phê bình văn học nhận định và coi như là một khuôn mặt văn chương nổi bật của thời đổi mới văn học ở trong nước. Nhưng, ở những tác phẩm về sau này của ông thì sự đón nhận có kém đi. Có người nói ông đã phần nào “thương mại hóa văn chương” nên những tâm sự, những nỗi niềm không còn gây bức xúc cho dư luận của văn giới như xưa.
Một tiểu thuyết đầu tay, sau những truyện ngắn nổi tiếng, là “Tuổi 20 Yêu Dấu” đã được nhà xuất bản L’Edition de L’Aube in năm 2005 với bản Pháp ngữ của dịch giả Sean James Rose nhan đề “À Nos Vingt Ans”, một nhan đề mà Nguyễn Huy Thiệp không thích lắm vì cho rằng không gói ghém được ý tình của câu chuyện.
Khi “Tuổi 20 Yêu Dấu” được xuất bản, trong giới nhận xét, phê bình văn học có nhiều ý kiến tương phản nhau. Có người nói rằng khi giở trang đầu, giấy trắng tinh, rồi lần lần những trang chữ bôi đen càng ngày càng đậm nét. Nhưng khi đóng cuốn sách lại, những bôi lem tự nhiên không còn, trang giấy lại trắng tinh. Có ai nghĩ Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn hay nói về và viết về cái ác, cái xấu!!!
Nhưng cũng có nhận định ngược lại. Ông viết về cái xấu, cái ác quen thuộc của ông và giải quyết nó bằng những giải pháp xem ra không thực tế và cái tư tưởng mà ông muốn truyền đạt xem ra mơ hồ. Trở về thiên nhiên, làm thành con người mới, nhân vật tên Khuê trong truyện muốn nói lên một thông điệp nào?
Trong một cuộc phỏng vấn để trả lời một câu hỏi tại sao ông tin tưởng rằng Tuổi 20 Yêu Dấu sẽ đắt hàng, ông nói:
Trong cuộc sống có nhiều sự chọn lựa. Chỉ cần độc giả đọc sách một lèo là nhà văn đã thành công rồi. Ðã vậy viết cho người trẻ tuổi cũng không phải là chuyện dễ. Cao siêu quá thì họ chán. Tầm thường quá cũng không ổn. Tôi đã thử cho các tay buôn, dân chơi đọc bản thảo Tuổi 20 Yêu Dấu, thấy họ đọc liền mạch 7 chương. Ðấy là cơ sở tôi tin: “hàng của mình sẽ bán chạy”.
Có người lại nhận xét, Nguyễn Huy Thiệp đã bỏ sở trường của mình để viết truyện dài nên cái “tinh chất” văn chương bị giảm đi. Và chính cái khuynh hướng nhắm vào mặt tối đen của cuộc sống nên sự chửi trời, chửi người, chửi đời hầu như làm người đọc ít tìm được cái mới lạ cái tinh tuyền của ngôn ngữ.
Tác giả mô tả cái mặt thật của đời sống, của xã hội đương thời từ mặt giáo dục, y tế, đạo đức đến văn chương, toàn là những hiện tượng thẳm tối của một xã hội bị phá sản băng hoại. Nhưng, rồi ông lại mượn cái trong lành của biển cả với thiên nhiên cũng như đời sống những người lao động chân chất để làm bức tranh tả thực bớt đi được những bóng tối đè nặng…
Nguyễn Huy Thiệp vào chuyện với một câu nói dung tục nhưng gây nhiều ấn tượng. “Chẳng ai hiểu cóc khô gì!”. Và câu nói ấy cứ nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc dạo đầu của một phẫn nộ tuổi trẻ. Ở cõi sống phức tạp ấy, con người thường lạc vào những mê cung chẳng có lối ra. Khuê, một chàng trai 20 tuổi nhưng có suy nghĩ và nhận xét của một ông già sáu bẩy mươi và đã phải chịu qua nhiều cảnh ngộ đắng cay. Một “ông cụ non” đúng nghĩa, lúc nào cũng chăm chăm lật tẩy những giả dối của cuộc đời. Những kinh nghiệm đắt giá của một thời xáo trộn ngửa nghiêng.
… Chẳng ai hiểu cóc khô gì! ví dụ như ở trường học. Tôi ngạc nhiên vì tại sao người ta lại đi nhồi nhét hàng mớ kiến thức chữ nghĩa như thế vào đầu bọn trẻ bao nhiêu năm trời? Tôi công nhận những kiến thức tiểu học là có lý. Những thầy cô giáo thật đúng là thầy cô giáo! Họ đúng là những bậc thánh, mặc dầu các thày cô giáo tiểu học ở đâu cũng vậy, họ đều có vẻ nghèo nàn, nhếch nhác và bẩn thỉu. Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vất đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức nói nhăng nói cuội trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên, kiệt sức, ấm ớ, dở hơi hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh. Tất cả những thanh niên thành đạt của nền gióa dục đó đều là những tên lưu manh một trăm phần trăm, Tôi xin thề như vậy…
Khuê là một cậu con trai trong một gia đình mà người bố là một người viết văn nổi tiếng. Nhân vật này từ đầu tới cuối truyện không xuất hiện nhưng là cái bóng và lúc nào cũng như song song với cuộc đời Khuê. Những biến cố trong đời đều thấp thoáng hình dáng của người bố và ngay cả khi chấm dứt câu chuyện. Những người bạn của bố Khuê như bác Bảo Ðịnh, như nhà thơ Nhan Như Ngọc hiện diện như một ảnh hưởng gián tiếp lên cuộc sống. Khi từ đảo hoang trở về, Khuê đọc trên trang báo cũ của tiệm hớt tóc mới biết bố mình đã qua đời. Lúc ấy, anh mới biết được cái ảnh hưởng lớn lao của bậc sinh thành mình.
Mở đầu câu chuyện là “chẳng ai hiểu cóc khô gì!” thì đóng câu chuyện là:
Tôi biết bố tôi nhiều khi đã phải trăn trở dằn vặt với chính mình. Ông viết ít, bởi chính ông cũng có lúc nhận ra sự vô nghĩa của văn học.
Hay:
... Tôi biết bố tôi sẽ tha thứ cho tôi vì những “lỗi lầm xã hội” của tôi. Ông hiểu và cũng bất lực trước những lỗi lầm xã hội ấy. Tôi phải cứu tôi và chẳng có ai làm được hộ tôi chuyện ấy.
Tôi đã hiểu tại sao có những vết nhăn đau khổ trên mặt bố tôi. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Tư tưởng nhân đạo, tình cảm nhân đạo đã chẳng được ai đoái hoài đến nếu không có những nhà văn với cách trình bày ngu ngơ (mà đôi khi họ cứ chắc mẩm đó là nghệ thuật), họ trình bày ra một cách vụng về nông cạn (mà đôi khi họ cứ chắc mẩm đó là sâu sắc)…
Những chữ hiểu, chữ biết như để xác định lại cái thái độ phẫn nộ dung tục lúc đầu. Từ không hiểu đến hiểu, từ thái độ phẫn nộ gạt bỏ đến thái độ chấp nhận thông cảm đã phải qua những không gian thời gian phức tạp và đầy biến cố.
Thời gian là một năm nhưng không gian thì trải rộng ra từ nhiều nơi chốn khác nhau. Bị đuổi học và đuổi khỏi nhà, lang thang trên hè phố Hà Nội ban đêm, từ chỗ này qua chỗ nọ, tiếp xúc với nhiều thành phần du thủ du thực có, đua đòi có, phóng đãng có rồi trôi dạt lên tận Lạng Sơn rồi đến vịnh Cát Bà làm một Lỗ Bình Sơn tân thời.
Trở về với thiên nhiên trong cái tâm thức “chẳng có ai ngoài mình tự cứu mình”, Khuê đã vượt qua được cơn ghiền ma túy để thành một người khác, lành mạnh từ thể xác đến tinh thần. Sự phẫn nộ trước cái ác cái bất toàn của xã hội đã thay vào niềm hăm hở lên đường:
... Chắc chắn tôi phải về nhà chịu tang bố tôi. Ngay hôm nay. Ngay lúc này. Có thể tôi sẽ học lại đại học. Có thể tôi sẽ ở cùng mẹ tôi một thời gian. Mẹ thì không bao giờ được quên. Có thể tôi sẽ viết văn giống như bố tôi hoặc làm một nghề gì khác. Dù sao đi nữa cuộc sống cũng có những giá trị đẹp đẽ của nó, không thể vì bất cứ lý do gì mà hủy hoại nó đi. Bạn trẻ, tin tôi đi! Nếu chưa trưởng thành, chưa thực sự đủ lông đủ cánh thì bạn cũng đừng vội vã tuột xích như tôi. Và mái tóc bạc trên đầu tuổi xanh.
Tôi là Khuê. Năm nay tôi 21 tuổi. Phía trước tôi là cả cuộc đời mà tôi phải tìm hiểu và khám phá nó!
Hình như chữ khám phá rất chính xác từ những gì mà Nguyễn Huy Thiệp muốn bày tỏ. Nhìn con người từ bề ngoài, khó ai biết được bên trong. Có những khuôn mặt mô phạm nhưng bên trong tâm hồn là những lầy nhầy kinh tởm. Cũng như, ở bề ngoài đàng điếm nhưng bên trong chân thật chất người.
Xã hội mà Nguyễn Huy Thiệp mô tả là một xã hội coi trọng đồng tiền và những giá trị đạo đức là những điều phù phiếm. Ở bệnh viện, tất cả mua được bằng tiền có khi cả mạng sống con người nữa. Không có lòng bác ái từ thiện, mà chỉ có tính vụ lợi ích kỷ. Bác sĩ, y tá, là những máy làm tiền cắt cổ bệnh nhân. Chuyện kể, một chút lãnh đạm, một chút chủ quan, nhưng tựu chung vẫn là một thái độ cam chịu không thể làm gì khác hơn.
Những người trẻ, khi nhìn thấy những tha hóa của cuộc sống đã nổi loạn bằng nhiều hình thức. Rốt cuộc đi vào những ngõ cụt. Tác giả đã viết những sự thực mà tất cả là những vệt đen sẫm màu, của một thời đại vong thân.
Ðọc Nguyễn Huy Thiệp, qua “Tuổi 20 Yêu Dấu”, có ai nghĩ văn chương của ông không phải chỉ toàn những tăm tối và luôn rình rình để mô tả cái xấu xa, đốn mạt của con người như đã bị buộc tội. Nhân vật Khuê, dù ở trong tình trạng bị “tuột xích” nhưng vẫn đứng dậy được. Ông có nhiều mẫu nhân vật khá tiêu biểu cho những thời kỳ đặc biệt của đất nước. Dù ở vị trí nào cũng phải nhận ông là một người có tài năng. Những “Tướng Về Hưu”, “Những Ngọn Gió Hua Tát”, “Vàng Lửa”, “Phẩm Tiết”,… có những giá trị không phủ định được.
Dường như, ông thích nói những điều mà những người quyền thế đương thời không muốn nghe, không muốn nhắc đến. Như thế hệ của ông nôn mửa vào những cuộc chiến tranh giải phóng chống Pháp và Hoa Kỳ. Cũng như chân lý cuối cùng là sự lầm lẫn, nhà văn thực ra chỉ viết được có độc nhất một cuốn sách, đó là tự viết về mình. Và ở Việt Nam có rất nhiều sách nhưng người ta chỉ đọc sách của các vị thánh… Những suy tưởng độc lập và khác lạ trong một nền văn học được mệnh danh “minh họa” như thế đã làm nhiều người phê bình ông với nhiều sự áp đặt. Chính trị đã đặt vào trong văn chương và trở thành một loại cân đo không chính xác.
Và hình như, ông cũng thường hay suy nghĩ về công việc của mình:
... Viết văn, đó là công việc không dễ dàng gì. Nhiều khi đùa bỡn, bố tôi vẫn bảo đó là một công việc thổ tả, công việc chết người.
Cái khó của một nhà văn đó là việc anh ta phải độc hành kỳ đạo trong cuộc đời mình. Nó gần như công việc của các bậc tiểu thánh. Ðiều khốn nạn, trớ trêu và cũng là điểm yếu của một nhà văn là dù hiểu đời, lịch lãm đến đâu cuối cùng anh ta vẫn phải hành xử và biết trình bày tư tưởng nhân đạo một cách nghệ thuật. Giá trị nhân đạo là lý do duy nhất để cho văn học tồn tại, trước khi nói đến chức năng giải trí hay mua vui.
Bố tôi từng cho rằng công cụ của nhà văn, cũng giống như tôn giáo, như chính trị - đấy là lời chết người là ở chỗ đó vì họ luôn có nguy cơ phải tranh chấp, phải đối mặt hoặc đồng hành với hai thế lực kia. Về cơ bản, nhà văn đứng về số đông nhân dân, đôi khi bất đắc dĩ còn là đại diện không công của họ, một danh chức hão huyền chẳng béo bở gì.
Một nhà văn giỏi, giống như một mỹ nhân, một thợ khéo tay luôn có nguy cơ bị chiếm hữu... Ðể thoát hiểm được, cách duy nhất là từ chối danh lợi, trong khi đó danh lợi - oái oăm thay, nhiều khi là động lực sống, mục tiêu sống của con người. Ðạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh. Trên đời cũng chỉ có mỗi một mình Lão Tử…
Lý do nào mà tiểu thuyết này xuất bản chậm trễ như vây, là một độc giả tôi cũng có chút quan tâm. Một cách ngờ ngợ, tôi tự đặt câu hỏi, có phải vì cái lối hay xử dụng ẩn dụ, ý tại ngôn ngoại của Nguyễn Huy Thiệp làm những người lãnh đạo bộ máy tuyên huấn của chế độ nghi ngại có sự ám chỉ nào đó. Tại sao, tác giả Nguyễn Huy Thiệp lại chọn một nhà xuất bản ở hải ngoại in cuốn sách này khi vừa hoàn thành? Dù biết rằng tầm phổ biến ở hải ngoại chắc chắn không bằng trong nước. Dân số cả trăm triệu ở trong nước so với vài ba triệu ở hải ngoại là một sự chênh lệch lớn. Thế mà, tại sao Nguyễn Huy Thiệp lại có quyết định như thế? Không biết có phải vì hai ông quan tuyên huấn và kiểm duyệt không? Cái bóng đen tối thẳm của văn học trong nước cứ chực chờ đe dọa những người cầm bút?
Như vậy là sau hơn 15 năm, cuốn tiểu thuyết “Tuổi 20 Yêu Dấu” mới chính thức phát hành ở Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều (giám đốc Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn - đơn vị chịu trách nhiệm xuất bản) cho biết:
Để ra được cuốn sách này rất khó khăn. Tôi nói thật chúng tôi đứng trước nhiều thách thức áp lực. Nhưng vẫn quyết định làm cuốn sách này là bởi tôi thấy nó cần thiết cho xã hội cho thanh niên...
Tuổi 20 Yêu Dấu là một thông điệp lớn và đau đớn của Nguyễn Huy Thiệp trả lời cho một câu hỏi hệ trọng về những người trẻ hiện nay. Hãy đón nhận nó, đọc nó, lắng nghe nó, chúng ta sẽ tìm thấy những điều rất quan trọng ngay từ bậc cửa nhà mình cho đến ra ngoài quảng trường rộng lớn.
Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, biên tập viên của tiểu thuyết “Tuổi 20 Yêu Dấu” đã nhận xét:
Tuổi 20 Yêu Dấu, theo tôi, bất chấp câu chuyện có phần đơn giản, bất chấp cái kết hơi gượng gạo, vẫn là một dấu ấn trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp. Nó là một mầu sắc khác trong hệ thống những nhân vật thanh niên mới lớn của Nguyễn Huy Thiệp, làm dầy dặn hơn và đầy đủ hơn góc nhìn của nhà văn về nhóm nhân vật mà tôi cho là quan trọng trong thế giới nghệ thuật của ông.
Và cũng theo Nguyễn Hoàng Diệu Thủy, tiểu thuyết này có phần sút kém hơn so với những truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp. Tuy không xuất sắc bằng những truyện ngắn làm Nguyễn Huy Thiệp nổi danh, nhưng Tuổi 20 Yêu Dấu vẫn có nét thú vị và nhiều vấn đề đáng suy ngẫm.
Năm 2007, Nguyễn Huy Thiệp đã viết “Tiểu Long Nữ” và “Gạ Tình Lấy Điểm”, những tiểu thuyết mà ông tự gọi là “tiểu thuyết ba xu” và ông tự khai là viết vì tiền, bởi đời sống của ông lúc đó đang khó khăn. Những nhà văn cùng thời với ông nửa tin nửa ngờ.
Bảo Ninh: Đừng có tin Nguyễn Huy Thiệp viết vì... tiền. Ông ấy nói đùa đấy. Đôi khi ông ấy nói quá lên như vậy để tự bỡn mình thôi...
Võ Thị Hảo: Nguyễn Huy Thiệp hoàn toàn có quyền viết những gì ông thích. Vì đó là tự do cá nhân. Mà viết văn để kiếm tiền thì có sao đâu. Miễn là ngòi bút phải lương thiện và không làm hại đến ai cả. Nhưng ở trường hợp Nguyễn Huy Thiệp có thể chúng ta cần lý giải theo một cách khác. Trong cuộc đời có những khoảnh khắc người ta làm nên kỳ tích nhưng sau đó phải trở về với đời thường. Anh hoa của ngòi bút Nguyễn Huy Thiệp đã hết thời phát tiết. Và trong một giai đoạn nhất định ông đã có những đóng góp không thể phủ nhận đối với nền văn học Việt Nam. Hãy ghi nhận cống hiến của ông ở thời điểm đó và làm quen với những gì đang xảy ra. Đó là chuyện bình thường, không có gì phải lên án.
Dạ Ngân: Theo tôi có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của Nguyễn Huy Thiệp. Thứ nhất Nguyễn Huy Thiệp không thành công ở tiểu thuyết. Anh thất bại ngay từ cuốn đầu tiên. Tuổi 20 Yêu Dấu. Tạng của Nguyễn Huy Thiệp là truyện ngắn. Thứ hai, do hoàn cảnh riêng anh cũng có những bức xúc nhất định về tiền. Nhưng nếu anh giải tỏa những bức xúc đó bằng cách viết báo thì hay hơn, chứ bằng văn chương thì không ổn. Vì nếu viết báo Nguyễn Huy Thiệp sẽ là một cây bút láu cá lão luyện có nghề. Thứ ba có lẽ sự nghiệp này đã đi qua thời đỉnh cao giờ là lúc anh đang thong dong xuống dốc. Quy luật vận động là vậy đã đi lên nghĩa là phải có lúc đi xuống. Làm sao duy trì phong độ mãi được? Nguyễn Huy Thiệp đã hoàn thành vai trò của một người viết giờ là lúc anh chơi văn. Nhưng giá như anh chuyển sang viết hồi ký văn học hay báo chí, người đọc sẽ có nhiều điều để mong đợi.
Có người nhận xét, viết về cái ác không ai qua được Nguyễn Huy Thiệp ở trong nước. Khi những truyện ngắn của ông xuất hiện, đã gây ra những dư luận xôn xao. Có người khen, thì khen đến ngất trời nhưng có người chê thì cũng đem xuống tận bùn đen. Viết về một thời đại nhiễu nhương mà những bi thảm phần đông đều do con người tạo ra cho nhau và cái mầm ác đã nẩy ra từ những khó khăn đời sống mà con người phải bằng mọi giá để vượt qua như một khả năng sinh tồn. Nhân vật của Nguyễn Huy Thiệp, lúc nào cũng băn khoăn giữa hai bờ thiện ác nhưng rồi kết cuộc cũng phải cuốn theo đi từ những con sóng đời sống đưa đẩy.
Nguyễn Huy Thiệp có muốn lột tả một xã hội đen tối đầy bi thảm của Việt Nam hiện tại mà người ta gọi là văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa không? Tôi nghĩ không chắc. Với giọng văn có lúc cay đắng, có lúc mỉa mai, khi khôi hài, khi triết lý, truyện của ông nửa đùa nửa thật với tham vọng đi đến tận cùng suy nghĩ của người đọc.
Nguyễn Huy Thiệp là một nhà văn có nét đặc thù của văn học Việt Nam. Một tác giả, nhà văn Ðặng Thân, đã có nhận xét khá độc đáo về chân dung văn học này:
Ðể kết thúc bài viết về một Nguyễn Huy Thiệp “cởi quần” để “đổi mới” xin được nhắc tới một thành quả văn học có tính độc sáng của người “cởi quần” mà không ai có thể quên được: anh là người đầu tiên văng cứt vào văn học Việt Nam một cách trắng trợn, hiệu quả và day dứt nhất. Từ “Trương Chi”, “Phẩm tiết” cho đến “Còn mãi một tình yêu” hay “Chuyện ông Móng”, cứt hiện lên với mọi hình thái cao quý, hiên ngang, phũ phàng, bộc trực, chân thực, phản kháng, khủng bố và đầy nhân tính của nó. Chính nhờ thế mà anh có một hỗn danh vinh dự có nhẽ còn hơn cả Huân Chương Sao Vàng mà hình như phải là người thấu hiểu Phật Tính mới dám nhận - nhiều người gọi anh là “Thiệp Cứt”. Phải chăng đó là nền tảng cho truyện ngắn bất hủ của anh về sáng tạo văn chương… Văn chương phải bất chấp hết, ngập trong bùn, xục tung lên, thoát thành bướm và hoa, đấy là chí thánh…
Nguyễn Huy Thiệp đã nổi tiếng với những “Tướng về Hưu”, những “Con Gái Thủy Thần”, những truyện ngắn tả về cái ác của xã hội và cái mặt trái sa đọa của nó. Ông được những nhà phê bình văn học nhận định và coi như là một khuôn mặt văn chương nổi bật của thời đổi mới văn học ở trong nước. Nhưng, ở những tác phẩm về sau này của ông thì sự đón nhận có kém đi. Có người nói ông đã phần nào “thương mại hóa văn chương” nên những tâm sự, những nỗi niềm không còn gây bức xúc cho dư luận của văn giới như xưa.
Một tiểu thuyết đầu tay, sau những truyện ngắn nổi tiếng, là “Tuổi 20 Yêu Dấu” đã được nhà xuất bản L’Edition de L’Aube in năm 2005 với bản Pháp ngữ của dịch giả Sean James Rose nhan đề “À Nos Vingt Ans”, một nhan đề mà Nguyễn Huy Thiệp không thích lắm vì cho rằng không gói ghém được ý tình của câu chuyện.
Khi “Tuổi 20 Yêu Dấu” được xuất bản, trong giới nhận xét, phê bình văn học có nhiều ý kiến tương phản nhau. Có người nói rằng khi giở trang đầu, giấy trắng tinh, rồi lần lần những trang chữ bôi đen càng ngày càng đậm nét. Nhưng khi đóng cuốn sách lại, những bôi lem tự nhiên không còn, trang giấy lại trắng tinh. Có ai nghĩ Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn hay nói về và viết về cái ác, cái xấu!!!
Nhưng cũng có nhận định ngược lại. Ông viết về cái xấu, cái ác quen thuộc của ông và giải quyết nó bằng những giải pháp xem ra không thực tế và cái tư tưởng mà ông muốn truyền đạt xem ra mơ hồ. Trở về thiên nhiên, làm thành con người mới, nhân vật tên Khuê trong truyện muốn nói lên một thông điệp nào?
Trong một cuộc phỏng vấn để trả lời một câu hỏi tại sao ông tin tưởng rằng Tuổi 20 Yêu Dấu sẽ đắt hàng, ông nói:
Trong cuộc sống có nhiều sự chọn lựa. Chỉ cần độc giả đọc sách một lèo là nhà văn đã thành công rồi. Ðã vậy viết cho người trẻ tuổi cũng không phải là chuyện dễ. Cao siêu quá thì họ chán. Tầm thường quá cũng không ổn. Tôi đã thử cho các tay buôn, dân chơi đọc bản thảo Tuổi 20 Yêu Dấu, thấy họ đọc liền mạch 7 chương. Ðấy là cơ sở tôi tin: “hàng của mình sẽ bán chạy”.
Có người lại nhận xét, Nguyễn Huy Thiệp đã bỏ sở trường của mình để viết truyện dài nên cái “tinh chất” văn chương bị giảm đi. Và chính cái khuynh hướng nhắm vào mặt tối đen của cuộc sống nên sự chửi trời, chửi người, chửi đời hầu như làm người đọc ít tìm được cái mới lạ cái tinh tuyền của ngôn ngữ.
Tác giả mô tả cái mặt thật của đời sống, của xã hội đương thời từ mặt giáo dục, y tế, đạo đức đến văn chương, toàn là những hiện tượng thẳm tối của một xã hội bị phá sản băng hoại. Nhưng, rồi ông lại mượn cái trong lành của biển cả với thiên nhiên cũng như đời sống những người lao động chân chất để làm bức tranh tả thực bớt đi được những bóng tối đè nặng…
Nguyễn Huy Thiệp vào chuyện với một câu nói dung tục nhưng gây nhiều ấn tượng. “Chẳng ai hiểu cóc khô gì!”. Và câu nói ấy cứ nhắc đi nhắc lại như một điệp khúc dạo đầu của một phẫn nộ tuổi trẻ. Ở cõi sống phức tạp ấy, con người thường lạc vào những mê cung chẳng có lối ra. Khuê, một chàng trai 20 tuổi nhưng có suy nghĩ và nhận xét của một ông già sáu bẩy mươi và đã phải chịu qua nhiều cảnh ngộ đắng cay. Một “ông cụ non” đúng nghĩa, lúc nào cũng chăm chăm lật tẩy những giả dối của cuộc đời. Những kinh nghiệm đắt giá của một thời xáo trộn ngửa nghiêng.
… Chẳng ai hiểu cóc khô gì! ví dụ như ở trường học. Tôi ngạc nhiên vì tại sao người ta lại đi nhồi nhét hàng mớ kiến thức chữ nghĩa như thế vào đầu bọn trẻ bao nhiêu năm trời? Tôi công nhận những kiến thức tiểu học là có lý. Những thầy cô giáo thật đúng là thầy cô giáo! Họ đúng là những bậc thánh, mặc dầu các thày cô giáo tiểu học ở đâu cũng vậy, họ đều có vẻ nghèo nàn, nhếch nhác và bẩn thỉu. Lên bậc trung học và đại học thì toàn bộ nền giáo dục đều đáng vất đi cả. Kiến thức thì rối rắm, rỗng tuếch, vô bổ, chẳng ai hiểu cóc khô gì. Bọn giáo sư đại học ăn diện và vô đạo đức nói nhăng nói cuội trên bục giảng. Chính họ cũng chẳng hiểu họ nói cái gì. Nền giáo dục trung học và đại học theo tôi là một nền giáo dục ngục tù, khủng bố. Nó làm toàn bộ thanh niên chúng tôi trở nên, kiệt sức, ấm ớ, dở hơi hoặc đểu cáng theo một cách nào đấy. Nó là một nền giáo dục đào tạo lưu manh. Tất cả những thanh niên thành đạt của nền gióa dục đó đều là những tên lưu manh một trăm phần trăm, Tôi xin thề như vậy…
Khuê là một cậu con trai trong một gia đình mà người bố là một người viết văn nổi tiếng. Nhân vật này từ đầu tới cuối truyện không xuất hiện nhưng là cái bóng và lúc nào cũng như song song với cuộc đời Khuê. Những biến cố trong đời đều thấp thoáng hình dáng của người bố và ngay cả khi chấm dứt câu chuyện. Những người bạn của bố Khuê như bác Bảo Ðịnh, như nhà thơ Nhan Như Ngọc hiện diện như một ảnh hưởng gián tiếp lên cuộc sống. Khi từ đảo hoang trở về, Khuê đọc trên trang báo cũ của tiệm hớt tóc mới biết bố mình đã qua đời. Lúc ấy, anh mới biết được cái ảnh hưởng lớn lao của bậc sinh thành mình.
Mở đầu câu chuyện là “chẳng ai hiểu cóc khô gì!” thì đóng câu chuyện là:
Tôi biết bố tôi nhiều khi đã phải trăn trở dằn vặt với chính mình. Ông viết ít, bởi chính ông cũng có lúc nhận ra sự vô nghĩa của văn học.
Hay:
... Tôi biết bố tôi sẽ tha thứ cho tôi vì những “lỗi lầm xã hội” của tôi. Ông hiểu và cũng bất lực trước những lỗi lầm xã hội ấy. Tôi phải cứu tôi và chẳng có ai làm được hộ tôi chuyện ấy.
Tôi đã hiểu tại sao có những vết nhăn đau khổ trên mặt bố tôi. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng. Tư tưởng nhân đạo, tình cảm nhân đạo đã chẳng được ai đoái hoài đến nếu không có những nhà văn với cách trình bày ngu ngơ (mà đôi khi họ cứ chắc mẩm đó là nghệ thuật), họ trình bày ra một cách vụng về nông cạn (mà đôi khi họ cứ chắc mẩm đó là sâu sắc)…
Những chữ hiểu, chữ biết như để xác định lại cái thái độ phẫn nộ dung tục lúc đầu. Từ không hiểu đến hiểu, từ thái độ phẫn nộ gạt bỏ đến thái độ chấp nhận thông cảm đã phải qua những không gian thời gian phức tạp và đầy biến cố.
Thời gian là một năm nhưng không gian thì trải rộng ra từ nhiều nơi chốn khác nhau. Bị đuổi học và đuổi khỏi nhà, lang thang trên hè phố Hà Nội ban đêm, từ chỗ này qua chỗ nọ, tiếp xúc với nhiều thành phần du thủ du thực có, đua đòi có, phóng đãng có rồi trôi dạt lên tận Lạng Sơn rồi đến vịnh Cát Bà làm một Lỗ Bình Sơn tân thời.
Trở về với thiên nhiên trong cái tâm thức “chẳng có ai ngoài mình tự cứu mình”, Khuê đã vượt qua được cơn ghiền ma túy để thành một người khác, lành mạnh từ thể xác đến tinh thần. Sự phẫn nộ trước cái ác cái bất toàn của xã hội đã thay vào niềm hăm hở lên đường:
... Chắc chắn tôi phải về nhà chịu tang bố tôi. Ngay hôm nay. Ngay lúc này. Có thể tôi sẽ học lại đại học. Có thể tôi sẽ ở cùng mẹ tôi một thời gian. Mẹ thì không bao giờ được quên. Có thể tôi sẽ viết văn giống như bố tôi hoặc làm một nghề gì khác. Dù sao đi nữa cuộc sống cũng có những giá trị đẹp đẽ của nó, không thể vì bất cứ lý do gì mà hủy hoại nó đi. Bạn trẻ, tin tôi đi! Nếu chưa trưởng thành, chưa thực sự đủ lông đủ cánh thì bạn cũng đừng vội vã tuột xích như tôi. Và mái tóc bạc trên đầu tuổi xanh.
Tôi là Khuê. Năm nay tôi 21 tuổi. Phía trước tôi là cả cuộc đời mà tôi phải tìm hiểu và khám phá nó!
Hình như chữ khám phá rất chính xác từ những gì mà Nguyễn Huy Thiệp muốn bày tỏ. Nhìn con người từ bề ngoài, khó ai biết được bên trong. Có những khuôn mặt mô phạm nhưng bên trong tâm hồn là những lầy nhầy kinh tởm. Cũng như, ở bề ngoài đàng điếm nhưng bên trong chân thật chất người.
Xã hội mà Nguyễn Huy Thiệp mô tả là một xã hội coi trọng đồng tiền và những giá trị đạo đức là những điều phù phiếm. Ở bệnh viện, tất cả mua được bằng tiền có khi cả mạng sống con người nữa. Không có lòng bác ái từ thiện, mà chỉ có tính vụ lợi ích kỷ. Bác sĩ, y tá, là những máy làm tiền cắt cổ bệnh nhân. Chuyện kể, một chút lãnh đạm, một chút chủ quan, nhưng tựu chung vẫn là một thái độ cam chịu không thể làm gì khác hơn.
Những người trẻ, khi nhìn thấy những tha hóa của cuộc sống đã nổi loạn bằng nhiều hình thức. Rốt cuộc đi vào những ngõ cụt. Tác giả đã viết những sự thực mà tất cả là những vệt đen sẫm màu, của một thời đại vong thân.
Ðọc Nguyễn Huy Thiệp, qua “Tuổi 20 Yêu Dấu”, có ai nghĩ văn chương của ông không phải chỉ toàn những tăm tối và luôn rình rình để mô tả cái xấu xa, đốn mạt của con người như đã bị buộc tội. Nhân vật Khuê, dù ở trong tình trạng bị “tuột xích” nhưng vẫn đứng dậy được. Ông có nhiều mẫu nhân vật khá tiêu biểu cho những thời kỳ đặc biệt của đất nước. Dù ở vị trí nào cũng phải nhận ông là một người có tài năng. Những “Tướng Về Hưu”, “Những Ngọn Gió Hua Tát”, “Vàng Lửa”, “Phẩm Tiết”,… có những giá trị không phủ định được.
Dường như, ông thích nói những điều mà những người quyền thế đương thời không muốn nghe, không muốn nhắc đến. Như thế hệ của ông nôn mửa vào những cuộc chiến tranh giải phóng chống Pháp và Hoa Kỳ. Cũng như chân lý cuối cùng là sự lầm lẫn, nhà văn thực ra chỉ viết được có độc nhất một cuốn sách, đó là tự viết về mình. Và ở Việt Nam có rất nhiều sách nhưng người ta chỉ đọc sách của các vị thánh… Những suy tưởng độc lập và khác lạ trong một nền văn học được mệnh danh “minh họa” như thế đã làm nhiều người phê bình ông với nhiều sự áp đặt. Chính trị đã đặt vào trong văn chương và trở thành một loại cân đo không chính xác.
Và hình như, ông cũng thường hay suy nghĩ về công việc của mình:
... Viết văn, đó là công việc không dễ dàng gì. Nhiều khi đùa bỡn, bố tôi vẫn bảo đó là một công việc thổ tả, công việc chết người.
Cái khó của một nhà văn đó là việc anh ta phải độc hành kỳ đạo trong cuộc đời mình. Nó gần như công việc của các bậc tiểu thánh. Ðiều khốn nạn, trớ trêu và cũng là điểm yếu của một nhà văn là dù hiểu đời, lịch lãm đến đâu cuối cùng anh ta vẫn phải hành xử và biết trình bày tư tưởng nhân đạo một cách nghệ thuật. Giá trị nhân đạo là lý do duy nhất để cho văn học tồn tại, trước khi nói đến chức năng giải trí hay mua vui.
Bố tôi từng cho rằng công cụ của nhà văn, cũng giống như tôn giáo, như chính trị - đấy là lời chết người là ở chỗ đó vì họ luôn có nguy cơ phải tranh chấp, phải đối mặt hoặc đồng hành với hai thế lực kia. Về cơ bản, nhà văn đứng về số đông nhân dân, đôi khi bất đắc dĩ còn là đại diện không công của họ, một danh chức hão huyền chẳng béo bở gì.
Một nhà văn giỏi, giống như một mỹ nhân, một thợ khéo tay luôn có nguy cơ bị chiếm hữu... Ðể thoát hiểm được, cách duy nhất là từ chối danh lợi, trong khi đó danh lợi - oái oăm thay, nhiều khi là động lực sống, mục tiêu sống của con người. Ðạo khả đạo phi thường đạo, danh khả danh phi thường danh. Trên đời cũng chỉ có mỗi một mình Lão Tử…