~ TRẦN QUỐC BẢO ~
Bài viết đã đăng báo Việt Tide - Thế Giới Nghệ Sĩ số phát hành ngày 9 tháng 10 năm 2015, nhân dịp giỗ thứ 50 của nhiếp ảnh gia, cameraman, diễn viên, phóng viên chiến trường Huỳnh Thanh Mỹ (anh ruột của phóng viên nhiếp ảnh Nick Út, người đoạt giải Pulitzer năm 1973).
Bài viết đã đăng báo Việt Tide - Thế Giới Nghệ Sĩ số phát hành ngày 9 tháng 10 năm 2015, nhân dịp giỗ thứ 50 của nhiếp ảnh gia, cameraman, diễn viên, phóng viên chiến trường Huỳnh Thanh Mỹ (anh ruột của phóng viên nhiếp ảnh Nick Út, người đoạt giải Pulitzer năm 1973).
Đầu năm 2012, khi thực hiện một bài viết để tưởng nhớ về đạo diễn Ngọc Tùng, tôi gọi điện thoại đến ái nữ của ông, nữ tài tử Hoài Mỹ, để xin cô một số ảnh thời ông cụ quay những bộ phim Đôi Mắt Người Xưa, Lá Rừng, Đất Khổ... chẳng phải chờ lâu, tôi nhận được ngay một lô ảnh tư liệu rất quý giá. Trong xấp hình đó, có một bức ảnh đã làm tôi suy nghĩ mãi vẫn không thể nhận ra được một nhân vật tài tử rất đẹp trai đứng cạnh Thanh Nga, Thành Được, đạo diễn Ngọc Tùng... Sau này, Hoài Mỹ mới tiết lộ: “Người đẹp trai đó là chú Huỳnh Thanh Mỹ, anh ruột của nhiếp ảnh gia Nick Út đó anh. Bức ảnh đó chụp năm 1960, lúc đó đoàn phim đang quay cuốn Đôi Mắt Người Xưa... Anh biết không, chú Mỹ thời ấy đẹp trai và đa tài lắm. Cô gái nào mà gặp chú cũng sẽ mê liền... Chú biết quay phim, chụp hình cũng giỏi và cũng có góp mặt trong một số phim... Chú dễ thương lắm, đoàn phim ai cũng thích...”.
Hoài Mỹ tâm sự thêm: “Thời đó, năm 1960 Bố Ngọc Tùng đang làm phóng viên chiến trường ABC News và NBC News, Chú Huỳnh Thanh Mỹ là phóng viên cho CBS nên bố và chú cũng thường gặp nhau, chú Mỹ cũng có đóng phim do Bố Ngọc Tùng quay. Hoài Mỹ nhớ lúc đó HM được 5 tuổi, Chú Mỹ hay bồng ẵm Hoài Mỹ trên tay đi từ phòng làm việc này sang phòng làm việc khác, Chú HTM rất đẹp trai, hiền và vui vẻ lẫn đào hoa, HM chưa thấy người đàn ông Việt Nam nào đẹp hoàn toàn như chú Mỹ cả. Cho đến năm 1965, chú HTM đến nhà gọi bố NT để đi công tác, khoảng độ 2 - 3 tháng sau, bố NT trở về thì chỉ còn mình. Bố đứng trước ngưỡng cửa, HM hỏi chú HTM đâu, bố buồn buồn nói: ‘Chú Mỹ chết rồi con ơi’. HM nghe xong khóc ròng bởi vì HM rất quý mến và thương chú Mỹ như là người chú ruột, còn đâu nữa người chú đẹp trai hiền lành của HM. Đến bây giờ đã bao nhiêu năm trôi qua trong tâm trí HM lúc nào cũng nhớ chú HTM”.
Tôi đã có ấn tượng tốt với anh Huỳnh Thanh Mỹ từ ngày đó, dự định khi nào có dịp tiện sẽ đi tìm thêm một số tài liệu về anh. Thời gian dần qua, câu chuyện về người quay phim, diễn viên đẹp trai đó tưởng đâu đã lướt trôi, ai dè có một ngày, tôi nhận được vài tờ báo Điện Ảnh in ấn ở Saigon từ mấy chục năm trước do một cậu em ở quê nhà gửi sang, lật tờ báo Điện Ảnh số 2 (phát hành ngày 23 tháng 10 năm 1965) thấy ngay trang đầu in một ô nhỏ Phân Ưu được ghi như sau:
Bạn Huỳnh Thanh Mỹ không còn nữa. Gia đình Điện Ảnh Việt Nam mất đi một chuyên viên thu hình trẻ tuổi, yêu nghề.
Chiều ngày 13 tháng 10 năm 1965, bạn Huỳnh Thanh Mỹ, người nhiếp-điện ảnh viên Việt Nam đầu tiên đã gục ngã tại chiến trường miền Tây. Chúng tôi, tất cả chuyên viên điện ảnh bùi ngùi thương tiếc và xin nghiêng mình trước vong linh người đồng nghiệp quá cố.
Ngoài ra chúng tôi xin ghi nhận lòng hy sinh tận tụy yêu nghề của một chuyên viên có tâm hồn nghệ sĩ. Bạn Mỹ đã tự tạo cho mình một chỗ đứng đáng kể trong nghề phóng viên điện ảnh qua bao nhiêu năm kiên nhẫn, học hỏi, trải qua rất nhiều cam go. Vì say sưa với nghề nghiệp, bạn Mỹ luôn luôn sẵn sàng có mặt bất cứ nơi đâu để thu hình cho được những đoạn phim độc đáo, ngay giữ chiến trận, bất chấp mọi nguy hiểm khó khăn. Do đó một lần bạn đã bị thương, và vừa bình phục, bạn lại lăn mình theo các cuộc hành quân để rồi hôm nay bạn đã nằm yên trong lòng đất lạnh.
Bạn Mỹ chết đi mang theo bao nhiêu ước vọng về điện ảnh chưa thành. Những hình ảnh ‘tác phẩm’ của bạn qua các phim Nước Mắt Đêm Xuân, Thúy Đã Đi Rồi sẽ còn lưu mãi trong trí nhớ của chúng tôi.
Chúng tôi nguyện noi theo gương sáng một lòng vì điện ảnh của bạn Mỹ.
Cầu chúc hương hồn bạn được hoàn toàn thanh thản xuôi về cõi Phật.
Hoài Mỹ tâm sự thêm: “Thời đó, năm 1960 Bố Ngọc Tùng đang làm phóng viên chiến trường ABC News và NBC News, Chú Huỳnh Thanh Mỹ là phóng viên cho CBS nên bố và chú cũng thường gặp nhau, chú Mỹ cũng có đóng phim do Bố Ngọc Tùng quay. Hoài Mỹ nhớ lúc đó HM được 5 tuổi, Chú Mỹ hay bồng ẵm Hoài Mỹ trên tay đi từ phòng làm việc này sang phòng làm việc khác, Chú HTM rất đẹp trai, hiền và vui vẻ lẫn đào hoa, HM chưa thấy người đàn ông Việt Nam nào đẹp hoàn toàn như chú Mỹ cả. Cho đến năm 1965, chú HTM đến nhà gọi bố NT để đi công tác, khoảng độ 2 - 3 tháng sau, bố NT trở về thì chỉ còn mình. Bố đứng trước ngưỡng cửa, HM hỏi chú HTM đâu, bố buồn buồn nói: ‘Chú Mỹ chết rồi con ơi’. HM nghe xong khóc ròng bởi vì HM rất quý mến và thương chú Mỹ như là người chú ruột, còn đâu nữa người chú đẹp trai hiền lành của HM. Đến bây giờ đã bao nhiêu năm trôi qua trong tâm trí HM lúc nào cũng nhớ chú HTM”.
Tôi đã có ấn tượng tốt với anh Huỳnh Thanh Mỹ từ ngày đó, dự định khi nào có dịp tiện sẽ đi tìm thêm một số tài liệu về anh. Thời gian dần qua, câu chuyện về người quay phim, diễn viên đẹp trai đó tưởng đâu đã lướt trôi, ai dè có một ngày, tôi nhận được vài tờ báo Điện Ảnh in ấn ở Saigon từ mấy chục năm trước do một cậu em ở quê nhà gửi sang, lật tờ báo Điện Ảnh số 2 (phát hành ngày 23 tháng 10 năm 1965) thấy ngay trang đầu in một ô nhỏ Phân Ưu được ghi như sau:
Bạn Huỳnh Thanh Mỹ không còn nữa. Gia đình Điện Ảnh Việt Nam mất đi một chuyên viên thu hình trẻ tuổi, yêu nghề.
Chiều ngày 13 tháng 10 năm 1965, bạn Huỳnh Thanh Mỹ, người nhiếp-điện ảnh viên Việt Nam đầu tiên đã gục ngã tại chiến trường miền Tây. Chúng tôi, tất cả chuyên viên điện ảnh bùi ngùi thương tiếc và xin nghiêng mình trước vong linh người đồng nghiệp quá cố.
Ngoài ra chúng tôi xin ghi nhận lòng hy sinh tận tụy yêu nghề của một chuyên viên có tâm hồn nghệ sĩ. Bạn Mỹ đã tự tạo cho mình một chỗ đứng đáng kể trong nghề phóng viên điện ảnh qua bao nhiêu năm kiên nhẫn, học hỏi, trải qua rất nhiều cam go. Vì say sưa với nghề nghiệp, bạn Mỹ luôn luôn sẵn sàng có mặt bất cứ nơi đâu để thu hình cho được những đoạn phim độc đáo, ngay giữ chiến trận, bất chấp mọi nguy hiểm khó khăn. Do đó một lần bạn đã bị thương, và vừa bình phục, bạn lại lăn mình theo các cuộc hành quân để rồi hôm nay bạn đã nằm yên trong lòng đất lạnh.
Bạn Mỹ chết đi mang theo bao nhiêu ước vọng về điện ảnh chưa thành. Những hình ảnh ‘tác phẩm’ của bạn qua các phim Nước Mắt Đêm Xuân, Thúy Đã Đi Rồi sẽ còn lưu mãi trong trí nhớ của chúng tôi.
Chúng tôi nguyện noi theo gương sáng một lòng vì điện ảnh của bạn Mỹ.
Cầu chúc hương hồn bạn được hoàn toàn thanh thản xuôi về cõi Phật.
Qua những giòng chữ trang trọng trên tờ báo cũ, tôi tự nhủ lòng sẽ phải gặp nhiếp ảnh gia Nick Út, người em trai của anh Huỳnh Thanh Mỹ, để hỏi thêm một số chi tiết hầu có thể hoàn tất số báo tưởng nhớ người nhiếp-điện-ảnh tài hoa này. Và trong tuần qua, mặc dù nhiếp ảnh gia Nick Út rất bận cho công việc làm với hãng tin AP của anh (từ 50 năm qua) nhưng anh đã chịu khó từ LA lái xe xuống khu phố Bolsa, nhờ vậy bài phỏng vấn này đã có thêm một số chi tiết rất ý nghĩa và lý thú. Mời bạn đọc vào câu chuyện.
* * *
Huỳnh Thanh Mỹ sinh năm 1937. Quê quán Long An. Gia đình có 12 anh chị em, Huỳnh Thanh Mỹ thứ bẩy, còn Huỳnh Công Út, tức nhiếp ảnh gia nổi tiếng sau này Nick Út thứ mười một. Hiện nay đã mất hết 7, chỉ còn 5 người còn sống, trong đó có ông anh lớn năm nay đã 92 tuổi.
Vì chiến tranh, đồng thời tìm lối thoát để vươn lên, Huỳnh Thanh Mỹ từ Long An trôi dạt về Saigon. Nhờ bảnh trai, lại tốt nghiệp cử nhân văn chương, anh vào làm đủ việc cho hãng phim Alpha. Lúc thì quay phim, khi thì chụp ảnh, mà chụp nào đều xuất sắc tấm đó nên nghệ sĩ và các cô mê như điếu đổ. Không những thế, hình anh còn được xuất hiện trên nhiều bìa báo điện ảnh ngày đó và được mời góp mặt như một diễn viên điện ảnh trong các bộ phim Thúy Đã Đi Rồi, Nước Mắt Đêm Xuân...
Khoảng năm 1961, Huỳnh Thanh Mỹ được nhận vào làm cho đài truyền hình CBS rất bận ban ngày nhưng ban đêm vẫn phụ giúp đạo diễn Nguyễn Long quay bộ phim Mưa Lạnh Hoàng Hôn. Nguyễn Long sau này ghi trong hồi ký: “Sau mấy ngày nghỉ xả hơi, tới anh Phan Xuân Hóa mang hết 40 ngàn feet phim đã quay về phòng và cắm cúi làm việc một mình. Các bạn đã tan hàng ai về nhà nấy, còn lo cho đời sống gia đình, chỉ còn lại em Huỳnh Thanh Mỹ, ban ngày đi chụp hình cho hãng truyền hình Mỹ ở Saigon, tối về phụ với tôi, lo cut phim ra từng đoạn. Cũng nhờ em Mỹ chụp hình có tiền, nên lo ngày 2 bữa cho tôi có sức tiếp tục làm ráp nối”.
* * *
Huỳnh Thanh Mỹ sinh năm 1937. Quê quán Long An. Gia đình có 12 anh chị em, Huỳnh Thanh Mỹ thứ bẩy, còn Huỳnh Công Út, tức nhiếp ảnh gia nổi tiếng sau này Nick Út thứ mười một. Hiện nay đã mất hết 7, chỉ còn 5 người còn sống, trong đó có ông anh lớn năm nay đã 92 tuổi.
Vì chiến tranh, đồng thời tìm lối thoát để vươn lên, Huỳnh Thanh Mỹ từ Long An trôi dạt về Saigon. Nhờ bảnh trai, lại tốt nghiệp cử nhân văn chương, anh vào làm đủ việc cho hãng phim Alpha. Lúc thì quay phim, khi thì chụp ảnh, mà chụp nào đều xuất sắc tấm đó nên nghệ sĩ và các cô mê như điếu đổ. Không những thế, hình anh còn được xuất hiện trên nhiều bìa báo điện ảnh ngày đó và được mời góp mặt như một diễn viên điện ảnh trong các bộ phim Thúy Đã Đi Rồi, Nước Mắt Đêm Xuân...
Khoảng năm 1961, Huỳnh Thanh Mỹ được nhận vào làm cho đài truyền hình CBS rất bận ban ngày nhưng ban đêm vẫn phụ giúp đạo diễn Nguyễn Long quay bộ phim Mưa Lạnh Hoàng Hôn. Nguyễn Long sau này ghi trong hồi ký: “Sau mấy ngày nghỉ xả hơi, tới anh Phan Xuân Hóa mang hết 40 ngàn feet phim đã quay về phòng và cắm cúi làm việc một mình. Các bạn đã tan hàng ai về nhà nấy, còn lo cho đời sống gia đình, chỉ còn lại em Huỳnh Thanh Mỹ, ban ngày đi chụp hình cho hãng truyền hình Mỹ ở Saigon, tối về phụ với tôi, lo cut phim ra từng đoạn. Cũng nhờ em Mỹ chụp hình có tiền, nên lo ngày 2 bữa cho tôi có sức tiếp tục làm ráp nối”.
Thời kỳ này, anh Mỹ có thêm nghề chụp hình cho báo văn nghệ, anh có gặp H.N, 1 cô gái đẹp nhưng nghèo sống bên Khánh Hội. Cô đó có dáng người và mái tóc dài thật đẹp. Anh Mỹ đưa cô lên bìa báo nhiều lần, về sau cổ nổi tiếng và xuất hiện trong một số cuốn phim, vì thế sau này, ngay khi ra đến ngoại quốc, mỗi khi nhắc đến anh Mỹ, cô ta vẫn khóc nhớ thương.
Anh Huỳnh Thanh Mỹ những năm 1962, 1963 làm cameraman cho hãng truyền hình CBS qua sự giới thiệu của ông vua đồ cổ Việt Nam Hà Thúc Cần, làm cho CBS một thời gian, bên hãng truyền thông AP, Horst Faas, nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Mỹ từng đoạt nhiều giải thưởng trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam trong đó có hai giải Pulitzer danh giá (vừa qua đời năm 2012, tuổi 79) cũng là trưởng nhóm phóng viên chiến trường lúc đó thấy được tài năng Huỳnh Thanh Mỹ nên mời về cộng tác với AP.
Anh Mỹ lập gia đình năm 1963. Cô vợ là Nguyễn Thanh Hiếu, tên Tây là Arlette, con gái ông Dần, một viên chức cao cấp ở Đà Lạt thời ông Diệm. Hai người có một con gái tên Huỳnh Ái Trinh sinh tháng 7 năm 1965, mới có 3 tháng thì anh Huỳnh Thanh Mỹ từ trần. Trước khi anh mất, thì một tháng trước đó, anh cũng đã bị thương trên chiến trường. Sau 1, 2 tuần cơn đau lắng dịu, anh lại vội vã bay ra mặt trận Cần Thơ để lấy tin, ai dè bị CS phục kích nên bỏ mạng giữa chiến trường.
Theo lời kể của Nick Út, có 2 chuyện khó quên xẩy ra trước ngày anh Mỹ lìa trần. Trước khi anh mất, trong năm đó anh Mỹ quyết định mua nhà. Đầu tiên anh ở Phú Nhuận, về sau dọn về gần Tổng Nha Cảnh Sát, sau chót anh mua nhà gần khu Chợ Nancy - nhà kế bên chùa Phật Ấn, khu đường Trần Hưng Đạo, hẻm Nguyễn Cảnh Chân, gần khu nhà Kim Xuân, Kim Thu, Hữu Phước, Út Trà Ôn... mua chưa được một năm thì mất... Nhìn lại số nhà của anh đã mua, thì thấy số 505 TK 13/10... Nhiều người tin dị đoan cho rằng 4 số cuối của số nhà đã in sẵn ngày và tháng mất của anh.
Chuyện thứ nhì, cũng trong năm đó, anh quen biết và thân thiết với một người đẹp tên TKH. Như dự định, anh sẽ là người đi chụp hình cho cô này trong ngày cô đi tham dự Giải Hoa Hậu tại rạp Hưng Đạo tối ngày 22 tháng 10 năm 1965. Tuy nhiên, trước đó 9 ngày, Huỳnh Thanh Mỹ đã bất ngờ tử nạn, và cuộc thi hôm ấy, cô TKH đoạt giải Hoa Hậu và 2 cô Hoàng Kim Uyên và Ngọc Tuyết lấy giải Á Hậu mà sau này hai cô rất thành công trong lãnh vực điện ảnh.
Riêng anh Nguyễn Văn Tiến Hùng đã nhớ về anh Huỳnh Thanh Mỹ như sau: “Nick Út lúc đó mới 10 tuổi, anh vẫn còn nhớ rằng anh Mỹ là một người đa tài, làm ra tiền đủ để lo cho cả gia đình. Chính anh Mỹ sau những đợt cầm máy ra chiến trường trở về là người dạy cho Nick Út cầm máy. Chỉ một tháng sau cái ngày ấy, một buổi trưa trời mưa dầm, có tiếng xe và ký giả Lê Ngọc Cung của Hãng AP thắng gấp trước nhà, gọi vợ anh Mỹ vào và đóng cửa lại thông báo cho gia đình một tin sét đánh: phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ đã trúng đạn, tử nạn ở Cần Thơ. Cả nhà bật khóc! Nick Út khóc hết nước mắt và nhớ lại lời anh căn dặn trước khi đi xa, anh vác bộ máy ảnh của anh ruột đến hãng tin AP và xin được thay thế vị trí của người anh quá cố! Những người quản lý hãng tin AP tại Sài Gòn lắc đầu từ chối: ‘Anh cậu đã chết rồi, dù rất muốn chúng tôi cũng không muốn thêm một người trong gia đình này chết nữa!’. Nhưng cuối cùng với sự cương quyết của Nick Út, họ phải chấp nhận để anh trở thành phóng viên chiến trường của hãng. Và Nick Út đã đi qua cuộc chiến, qua bao con đường súng đạn mà cái chết và sự sống chỉ trong gang tấc”.
Anh Huỳnh Thanh Mỹ những năm 1962, 1963 làm cameraman cho hãng truyền hình CBS qua sự giới thiệu của ông vua đồ cổ Việt Nam Hà Thúc Cần, làm cho CBS một thời gian, bên hãng truyền thông AP, Horst Faas, nhiếp ảnh gia nổi tiếng của Mỹ từng đoạt nhiều giải thưởng trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam trong đó có hai giải Pulitzer danh giá (vừa qua đời năm 2012, tuổi 79) cũng là trưởng nhóm phóng viên chiến trường lúc đó thấy được tài năng Huỳnh Thanh Mỹ nên mời về cộng tác với AP.
Anh Mỹ lập gia đình năm 1963. Cô vợ là Nguyễn Thanh Hiếu, tên Tây là Arlette, con gái ông Dần, một viên chức cao cấp ở Đà Lạt thời ông Diệm. Hai người có một con gái tên Huỳnh Ái Trinh sinh tháng 7 năm 1965, mới có 3 tháng thì anh Huỳnh Thanh Mỹ từ trần. Trước khi anh mất, thì một tháng trước đó, anh cũng đã bị thương trên chiến trường. Sau 1, 2 tuần cơn đau lắng dịu, anh lại vội vã bay ra mặt trận Cần Thơ để lấy tin, ai dè bị CS phục kích nên bỏ mạng giữa chiến trường.
Theo lời kể của Nick Út, có 2 chuyện khó quên xẩy ra trước ngày anh Mỹ lìa trần. Trước khi anh mất, trong năm đó anh Mỹ quyết định mua nhà. Đầu tiên anh ở Phú Nhuận, về sau dọn về gần Tổng Nha Cảnh Sát, sau chót anh mua nhà gần khu Chợ Nancy - nhà kế bên chùa Phật Ấn, khu đường Trần Hưng Đạo, hẻm Nguyễn Cảnh Chân, gần khu nhà Kim Xuân, Kim Thu, Hữu Phước, Út Trà Ôn... mua chưa được một năm thì mất... Nhìn lại số nhà của anh đã mua, thì thấy số 505 TK 13/10... Nhiều người tin dị đoan cho rằng 4 số cuối của số nhà đã in sẵn ngày và tháng mất của anh.
Chuyện thứ nhì, cũng trong năm đó, anh quen biết và thân thiết với một người đẹp tên TKH. Như dự định, anh sẽ là người đi chụp hình cho cô này trong ngày cô đi tham dự Giải Hoa Hậu tại rạp Hưng Đạo tối ngày 22 tháng 10 năm 1965. Tuy nhiên, trước đó 9 ngày, Huỳnh Thanh Mỹ đã bất ngờ tử nạn, và cuộc thi hôm ấy, cô TKH đoạt giải Hoa Hậu và 2 cô Hoàng Kim Uyên và Ngọc Tuyết lấy giải Á Hậu mà sau này hai cô rất thành công trong lãnh vực điện ảnh.
Riêng anh Nguyễn Văn Tiến Hùng đã nhớ về anh Huỳnh Thanh Mỹ như sau: “Nick Út lúc đó mới 10 tuổi, anh vẫn còn nhớ rằng anh Mỹ là một người đa tài, làm ra tiền đủ để lo cho cả gia đình. Chính anh Mỹ sau những đợt cầm máy ra chiến trường trở về là người dạy cho Nick Út cầm máy. Chỉ một tháng sau cái ngày ấy, một buổi trưa trời mưa dầm, có tiếng xe và ký giả Lê Ngọc Cung của Hãng AP thắng gấp trước nhà, gọi vợ anh Mỹ vào và đóng cửa lại thông báo cho gia đình một tin sét đánh: phóng viên chiến trường Huỳnh Thành Mỹ đã trúng đạn, tử nạn ở Cần Thơ. Cả nhà bật khóc! Nick Út khóc hết nước mắt và nhớ lại lời anh căn dặn trước khi đi xa, anh vác bộ máy ảnh của anh ruột đến hãng tin AP và xin được thay thế vị trí của người anh quá cố! Những người quản lý hãng tin AP tại Sài Gòn lắc đầu từ chối: ‘Anh cậu đã chết rồi, dù rất muốn chúng tôi cũng không muốn thêm một người trong gia đình này chết nữa!’. Nhưng cuối cùng với sự cương quyết của Nick Út, họ phải chấp nhận để anh trở thành phóng viên chiến trường của hãng. Và Nick Út đã đi qua cuộc chiến, qua bao con đường súng đạn mà cái chết và sự sống chỉ trong gang tấc”.
Thoáng đó, đã tròn đúng 50 năm, người về lòng đất mà tên tuổi của anh vẫn chưa thể nào quên. Thực hiện số báo này, xin cùng với anh Nick Út và gia đình, cùng với những người từng yêu quý anh, xin gửi về nơi cõi xa, những nén nhang thơm bùi ngùi đầy tiếc nhớ về một tài danh mang tên: Huỳnh Thanh Mỹ.
(trích Thế Giới Nghệ Sĩ trong tuần báo Việt Tide phát hành ngày 9/10/2015)
(trích Thế Giới Nghệ Sĩ trong tuần báo Việt Tide phát hành ngày 9/10/2015)