trích Chính Luận của TRẦN TRUNG ĐẠO
Mùa thu đã tàn. Những cơn mưa đêm tuốt đi những chiếc lá cuối cùng. Lá rơi đầy trên những con đường trong xóm, trên mặt hồ và hàng cây trước mặt nhà chỉ còn những cành trơ trụi. Hôm trước, ngồi nghe ca sĩ Ánh Tuyết hát Lá Đổ Muôn Chiều của Đoàn Chuẩn lòng chợt nghĩ về một nghệ sĩ khác có lần đã hát bài hát đó mà tôi nghe qua youtube.
Mùa thu đã tàn. Những cơn mưa đêm tuốt đi những chiếc lá cuối cùng. Lá rơi đầy trên những con đường trong xóm, trên mặt hồ và hàng cây trước mặt nhà chỉ còn những cành trơ trụi. Hôm trước, ngồi nghe ca sĩ Ánh Tuyết hát Lá Đổ Muôn Chiều của Đoàn Chuẩn lòng chợt nghĩ về một nghệ sĩ khác có lần đã hát bài hát đó mà tôi nghe qua youtube.
Tên anh là Nguyễn Văn Lộc, chủ quán Cà phê Lộc Vàng ở ven hồ Tây, Hà Nội.
Nếu anh Nguyễn Văn Lộc sống ở các nước Đông Âu hay một trong các nước thuộc Liên Xô cũ, có thể nhiều tác phẩm đã viết về anh và nhiều phim ảnh được dựng quanh cuộc đời gian nan, cay nghiệt, đầy nước mắt nhưng cũng đầy huyền thoại của anh, nhưng tại Việt Nam, anh chỉ là một nghệ sĩ và chắc anh cũng chỉ mơ ước làm một nghệ sĩ cho đến cuối đời.
Anh bị bắt ngày 27 tháng 3 năm 1968, mới 23 tuổi, và ba năm sau bị kết án 10 năm tù cộng 4 năm mất quyền công dân chỉ vì cái tội là hát tình ca.
Những năm 1960 không phải là thời của tình ca mà là thời “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” được đảng CS tiêm vào trong máu, phà trong từng hơi thở của mỗi con người miền Bắc.
Đó là thời thịnh hành của những nhạc phẩm cỡ "Xin khắc tên anh trên vách chiến hào" của Huy Du để ca tụng một “liệt sĩ Nguyễn Văn Bé” “như bông hoa rực sáng bầu trời, hương toả ngát nơi nơi, tiếng mìn anh vang dội...”. Nhưng cả miền Bắc bị lừa vì lúc đó anh Nguyễn Văn Bé đang sống bình an ở Sài Gòn và cũng chưa hề ôm mìn, ôm bom gì cả mà chỉ trốn dưới con lạch nhỏ cho đến khi bị kéo lên.
Đó là thời của những bài thơ như “Hãy nhớ lấy lời tôi” của Tố Hữu vinh danh một “anh hùng Nguyễn Văn Trỗi”, người thợ điện không phân biệt được cực âm dương nhưng lại có phép thần thông để “giật phắt mảnh băng đen” dù cảnh sát tư pháp VNCH đã “trói Anh vào cọc, mấy vòng dây”.
Đất nước có một thời đã sống trong niềm tin hoang đường như thế và nhiều nơi vẫn còn tiếp tục sống cho đến ngày nay.
Giữa một xã hội mà sự lừa dối chế ngự mọi lãnh vực của đời sống, tiếng hát của các anh như dòng sông chảy ngược trong đau nhức để tìm lại cội nguồn nhân bản và sự thật từ trái tim mình.
Mời xem video Tiếng Hát Lộc Vàng, 6 phút, do Vinna Media Production thực hiện tại Boston, ca sĩ Ngọc Diễm đọc và kỹ thuật video của Lâm Vĩnh Tùng.
Nếu anh Nguyễn Văn Lộc sống ở các nước Đông Âu hay một trong các nước thuộc Liên Xô cũ, có thể nhiều tác phẩm đã viết về anh và nhiều phim ảnh được dựng quanh cuộc đời gian nan, cay nghiệt, đầy nước mắt nhưng cũng đầy huyền thoại của anh, nhưng tại Việt Nam, anh chỉ là một nghệ sĩ và chắc anh cũng chỉ mơ ước làm một nghệ sĩ cho đến cuối đời.
Anh bị bắt ngày 27 tháng 3 năm 1968, mới 23 tuổi, và ba năm sau bị kết án 10 năm tù cộng 4 năm mất quyền công dân chỉ vì cái tội là hát tình ca.
Những năm 1960 không phải là thời của tình ca mà là thời “chủ nghĩa anh hùng cách mạng” được đảng CS tiêm vào trong máu, phà trong từng hơi thở của mỗi con người miền Bắc.
Đó là thời thịnh hành của những nhạc phẩm cỡ "Xin khắc tên anh trên vách chiến hào" của Huy Du để ca tụng một “liệt sĩ Nguyễn Văn Bé” “như bông hoa rực sáng bầu trời, hương toả ngát nơi nơi, tiếng mìn anh vang dội...”. Nhưng cả miền Bắc bị lừa vì lúc đó anh Nguyễn Văn Bé đang sống bình an ở Sài Gòn và cũng chưa hề ôm mìn, ôm bom gì cả mà chỉ trốn dưới con lạch nhỏ cho đến khi bị kéo lên.
Đó là thời của những bài thơ như “Hãy nhớ lấy lời tôi” của Tố Hữu vinh danh một “anh hùng Nguyễn Văn Trỗi”, người thợ điện không phân biệt được cực âm dương nhưng lại có phép thần thông để “giật phắt mảnh băng đen” dù cảnh sát tư pháp VNCH đã “trói Anh vào cọc, mấy vòng dây”.
Đất nước có một thời đã sống trong niềm tin hoang đường như thế và nhiều nơi vẫn còn tiếp tục sống cho đến ngày nay.
Giữa một xã hội mà sự lừa dối chế ngự mọi lãnh vực của đời sống, tiếng hát của các anh như dòng sông chảy ngược trong đau nhức để tìm lại cội nguồn nhân bản và sự thật từ trái tim mình.
Mời xem video Tiếng Hát Lộc Vàng, 6 phút, do Vinna Media Production thực hiện tại Boston, ca sĩ Ngọc Diễm đọc và kỹ thuật video của Lâm Vĩnh Tùng.