~ VĂN DIỆP ~
Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã (sinh nhật 11/11) là một gương mặt quen thuộc trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Sự nghiệp hơn năm thập niên sáng tác của ông dàn trải từ thời niên thiếu bên Việt Nam, qua khói lửa binh nghiệp, rồi vượt biên sang Hoa Kỳ định cư và lập nghiệp.
Ông kể, hồi nhỏ ở dưới quê Trà Vinh, cha ông có cái máy ảnh do người anh biếu nhưng không dùng, nên ông lấy ra, say mê thử nghiệm. Những người lớn xung quanh thấy ông ham thích chụp ảnh, nên đưa phim cho ông chụp. Nhờ vậy, ông có dịp tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật này mà không tốn tiền. Năm 16 tuổi, ông lên Sài Gòn và theo học lớp nhiếp ảnh ở Hội Việt Mỹ. Thầy của ông có nhiếp ảnh gia Phạm Văn Mùi (chủ tịch Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam), Nguyễn Cao Đàm, Cao Lĩnh, Nguyễn Văn Thông, và Bùi Quý Lân. Cùng năm đó, trong một cuộc thi do Hội Việt Mỹ tổ chức, ông đoạt một huy chương cho tấm ảnh đen trắng chụp một người ăn xin với cây cầu xi-măng làm hậu cảnh, tạo nên một bố cục đẹp. Đây là thành công đầu tiên của ông ở tuổi còn rất trẻ.
Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã (sinh nhật 11/11) là một gương mặt quen thuộc trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Sự nghiệp hơn năm thập niên sáng tác của ông dàn trải từ thời niên thiếu bên Việt Nam, qua khói lửa binh nghiệp, rồi vượt biên sang Hoa Kỳ định cư và lập nghiệp.
Ông kể, hồi nhỏ ở dưới quê Trà Vinh, cha ông có cái máy ảnh do người anh biếu nhưng không dùng, nên ông lấy ra, say mê thử nghiệm. Những người lớn xung quanh thấy ông ham thích chụp ảnh, nên đưa phim cho ông chụp. Nhờ vậy, ông có dịp tìm hiểu về bộ môn nghệ thuật này mà không tốn tiền. Năm 16 tuổi, ông lên Sài Gòn và theo học lớp nhiếp ảnh ở Hội Việt Mỹ. Thầy của ông có nhiếp ảnh gia Phạm Văn Mùi (chủ tịch Hội Nhiếp Ảnh Việt Nam), Nguyễn Cao Đàm, Cao Lĩnh, Nguyễn Văn Thông, và Bùi Quý Lân. Cùng năm đó, trong một cuộc thi do Hội Việt Mỹ tổ chức, ông đoạt một huy chương cho tấm ảnh đen trắng chụp một người ăn xin với cây cầu xi-măng làm hậu cảnh, tạo nên một bố cục đẹp. Đây là thành công đầu tiên của ông ở tuổi còn rất trẻ.
Đến năm 19 tuổi, ông gia nhập bộ binh Việt Nam Cộng Hoà. Ông vượt biên đến Hoa Kỳ năm 1977, đi làm nghề khuân vác một thời gian trước khi một người bạn giới thiệu cho công việc rửa hình trong phòng lab chuyên nghiệp ở Irvine. Trong suốt thời gian đầu định cư tại Nam California, những người bạn đam mê nghệ thuật nhiếp ảnh đã tìm gặp lại ông cũng như ông đã tìm đến họ để thành nhóm và tổ chức những cuộc triển lãm và các lớp giảng dạy về nhiếp ảnh đầu tiên tại Hoa Kỳ. Ông kể lại, lúc đó nhu cầu cuộc sống không có nhiều; bao nhiều tiền kiếm được, ông dành hết cho thú chơi ảnh.
Người mẫu Thanh Hằng, phu nhân của ông, là một trong những học viên đầu tiên của lớp nhiếp ảnh. Vì nhân dáng đẹp, gương mặt ăn ảnh, cô thường được mời làm người mẫu để chụp ảnh. Từ đó, cô cũng học thêm nghề trang điểm để làm đẹp cho chính mình và những người xung quanh.
Năm 1985, nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã thành lập phòng chụp hình riêng, lấy tên là Reflection Studio tại khu vực Little Saigon. Khi đó ông còn làm việc tại phòng lab rửa hình, nên chỉ điều hành studio sau giờ làm việc. Dần dần, khi có khách đến nhiều hơn, ông nghỉ hẳn công việc để chụp hình toàn thời gian trong studio của mình. Sau khi Thanh Hằng và Thái Đắc Nhã kết hôn, hai người tiếp tục xây dựng Reflection Studio thành một cơ sở đầy đủ tiện nghi vật chất cho nghệ thuật nhiếp ảnh, từ phòng lab tối tân nhất đến studio trang trí sang trọng cho các người mẫu, ca sĩ, diễn viên, cô dâu chú rể chụp hình.
Năm 1990, Thái Đắc Nhã là nhiếp ảnh gia Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ đầu tư cho một cơ sở tráng rửa phim màu và đen trắng có khả năng rọi phim từ loại 35mm thông thường đến loại 8x10 khổ lớn, đúng tiêu chuẩn một phòng lab chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu nhiếp ảnh thương mại. Đến khi phương tiện nhiếp ảnh chuyển sang kỹ thuật số (digital), ông tiếp tục trang bị máy móc tối tân có thể rửa ảnh bề ngang to đến 50 inch (1m27) và chiều dài... bất tận. Ông thuê một chuyên viên về kỹ thuật rửa ảnh để làm việc trong phòng lab. Ngoài việc phục vụ cho khách hàng người Việt, phòng lab của ông đáp ứng nhu cầu nhiếp ảnh thương mại cho những công ty lớn, những trường đại học cần những tấm ảnh to, đạt tiêu chuẩn để làm poster quảng cáo hay trưng bày.
Trong những năm làm việc trong cộng đồng, hai vợ chồng Thái Đắc Nhã – Thanh Hằng đã giúp cho nhiều hội đoàn, đoàn thể từ những bảo trợ tài chánh âm thầm, ẩn danh, đến việc tặng các tác phẩm nghệ thuật để bán đấu giá gây quỹ.
Người mẫu Thanh Hằng, phu nhân của ông, là một trong những học viên đầu tiên của lớp nhiếp ảnh. Vì nhân dáng đẹp, gương mặt ăn ảnh, cô thường được mời làm người mẫu để chụp ảnh. Từ đó, cô cũng học thêm nghề trang điểm để làm đẹp cho chính mình và những người xung quanh.
Năm 1985, nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã thành lập phòng chụp hình riêng, lấy tên là Reflection Studio tại khu vực Little Saigon. Khi đó ông còn làm việc tại phòng lab rửa hình, nên chỉ điều hành studio sau giờ làm việc. Dần dần, khi có khách đến nhiều hơn, ông nghỉ hẳn công việc để chụp hình toàn thời gian trong studio của mình. Sau khi Thanh Hằng và Thái Đắc Nhã kết hôn, hai người tiếp tục xây dựng Reflection Studio thành một cơ sở đầy đủ tiện nghi vật chất cho nghệ thuật nhiếp ảnh, từ phòng lab tối tân nhất đến studio trang trí sang trọng cho các người mẫu, ca sĩ, diễn viên, cô dâu chú rể chụp hình.
Năm 1990, Thái Đắc Nhã là nhiếp ảnh gia Việt Nam đầu tiên tại Hoa Kỳ đầu tư cho một cơ sở tráng rửa phim màu và đen trắng có khả năng rọi phim từ loại 35mm thông thường đến loại 8x10 khổ lớn, đúng tiêu chuẩn một phòng lab chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu nhiếp ảnh thương mại. Đến khi phương tiện nhiếp ảnh chuyển sang kỹ thuật số (digital), ông tiếp tục trang bị máy móc tối tân có thể rửa ảnh bề ngang to đến 50 inch (1m27) và chiều dài... bất tận. Ông thuê một chuyên viên về kỹ thuật rửa ảnh để làm việc trong phòng lab. Ngoài việc phục vụ cho khách hàng người Việt, phòng lab của ông đáp ứng nhu cầu nhiếp ảnh thương mại cho những công ty lớn, những trường đại học cần những tấm ảnh to, đạt tiêu chuẩn để làm poster quảng cáo hay trưng bày.
Trong những năm làm việc trong cộng đồng, hai vợ chồng Thái Đắc Nhã – Thanh Hằng đã giúp cho nhiều hội đoàn, đoàn thể từ những bảo trợ tài chánh âm thầm, ẩn danh, đến việc tặng các tác phẩm nghệ thuật để bán đấu giá gây quỹ.
Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã ít khi chịu nói về mình. Hỏi gì, ông chỉ cười cười và cho xem những bức ảnh mới chụp. Ông cho thấy thành quả không phải bằng lời nói mà qua hành động cụ thể. Phải gạn hỏi lắm, ông mới chia sẻ những kinh nghiệm chụp ảnh và cảm quan mỹ thuật của ông.
Đối với nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã, khi đã cầm máy ảnh là đã có sẵn những ý tưởng trong đầu, nên ông không bao giờ thấy bối rối. Nhưng nhiếp ảnh đòi hỏi sự kiên nhẫn vì rất nhiều lúc phải chờ đợi thật lâu mới có được tấm ảnh ưng ý. Một áng mây che đúng lúc để ánh sáng chiếu vừa đủ để tạo nên một bức ảnh về cảnh trí thiên nhiên như ý muốn đôi khi phải mất vài giờ. Một nét mặt mà mình muốn bắt được nơi chủ đề con người mình muốn chụp cũng phải chờ đợi cảm xúc chín muồi. Cho nên, cảm giác sung sướng nhất của ông là “chụp được cái hình mình bấm đúng lúc được”, nghĩa là chụp cảnh thì chờ được đến lúc ánh sáng không gian đã hoàn hảo, chụp người thì bắt được cảm xúc trên nét mặt mà mình muốn. Ông mô tả cảm giác khi đó: “Mình rất mừng. Mình không cần xem ảnh ra sao hết vì khi bấm được là mình hiểu hết rồi, là hạnh phúc của mình đã tràn trề rồi”. Đó là lúc người chụp ảnh tiếp cận được với cảm xúc, với vẻ đẹp qua cái bấm máy, tự nhiên, không có gì đợi chờ, không còn gì ngăn cách. Chứ không phải chờ đến lúc rửa ảnh ra rồi mới biết là mình đã chụp được tấm ảnh vừa ý hay không.
Ông tâm sự, có những chủ đề, như một cành hoa lan, chẳng hạn, ông chụp đi chụp lại nhiều lần nhưng vẫn không ưng ý vì chưa thấy ra được vẻ đẹp của nó. Đến một lúc, ông chụp lại cũng nhánh lan đó nhưng bỗng dưng bắt được một khía cạnh đẹp của nó, làm cho ông cảm thấy như vừa chụp một cành lan rất mới, chưa từng gặp bao giờ.
Chúng tôi hỏi ông thích chụp đối tượng nào nhất; ông cho biết: “Đối tượng của tôi là vẻ đẹp. Cái gì có vẻ đẹp là đối tượng của tôi. Bất cứ đó là bông hoa, cây cối, phong cảnh, hay con người. Con người thật ra cũng “cũ” lắm, nhưng mình nhìn hoài thì vẻ đẹp vẫn ra hoài. Mình ráng tìm hiểu thì sẽ lòi ra vẻ đẹp. Mình nhìn riết thế nào cũng ra vẻ đẹp... Những thế hệ sau này và mãi mãi, lúc nào cũng có những vẻ đẹp mới, nhưng cũng cùng là con người. Tôi ở giai đoạn này thì tôi nhìn con người có vẻ đẹp như thế này; sau này, cũng là những con người có tay chân mắt mũi, nhưng người khác sẽ nhìn ra được vẻ đẹp, nét lạ khác...”.
Nhưng thế nào là đẹp và để những người khác cũng phải công nhận là đẹp? Ông cho biết: “Người ta thích những gì mới, lạ, đẹp. Điều này rất khó tìm được. Nhưng nếu mình tìm ra được một nét mà mình cho là mới, lạ, thì có thể người khác cũng nghĩ vậy và cho là đẹp. Còn những gì người ta đã nhìn nhàm chán rồi thì người ta sẽ không thích nữa. Thành ra người nghệ sĩ phải ráng đi tìm hoài, tìm mãi mãi, không lúc nào ngừng được”.
Có lẽ bức ảnh “Suối Tóc #1” được huy chương vàng quốc tế năm 2007 là một thí dụ điển hình của những mối trăn trở của Thái Đắc Nhã về cái đẹp. Ông kể, từ hồi nhỏ, đã đi theo nhiếp ảnh gia Phạm Văn Mùi, người chuyên chụp hình những suối tóc, mà theo ông là đẹp nhất Việt Nam. Qua đến Hoa Kỳ, ông cũng muốn tìm được một mái tóc dài và sáng tác được trên chủ đề đó. Ông đã thử nhiều lần, nhưng không tạo ra được sáng tác nào vừa ý và gây ấn tượng được cho người xem, mặc dù ông đã dùng những thiết bị nhiếp ảnh tối tân nhất, rõ nét nhất, và giấy ảnh tốt nhất để rửa ảnh. Ông nhận ra rằng những phương tiện tối hảo đó không giúp gì được cho bức ảnh nếu chủ đề không có gì mới lạ để thu hút người xem hoặc nếu bức ảnh không có gì đẹp để người xem phải lưu luyến. Còn trong lần này, do cơ duyên mà ông gặp được một thiếu nữ với mái tóc dài chấm gót hiếm có ở Hoa Kỳ, nên ông nảy ra ý định sáng tác một bức thiếu nữ khoả thân và mái tóc dài. Đó vẫn là một chủ đề cũ nhưng với sự sắp xếp đầy sáng tạo của ông, người xem bỗng thích thú.
Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã chủ trương hoà hợp với thiên nhiên, đi vào thiên nhiên để tìm ra những bố cục đã có sẵn trong thiên nhiên. Từ con người, cây cỏ, hoa lá đã có sẵn vẻ đẹp vô cùng vô tận, nhưng đời sống sáng tác của người nghệ sĩ thì có giới hạn. Mỗi người đều có năng khiếu nhìn khác nhau, cách nhìn mỗi loài khác nhau, tùy theo tánh ý của mỗi người, nên sẽ không bao giờ hết những sáng tác.
Ông quan sát rằng con người thích được người ta nhìn thấy mình đẹp, hơn là bị chê là xấu. Tuổi đời đã hơn lục tuần, ông chỉ muốn đưa ra những cái đẹp của mọi người mọi vật xung quanh, chứ không còn như hồi còn trẻ đi vào những đề tài xã hội (như bức ảnh người ăn xin bên cây cầu đã cho ông giải thưởng nhiếp ảnh đầu tiên). Ông không còn muốn đưa ra những điều đau khổ trong cuộc sống mà muốn ghi lại để đóng góp cho người xem những bức ảnh đẹp, vì ông quan niệm rằng những điều gì đau khổ, xấu xa nếu không ghi lại bằng hình ảnh thì nó cũng tồn tại mãi mãi trong cuộc sống. Nên ông chỉ muốn chọn những điều tốt, những nét đẹp để đưa ra cho “vui mình, vui đời”, vì đem đến niềm vui dù chỉ cho một người cũng là việc tốt rồi.
Trong suốt sự nghiệp nhiếp ảnh hơn 50 năm, có lẽ không có ngày nào là nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã không sáng tác, dù cầm máy ảnh trên tay hay qua trí tưởng tượng. Bây giờ, ông vẫn tiếp tục là người chụp ảnh với phong cách thư thái như dạo chơi trong thiên nhiên. Và sáng tác nào cũng phải... đẹp.
Đối với nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã, khi đã cầm máy ảnh là đã có sẵn những ý tưởng trong đầu, nên ông không bao giờ thấy bối rối. Nhưng nhiếp ảnh đòi hỏi sự kiên nhẫn vì rất nhiều lúc phải chờ đợi thật lâu mới có được tấm ảnh ưng ý. Một áng mây che đúng lúc để ánh sáng chiếu vừa đủ để tạo nên một bức ảnh về cảnh trí thiên nhiên như ý muốn đôi khi phải mất vài giờ. Một nét mặt mà mình muốn bắt được nơi chủ đề con người mình muốn chụp cũng phải chờ đợi cảm xúc chín muồi. Cho nên, cảm giác sung sướng nhất của ông là “chụp được cái hình mình bấm đúng lúc được”, nghĩa là chụp cảnh thì chờ được đến lúc ánh sáng không gian đã hoàn hảo, chụp người thì bắt được cảm xúc trên nét mặt mà mình muốn. Ông mô tả cảm giác khi đó: “Mình rất mừng. Mình không cần xem ảnh ra sao hết vì khi bấm được là mình hiểu hết rồi, là hạnh phúc của mình đã tràn trề rồi”. Đó là lúc người chụp ảnh tiếp cận được với cảm xúc, với vẻ đẹp qua cái bấm máy, tự nhiên, không có gì đợi chờ, không còn gì ngăn cách. Chứ không phải chờ đến lúc rửa ảnh ra rồi mới biết là mình đã chụp được tấm ảnh vừa ý hay không.
Ông tâm sự, có những chủ đề, như một cành hoa lan, chẳng hạn, ông chụp đi chụp lại nhiều lần nhưng vẫn không ưng ý vì chưa thấy ra được vẻ đẹp của nó. Đến một lúc, ông chụp lại cũng nhánh lan đó nhưng bỗng dưng bắt được một khía cạnh đẹp của nó, làm cho ông cảm thấy như vừa chụp một cành lan rất mới, chưa từng gặp bao giờ.
Chúng tôi hỏi ông thích chụp đối tượng nào nhất; ông cho biết: “Đối tượng của tôi là vẻ đẹp. Cái gì có vẻ đẹp là đối tượng của tôi. Bất cứ đó là bông hoa, cây cối, phong cảnh, hay con người. Con người thật ra cũng “cũ” lắm, nhưng mình nhìn hoài thì vẻ đẹp vẫn ra hoài. Mình ráng tìm hiểu thì sẽ lòi ra vẻ đẹp. Mình nhìn riết thế nào cũng ra vẻ đẹp... Những thế hệ sau này và mãi mãi, lúc nào cũng có những vẻ đẹp mới, nhưng cũng cùng là con người. Tôi ở giai đoạn này thì tôi nhìn con người có vẻ đẹp như thế này; sau này, cũng là những con người có tay chân mắt mũi, nhưng người khác sẽ nhìn ra được vẻ đẹp, nét lạ khác...”.
Nhưng thế nào là đẹp và để những người khác cũng phải công nhận là đẹp? Ông cho biết: “Người ta thích những gì mới, lạ, đẹp. Điều này rất khó tìm được. Nhưng nếu mình tìm ra được một nét mà mình cho là mới, lạ, thì có thể người khác cũng nghĩ vậy và cho là đẹp. Còn những gì người ta đã nhìn nhàm chán rồi thì người ta sẽ không thích nữa. Thành ra người nghệ sĩ phải ráng đi tìm hoài, tìm mãi mãi, không lúc nào ngừng được”.
Có lẽ bức ảnh “Suối Tóc #1” được huy chương vàng quốc tế năm 2007 là một thí dụ điển hình của những mối trăn trở của Thái Đắc Nhã về cái đẹp. Ông kể, từ hồi nhỏ, đã đi theo nhiếp ảnh gia Phạm Văn Mùi, người chuyên chụp hình những suối tóc, mà theo ông là đẹp nhất Việt Nam. Qua đến Hoa Kỳ, ông cũng muốn tìm được một mái tóc dài và sáng tác được trên chủ đề đó. Ông đã thử nhiều lần, nhưng không tạo ra được sáng tác nào vừa ý và gây ấn tượng được cho người xem, mặc dù ông đã dùng những thiết bị nhiếp ảnh tối tân nhất, rõ nét nhất, và giấy ảnh tốt nhất để rửa ảnh. Ông nhận ra rằng những phương tiện tối hảo đó không giúp gì được cho bức ảnh nếu chủ đề không có gì mới lạ để thu hút người xem hoặc nếu bức ảnh không có gì đẹp để người xem phải lưu luyến. Còn trong lần này, do cơ duyên mà ông gặp được một thiếu nữ với mái tóc dài chấm gót hiếm có ở Hoa Kỳ, nên ông nảy ra ý định sáng tác một bức thiếu nữ khoả thân và mái tóc dài. Đó vẫn là một chủ đề cũ nhưng với sự sắp xếp đầy sáng tạo của ông, người xem bỗng thích thú.
Nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã chủ trương hoà hợp với thiên nhiên, đi vào thiên nhiên để tìm ra những bố cục đã có sẵn trong thiên nhiên. Từ con người, cây cỏ, hoa lá đã có sẵn vẻ đẹp vô cùng vô tận, nhưng đời sống sáng tác của người nghệ sĩ thì có giới hạn. Mỗi người đều có năng khiếu nhìn khác nhau, cách nhìn mỗi loài khác nhau, tùy theo tánh ý của mỗi người, nên sẽ không bao giờ hết những sáng tác.
Ông quan sát rằng con người thích được người ta nhìn thấy mình đẹp, hơn là bị chê là xấu. Tuổi đời đã hơn lục tuần, ông chỉ muốn đưa ra những cái đẹp của mọi người mọi vật xung quanh, chứ không còn như hồi còn trẻ đi vào những đề tài xã hội (như bức ảnh người ăn xin bên cây cầu đã cho ông giải thưởng nhiếp ảnh đầu tiên). Ông không còn muốn đưa ra những điều đau khổ trong cuộc sống mà muốn ghi lại để đóng góp cho người xem những bức ảnh đẹp, vì ông quan niệm rằng những điều gì đau khổ, xấu xa nếu không ghi lại bằng hình ảnh thì nó cũng tồn tại mãi mãi trong cuộc sống. Nên ông chỉ muốn chọn những điều tốt, những nét đẹp để đưa ra cho “vui mình, vui đời”, vì đem đến niềm vui dù chỉ cho một người cũng là việc tốt rồi.
Trong suốt sự nghiệp nhiếp ảnh hơn 50 năm, có lẽ không có ngày nào là nhiếp ảnh gia Thái Đắc Nhã không sáng tác, dù cầm máy ảnh trên tay hay qua trí tưởng tượng. Bây giờ, ông vẫn tiếp tục là người chụp ảnh với phong cách thư thái như dạo chơi trong thiên nhiên. Và sáng tác nào cũng phải... đẹp.