Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Ở Nguyễn Phan Quế Mai có nhiều câu hỏi đặt ra những vấn nạn. Có cầm nhầm thơ của người khác không? Là dịch “giả” hay dịch “thiệt”? Là nhà thơ yêu nước thật tình hay “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”? Tôi chỉ là một người đọc và trong bài viết này đa phần là những đoạn tôi trích dẫn từ báo mạng và báo viết nên phần nhận định của riêng tôi chỉ là những câu hỏi thắc mắc về những sự kiện đã xảy ra trên văn đàn. Dĩ nhiên, rất chủ quan nhưng không có chất phê phán. Một người đọc mà làm công việc của một phán quan là không hợp lý, có phải?
Có một sự kiện - Ở trong nước đang có một thảm họa dịch thuật?
Ở Nguyễn Phan Quế Mai có nhiều câu hỏi đặt ra những vấn nạn. Có cầm nhầm thơ của người khác không? Là dịch “giả” hay dịch “thiệt”? Là nhà thơ yêu nước thật tình hay “yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa”? Tôi chỉ là một người đọc và trong bài viết này đa phần là những đoạn tôi trích dẫn từ báo mạng và báo viết nên phần nhận định của riêng tôi chỉ là những câu hỏi thắc mắc về những sự kiện đã xảy ra trên văn đàn. Dĩ nhiên, rất chủ quan nhưng không có chất phê phán. Một người đọc mà làm công việc của một phán quan là không hợp lý, có phải?
Có một sự kiện - Ở trong nước đang có một thảm họa dịch thuật?
Tôi đọc một bài viết mô tả sự kiện này mang cùng tên trên internet.
Thời gian gần đây, báo chí và bạn đọc đã phê phán gay gắt một bản dịch tệ hại của nhà xuất bản Thông Tấn - cuốn “Nghề Làm Báo”. Đặc biệt, việc dịch ẩu thể hiện khá rõ trong cuốn “Mật Mã Da Vinci” qua bản dịch của Đỗ Thu Hà với rất nhiều lỗi sai ở rất nhiều trang sách.
Dư luận cũng quan tâm tới các bài phê bình xoay quanh việc dịch của dịch giả trẻ Cao Việt Dũng cùng việc nhà xuất bản Văn Học và công ty Nhã Nam phải ra thông báo thu hồi cuốn sách “Bản Đồ và Vùng Đất”.
Đây là cuốn sách dịch để lại nhiều lỗi thuộc nhiều loại khác nhau: dịch sát nghĩa, dịch chệch nghĩa, dịch sót, diễn đạt tiếng Việt nhiều bất ổn, số lượng lỗi này cao hơn so với chuẩn biên tập, vượt quá số lỗi tối đa cho phép để sách có thể tiếp tục được lưu hành. Rồi hai cuốn sách “Những Kẻ Thiện Tâm” và “Hạt Cơ Bản” qua bản dịch của Cao Việt Dũng cũng có nhiều sai sót.
Tại Hội Thảo Những Vấn Đề Lý Luận và Thực Tiễn Của Văn Học Dịch Hiện Nay do Hội Nhà Văn tổ chức ngày 10/8 vừa qua, nhiều tham luận của các nhà văn, dịch giả đã xới lên những tiêu cực trong lãnh vực dịch sách.
Dịch giả - nhà văn Trang Hạ cho rằng chất lượng sách văn học dịch nằm ở năng lực của dịch giả và trình độ biên tập của biên tập viên các nhà xuất bản nhưng trên thực tế nó nằm hoàn toàn trong tay các đầu nậu sách và công ty sách.
Thảm họa dịch thuật xuất hiện bởi người tổ chức bản thảo không có trình độ, thậm chí có công ty sách đã thuê dịch giả không biết ngoại ngữ để dịch sách qua công cụ dịch của Google rồi viết lại bằng tiếng Việt.
Người biên tập không biết ngoại ngữ, không có khả năng thẩm định bản dịch. Dịch giả coi dịch sách là nghề kiếm cơm không phải là sự nghiệp không cần xây dựng thương hiệu tên tuổi của mình. Có dịch giả dịch tiểu thuyết ẩu đến nỗi mỗi chương sách chỉ dịch một nửa đầu, còn một nửa cuối không dịch. Hóa ra trong quá trình chuyển ngữ dịch giả đã “quên” không kéo chuột xuống để hiển thị nốt nửa cuối trang sách điện tử trên màn hình mà đã chuyển sang dịch luôn chương tiếp theo. Độc giả không có thói quen đòi nhà sản xuất (công ty sách, nhà xuất bản) bảo hành cho sản phẩm lỗi - chị thẳng thắn.
Tại hội thảo nói trên, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng cần có sự phân định giữa dịch văn học hay văn học dịch. Ông nêu ra trường hợp cụ thể về chuyện nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai thời gian gần đây dịch mấy cuốn sách của tác giả nước ngoài sang tiếng Việt và dịch thơ tiếng Việt sang tiếng Anh còn mắc khá nhiều lỗi.
Được “vinh dự” nêu đích danh trong buổi hội thảo về thảm họa dịch thuật trong nước, Nguyễn Phan Quế Mai lại được hệ thống truyền thông trong nước ca tụng là người “đang cần mẫn gieo cấy cánh đồng thi ca Việt Nam trên đất Mỹ”? Có phải đó là một hiện tượng “hồng hơn chuyên” không? Và không hiểu Nguyễn Phan Quế Mai là dịch “giả” hay dịch “thiệt”?
Ở hải ngoại, trong bài viết “Nguyễn Phan Quế Mai, văn học và thời cuộc” đăng trên nhật báo Người Việt của tác giả Du Tử Lê giới thiệu tác phẩm “Bay Lên”, một tác phẩm dịch thuật được ca tụng nồng nhiệt (?):
Căn bản là một nhà văn, giàu có từ ngữ Việt, lại là một nhà thơ nổi tiếng (hiểu theo nghĩa rất mẫn cảm với những cảnh đời, những phận số hẩm hiu, kém may mắn dù thuộc đất nước hay quốc tịch nào) và bề dầy kinh nghiệm dịch thuật, qua 20 truyện ngắn mới nhất, tập trung trong “Bay Lên”, Nguyễn Phan Quế Mai đã cho thấy khả năng độc đáo: Không chỉ chuyển tải một cách trung thực nội dung truyện mà còn tạo những điểm nhấn mang dấu tích đặc biệt của ngôn ngữ Việt nữa.
Và tác giả Du Tử Lê kết luận:
Tôi nghĩ hiếm khi chúng ta có được một bản dịch những truyện ngắn mở tới nhiều cảnh đời khác nhau như tuyển truyện “Bay Lên” - Những cảnh đời di cư tỵ nạn, gia đình phân ly, mặc cảm thấp bé... của những công dân hạng hai nơi đất nước người... Tới những trang văn dịch như thơ, đôi chỗ được cẩn-những hạt ngọc-ngôn ngữ Việt.
Nhưng, trên tất cả vẫn là tình người. Mà theo tôi, dù ở tâm cảm nào, các truyện ngắn được Nguyễn Phan Quế Mai chọn vẫn đậm, đẫm tính nhân bản.
Tôi tự hỏi, không biết có nên ngỏ lời cám ơn Nguyễn Phan Quế Mai với “Bay Lên” sau khi đọc.
Cũng với tác giả DuTử Lê, với bài viết “Nguyễn Phan Quế Mai, thơ tỏa hương trên ngôn ngữ Việt” cũng đăng trên nhật báo Người Việt, đã viết:
Trong quá khứ, thi ca của chúng ta cũng từng ghi nhận những bài thơ mang tính nhân loại. Nhưng theo tôi, giữa thơ Nguyễn Phan Quế Mai và các tác giả đó, có một khoảng cách... nghìn trùng! Tôi muốn nói, khác hơn những tác giả trước đây tuy cũng viết, cũng chia sẻ thảm kịch của nhân loại nhưng họ không hề đi đến, sống với ở với những phần đất những con người mà thảm kịch đã nướng cháy đã tước đoạt sự sống của hàng vạn nạn nhân bởi chiến tranh thiên tai... Số nhà thơ nọ, cũng ghi lại những biến động, y cứ trên những tin tức mà truyền thông cung cấp, tuồng chỉ để chứng tỏ hay biểu dương một tâm thái giả tạo. Vì thế, người đọc dù nhạy cảm tới đâu cũng không... “ngửi” được mùi khét của những phần thịt da bị thiêu cháy hay, vị mặn của những giọt lệ tuyệt vọng lăn trên những khuôn mặt biến dạng bởi bất hạnh.
Nguyễn Phan Quế Mai, ngược lại. Vì được sống, được đi gần như khắp cùng thế giới và với năng khiếu thi ca bẩm sinh, như đã nói, Nguyễn không chỉ nhập một với từng con chữ mà còn là một với từng cảnh tượng, sự vật nữa. Tôi rất thích các bài thơ mang tính nhân loại... “nhập một” của Nguyễn -- Như các bài “Paco Renteria”, “Những người công nhân dệt may Bangladesh”, “Em bé Nepal” hoặc “Khóc cho Mindanao”...
Đọc câu văn của DuTử Lê, tôi nhớ đến bài thơ “Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest” của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền (Thi sĩ nổi danh của văn học Việt Nam và bài thơ đã gây hứng khởi cho cả một thời kỳ thi ca miền Nam).
Không biết ông Du Tử Lê có ám chỉ hay mục đích gì không khi mang so sánh những tác giả “trước đây tuy cũng viết, cũng chia sẻ thảm kịch của nhân loại nhưng họ không hề đi đến, sống với, ở với những phần đất, những con người mà thảm kịch đã nướng cháy, đã tước đoạt sự sống của hàng vạn nạn nhân bởi chiến tranh thiên tai” với một nhà thơ bị tình nghi (?) đạo thơ và một dịch giả mắc nhiều lỗi khi dịch như Pham Xuân Nguyên đã nhận xét về tên tuổi Nguyễn Phan Quế Mai.
Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền đã viết bài thơ để đời như sau dù chưa bao giờ đi đến xứ sở có địa danh Budapest.
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Thơ như vậy có phải là khoảng cách... nghìn trùng với những linh tinh của Nguyễn Phan Quế Mai, Paco Renteria, em bé Nepal, khóc cho Mindanao?
Nguyễn Phan Quế Mai còn làm thơ của một người đã đến Hoa Kỳ và đã chiêm ngưỡng bức tường đá đen ở thủ đô Washington DC. Cô viết:
Bức tường đen
58267 cái tên không quen biết
58267 tên người đã nã súng vào trí nhớ tôi
Mũi giày họ còn loang vết máu
Tôi muốn chôn họ thêm lần nữa
Những câu thơ của chế độ tàn bạo toàn trị đầy chất khủng bố người đọc. Ngôn ngữ “Tôi muốn chôn họ thêm lần nữa” có phải biểu hiện cho một tâm tưởng dã man. Có phải đó là nét “nhân bản” chứa trong hận thù của Nguyễn Phan Quế Mai mà chế độ độc tài toàn trị bây giờ đang “tuyên huấn” cho những văn nô phục vụ trong mục tiêu chính trị?
Có một sự kiện thứ hai ở trong nước về Nguyễn Phan Quế Mai. Và hiện tượng văn học cầm nhầm?
Một bài thơ được phổ nhạc và gây dư luận xôn xao. Hệ thống truyền thông của nhà nước Cộng Sản đã tạo một bài thơ thường thường không có gì xuất sắc nhưng được viết với một chủ đích mà chế độ đang áp dụng để đàn áp những người yêu nước biểu tình chống Trung Quốc. Bài thơ được phổ nhạc, chính thức được phát hành với tên tác giả là Nguyễn Phan Quế Mai. Bài thơ “Tổ Quốc Gọi Tên”. Nhưng đã có sự kiện tụng tác quyền, bởi một người khác, một bộ đội phục viên, ông Ngô Xuân Phúc, cho rằng đó là chính là bài thơ của ông viết ra từ năm 2008, nguyên bản là “Tổ Quốc Gọi Tên Mình”. Bài thơ đó có gì đặc biệt, mà có sự giành giật bản quyền?
Đêm qua tôi nghe tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn chăng lưới bủa vây
Tổ quốc của tôi Tổ quốc của tôi
Bốn ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng Việt Nam
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe
Tổ quốc gọi tên mình
Tôi đọc lại câu thơ “ngày hôm nay kẻ lạ rập rình/ chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc/ chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước/ một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau...”. Tự hỏi kẻ lạ nào? Kẻ nào mà ghê gớm tàn bạo phi nhân thế? Kẻ lạ? Ai? Kẻ lạ nào? Kẻ lạ, tàu lạ, cái danh từ ghê tởm của những biến cố xâm lược Biển Đông.
Kẻ lạ có phải là Trung Quốc với phương châm 16 chữ vàng mà chế độ Cộng Sản hai nước vẫn coi là châm ngôn noi theo “sơn thủy tương liên/ lý tưởng tương thông/ văn hóa tương đồng/ vận mệnh tương quan” (sông núi gắn liền/ cùng chung lý tưởng/ hòa nhập văn hóa/ cùng chung định mệnh)? Vì “chung” những thứ này nên mới dễ bị đồng hóa. Chế độ bán nước hiện tại làm như không biết đến hiểm họa mất nước chực chờ.
Thế mà, kẻ lạ ấy lại chính thị là anh đế quốc phương Bắc, một kẻ thù truyền kiếp luôn luôn mưu mô thôn tính đất nước ta. Đảng Cộng Sản Việt Nam với chế độ hiện hữu đã hèn kém nhịn nhục bán nước nên đã đàn áp dã man những người yêu nước biểu tình chống Trung Quốc và đã dùng một từ ngữ kỳ cục là “kẻ lạ” để vô hiệu hóa những lời tố cáo những hành vi cướp chiếm Biển Đông của Trung Quốc Cộng Sản.
Bài thơ sẽ có ý nghĩa sẽ biểu dương lòng yêu nước của công dân Việt Nam nếu chỉ đích danh kẻ thù là Trung Quốc. Còn cứ viết khơi khơi kẻ lạ thì đã cố ý tuyên truyền cho chế độ bán nước hiện hữu. Những ngôn ngữ loảng xoảng khẩu hiệu làm bài thơ thành một công cụ chính trị nhằm đồng hóa tình yêu đất nước thành lòng trung thành với đảng Cộng Sản với chế độ. Hèn chi bài thơ được phổ nhạc được coi như là tiếng nói trung thực yêu nước và chế độ Cộng Sản với một dàn truyền thông “hơn bảy trăm tờ báo nhưng chỉ có một tòa soạn là tuyên huấn đảng” và hệ thống truyền thanh truyền hình hùng hậu đã đồng ca để thành một hiện tượng thi ca và âm nhạc. Hàng trăm chương trình ca nhạc được thực hiện để giới thiệu bản nhạc phổ thơ “Tổ quốc gọi tên mình” và ca khúc này của Đinh Trung Cẩn trở thành một “top hit” âm nhạc. Tập thơ được in dưới tên tác giả là Nguyễn Phan Quế Mai được tái bản nhiều lần.
Nhưng, có phải Nguyễn Phan Quế Mai là tác giả thực sự của bài thơ này không? Một bộ đội phục viên, tên Ngô Xuân Phúc đột nhiên trên mạng Facebook lên tiếng tự nhận là tác giả của bài thơ trên. Ông Phúc nói với phóng viên báo Tiền Phong:
Bài thơ Tổ Quốc Gọi Tên Mình tôi viết tay năm 2008 trên một cuốn vở có bìa màu vàng tại đơn vị cũ sau đó mang đi đánh máy và tiếp tục được chia sẻ trên blog Google, trang mạng MySpace và những người bạn của tôi. Hồi đó tôi là một quân nhân, là giáo viên văn học trong quân đội, đơn vị tôi ở Sơn Tây, Hà Tây nay là Hà Nội. Sau này vì lý do đặc thù công tác và vì chuẩn bị chuyển công tác nên tôi mới xóa các blog, trang cá nhân. Nhưng ở thời điểm tôi đăng bài thơ này thì có khá nhiều người vào đọc và khen hay.
Tuy nhiên ông cũng nói không có một chứng cứ nào chứng minh bài thơ “Tổ Quốc Gọi Tên Mình” là của ông.
Tôi chuyển công tác từ Hà Nội về Vinh nên sách vở, giấy tờ thất lạc nhiều. Bài này có cả bản viết tay nhưng không biết đã mất ở đâu, Hà Nội hay Vinh, còn các bản lưu máy vi tính thì máy hỏng nên mất hết.
Nguyễn Phan Quế Mai trên trang cá nhân của cô đã trả lời ông Ngô Xuân Phúc khá dài và quả quyết mình là tác giả của bài thơ này:
Vào tháng 1/2015 nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có nhận được thư điện tử của ông Ngô Xuân Phúc, người nói rằng bài thơ này là của ông ấy. Tôi gửi thư trả lời nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo rằng tôi không cần liên lạc với người đó. Tôi có đủ các bản thảo của bài thơ Tổ Quốc Gọi Tên và đủ bằng chứng và nhân chứng để xác nhận rằng tôi chính là tác giả.
Phát ngôn của ông Ngô Xuân Phúc xúc phạm đến danh dự nghề nghiệp của tôi, xúc phạm đến danh dự nghề nghiệp của tôi và xúc phạm đến tình yêu thiêng liêng bất khả xâm phạm của tôi dành cho tổ quốc Việt Nam. Qua các phương tiện truyền thông Việt Nam tôi yêu cầu ông Ngô Xuân Phúc phải gửi thư chính thức xin lỗi tôi trước ngày 10/10/2015. Nếu không tôi sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện ông này về tội vu khống.
Có hai nhân chứng cho rằng bài thơ này là của Ngô Xuân Phúc và Nguyễn Phan Quế Mai là kẻ đạo thơ. Đó là nhà thơ họa sĩ Bàng Ái Thơ lên tiếng xác nhận rằng bà đã từng đọc bài thơ này vào tháng 4 năm 2011, tác giả là một người nam và là một người lính. Bà sẵn lòng ra tòa để làm nhân chứng nếu có tranh kiện.
Nhân chứng thứ hai là ông Nguyễn Văn Nội đang làm việc tại phòng công tác sinh viên Đại Học Văn Hóa Hà Nội:
Lấy uy tín của một người thường xuyên làm các chương trình văn nghệ quần chúng mà khẳng định bài thơ này không phải của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Nói ra thì có phần xấu hổ. Lúc đó tôi thấy ý thơ hay nên phóng tác mượn luôn vào lời dẫn của mình, tất nhiên có đóng mở ngoặc kép. Mọi người gọi là ăn cắp ý cũng được. Và tôi sẵn sàng nhận rằng mình đã ăn cắp ý ấy.
Thời hạn mà NPQM ra tối hậu thư sẽ kiện Ngô Xuân Phúc đã qua thì cô này lại tuyên bố không kiện tụng ra tòa án nữa và “Tôi xin khép lại sự việc trên và sẽ không đưa ra phát ngôn nào về việc này nữa”. Và NPQM cũng từ chối gặp mặt Ngô Xuân Phúc để đôi mặt một lời về bài thơ này.
Như vậy, oan hay ưng cho NPQM khi bị tố cáo là đạo thơ của người khác? Hùng hổ đòi kiện tụng ở tòa án, nhưng khi xuất hiện những nhân chứng thì “bất ngờ” bỏ cuộc, chạy làng, không dám đối mặt vì những lời dối trá “hoa hòe hoa sói” phân bua tại sao viết bài thơ này.
Nhưng dù tác giả là ai, thì với một bài thơ có tính tuyên truyền khích động theo đúng chủ trương phục vụ chính trị cũng chẳng có giá trị gì mấy. Mà qua sự việc ấy, có người ở trong nước đã phê phán về nền văn học đạo thơ đạo văn này.
Nguyễn Phan Quế Mai năm 2010 có chùm thơ 3 bài đoạt giải nhất “Thơ Về Hà Nội”: Hà Nội, Những Ngôi Sao Hình Quang Gánh, và Ta Phố. Nhưng cũng lại có vụ “lùm xùm” vì bị tố cáo là hai câu thơ đầu của bài Hà Nội là câu thơ “cầm nhầm” của người khác: “Tôi không được sinh ra và lớn lên trong Hà Nội/ Hà Nội tự sinh và tự lớn trong tôi”.
Ở trong nước, có nhiều vụ đạo thơ đạo văn mà nổi bật nhất là vụ Chủ Tịch Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh và vụ nữa là nhà thơ Phan Huyền Thư ăn cắp thơ của Phan Ngọc Thường Đoan. Đã có lời bàn: “Nhà thơ Hữu Thỉnh chê ‘Tôi coi như Phan Huyền Thư nghịch dại’. Hữu Thỉnh khôn lỏi hơn Phan Huyền Thư, anh ta đạo thơ từ nước Đức, anh ta tưởng mọi người không biết”.
Hữu Thỉnh đã “mượn đỡ” bài thơ “Thượng Đế Sinh Ra Mặt Trời” của nữ thi sĩ người Đức Christa Reinig trong một tập thơ đoạt giải thưởng Văn Chương Bremen 1964 để làm thành bài thơ “Hỏi” đã được nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khen nồng nhiệt. Và cũng chính ông Nguyễn Trọng Tạo này trong vụ đạo thơ của Nguyễn Phan Quế Mai đã bênh vực cô này hết mình. Có lẽ vì cùng chung dòng máu chăng?
Bài thơ của thi sĩ Christa Reinig đã được chuyển ngữ như sau:
Thượng đế tạo ra mặt trời
Tôi hỏi gió
Gió với em thế nào?
- Gió luôn ở bên em
Tôi hỏi mặt trời
Mặt trời với em thế nào?
- Mặt trời luôn ở bên em
Tôi hỏi các vì sao
Các vì sao với em thế nào?
- Các vì sao luôn ở bên em
Tôi hỏi con người
Con người với em thế nào?
Con người im lặng không ai trả lời tôi.
Và bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh (đã là một bài thơ đọc thêm của sách giáo khoa bậc trung học):
Tôi hỏi đất. Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước. Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ. Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời
Tôi hỏi người
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người
- Người sống với người như thế nào?
Hai bài thơ có quá nhiều điểm giống nhau như hai giọt nước. Cả hơn một chục bài viết đặt vấn đề về vụ đạo thơ này. Và ông Chủ Tịch Hội Nhà Văn hơn 3 nhiệm kỳ tổng cộng mười lăm năm Hữu Thỉnh dầy mặt kêu oan!!!
Nền văn học cầm nhầm ấy còn có vụ Phan Huyền Thư viết bài thơ Bạch Lộ mượn tam từ bài thơ Buổi Sáng của Phan Ngọc Thường Đoan. Bị chỉ mặt điểm tên là kẻ cắp, dù đã xin lỗi Phan Ngọc Thường Đoan và xin rút lại giải thưởng thơ của tập Seo Độc Lập nhưng vẫn ngoan cố không nhận là kẻ cầm nhầm thơ. Nghe đâu, Phan HuyềnThư còn in tập thơ Đạo Thơ luận bàn về hai từ ngữ mang cùng chung tên: Đạo Thơ là tôn giáo của người làm thơ và Đạo Thơ là kẻ ăn cắp thơ...
Không biết văn học mà có những kẻ cắp như vậy có thể gọi là văn học cầm nhầm không? (NMT)
Thời gian gần đây, báo chí và bạn đọc đã phê phán gay gắt một bản dịch tệ hại của nhà xuất bản Thông Tấn - cuốn “Nghề Làm Báo”. Đặc biệt, việc dịch ẩu thể hiện khá rõ trong cuốn “Mật Mã Da Vinci” qua bản dịch của Đỗ Thu Hà với rất nhiều lỗi sai ở rất nhiều trang sách.
Dư luận cũng quan tâm tới các bài phê bình xoay quanh việc dịch của dịch giả trẻ Cao Việt Dũng cùng việc nhà xuất bản Văn Học và công ty Nhã Nam phải ra thông báo thu hồi cuốn sách “Bản Đồ và Vùng Đất”.
Đây là cuốn sách dịch để lại nhiều lỗi thuộc nhiều loại khác nhau: dịch sát nghĩa, dịch chệch nghĩa, dịch sót, diễn đạt tiếng Việt nhiều bất ổn, số lượng lỗi này cao hơn so với chuẩn biên tập, vượt quá số lỗi tối đa cho phép để sách có thể tiếp tục được lưu hành. Rồi hai cuốn sách “Những Kẻ Thiện Tâm” và “Hạt Cơ Bản” qua bản dịch của Cao Việt Dũng cũng có nhiều sai sót.
Tại Hội Thảo Những Vấn Đề Lý Luận và Thực Tiễn Của Văn Học Dịch Hiện Nay do Hội Nhà Văn tổ chức ngày 10/8 vừa qua, nhiều tham luận của các nhà văn, dịch giả đã xới lên những tiêu cực trong lãnh vực dịch sách.
Dịch giả - nhà văn Trang Hạ cho rằng chất lượng sách văn học dịch nằm ở năng lực của dịch giả và trình độ biên tập của biên tập viên các nhà xuất bản nhưng trên thực tế nó nằm hoàn toàn trong tay các đầu nậu sách và công ty sách.
Thảm họa dịch thuật xuất hiện bởi người tổ chức bản thảo không có trình độ, thậm chí có công ty sách đã thuê dịch giả không biết ngoại ngữ để dịch sách qua công cụ dịch của Google rồi viết lại bằng tiếng Việt.
Người biên tập không biết ngoại ngữ, không có khả năng thẩm định bản dịch. Dịch giả coi dịch sách là nghề kiếm cơm không phải là sự nghiệp không cần xây dựng thương hiệu tên tuổi của mình. Có dịch giả dịch tiểu thuyết ẩu đến nỗi mỗi chương sách chỉ dịch một nửa đầu, còn một nửa cuối không dịch. Hóa ra trong quá trình chuyển ngữ dịch giả đã “quên” không kéo chuột xuống để hiển thị nốt nửa cuối trang sách điện tử trên màn hình mà đã chuyển sang dịch luôn chương tiếp theo. Độc giả không có thói quen đòi nhà sản xuất (công ty sách, nhà xuất bản) bảo hành cho sản phẩm lỗi - chị thẳng thắn.
Tại hội thảo nói trên, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho rằng cần có sự phân định giữa dịch văn học hay văn học dịch. Ông nêu ra trường hợp cụ thể về chuyện nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai thời gian gần đây dịch mấy cuốn sách của tác giả nước ngoài sang tiếng Việt và dịch thơ tiếng Việt sang tiếng Anh còn mắc khá nhiều lỗi.
Được “vinh dự” nêu đích danh trong buổi hội thảo về thảm họa dịch thuật trong nước, Nguyễn Phan Quế Mai lại được hệ thống truyền thông trong nước ca tụng là người “đang cần mẫn gieo cấy cánh đồng thi ca Việt Nam trên đất Mỹ”? Có phải đó là một hiện tượng “hồng hơn chuyên” không? Và không hiểu Nguyễn Phan Quế Mai là dịch “giả” hay dịch “thiệt”?
Ở hải ngoại, trong bài viết “Nguyễn Phan Quế Mai, văn học và thời cuộc” đăng trên nhật báo Người Việt của tác giả Du Tử Lê giới thiệu tác phẩm “Bay Lên”, một tác phẩm dịch thuật được ca tụng nồng nhiệt (?):
Căn bản là một nhà văn, giàu có từ ngữ Việt, lại là một nhà thơ nổi tiếng (hiểu theo nghĩa rất mẫn cảm với những cảnh đời, những phận số hẩm hiu, kém may mắn dù thuộc đất nước hay quốc tịch nào) và bề dầy kinh nghiệm dịch thuật, qua 20 truyện ngắn mới nhất, tập trung trong “Bay Lên”, Nguyễn Phan Quế Mai đã cho thấy khả năng độc đáo: Không chỉ chuyển tải một cách trung thực nội dung truyện mà còn tạo những điểm nhấn mang dấu tích đặc biệt của ngôn ngữ Việt nữa.
Và tác giả Du Tử Lê kết luận:
Tôi nghĩ hiếm khi chúng ta có được một bản dịch những truyện ngắn mở tới nhiều cảnh đời khác nhau như tuyển truyện “Bay Lên” - Những cảnh đời di cư tỵ nạn, gia đình phân ly, mặc cảm thấp bé... của những công dân hạng hai nơi đất nước người... Tới những trang văn dịch như thơ, đôi chỗ được cẩn-những hạt ngọc-ngôn ngữ Việt.
Nhưng, trên tất cả vẫn là tình người. Mà theo tôi, dù ở tâm cảm nào, các truyện ngắn được Nguyễn Phan Quế Mai chọn vẫn đậm, đẫm tính nhân bản.
Tôi tự hỏi, không biết có nên ngỏ lời cám ơn Nguyễn Phan Quế Mai với “Bay Lên” sau khi đọc.
Cũng với tác giả DuTử Lê, với bài viết “Nguyễn Phan Quế Mai, thơ tỏa hương trên ngôn ngữ Việt” cũng đăng trên nhật báo Người Việt, đã viết:
Trong quá khứ, thi ca của chúng ta cũng từng ghi nhận những bài thơ mang tính nhân loại. Nhưng theo tôi, giữa thơ Nguyễn Phan Quế Mai và các tác giả đó, có một khoảng cách... nghìn trùng! Tôi muốn nói, khác hơn những tác giả trước đây tuy cũng viết, cũng chia sẻ thảm kịch của nhân loại nhưng họ không hề đi đến, sống với ở với những phần đất những con người mà thảm kịch đã nướng cháy đã tước đoạt sự sống của hàng vạn nạn nhân bởi chiến tranh thiên tai... Số nhà thơ nọ, cũng ghi lại những biến động, y cứ trên những tin tức mà truyền thông cung cấp, tuồng chỉ để chứng tỏ hay biểu dương một tâm thái giả tạo. Vì thế, người đọc dù nhạy cảm tới đâu cũng không... “ngửi” được mùi khét của những phần thịt da bị thiêu cháy hay, vị mặn của những giọt lệ tuyệt vọng lăn trên những khuôn mặt biến dạng bởi bất hạnh.
Nguyễn Phan Quế Mai, ngược lại. Vì được sống, được đi gần như khắp cùng thế giới và với năng khiếu thi ca bẩm sinh, như đã nói, Nguyễn không chỉ nhập một với từng con chữ mà còn là một với từng cảnh tượng, sự vật nữa. Tôi rất thích các bài thơ mang tính nhân loại... “nhập một” của Nguyễn -- Như các bài “Paco Renteria”, “Những người công nhân dệt may Bangladesh”, “Em bé Nepal” hoặc “Khóc cho Mindanao”...
Đọc câu văn của DuTử Lê, tôi nhớ đến bài thơ “Hãy cho anh khóc bằng mắt em những cuộc tình duyên Budapest” của thi sĩ Thanh Tâm Tuyền (Thi sĩ nổi danh của văn học Việt Nam và bài thơ đã gây hứng khởi cho cả một thời kỳ thi ca miền Nam).
Không biết ông Du Tử Lê có ám chỉ hay mục đích gì không khi mang so sánh những tác giả “trước đây tuy cũng viết, cũng chia sẻ thảm kịch của nhân loại nhưng họ không hề đi đến, sống với, ở với những phần đất, những con người mà thảm kịch đã nướng cháy, đã tước đoạt sự sống của hàng vạn nạn nhân bởi chiến tranh thiên tai” với một nhà thơ bị tình nghi (?) đạo thơ và một dịch giả mắc nhiều lỗi khi dịch như Pham Xuân Nguyên đã nhận xét về tên tuổi Nguyễn Phan Quế Mai.
Thi sĩ Thanh Tâm Tuyền đã viết bài thơ để đời như sau dù chưa bao giờ đi đến xứ sở có địa danh Budapest.
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Anh một trái tim em một trái tim
Chúng kéo đầy đường chiến xa đại bác
Hãy cho anh giận bằng ngực em
Như chúng bắn lửa thép vào
Môi son họng súng
Mỗi ngã tư mặt anh là hàng rào
Hãy cho anh la bằng cổ em
Trời mai bay rực rỡ
Chúng nó say giết người như gạch ngói
Như lòng chúng ta thèm khát tương lai
Hãy cho anh run bằng má em
Khi chúng đóng mọi đường biên giới
Lùa những ngón tay vào nhau
Thân thể anh chờ đợi
Hãy cho anh ngủ bằng trán em
Đau dấu đạn
Đêm không bao giờ không bao giờ đêm
Chúng tấn công hoài những buổi sáng
Hãy cho anh chết bằng da em
Trong dây xích chiến xa tội nghiệp
Anh sẽ sống bằng hơi thở em
Hỡi những người kế tiếp
Hãy cho anh khóc bằng mắt em
Những cuộc tình duyên Budapest
Thơ như vậy có phải là khoảng cách... nghìn trùng với những linh tinh của Nguyễn Phan Quế Mai, Paco Renteria, em bé Nepal, khóc cho Mindanao?
Nguyễn Phan Quế Mai còn làm thơ của một người đã đến Hoa Kỳ và đã chiêm ngưỡng bức tường đá đen ở thủ đô Washington DC. Cô viết:
Bức tường đen
58267 cái tên không quen biết
58267 tên người đã nã súng vào trí nhớ tôi
Mũi giày họ còn loang vết máu
Tôi muốn chôn họ thêm lần nữa
Những câu thơ của chế độ tàn bạo toàn trị đầy chất khủng bố người đọc. Ngôn ngữ “Tôi muốn chôn họ thêm lần nữa” có phải biểu hiện cho một tâm tưởng dã man. Có phải đó là nét “nhân bản” chứa trong hận thù của Nguyễn Phan Quế Mai mà chế độ độc tài toàn trị bây giờ đang “tuyên huấn” cho những văn nô phục vụ trong mục tiêu chính trị?
Có một sự kiện thứ hai ở trong nước về Nguyễn Phan Quế Mai. Và hiện tượng văn học cầm nhầm?
Một bài thơ được phổ nhạc và gây dư luận xôn xao. Hệ thống truyền thông của nhà nước Cộng Sản đã tạo một bài thơ thường thường không có gì xuất sắc nhưng được viết với một chủ đích mà chế độ đang áp dụng để đàn áp những người yêu nước biểu tình chống Trung Quốc. Bài thơ được phổ nhạc, chính thức được phát hành với tên tác giả là Nguyễn Phan Quế Mai. Bài thơ “Tổ Quốc Gọi Tên”. Nhưng đã có sự kiện tụng tác quyền, bởi một người khác, một bộ đội phục viên, ông Ngô Xuân Phúc, cho rằng đó là chính là bài thơ của ông viết ra từ năm 2008, nguyên bản là “Tổ Quốc Gọi Tên Mình”. Bài thơ đó có gì đặc biệt, mà có sự giành giật bản quyền?
Đêm qua tôi nghe tổ quốc gọi tên mình
Bằng tiếng sóng Trường Sa, Hoàng Sa dội vào ghềnh đá
Tiếng Tổ quốc vọng về từ biển cả
Nơi bão tố dập dồn chăng lưới bủa vây
Tổ quốc của tôi Tổ quốc của tôi
Bốn ngàn năm chưa bao giờ ngơi nghỉ
Thắp lên ngọn đuốc Hòa bình bao người đã ngã
Máu của người nhuộm mặn sóng biển Đông
Ngày hôm nay kẻ lạ rập rình
Chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc
Chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước
Một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau
Sóng chẳng còn bình yên dẫn lối những con tàu
Sóng quặn đỏ máu những người đã mất
Sóng cuồn cuộn từ Nam chí Bắc
Chín mươi triệu môi người thao thức tiếng Việt Nam
Chín mươi triệu người lấy thân mình chở che Tổ quốc linh thiêng
Để giấc ngủ trẻ thơ bình yên trong bão tố
Ngọn đuốc Hòa bình trên tay rực lửa
Tôi lắng nghe
Tổ quốc gọi tên mình
Tôi đọc lại câu thơ “ngày hôm nay kẻ lạ rập rình/ chúng ngang nhiên chia cắt tôi và Tổ quốc/ chúng dẫm đạp lên dáng hình đất nước/ một tấc biển cắt rời, vạn tấc đất đớn đau...”. Tự hỏi kẻ lạ nào? Kẻ nào mà ghê gớm tàn bạo phi nhân thế? Kẻ lạ? Ai? Kẻ lạ nào? Kẻ lạ, tàu lạ, cái danh từ ghê tởm của những biến cố xâm lược Biển Đông.
Kẻ lạ có phải là Trung Quốc với phương châm 16 chữ vàng mà chế độ Cộng Sản hai nước vẫn coi là châm ngôn noi theo “sơn thủy tương liên/ lý tưởng tương thông/ văn hóa tương đồng/ vận mệnh tương quan” (sông núi gắn liền/ cùng chung lý tưởng/ hòa nhập văn hóa/ cùng chung định mệnh)? Vì “chung” những thứ này nên mới dễ bị đồng hóa. Chế độ bán nước hiện tại làm như không biết đến hiểm họa mất nước chực chờ.
Thế mà, kẻ lạ ấy lại chính thị là anh đế quốc phương Bắc, một kẻ thù truyền kiếp luôn luôn mưu mô thôn tính đất nước ta. Đảng Cộng Sản Việt Nam với chế độ hiện hữu đã hèn kém nhịn nhục bán nước nên đã đàn áp dã man những người yêu nước biểu tình chống Trung Quốc và đã dùng một từ ngữ kỳ cục là “kẻ lạ” để vô hiệu hóa những lời tố cáo những hành vi cướp chiếm Biển Đông của Trung Quốc Cộng Sản.
Bài thơ sẽ có ý nghĩa sẽ biểu dương lòng yêu nước của công dân Việt Nam nếu chỉ đích danh kẻ thù là Trung Quốc. Còn cứ viết khơi khơi kẻ lạ thì đã cố ý tuyên truyền cho chế độ bán nước hiện hữu. Những ngôn ngữ loảng xoảng khẩu hiệu làm bài thơ thành một công cụ chính trị nhằm đồng hóa tình yêu đất nước thành lòng trung thành với đảng Cộng Sản với chế độ. Hèn chi bài thơ được phổ nhạc được coi như là tiếng nói trung thực yêu nước và chế độ Cộng Sản với một dàn truyền thông “hơn bảy trăm tờ báo nhưng chỉ có một tòa soạn là tuyên huấn đảng” và hệ thống truyền thanh truyền hình hùng hậu đã đồng ca để thành một hiện tượng thi ca và âm nhạc. Hàng trăm chương trình ca nhạc được thực hiện để giới thiệu bản nhạc phổ thơ “Tổ quốc gọi tên mình” và ca khúc này của Đinh Trung Cẩn trở thành một “top hit” âm nhạc. Tập thơ được in dưới tên tác giả là Nguyễn Phan Quế Mai được tái bản nhiều lần.
Nhưng, có phải Nguyễn Phan Quế Mai là tác giả thực sự của bài thơ này không? Một bộ đội phục viên, tên Ngô Xuân Phúc đột nhiên trên mạng Facebook lên tiếng tự nhận là tác giả của bài thơ trên. Ông Phúc nói với phóng viên báo Tiền Phong:
Bài thơ Tổ Quốc Gọi Tên Mình tôi viết tay năm 2008 trên một cuốn vở có bìa màu vàng tại đơn vị cũ sau đó mang đi đánh máy và tiếp tục được chia sẻ trên blog Google, trang mạng MySpace và những người bạn của tôi. Hồi đó tôi là một quân nhân, là giáo viên văn học trong quân đội, đơn vị tôi ở Sơn Tây, Hà Tây nay là Hà Nội. Sau này vì lý do đặc thù công tác và vì chuẩn bị chuyển công tác nên tôi mới xóa các blog, trang cá nhân. Nhưng ở thời điểm tôi đăng bài thơ này thì có khá nhiều người vào đọc và khen hay.
Tuy nhiên ông cũng nói không có một chứng cứ nào chứng minh bài thơ “Tổ Quốc Gọi Tên Mình” là của ông.
Tôi chuyển công tác từ Hà Nội về Vinh nên sách vở, giấy tờ thất lạc nhiều. Bài này có cả bản viết tay nhưng không biết đã mất ở đâu, Hà Nội hay Vinh, còn các bản lưu máy vi tính thì máy hỏng nên mất hết.
Nguyễn Phan Quế Mai trên trang cá nhân của cô đã trả lời ông Ngô Xuân Phúc khá dài và quả quyết mình là tác giả của bài thơ này:
Vào tháng 1/2015 nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo có nhận được thư điện tử của ông Ngô Xuân Phúc, người nói rằng bài thơ này là của ông ấy. Tôi gửi thư trả lời nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo rằng tôi không cần liên lạc với người đó. Tôi có đủ các bản thảo của bài thơ Tổ Quốc Gọi Tên và đủ bằng chứng và nhân chứng để xác nhận rằng tôi chính là tác giả.
Phát ngôn của ông Ngô Xuân Phúc xúc phạm đến danh dự nghề nghiệp của tôi, xúc phạm đến danh dự nghề nghiệp của tôi và xúc phạm đến tình yêu thiêng liêng bất khả xâm phạm của tôi dành cho tổ quốc Việt Nam. Qua các phương tiện truyền thông Việt Nam tôi yêu cầu ông Ngô Xuân Phúc phải gửi thư chính thức xin lỗi tôi trước ngày 10/10/2015. Nếu không tôi sẽ tiến hành các thủ tục pháp lý để kiện ông này về tội vu khống.
Có hai nhân chứng cho rằng bài thơ này là của Ngô Xuân Phúc và Nguyễn Phan Quế Mai là kẻ đạo thơ. Đó là nhà thơ họa sĩ Bàng Ái Thơ lên tiếng xác nhận rằng bà đã từng đọc bài thơ này vào tháng 4 năm 2011, tác giả là một người nam và là một người lính. Bà sẵn lòng ra tòa để làm nhân chứng nếu có tranh kiện.
Nhân chứng thứ hai là ông Nguyễn Văn Nội đang làm việc tại phòng công tác sinh viên Đại Học Văn Hóa Hà Nội:
Lấy uy tín của một người thường xuyên làm các chương trình văn nghệ quần chúng mà khẳng định bài thơ này không phải của nhà thơ Nguyễn Phan Quế Mai. Nói ra thì có phần xấu hổ. Lúc đó tôi thấy ý thơ hay nên phóng tác mượn luôn vào lời dẫn của mình, tất nhiên có đóng mở ngoặc kép. Mọi người gọi là ăn cắp ý cũng được. Và tôi sẵn sàng nhận rằng mình đã ăn cắp ý ấy.
Thời hạn mà NPQM ra tối hậu thư sẽ kiện Ngô Xuân Phúc đã qua thì cô này lại tuyên bố không kiện tụng ra tòa án nữa và “Tôi xin khép lại sự việc trên và sẽ không đưa ra phát ngôn nào về việc này nữa”. Và NPQM cũng từ chối gặp mặt Ngô Xuân Phúc để đôi mặt một lời về bài thơ này.
Như vậy, oan hay ưng cho NPQM khi bị tố cáo là đạo thơ của người khác? Hùng hổ đòi kiện tụng ở tòa án, nhưng khi xuất hiện những nhân chứng thì “bất ngờ” bỏ cuộc, chạy làng, không dám đối mặt vì những lời dối trá “hoa hòe hoa sói” phân bua tại sao viết bài thơ này.
Nhưng dù tác giả là ai, thì với một bài thơ có tính tuyên truyền khích động theo đúng chủ trương phục vụ chính trị cũng chẳng có giá trị gì mấy. Mà qua sự việc ấy, có người ở trong nước đã phê phán về nền văn học đạo thơ đạo văn này.
Nguyễn Phan Quế Mai năm 2010 có chùm thơ 3 bài đoạt giải nhất “Thơ Về Hà Nội”: Hà Nội, Những Ngôi Sao Hình Quang Gánh, và Ta Phố. Nhưng cũng lại có vụ “lùm xùm” vì bị tố cáo là hai câu thơ đầu của bài Hà Nội là câu thơ “cầm nhầm” của người khác: “Tôi không được sinh ra và lớn lên trong Hà Nội/ Hà Nội tự sinh và tự lớn trong tôi”.
Ở trong nước, có nhiều vụ đạo thơ đạo văn mà nổi bật nhất là vụ Chủ Tịch Hội Nhà Văn Hữu Thỉnh và vụ nữa là nhà thơ Phan Huyền Thư ăn cắp thơ của Phan Ngọc Thường Đoan. Đã có lời bàn: “Nhà thơ Hữu Thỉnh chê ‘Tôi coi như Phan Huyền Thư nghịch dại’. Hữu Thỉnh khôn lỏi hơn Phan Huyền Thư, anh ta đạo thơ từ nước Đức, anh ta tưởng mọi người không biết”.
Hữu Thỉnh đã “mượn đỡ” bài thơ “Thượng Đế Sinh Ra Mặt Trời” của nữ thi sĩ người Đức Christa Reinig trong một tập thơ đoạt giải thưởng Văn Chương Bremen 1964 để làm thành bài thơ “Hỏi” đã được nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo khen nồng nhiệt. Và cũng chính ông Nguyễn Trọng Tạo này trong vụ đạo thơ của Nguyễn Phan Quế Mai đã bênh vực cô này hết mình. Có lẽ vì cùng chung dòng máu chăng?
Bài thơ của thi sĩ Christa Reinig đã được chuyển ngữ như sau:
Thượng đế tạo ra mặt trời
Tôi hỏi gió
Gió với em thế nào?
- Gió luôn ở bên em
Tôi hỏi mặt trời
Mặt trời với em thế nào?
- Mặt trời luôn ở bên em
Tôi hỏi các vì sao
Các vì sao với em thế nào?
- Các vì sao luôn ở bên em
Tôi hỏi con người
Con người với em thế nào?
Con người im lặng không ai trả lời tôi.
Và bài thơ Hỏi của Hữu Thỉnh (đã là một bài thơ đọc thêm của sách giáo khoa bậc trung học):
Tôi hỏi đất. Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau
Tôi hỏi nước. Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau
Tôi hỏi cỏ. Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời
Tôi hỏi người
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người
- Người sống với người như thế nào?
Hai bài thơ có quá nhiều điểm giống nhau như hai giọt nước. Cả hơn một chục bài viết đặt vấn đề về vụ đạo thơ này. Và ông Chủ Tịch Hội Nhà Văn hơn 3 nhiệm kỳ tổng cộng mười lăm năm Hữu Thỉnh dầy mặt kêu oan!!!
Nền văn học cầm nhầm ấy còn có vụ Phan Huyền Thư viết bài thơ Bạch Lộ mượn tam từ bài thơ Buổi Sáng của Phan Ngọc Thường Đoan. Bị chỉ mặt điểm tên là kẻ cắp, dù đã xin lỗi Phan Ngọc Thường Đoan và xin rút lại giải thưởng thơ của tập Seo Độc Lập nhưng vẫn ngoan cố không nhận là kẻ cầm nhầm thơ. Nghe đâu, Phan HuyềnThư còn in tập thơ Đạo Thơ luận bàn về hai từ ngữ mang cùng chung tên: Đạo Thơ là tôn giáo của người làm thơ và Đạo Thơ là kẻ ăn cắp thơ...
Không biết văn học mà có những kẻ cắp như vậy có thể gọi là văn học cầm nhầm không? (NMT)