Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Có người đã hỏi. Tại sao ở hải ngoại viết báo xuân mà lại nhớ đến nhà văn Thanh Tịnh? Tôi là lớp hậu bối lại sinh sống và trưởng thành ở miền Nam thì hà cớ gì mà lại nhớ đến một nhà văn tuy viết từ thời tiền chiến nhưng là một nhà văn thuộc loại cổ thụ của văn học miền Bắc?
Có người đã hỏi. Tại sao ở hải ngoại viết báo xuân mà lại nhớ đến nhà văn Thanh Tịnh? Tôi là lớp hậu bối lại sinh sống và trưởng thành ở miền Nam thì hà cớ gì mà lại nhớ đến một nhà văn tuy viết từ thời tiền chiến nhưng là một nhà văn thuộc loại cổ thụ của văn học miền Bắc?
Việc gì cũng có nguyên do. Trong khi tôi nặn óc viết bài cho báo xuân ở hải ngoại, thì tình cờ tôi đọc được hai bài viết về nhà văn Thanh Tịnh về cách làm báo xuân ở trong nước. Hai bài viết này cùng nhìn về một tác giả nhưng lại có những cảm nhận khác nhau. Một bài là “Một cuộc đời: Ngậm ngải tìm trầm” của Vương Trí Nhàn, đăng trên tạp chí Diễn Ðàn Văn Nghệ Việt Nam xuân Canh Thìn, 2000, và sau được đăng trong “Cây Bút Ðời Người” xuất bản năm 2005. Bài thứ hai là “Sư phụ Thanh Tịnh làm báo Tết” của Ngô Vĩnh Bình, đăng trên Văn Nghệ số Tết năm Canh Thìn. Ðọc cả hai bài báo đặc biệt này xong, tôi chợt nảy ra ý muốn viết một bài thứ ba cũng về nhà văn Thanh Tịnh. Hai nhà văn trên, có một thời gian gần cận tác giả “Quê Mẹ” thì viết là đúng rồi. Còn tôi tại sao, một người không quen biết lại có nếp sống nếp nghĩ khác xa với nhà văn Thanh Tịnh mà lại dám viết về ông. Câu trả lời rất ngắn, tôi yêu bài văn “Tôi Ði Học” từ lúc còn thơ ấu và hình như bài văn này đã trở thành một phần không quên trong ký ức của tôi. Thành ra, muốn diễn tả tấm lòng của một kẻ hậu bối đối với một nhà văn lớn của văn học Việt Nam. Nhưng, lại kèm thêm nỗi xót xa, khi so sánh giữa Thanh Tịnh thời tiền chiến và Thanh Tịnh sau này. Nỗi xót xa ấy cũng y hệt như khi so sánh giữa Tế Hanh thời tiền chiến và Tế Hanh thời Cộng Sản. Khi nhà văn Tế Hanh mất, tôi có viết một bài tưởng niệm tôn vinh những bài thơ thời tiến chiến của ông nhưng đồng thời cũng trích dẫn một vài nhận xét về thơ Tế Hanh thời sau này của một vài nhà phê bình văn học trong nước có ý chê bai thơ theo thời và phục vụ chế độ. Và sau đó, khi đăng trên báo có một vài độc giả phê phán tôi xúc phạm đến nhà thơ Tế Hanh. Cũng chỉ vì sự so sánh giữa hai nhà thơ Tế Hanh, một rực rỡ thời tiền chiến và một lu mờ thời sau này. Không biết có phải tôi phạm lỗi bất kính với một tác giả vì yêu quá những bài thơ mà tôi thuộc lòng từ khi còn là học sinh tiểu học và xa lạ với những bài thơ mà ông đã viết theo đường lối văn học xã hội chủ nghĩa bây giờ?
Mùa xuân mà đọc bài viết của Vuơng Trí Nhàn đã kể lại chuyện viết báo xuân của giới cầm bút miền Bắc trong thời chiến tranh thì cũng là một thích thú:
Năm sớm năm muộn xê xích chút ít nhưng nói chung hàng năm cứ đến khoảng cuối tháng mười một, đầu tháng chạp dương lịch, khi những chiếc lá bàng chuyển dần từ màu xanh sang màu đồng điếu, thời tiết bắt đầu ngả hẳn sang mùa đông, trời đất thấm lạnh đôi khi có thể giá rét thấu xương - thứ rét ngọt như người ta vẫn nói - thì cũng là lúc dân làm báo Hà Nội chúng tôi bắt tay vào một công việc thuộc loại vất vả trong năm là chuẩn bị những số báo Tết.
Ðời làm báo những năm chống Mỹ, dù không tất bật và lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một cuộc cạnh tranh sôi động như thời kinh tế thị trường hiện nay, song so với nhiều nghề khác trong guồng máy làm các ấn phẩm có liên quan đến chữ nghĩa thì cũng là bận rộn hơn hẳn. Lo làm dâu thiên hạ mà! Tháng nào tuần nào cũng phải tự trình diện trước dư luận và cấp trên tất cả phong độ của một kẻ đứng đắn và thành thạo trong làm nghề kể đã cũng mệt lắm chứ. Nữa đây là báo tết! Ở tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội nơi tôi đã công tác những năm ấy, có lệ mỗi lần Tết đến, mọi phóng viên trong tòa soạn phải góp một bài để số báo có chất lượng. Thơ thẩn còn không ngại, chứ đến truyện ngắn và các mục râu ria như giai thoại, thơ vui, câu đối cùng nhiều thể tài gọi là tạp nhạp khác, thì quả thật viết đã khó, mà chạy ra bài lấp đầy các số báo cũng không dễ. Hình như hồi ấy, chúng tôi thường bận tâm vì những suy nghĩ nghiêm trang nên tay nghề xoàng xĩnh và không biết làm hàng như về sau này. Bởi vậy vừa dọn dẹp bài vở cho số Tết, vừa nhăn nhó và cứ nghĩ đến việc phải vẽ vời cho ra được dăm ba bài chọc cười mọi người, nhưng đã thấy lúng túng, bụng bảo dạ mình thì làm cho ai cười được vì có ai làm cho mình cười được đâu…
Mọi người đều khó khăn khi viết mà phải “lách” để theo đúng “lập trường” nhất là trong những bài báo xuân được đảng và lãnh đạo để ý. Nhưng trừ Thanh Tịnh:
Những lúc ấy nhà văn Nguyễn Minh Châu thường nhìn cánh “trực biên tập” (tức là đang lo dựng các số báo) một cách thương hại và tủm tỉm: “Trông kia kìa chắc cụ Thanh Tịnh đã viết được vài bài rồi, giờ lại đang viết tiếp đấy. Tết năm ngoái đọc sơ sơ các báo, mình đếm chắc chưa đầy đủ mà đã có đến chục bài ký tên Thanh Tịnh. Ở nhà này về khoản làm báo cánh cầm bút lớp sau cứ gọi là xách dép cho cụ Tịnh cũng không đáng”.
Cố nhiên là Nguyễn Minh Châu không nói oan cho Thanh Tịnh chút nào. Ðóng góp của ông cho các báo xuân làm cho chúng tôi ngạc nhiên vì như bắt gặp một Thanh Tịnh khác so với người chúng tôi vẫn gặp. Có cảm tưởng như sau một năm dông dài ông chợt nhớ ra phải làm việc nào đó để bù lại tháng ngày đã mất. Và mỗi lần thấy ông vừa thở phì phì, vừa bước những bước nặng nề đi lại trong phòng để ngẫm nghĩ rồi thỉnh thoảng lại quay vào bàn ghi ghi chép chép, rồi hào hứng cười thầm như tự thưởng cho những ý nghĩ hóm hỉnh của mình thì chúng tôi chỉ còn có cách bảo nhau rằng - hẳn ngày xưa một ông đồ già lọ mọ lúc lại đống bồ cũ, lấy ra mất thỏi mực, mấy tờ giấy hồng điều, thử lại vài cây viết mốc meo bấy lâu xếp xó trước khi ra phố bò toài trên chiếu viết thuê các loại câu đối tết, chắc cũng có cái vẻ mải miết tương tự.
Và từ những ngày làm báo Tết ấy, Vương Trí Nhàn đã nghĩ rộng ra để có nhận xét về nhà văn ThanhTinh, của ngày xưa và của hiện tại bây giờ, của sự tồn tại trong văn học. Ông cho rằng sự tồn tại của Thanh Tịnh thời tiền chiến là một điều không thể thiếu cho chân dung Thanh Tịnh nhà văn muôn đời. Cũng như những người “cùng một lứa bên trời lận đận” Thạch Lam, Hồ Dzếnh, những ngòi bút không thuộc dòng chủ lưu nhưng lại làm cho không một ai quên nổi. Vương Trí Nhàn nhận xét:
Thanh Tịnh là thế, là “cuốn theo chiều gió”, là “ngọn cỏ gió đùa”, là nương theo sự xô đẩy của hoàn cảnh mà tìm lấy tính chủ động, ở đâu thì cũng giữ lấy vai nghệ sĩ của mình và hình như càng gặp những điều kiện sống khó khăn không ổn định ông càng trở nên sinh động tự nhiên và nổi bật lên với khả năng thích ứng. Ngược lại sẽ hiện ra sẽ sống khó khăn thậm chí ông yếu đuối lạc lõng lúng túng trong những hoàn cảnh ổn định, mọi thứ sắp xếp đâu vào đấy.
Một nhà văn như Thanh Tịnh, với hơi hướng thời tiền chiến thuộc về một quá khứ mà “người ta” đang muốn chôn vùi. Và thứ văn chương như Quê Mẹ dẫu sao cũng là thứ văn hiu hắt buồn tẻ của một thời đã xa lắm rồi, một người đã viết nên một thứ văn như thế làm sao có thể bắt ngay vào nhịp sống mới. Tuy không nói ra nhưng hồi ấy hầu như tất cả đều nghĩ thế. Mỗi lần bàn về Thanh Tịnh thường mọi người bảo nhau: Thôi cứ để cụ tùy nghi viết gì thì viết, còn phần công việc chủ yếu sẽ phải do lớp trẻ gánh vác. Nhưng khi đã nghĩ như thế tức là mọi người không còn coi Thanh Tịnh như một chiến sĩ bình đẳng với mình. Tức ông đã sớm trở thành một thứ cựu chiến binh ngay trong thời gian tại ngũ. Có cái rỗi rãi của người được nuông chiều, có cái tùy nghi của người không bị ràng buộc. Nhưng chính vì thế lại dễ trở nên lạc lõng. Tiếng thở dài hàng ngày của ông - ông tập thở theo lối dưỡng sinh - vẫn cất lên đều đều khi bước chân nặng nề đưa ông từ gác xuống nhà, từ nhà lên gác, song đáp lại tiếng ngân vang của nó chỉ là một sự im lặng buồn tẻ…
Khác với Vương Trí Nhàn, nhà văn Ngô Vĩnh Bình viết về Thanh Tịnh với cả sự kính trọng và thân ái:
Ðược ở gần ông ngót chục năm tôi biết ông là một “tỷ phú”, là một người giàu có. Không phải ngẫu nhiên mà anh em báo chí văn nghệ ở “phố nhà binh” gọi ông là “pho tự điển sống” là “bậc huynh trưởng”. Ông không chỉ viết báo Tết, làm báo Tết giỏi mà còn chỉ cho nhiều nhà báo trẻ cách viết báo, làm báo Xuân một cách rất cụ thể, như thầy trò, như bầu bạn như đồng nghiệp… Thanh Tịnh là vậy, làm báo, viết báo, kể cả báo Tết báo Xuân cái gì cũng cứ nhẹ tênh tênh nhưng để theo ông, học ông thật chẳng dễ chút nào. Ðôi khi chỉ là để hiểu ý ông thôi mà mươi năm, mà cả đời người vẫn chưa làm được.
Tuổi trẻ Việt Nam không bao giờ quên được bài tùy bút Tôi Ði Học, một tuyệt tác văn chương chan chứa tình cảm của thời thơ ấu.
Thanh Tịnh là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam thời tiền chiến.
Truyện ngắn của ông tràn đầy chất thơ và đã tạo ra được một không gian văn chương riêng biệt. Ðó là dòng văn chương trữ tình đầy chất lãng mạn và đã được Hồ Dzếnh trong một bài thơ cảm tác khi nghe tin tác giả “Quê Mẹ” vừa lìa đời năm 1988:
Ðời xếp anh, tôi và Thạch Lam
Ngồi chung một chiếu hội văn đàn
Chao ôi! Chiếu đã hai lần lạnh
Còn lại mình tôi với thế gian
Dẫu biết đường đi chỉ có chừng
Gió chiều sao vẫn ớn trên lưng?
Trái tim bỗng dội niềm xao xuyến
Tàu rẽ vào ga. Chặng cuối cùng
Thôi nhé anh về vui bạn cũ
Tôi chờ đến hẹn lại thăm anh
Lòng ta như nước sông Hương ấy
Vời vợi trời thu dáng núi xanh.
Có hai chân dung Thanh Tịnh. Một Thanh Tịnh của thời tiền chiến và một Thanh Tịnh của thời văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cả hai rất khác nhau và biểu hiện cái nếp sống nếp nghĩ của hai thời kỳ. Thời kỳ 1930-1945, Thanh Tịnh đem thi ca trộn lẫn vào văn xuôi để có được những áng văn đẹp như một bài thơ và cũng bàng bạc những nỗi niềm của một quá khứ đã xưa nhưng vẫn còn gợi lại trong ký ức những bàng bạc xao xuyến của những điều đã mất đi và khó tìm lại được. Cái không gian và thời gian của làng quê mang tên Mỹ Lý có lẽ chỉ trong tưởng tượng nhưng là của một sự thay đổi từ những cuộc đời cổ xưa êm ả đến những buổi giao thời giữa cái mới và cái cũ. Trong đời sống chao đảo mà cũ mới đối nghịch nhau, Thanh Tịnh tuy vẫn phê phán những tục lệ cổ hủ nhưng vẫn nâng niu và bênh vực những tập quán tốt đẹp của ngày trước, của những đời sống yên bình đã kéo dài từ lâu.
Còn khuôn mặt văn chương thứ hai của Thanh Tịnh thời kháng chiến chống Pháp và thời văn học xã hội chủ nghĩa thì sao? Hồi ký Nguyễn Ðăng Mạnh viết:
Giờ chiến tranh đã đi qua, Thanh Tịnh sưu tập tác phẩm, in thành sách, tập thơ. Ông tặng tôi. Ðọc chán quá! Vè chứ đâu phải thơ, đâu phải nghệ thuật. Một thứ vè chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời, không phải nghệ thuật thì làm sao có giá trị lâu dài.
Trong cuốn Chủ Nghĩa Mác và Văn Hóa Việt Nam. Trường Chinh nói: “Tuyên truyền cao đến một mức nào đó thì tuyên truyền trở thành nghệ thuật”. Làm gì có chuyện ấy! Tuyên truyền cao đến như độc tấu của Thanh Tịnh thì cũng vẫn chỉ là tuyên truyền.
Thanh Tịnh là một trong những nạn nhân bi thảm nhất của lý luận văn nghệ Trường Chinh.
Hồi ấy, độc tấu Thanh Tịnh bị Ðoàn Phú Tứ chê là bồi bút, cu li bút, hạ thấp nghệ thuật, thành thằng hề. Thanh Tịnh trả lời: nếu có thể làm cho lính trong kháng chiến được vui, thì, tôi sẵn sàng làm hề, loại hề bét nhất, 10 lần hề cũng được…
Xuân Sách trong “Chân Dung Nhà Văn” đã mô tả Thanh Tịnh:
Bao năm Ngậm ngải tìm trầm
giã từ Quê mẹ xa dòng Hương Giang
bạc đầu mới biết lạc đường
tay không nay lại vẫn hoàn tay không
mộng làm giọt nước Ôm sông
Ôm sông chẳng được tơ lòng gió bay...
Tập truyện ngắn “Ngậm Ngải Tìm Trầm” và truyện dài “Quê Mẹ” là hai tác phẩm đắc ý nhất của Thanh Tịnh. Trước năm 1945, đoạn văn trích dẫn từ Quê Mẹ được in trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã là một bài học thuộc lòng đặc sắc cho lớp tuổi niên thiếu thời đó với nhạc điệu gợi cảm, tâm tư trong sáng và là một đoạn văn không thể nào quên của tuổi học trò.
Thanh Tịnh còn là một nhà thơ người Huế và luôn luôn nghĩ đến nơi chôn nhau cắt rốn với tất cả tấm lòng. Ông nhớ Huế bằng tình cảm chân phương tha thiết, với nỗi nhớ thương về một xứ sở vời vợi xa:
Sông núi vươn dài tiếp núi sông
cò bay thẳng cánh nối đồng không
có người bảo Huế xa , xa lắm
nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng
mười một năm trời mang Huế theo
đèo cao nắng tắt bóng cheo leo
giọng hò mái đẩy vờn mây nước
man mác sông Hương, lướt đỉnh đèo
có bao người Huế không về nữa
gửi đá ven rừng chép chiến công
có mồ liệt sĩ nâng lòng đất
buồn phá Tam Giang gió thổi nồng...
Thanh Tịnh sống ở Hà Nội, một cuộc sống độc thân, lặng lẽ, cô độc trong căn phòng nhỏ, một giường một chiếu ở trong tòa soạn của tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội. Ðời sống dường như thiếu sinh khí, cả về đời thường lẫn đời sống văn chương. Hình như, trong chế độ chuyên chính xã hội chủ nghĩa, lãng mạn mơ mộng là một điều cấm kỵ… Và thơ văn rốt cuộc cũng không thực dụng bằng những bài độc tấu trực tiếp phục vụ chế độ, phục vụ giai cấp hơn. Ðó là trường hợp của Thanh Tịnh: “bạc đầu mới biết lạc đường/ tay không nay lại vẫn hoàn tay không/ mộng làm giọt nước Ôm sông/ Ôm sông chẳng được tơ lòng gió bay...”
Khi trả lời phỏng vấn của tạp chí Sông Hương, Thanh Tịnh cho biết là ông rất yêu thích hai tác giả Alphonse Daudet và Guy de Maupassant của văn chương Pháp và cũng yêu thích Thạch Lam và Nguyễn Công Hoan của văn học Việt Nam. Trong tác phẩm Quê Mẹ, có phảng phất ảnh hưởng. Như khi ông tả nỗi bâng khuâng ngậm ngùi của một người nhớ nhung và hồi tưởng lại đời sống êm ả của một làng quê nghèo khi chưa bị tiếng còi tàu của văn minh làm náo động, làm người đọc nhớ tới cùng một phong cách của Alphonse Daudet. Cũng như khi ông phác họa những nhân dáng nghèo hèn với những nỗi khổ tâm riêng làm nhớ tới Guy de Maupassant.
Thạch Lam đã có một nhận xét khá xác đáng về thơ và văn Thanh Tịnh thời tiền chiến “truyện ngắn nào hay của ông đều có chất thơ bên trong và bài thơ nào hay cũng đều có cốt truyện lồng theo”. Chất hài hòa đã làm cho văn chương ông có nét riêng, thơ mộng và lãng mạn.
Trong giáo trình lịch sử văn học được giảng dạy tại các trường trung và đại học ở Việt Nam hiện nay, Thạch Lam, Hồ Dzếnh và Thanh Tịnh được xếp vào một chi phái trong văn xuôi lãng mạn xu hướng văn xuôi trữ tình. Trong tập sách này, Thanh Tịnh được chọn lựa có 7 truyện ngắn. Một số lượng quá khiêm tốn đến mức ít ỏi.Và thiếu cả những truyện ngắn mà khi Thanh Tịnh còn sống rất đắc ý như “Tình Thư” hay “Ngậm Ngải Tìm Trầm” mà cũng không có. Có người đã nhận xét, trích đăng Thanh Tịnh mà thiếu “Ngậm Ngải Tìm Trầm” thì cũng y hệt như thiếu vắng một nửa tác phẩm của ông. Cũng như, cũng trong tuyển tập ấy lại không có bài thơ “Rồi một hôm” chiếm giải nhất trong cuộc thi thơ của Hà Nội Báo tổ chức mà nhà thơ Lưu Trọng Lư là giám khảo đã tuyển chọn.
Hình như, có một chút gì lấn cấn để chọn lựa giữa một Thanh Tịnh thời tiền chiến và Thanh Tịnh thời kháng chiến và hậu chiến. Làm sao được, giữa trắng và đen, bóng tối và ánh sáng cứ hiển nhiên trước mắt. Một điều rõ ràng là chế độ này đã làm tàn lụi đi những chân tài và làm cớm rụi đi những mầm nụ văn hóa. Nếu các nhà văn, nhà thơ được tự do sáng tác và đầu óc rộng rãi hơn “thoáng” hơn thì đâu có văn chương mặc đồng phục và đi hoài đi mãi trên những con lộ có sẵn…
Hình như có một lần tôi đã viết về nhà văn Thanh Tịnh. Một người viết truyện ngắn bằng tâm hồn thi sĩ, mà bài đoản văn “Tôi Ði Học” đã hằn sâu trong tiềm thức những cậu học trò thơ dại ngày nào. Dù là một người được chế độ đãi ngộ giữ nhiều trọng trách văn nghệ nhưng sau năm 1945 ông không có tác phẩm nào được để ý dù đã cất công viết một trường thi ca tụng lãnh tụ “Ði giữa một mùa sen”. Ðáng lẽ, với một đề tài như vậy và ở vị trí “cây đa, cây đề” của văn học trong nước thì tác phẩm ấy phải được tán dương lắm. Thế mà, chỉ là những lời phê bình cho rằng tác phẩm vẫn còn rơi rớt lại những lãng mạn xưa cũ của thời tiền chiến. Có lẽ, trong chế độ đấu tranh giai cấp, nên giai cấp trí thức tiểu tư sản cũng bị nghi kỵ chăng? Như trường hợp tác giả Quê Mẹ. Và do đó, mấy truyện ngắn sau này của ông hình như thiếu sinh khí và đi vào quỹ đạo của Ðảng là phục vụ chế độ phục vụ cho giai cấp công nông là chủ lực của cách mạng (!). Dù rằng, nhiều truyện của ông viết về Huế, quê hương mà ông đã xa cách hơn 30 năm trời từ khi năm 1945 ông ra Hà Nội dự Ðại Hội Văn Hóa Toàn Quốc thì kháng chiến bùng nổ cho đến năm 1975 mới lại trở về khi Cộng Sản đã chiếm được cả miền Nam…
Thanh Tịnh đã nói rất nhiều về thời kỳ sau 1945, phải phấn đấu thế nào, lột xác ra sao để chất lãng mạn bớt đi và thêm chiến đấu tính cho những tác phẩm của mình. Ông nói đến nỗ lực của quyết tâm tập luyện môn độc tấu, như một cách thế diễn đạt để… “phụng sự nhân dân và tổ quốc”!!! Ông tập làm quen với những câu chuyện dân giã, những câu thơ bình dân, những câu ca dao, những câu vè,... để đại chúng hóa và cùng một mục đích tuyên truyền.
Làm thơ ca tụng lãnh tụ vĩ đại không đắt nên nhà thơ đã trở thành người diễn trò, đọc vè, hát xẩm, kể chuyện, nói thơ... và theo như chính ông nhận định đó là công việc tốt nhất để phục vụ cách mạng. Ông đã tuyên bố: “Giọng nói lớn là kháng chiến đã cho tôi và độc tấu là cách mạng đã dạy tôi!!”
Nhà văn Nguyễn Khải trong tập đoản văn “Chuyện Nghề” có nói về cảnh ngộ của Thanh Tịnh với nhiều thương cảm:
... Vẫn nghe nói trước khi mất anh có đọc một câu thơ với ai đó, một câu thơ nhức buốt về những ngày cuối của một tuổi già: Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân (đường nhỏ gió lạnh thổi dồn vào một người).
Anh Thanh Tịnh ơi! Thì ra anh vẫn rất buồn ư? Ngoài mặt thì anh luôn luôn cười, thích nói vui và nói tếu để bạn bè cười, đàn em cười, mình cũng được cười theo nhưng trong lòng thì buồn lắm, buồn đến nẫu ruột.
Một buổi sáng cuối tuần, nằm trong chăn ấm, với những cuốn sách quen thuộc chung quanh, tự nhiên tiếng mưa ngoài trời gợi lại cho tôi một điều gì bâng khuâng khó tả. Có những cảnh ngộ, khi trải qua rồi mới thấu hiểu được. Tôi nghĩ đến bài phỏng vấn nhà văn Thanh Tịnh của tạp chí Sông Hương xưa kia với bài thơ mà nhà văn tiền chiến tâm đắc nhất. Bài “Gặp lại” như một nỗi niềm khi trở về Huế nhìn lại cảnh cũ nhưng với nhiều trái ngang:
người cũ đây rồi bạn cũ đây
cầm tay lại nói chuyện chia tay
ba mươi năm chẵn xa lâu nhỉ
mà tưởng cách nhau có mấy ngày
giòng giòng kỷ niệm tuôn xuôi ngược
lẫn lộn vui buồn dệt ngổn ngang
cũng quên khóc trước hay cười trước
chỉ nhớ bên song nắng trải vàng
chuyện dài chưa hết bỗng ngồi yên
biết nói làm sao hết nỗi niềm
tóc bạc ngỡ ngàng hai mái tựa
thẹn thùng như buổi gặp đầu tiên.
Bài thơ có những điều thiết tha, của một tâm tư lẫn lộn vui buồn. Ngôn ngữ bình dị, nhưng chuyên chở được nỗi xúc động hiện có. Tôi nghĩ bài thơ hay vì nỗi chân thành mà tác giả mang vào vần điệu… Bây giờ, nằm trong khung cảnh ấm êm, nghĩ sâu xa hơn về những mất mát của cuộc sống của ông, tự nhiên tôi hiểu được phần nào tâm tư của một nghệ sĩ phải cam chịu những dông bão của cuộc đời.
Trả lời câu hỏi những nhận xét về sự đánh giá lại giai đoạn văn học 1930-1945, Thanh Tịnh đã nói:
... Phải có khoảng cách khá xa nhìn lại mới bình tâm hơn, mới sáng suốt hơn nhất là cái nhìn đối với một giai đoạn văn học vừa mới qua hay đang xảy ra. Thông thường ta hay bị cái nhu cầu của hiện thời chi phối. Cái đó là rất cần nhưng phải trông xa hơn và tầm nhìn rộng hơn để tránh những cái nhìn đáng tiếc và ấu trĩ… (bài phỏng vấn của Bửu Nam trong tạp chí Sông Hương số tháng 10/1985).
Có phải tác giả “Quê Mẹ” chạnh nghĩ đến những điều mình đã viết trong thời kỳ mà văn học có nhiều sinh động. Dẫu sao, chẳng có ai đủ can đảm để từ bỏ những gì mình đã nâng niu, của một thời kỳ cầm bút sung mãn nhất của đời mình.
Cùng với Thạch Lam, Hồ Dzếnh, ông được xếp vào cùng một trường phái văn chương vị nghệ thuật. Những truyên ngắn của ông tràn ngập ý thơ, với một tâm hồn vừa lãng mạn vừa sâu sắc. Một thế giới được tạo dựng lại với sự rung cảm tột độ khi diễn tả. Thời đó, không gian ấy đã xa lạ, đã là những ký ức đã qua, thì với bây giờ, sao đọc lại mà vẫn thấy hiển hiện những cảm nghĩ mồn một những xúc động.
Thanh Tịnh viết về ngôi làng của mình, làng Mỹ Lý trong cái thời gian mới cũ giao thời. Chữ Nho cổ xưa dần dần được chữ Pháp và Quốc ngữ thay thế. Phong tục trong làng cũng theo thời mà thay đổi. Hình ảnh ông đồ của thơ Vũ Ðình Liên cũng phảng phất trong truyện ngắn Thanh Tịnh. Những ông đồ nho của một thời thất thế. Như hình ảnh ông Hậu con của ông Hoàng chủ nhân của một dinh cơ nguy nga của một thời lừng lẫy phải viết câu đối tết ở phiên chợ cuối năm để sinh nhai, dù “chữ của ông ta viết đẹp lắm” nhưng chỉ là hình ảnh gợi trí tò mò của những lũ trẻ con xúm nhau vây quanh nhìn ông ta viết một cách lơ đãng không hứng thú. Hay như nhân vật trong “Chú Tôi”, một thầy đồ của thời cũ sót lại, với những câu văn hoa buồn cười và lối sống hủ lậu đang dần dần tàn tạ. Trong buổi giao thời, mọi giá trị bị thay đổi. Nhưng trong lòng những tâm hồn hoài cổ chắc không tránh khỏi nỗi ngậm ngùi.
Thanh Tịnh có những trang viết về tuổi học trò vẽ lại được một thời kỳ đã qua với nhiều sinh động. Những trường học mái ngói đỏ au dần dần đã thay đổi những lớp ê a câu Tam Tự Kinh, những thầy giáo, những ông đốc mang ánh sáng văn minh đến tuổi học trò đã thay thế những cụ đồ già của thời cổ xưa ngồi trên phản ôm xe điếu với những câu chi hồ giã dã. Những đứa trẻ lớn lên, say sưa với những biểu tượng của thời đại mới, thích thú với những cầu thủ của “đội ban nhà quê”, nhìn những chuyến tàu đi qua làng với cái háo hức tìm kiếm từ phương xa mang lại. Lúc ấy, đã xa lắm những lề tục hủ lậu, và đời sống đã có những cựa mình thay đổi. Những màn cúng tế, những buổi họp làng họp tổng, không còn là nỗi chú tâm của tuổi thơ.
Háo hức với sự thay đổi như thế, tâm lý con người như bị những lực đối kháng. Một mặt, chê bỏ những điều cũ kỹ, nhưng một mặt, vẫn thấy bâng khuâng ngậm ngùi trước những vần xoay thay đổi.
Những hình ảnh tràn đầy trong truyện Thanh Tịnh là những con tàu và những sân ga. Khác với trong truyện ngắn Thạch Lam, con tàu và sân ga là những vật thể tượng trưng cho năng động và đổi thay (như truyện ngắn “Hai Chị Em”), trong “Quê Mẹ” là hình ảnh buồn rầu của một ga tạm mới dựng với những đoàn tàu sắt đi qua không ghé lại. Cũng có khi là những đoạn đường sắt song song giữa những cánh đồng cỏ hoang vu, hoặc tiếng còi tàu vang lên ngạo nghễ trong cái không gian im ắng vô vọng. Ðại diện cho cơ khí trong một xã hội còn nhiều nét cổ lỗ phong kiến, những con tàu sắt là một biểu hiện cho văn minh mà Thanh Tịnh đã nhìn ngắm với nhiều chủ đích. Trong hình ảnh, chứa đựng những tâm cảm lẫn lộn giữa náo nức và ngậm ngùi.
“Quê Mẹ” là những chuyện “làng” tên Mỹ Lý. Ở đó có giòng sông, có những bến đò, có bờ sông xanh ngắt cây cỏ. Có những con người bình dị với những hoài vọng âm thầm, những tình ca ngập ngừng, những điệu hò mái đẩy đìu hiu. Quê hương của ông là nơi chốn của thơ mộng huyền ảo, của những lãng mạn thăng hoa thành ngôn ngữ. Ðọc lại, những câu văn mang mang âm hưởng thi ca với văn phong tùy bút sang cả làm cho trí tưởng tượng như bị kích thích và đi xa hơn những phong cảnh thường nhật. Có mấy ai, không nghĩ về những phương trời cũ, về ngõ lối xưa khi tiếp nhận những hình ảnh ấy, tầm thường quen thuộc nhưng lại gợi biết bao nhiêu nỗi niềm…
Không biết có phải vì cái mơ mộng lãng mạn ấy mà tác giả Quê Mẹ về sau này không còn cống hiến nào như trước. Là một người chủ trì tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội, là một đại tá trong bộ đội, thế mà tính sổ văn chương chỉ có vài bài thơ và tập truyện ngắn từ thời tiền chiến. Tôi đã đọc nhiều bài viết tưởng niệm ông và nghĩ rằng ông được nhiều bạn bè cũng như những người đi sau nể trọng. Tôi nghĩ một cách chủ quan, dù cố thay đổi nhưng con người của thời Quê Mẹ, thời mà ba người đồng hành Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh cùng vào trường văn trận bút, vẫn không thay đổi. Dù trong cảnh huống nào, vẫn là cậu học trò bỡ ngỡ đến trường vào buổi đầu thu, vẫn là một con người có trái tim văn chương chứ không phải trí óc của một chính ủy. Trong những trang Quê Mẹ, vẫn còn đất nước dấu yêu của mùi hương dù trong tưởng nhớ nhưng cũng làm ngây ngất nhiều người…
Thơ Thanh Tịnh bình dị, truyện ngắn Thanh Tịnh sâu sắc, và hình như trong tất cả văn mạch của ông phảng phất những nỗi buồn. Hình ảnh ông đồ của thơ Vũ Ðình Liên hình như cũng thấp thoáng trong ngôn ngữ và hình tượng văn chương của ông. Tấm lòng hoài cổ phát xuất từ niềm yêu thương quê hương thiết tha đã tạo thành nỗi rung động cho người đọc. Dù mấy chục năm qua đi, dù thời thế xoay vần lưu chuyển, vẫn còn âm vang vẳng lại những câu tập đọc của bài Tôi Ði Học. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh…
Mùa xuân mà đọc bài viết của Vuơng Trí Nhàn đã kể lại chuyện viết báo xuân của giới cầm bút miền Bắc trong thời chiến tranh thì cũng là một thích thú:
Năm sớm năm muộn xê xích chút ít nhưng nói chung hàng năm cứ đến khoảng cuối tháng mười một, đầu tháng chạp dương lịch, khi những chiếc lá bàng chuyển dần từ màu xanh sang màu đồng điếu, thời tiết bắt đầu ngả hẳn sang mùa đông, trời đất thấm lạnh đôi khi có thể giá rét thấu xương - thứ rét ngọt như người ta vẫn nói - thì cũng là lúc dân làm báo Hà Nội chúng tôi bắt tay vào một công việc thuộc loại vất vả trong năm là chuẩn bị những số báo Tết.
Ðời làm báo những năm chống Mỹ, dù không tất bật và lúc nào cũng bị ám ảnh bởi một cuộc cạnh tranh sôi động như thời kinh tế thị trường hiện nay, song so với nhiều nghề khác trong guồng máy làm các ấn phẩm có liên quan đến chữ nghĩa thì cũng là bận rộn hơn hẳn. Lo làm dâu thiên hạ mà! Tháng nào tuần nào cũng phải tự trình diện trước dư luận và cấp trên tất cả phong độ của một kẻ đứng đắn và thành thạo trong làm nghề kể đã cũng mệt lắm chứ. Nữa đây là báo tết! Ở tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội nơi tôi đã công tác những năm ấy, có lệ mỗi lần Tết đến, mọi phóng viên trong tòa soạn phải góp một bài để số báo có chất lượng. Thơ thẩn còn không ngại, chứ đến truyện ngắn và các mục râu ria như giai thoại, thơ vui, câu đối cùng nhiều thể tài gọi là tạp nhạp khác, thì quả thật viết đã khó, mà chạy ra bài lấp đầy các số báo cũng không dễ. Hình như hồi ấy, chúng tôi thường bận tâm vì những suy nghĩ nghiêm trang nên tay nghề xoàng xĩnh và không biết làm hàng như về sau này. Bởi vậy vừa dọn dẹp bài vở cho số Tết, vừa nhăn nhó và cứ nghĩ đến việc phải vẽ vời cho ra được dăm ba bài chọc cười mọi người, nhưng đã thấy lúng túng, bụng bảo dạ mình thì làm cho ai cười được vì có ai làm cho mình cười được đâu…
Mọi người đều khó khăn khi viết mà phải “lách” để theo đúng “lập trường” nhất là trong những bài báo xuân được đảng và lãnh đạo để ý. Nhưng trừ Thanh Tịnh:
Những lúc ấy nhà văn Nguyễn Minh Châu thường nhìn cánh “trực biên tập” (tức là đang lo dựng các số báo) một cách thương hại và tủm tỉm: “Trông kia kìa chắc cụ Thanh Tịnh đã viết được vài bài rồi, giờ lại đang viết tiếp đấy. Tết năm ngoái đọc sơ sơ các báo, mình đếm chắc chưa đầy đủ mà đã có đến chục bài ký tên Thanh Tịnh. Ở nhà này về khoản làm báo cánh cầm bút lớp sau cứ gọi là xách dép cho cụ Tịnh cũng không đáng”.
Cố nhiên là Nguyễn Minh Châu không nói oan cho Thanh Tịnh chút nào. Ðóng góp của ông cho các báo xuân làm cho chúng tôi ngạc nhiên vì như bắt gặp một Thanh Tịnh khác so với người chúng tôi vẫn gặp. Có cảm tưởng như sau một năm dông dài ông chợt nhớ ra phải làm việc nào đó để bù lại tháng ngày đã mất. Và mỗi lần thấy ông vừa thở phì phì, vừa bước những bước nặng nề đi lại trong phòng để ngẫm nghĩ rồi thỉnh thoảng lại quay vào bàn ghi ghi chép chép, rồi hào hứng cười thầm như tự thưởng cho những ý nghĩ hóm hỉnh của mình thì chúng tôi chỉ còn có cách bảo nhau rằng - hẳn ngày xưa một ông đồ già lọ mọ lúc lại đống bồ cũ, lấy ra mất thỏi mực, mấy tờ giấy hồng điều, thử lại vài cây viết mốc meo bấy lâu xếp xó trước khi ra phố bò toài trên chiếu viết thuê các loại câu đối tết, chắc cũng có cái vẻ mải miết tương tự.
Và từ những ngày làm báo Tết ấy, Vương Trí Nhàn đã nghĩ rộng ra để có nhận xét về nhà văn ThanhTinh, của ngày xưa và của hiện tại bây giờ, của sự tồn tại trong văn học. Ông cho rằng sự tồn tại của Thanh Tịnh thời tiền chiến là một điều không thể thiếu cho chân dung Thanh Tịnh nhà văn muôn đời. Cũng như những người “cùng một lứa bên trời lận đận” Thạch Lam, Hồ Dzếnh, những ngòi bút không thuộc dòng chủ lưu nhưng lại làm cho không một ai quên nổi. Vương Trí Nhàn nhận xét:
Thanh Tịnh là thế, là “cuốn theo chiều gió”, là “ngọn cỏ gió đùa”, là nương theo sự xô đẩy của hoàn cảnh mà tìm lấy tính chủ động, ở đâu thì cũng giữ lấy vai nghệ sĩ của mình và hình như càng gặp những điều kiện sống khó khăn không ổn định ông càng trở nên sinh động tự nhiên và nổi bật lên với khả năng thích ứng. Ngược lại sẽ hiện ra sẽ sống khó khăn thậm chí ông yếu đuối lạc lõng lúng túng trong những hoàn cảnh ổn định, mọi thứ sắp xếp đâu vào đấy.
Một nhà văn như Thanh Tịnh, với hơi hướng thời tiền chiến thuộc về một quá khứ mà “người ta” đang muốn chôn vùi. Và thứ văn chương như Quê Mẹ dẫu sao cũng là thứ văn hiu hắt buồn tẻ của một thời đã xa lắm rồi, một người đã viết nên một thứ văn như thế làm sao có thể bắt ngay vào nhịp sống mới. Tuy không nói ra nhưng hồi ấy hầu như tất cả đều nghĩ thế. Mỗi lần bàn về Thanh Tịnh thường mọi người bảo nhau: Thôi cứ để cụ tùy nghi viết gì thì viết, còn phần công việc chủ yếu sẽ phải do lớp trẻ gánh vác. Nhưng khi đã nghĩ như thế tức là mọi người không còn coi Thanh Tịnh như một chiến sĩ bình đẳng với mình. Tức ông đã sớm trở thành một thứ cựu chiến binh ngay trong thời gian tại ngũ. Có cái rỗi rãi của người được nuông chiều, có cái tùy nghi của người không bị ràng buộc. Nhưng chính vì thế lại dễ trở nên lạc lõng. Tiếng thở dài hàng ngày của ông - ông tập thở theo lối dưỡng sinh - vẫn cất lên đều đều khi bước chân nặng nề đưa ông từ gác xuống nhà, từ nhà lên gác, song đáp lại tiếng ngân vang của nó chỉ là một sự im lặng buồn tẻ…
Khác với Vương Trí Nhàn, nhà văn Ngô Vĩnh Bình viết về Thanh Tịnh với cả sự kính trọng và thân ái:
Ðược ở gần ông ngót chục năm tôi biết ông là một “tỷ phú”, là một người giàu có. Không phải ngẫu nhiên mà anh em báo chí văn nghệ ở “phố nhà binh” gọi ông là “pho tự điển sống” là “bậc huynh trưởng”. Ông không chỉ viết báo Tết, làm báo Tết giỏi mà còn chỉ cho nhiều nhà báo trẻ cách viết báo, làm báo Xuân một cách rất cụ thể, như thầy trò, như bầu bạn như đồng nghiệp… Thanh Tịnh là vậy, làm báo, viết báo, kể cả báo Tết báo Xuân cái gì cũng cứ nhẹ tênh tênh nhưng để theo ông, học ông thật chẳng dễ chút nào. Ðôi khi chỉ là để hiểu ý ông thôi mà mươi năm, mà cả đời người vẫn chưa làm được.
Tuổi trẻ Việt Nam không bao giờ quên được bài tùy bút Tôi Ði Học, một tuyệt tác văn chương chan chứa tình cảm của thời thơ ấu.
Thanh Tịnh là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam thời tiền chiến.
Truyện ngắn của ông tràn đầy chất thơ và đã tạo ra được một không gian văn chương riêng biệt. Ðó là dòng văn chương trữ tình đầy chất lãng mạn và đã được Hồ Dzếnh trong một bài thơ cảm tác khi nghe tin tác giả “Quê Mẹ” vừa lìa đời năm 1988:
Ðời xếp anh, tôi và Thạch Lam
Ngồi chung một chiếu hội văn đàn
Chao ôi! Chiếu đã hai lần lạnh
Còn lại mình tôi với thế gian
Dẫu biết đường đi chỉ có chừng
Gió chiều sao vẫn ớn trên lưng?
Trái tim bỗng dội niềm xao xuyến
Tàu rẽ vào ga. Chặng cuối cùng
Thôi nhé anh về vui bạn cũ
Tôi chờ đến hẹn lại thăm anh
Lòng ta như nước sông Hương ấy
Vời vợi trời thu dáng núi xanh.
Có hai chân dung Thanh Tịnh. Một Thanh Tịnh của thời tiền chiến và một Thanh Tịnh của thời văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa. Cả hai rất khác nhau và biểu hiện cái nếp sống nếp nghĩ của hai thời kỳ. Thời kỳ 1930-1945, Thanh Tịnh đem thi ca trộn lẫn vào văn xuôi để có được những áng văn đẹp như một bài thơ và cũng bàng bạc những nỗi niềm của một quá khứ đã xưa nhưng vẫn còn gợi lại trong ký ức những bàng bạc xao xuyến của những điều đã mất đi và khó tìm lại được. Cái không gian và thời gian của làng quê mang tên Mỹ Lý có lẽ chỉ trong tưởng tượng nhưng là của một sự thay đổi từ những cuộc đời cổ xưa êm ả đến những buổi giao thời giữa cái mới và cái cũ. Trong đời sống chao đảo mà cũ mới đối nghịch nhau, Thanh Tịnh tuy vẫn phê phán những tục lệ cổ hủ nhưng vẫn nâng niu và bênh vực những tập quán tốt đẹp của ngày trước, của những đời sống yên bình đã kéo dài từ lâu.
Còn khuôn mặt văn chương thứ hai của Thanh Tịnh thời kháng chiến chống Pháp và thời văn học xã hội chủ nghĩa thì sao? Hồi ký Nguyễn Ðăng Mạnh viết:
Giờ chiến tranh đã đi qua, Thanh Tịnh sưu tập tác phẩm, in thành sách, tập thơ. Ông tặng tôi. Ðọc chán quá! Vè chứ đâu phải thơ, đâu phải nghệ thuật. Một thứ vè chỉ có giá trị tuyên truyền nhất thời, không phải nghệ thuật thì làm sao có giá trị lâu dài.
Trong cuốn Chủ Nghĩa Mác và Văn Hóa Việt Nam. Trường Chinh nói: “Tuyên truyền cao đến một mức nào đó thì tuyên truyền trở thành nghệ thuật”. Làm gì có chuyện ấy! Tuyên truyền cao đến như độc tấu của Thanh Tịnh thì cũng vẫn chỉ là tuyên truyền.
Thanh Tịnh là một trong những nạn nhân bi thảm nhất của lý luận văn nghệ Trường Chinh.
Hồi ấy, độc tấu Thanh Tịnh bị Ðoàn Phú Tứ chê là bồi bút, cu li bút, hạ thấp nghệ thuật, thành thằng hề. Thanh Tịnh trả lời: nếu có thể làm cho lính trong kháng chiến được vui, thì, tôi sẵn sàng làm hề, loại hề bét nhất, 10 lần hề cũng được…
Xuân Sách trong “Chân Dung Nhà Văn” đã mô tả Thanh Tịnh:
Bao năm Ngậm ngải tìm trầm
giã từ Quê mẹ xa dòng Hương Giang
bạc đầu mới biết lạc đường
tay không nay lại vẫn hoàn tay không
mộng làm giọt nước Ôm sông
Ôm sông chẳng được tơ lòng gió bay...
Tập truyện ngắn “Ngậm Ngải Tìm Trầm” và truyện dài “Quê Mẹ” là hai tác phẩm đắc ý nhất của Thanh Tịnh. Trước năm 1945, đoạn văn trích dẫn từ Quê Mẹ được in trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư đã là một bài học thuộc lòng đặc sắc cho lớp tuổi niên thiếu thời đó với nhạc điệu gợi cảm, tâm tư trong sáng và là một đoạn văn không thể nào quên của tuổi học trò.
Thanh Tịnh còn là một nhà thơ người Huế và luôn luôn nghĩ đến nơi chôn nhau cắt rốn với tất cả tấm lòng. Ông nhớ Huế bằng tình cảm chân phương tha thiết, với nỗi nhớ thương về một xứ sở vời vợi xa:
Sông núi vươn dài tiếp núi sông
cò bay thẳng cánh nối đồng không
có người bảo Huế xa , xa lắm
nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng
mười một năm trời mang Huế theo
đèo cao nắng tắt bóng cheo leo
giọng hò mái đẩy vờn mây nước
man mác sông Hương, lướt đỉnh đèo
có bao người Huế không về nữa
gửi đá ven rừng chép chiến công
có mồ liệt sĩ nâng lòng đất
buồn phá Tam Giang gió thổi nồng...
Thanh Tịnh sống ở Hà Nội, một cuộc sống độc thân, lặng lẽ, cô độc trong căn phòng nhỏ, một giường một chiếu ở trong tòa soạn của tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội. Ðời sống dường như thiếu sinh khí, cả về đời thường lẫn đời sống văn chương. Hình như, trong chế độ chuyên chính xã hội chủ nghĩa, lãng mạn mơ mộng là một điều cấm kỵ… Và thơ văn rốt cuộc cũng không thực dụng bằng những bài độc tấu trực tiếp phục vụ chế độ, phục vụ giai cấp hơn. Ðó là trường hợp của Thanh Tịnh: “bạc đầu mới biết lạc đường/ tay không nay lại vẫn hoàn tay không/ mộng làm giọt nước Ôm sông/ Ôm sông chẳng được tơ lòng gió bay...”
Khi trả lời phỏng vấn của tạp chí Sông Hương, Thanh Tịnh cho biết là ông rất yêu thích hai tác giả Alphonse Daudet và Guy de Maupassant của văn chương Pháp và cũng yêu thích Thạch Lam và Nguyễn Công Hoan của văn học Việt Nam. Trong tác phẩm Quê Mẹ, có phảng phất ảnh hưởng. Như khi ông tả nỗi bâng khuâng ngậm ngùi của một người nhớ nhung và hồi tưởng lại đời sống êm ả của một làng quê nghèo khi chưa bị tiếng còi tàu của văn minh làm náo động, làm người đọc nhớ tới cùng một phong cách của Alphonse Daudet. Cũng như khi ông phác họa những nhân dáng nghèo hèn với những nỗi khổ tâm riêng làm nhớ tới Guy de Maupassant.
Thạch Lam đã có một nhận xét khá xác đáng về thơ và văn Thanh Tịnh thời tiền chiến “truyện ngắn nào hay của ông đều có chất thơ bên trong và bài thơ nào hay cũng đều có cốt truyện lồng theo”. Chất hài hòa đã làm cho văn chương ông có nét riêng, thơ mộng và lãng mạn.
Trong giáo trình lịch sử văn học được giảng dạy tại các trường trung và đại học ở Việt Nam hiện nay, Thạch Lam, Hồ Dzếnh và Thanh Tịnh được xếp vào một chi phái trong văn xuôi lãng mạn xu hướng văn xuôi trữ tình. Trong tập sách này, Thanh Tịnh được chọn lựa có 7 truyện ngắn. Một số lượng quá khiêm tốn đến mức ít ỏi.Và thiếu cả những truyện ngắn mà khi Thanh Tịnh còn sống rất đắc ý như “Tình Thư” hay “Ngậm Ngải Tìm Trầm” mà cũng không có. Có người đã nhận xét, trích đăng Thanh Tịnh mà thiếu “Ngậm Ngải Tìm Trầm” thì cũng y hệt như thiếu vắng một nửa tác phẩm của ông. Cũng như, cũng trong tuyển tập ấy lại không có bài thơ “Rồi một hôm” chiếm giải nhất trong cuộc thi thơ của Hà Nội Báo tổ chức mà nhà thơ Lưu Trọng Lư là giám khảo đã tuyển chọn.
Hình như, có một chút gì lấn cấn để chọn lựa giữa một Thanh Tịnh thời tiền chiến và Thanh Tịnh thời kháng chiến và hậu chiến. Làm sao được, giữa trắng và đen, bóng tối và ánh sáng cứ hiển nhiên trước mắt. Một điều rõ ràng là chế độ này đã làm tàn lụi đi những chân tài và làm cớm rụi đi những mầm nụ văn hóa. Nếu các nhà văn, nhà thơ được tự do sáng tác và đầu óc rộng rãi hơn “thoáng” hơn thì đâu có văn chương mặc đồng phục và đi hoài đi mãi trên những con lộ có sẵn…
Hình như có một lần tôi đã viết về nhà văn Thanh Tịnh. Một người viết truyện ngắn bằng tâm hồn thi sĩ, mà bài đoản văn “Tôi Ði Học” đã hằn sâu trong tiềm thức những cậu học trò thơ dại ngày nào. Dù là một người được chế độ đãi ngộ giữ nhiều trọng trách văn nghệ nhưng sau năm 1945 ông không có tác phẩm nào được để ý dù đã cất công viết một trường thi ca tụng lãnh tụ “Ði giữa một mùa sen”. Ðáng lẽ, với một đề tài như vậy và ở vị trí “cây đa, cây đề” của văn học trong nước thì tác phẩm ấy phải được tán dương lắm. Thế mà, chỉ là những lời phê bình cho rằng tác phẩm vẫn còn rơi rớt lại những lãng mạn xưa cũ của thời tiền chiến. Có lẽ, trong chế độ đấu tranh giai cấp, nên giai cấp trí thức tiểu tư sản cũng bị nghi kỵ chăng? Như trường hợp tác giả Quê Mẹ. Và do đó, mấy truyện ngắn sau này của ông hình như thiếu sinh khí và đi vào quỹ đạo của Ðảng là phục vụ chế độ phục vụ cho giai cấp công nông là chủ lực của cách mạng (!). Dù rằng, nhiều truyện của ông viết về Huế, quê hương mà ông đã xa cách hơn 30 năm trời từ khi năm 1945 ông ra Hà Nội dự Ðại Hội Văn Hóa Toàn Quốc thì kháng chiến bùng nổ cho đến năm 1975 mới lại trở về khi Cộng Sản đã chiếm được cả miền Nam…
Thanh Tịnh đã nói rất nhiều về thời kỳ sau 1945, phải phấn đấu thế nào, lột xác ra sao để chất lãng mạn bớt đi và thêm chiến đấu tính cho những tác phẩm của mình. Ông nói đến nỗ lực của quyết tâm tập luyện môn độc tấu, như một cách thế diễn đạt để… “phụng sự nhân dân và tổ quốc”!!! Ông tập làm quen với những câu chuyện dân giã, những câu thơ bình dân, những câu ca dao, những câu vè,... để đại chúng hóa và cùng một mục đích tuyên truyền.
Làm thơ ca tụng lãnh tụ vĩ đại không đắt nên nhà thơ đã trở thành người diễn trò, đọc vè, hát xẩm, kể chuyện, nói thơ... và theo như chính ông nhận định đó là công việc tốt nhất để phục vụ cách mạng. Ông đã tuyên bố: “Giọng nói lớn là kháng chiến đã cho tôi và độc tấu là cách mạng đã dạy tôi!!”
Nhà văn Nguyễn Khải trong tập đoản văn “Chuyện Nghề” có nói về cảnh ngộ của Thanh Tịnh với nhiều thương cảm:
... Vẫn nghe nói trước khi mất anh có đọc một câu thơ với ai đó, một câu thơ nhức buốt về những ngày cuối của một tuổi già: Cổ mạch hàn phong cộng nhất nhân (đường nhỏ gió lạnh thổi dồn vào một người).
Anh Thanh Tịnh ơi! Thì ra anh vẫn rất buồn ư? Ngoài mặt thì anh luôn luôn cười, thích nói vui và nói tếu để bạn bè cười, đàn em cười, mình cũng được cười theo nhưng trong lòng thì buồn lắm, buồn đến nẫu ruột.
Một buổi sáng cuối tuần, nằm trong chăn ấm, với những cuốn sách quen thuộc chung quanh, tự nhiên tiếng mưa ngoài trời gợi lại cho tôi một điều gì bâng khuâng khó tả. Có những cảnh ngộ, khi trải qua rồi mới thấu hiểu được. Tôi nghĩ đến bài phỏng vấn nhà văn Thanh Tịnh của tạp chí Sông Hương xưa kia với bài thơ mà nhà văn tiền chiến tâm đắc nhất. Bài “Gặp lại” như một nỗi niềm khi trở về Huế nhìn lại cảnh cũ nhưng với nhiều trái ngang:
người cũ đây rồi bạn cũ đây
cầm tay lại nói chuyện chia tay
ba mươi năm chẵn xa lâu nhỉ
mà tưởng cách nhau có mấy ngày
giòng giòng kỷ niệm tuôn xuôi ngược
lẫn lộn vui buồn dệt ngổn ngang
cũng quên khóc trước hay cười trước
chỉ nhớ bên song nắng trải vàng
chuyện dài chưa hết bỗng ngồi yên
biết nói làm sao hết nỗi niềm
tóc bạc ngỡ ngàng hai mái tựa
thẹn thùng như buổi gặp đầu tiên.
Bài thơ có những điều thiết tha, của một tâm tư lẫn lộn vui buồn. Ngôn ngữ bình dị, nhưng chuyên chở được nỗi xúc động hiện có. Tôi nghĩ bài thơ hay vì nỗi chân thành mà tác giả mang vào vần điệu… Bây giờ, nằm trong khung cảnh ấm êm, nghĩ sâu xa hơn về những mất mát của cuộc sống của ông, tự nhiên tôi hiểu được phần nào tâm tư của một nghệ sĩ phải cam chịu những dông bão của cuộc đời.
Trả lời câu hỏi những nhận xét về sự đánh giá lại giai đoạn văn học 1930-1945, Thanh Tịnh đã nói:
... Phải có khoảng cách khá xa nhìn lại mới bình tâm hơn, mới sáng suốt hơn nhất là cái nhìn đối với một giai đoạn văn học vừa mới qua hay đang xảy ra. Thông thường ta hay bị cái nhu cầu của hiện thời chi phối. Cái đó là rất cần nhưng phải trông xa hơn và tầm nhìn rộng hơn để tránh những cái nhìn đáng tiếc và ấu trĩ… (bài phỏng vấn của Bửu Nam trong tạp chí Sông Hương số tháng 10/1985).
Có phải tác giả “Quê Mẹ” chạnh nghĩ đến những điều mình đã viết trong thời kỳ mà văn học có nhiều sinh động. Dẫu sao, chẳng có ai đủ can đảm để từ bỏ những gì mình đã nâng niu, của một thời kỳ cầm bút sung mãn nhất của đời mình.
Cùng với Thạch Lam, Hồ Dzếnh, ông được xếp vào cùng một trường phái văn chương vị nghệ thuật. Những truyên ngắn của ông tràn ngập ý thơ, với một tâm hồn vừa lãng mạn vừa sâu sắc. Một thế giới được tạo dựng lại với sự rung cảm tột độ khi diễn tả. Thời đó, không gian ấy đã xa lạ, đã là những ký ức đã qua, thì với bây giờ, sao đọc lại mà vẫn thấy hiển hiện những cảm nghĩ mồn một những xúc động.
Thanh Tịnh viết về ngôi làng của mình, làng Mỹ Lý trong cái thời gian mới cũ giao thời. Chữ Nho cổ xưa dần dần được chữ Pháp và Quốc ngữ thay thế. Phong tục trong làng cũng theo thời mà thay đổi. Hình ảnh ông đồ của thơ Vũ Ðình Liên cũng phảng phất trong truyện ngắn Thanh Tịnh. Những ông đồ nho của một thời thất thế. Như hình ảnh ông Hậu con của ông Hoàng chủ nhân của một dinh cơ nguy nga của một thời lừng lẫy phải viết câu đối tết ở phiên chợ cuối năm để sinh nhai, dù “chữ của ông ta viết đẹp lắm” nhưng chỉ là hình ảnh gợi trí tò mò của những lũ trẻ con xúm nhau vây quanh nhìn ông ta viết một cách lơ đãng không hứng thú. Hay như nhân vật trong “Chú Tôi”, một thầy đồ của thời cũ sót lại, với những câu văn hoa buồn cười và lối sống hủ lậu đang dần dần tàn tạ. Trong buổi giao thời, mọi giá trị bị thay đổi. Nhưng trong lòng những tâm hồn hoài cổ chắc không tránh khỏi nỗi ngậm ngùi.
Thanh Tịnh có những trang viết về tuổi học trò vẽ lại được một thời kỳ đã qua với nhiều sinh động. Những trường học mái ngói đỏ au dần dần đã thay đổi những lớp ê a câu Tam Tự Kinh, những thầy giáo, những ông đốc mang ánh sáng văn minh đến tuổi học trò đã thay thế những cụ đồ già của thời cổ xưa ngồi trên phản ôm xe điếu với những câu chi hồ giã dã. Những đứa trẻ lớn lên, say sưa với những biểu tượng của thời đại mới, thích thú với những cầu thủ của “đội ban nhà quê”, nhìn những chuyến tàu đi qua làng với cái háo hức tìm kiếm từ phương xa mang lại. Lúc ấy, đã xa lắm những lề tục hủ lậu, và đời sống đã có những cựa mình thay đổi. Những màn cúng tế, những buổi họp làng họp tổng, không còn là nỗi chú tâm của tuổi thơ.
Háo hức với sự thay đổi như thế, tâm lý con người như bị những lực đối kháng. Một mặt, chê bỏ những điều cũ kỹ, nhưng một mặt, vẫn thấy bâng khuâng ngậm ngùi trước những vần xoay thay đổi.
Những hình ảnh tràn đầy trong truyện Thanh Tịnh là những con tàu và những sân ga. Khác với trong truyện ngắn Thạch Lam, con tàu và sân ga là những vật thể tượng trưng cho năng động và đổi thay (như truyện ngắn “Hai Chị Em”), trong “Quê Mẹ” là hình ảnh buồn rầu của một ga tạm mới dựng với những đoàn tàu sắt đi qua không ghé lại. Cũng có khi là những đoạn đường sắt song song giữa những cánh đồng cỏ hoang vu, hoặc tiếng còi tàu vang lên ngạo nghễ trong cái không gian im ắng vô vọng. Ðại diện cho cơ khí trong một xã hội còn nhiều nét cổ lỗ phong kiến, những con tàu sắt là một biểu hiện cho văn minh mà Thanh Tịnh đã nhìn ngắm với nhiều chủ đích. Trong hình ảnh, chứa đựng những tâm cảm lẫn lộn giữa náo nức và ngậm ngùi.
“Quê Mẹ” là những chuyện “làng” tên Mỹ Lý. Ở đó có giòng sông, có những bến đò, có bờ sông xanh ngắt cây cỏ. Có những con người bình dị với những hoài vọng âm thầm, những tình ca ngập ngừng, những điệu hò mái đẩy đìu hiu. Quê hương của ông là nơi chốn của thơ mộng huyền ảo, của những lãng mạn thăng hoa thành ngôn ngữ. Ðọc lại, những câu văn mang mang âm hưởng thi ca với văn phong tùy bút sang cả làm cho trí tưởng tượng như bị kích thích và đi xa hơn những phong cảnh thường nhật. Có mấy ai, không nghĩ về những phương trời cũ, về ngõ lối xưa khi tiếp nhận những hình ảnh ấy, tầm thường quen thuộc nhưng lại gợi biết bao nhiêu nỗi niềm…
Không biết có phải vì cái mơ mộng lãng mạn ấy mà tác giả Quê Mẹ về sau này không còn cống hiến nào như trước. Là một người chủ trì tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội, là một đại tá trong bộ đội, thế mà tính sổ văn chương chỉ có vài bài thơ và tập truyện ngắn từ thời tiền chiến. Tôi đã đọc nhiều bài viết tưởng niệm ông và nghĩ rằng ông được nhiều bạn bè cũng như những người đi sau nể trọng. Tôi nghĩ một cách chủ quan, dù cố thay đổi nhưng con người của thời Quê Mẹ, thời mà ba người đồng hành Thạch Lam, Hồ Dzếnh, Thanh Tịnh cùng vào trường văn trận bút, vẫn không thay đổi. Dù trong cảnh huống nào, vẫn là cậu học trò bỡ ngỡ đến trường vào buổi đầu thu, vẫn là một con người có trái tim văn chương chứ không phải trí óc của một chính ủy. Trong những trang Quê Mẹ, vẫn còn đất nước dấu yêu của mùi hương dù trong tưởng nhớ nhưng cũng làm ngây ngất nhiều người…
Thơ Thanh Tịnh bình dị, truyện ngắn Thanh Tịnh sâu sắc, và hình như trong tất cả văn mạch của ông phảng phất những nỗi buồn. Hình ảnh ông đồ của thơ Vũ Ðình Liên hình như cũng thấp thoáng trong ngôn ngữ và hình tượng văn chương của ông. Tấm lòng hoài cổ phát xuất từ niềm yêu thương quê hương thiết tha đã tạo thành nỗi rung động cho người đọc. Dù mấy chục năm qua đi, dù thời thế xoay vần lưu chuyển, vẫn còn âm vang vẳng lại những câu tập đọc của bài Tôi Ði Học. Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh…