Truyện ngắn của VANN PHAN
Cả cái Ấp Nhị Tân của Xã Tân Thới Nhì ở huyện Hóc Môn chộn rộn từ hơn cả tháng nay, ngày cũng như đêm, dường như chỉ để lo có mỗi một chuyện: ăn một cái Tết Mậu Tý sao cho thiệt tưng bừng và vui vẻ. Sau ngày Miền Nam tự do bị sát nhập vào nước “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” Việt Nam hồi năm 1975, dường như chỉ có cái Tết truyền thống của dân tộc là không hề bị những ý thức hệ chính trị hoặc chủ nghĩa vô thần cộng sản của nhà cầm quyền mới làm suy suyển.
Cả cái Ấp Nhị Tân của Xã Tân Thới Nhì ở huyện Hóc Môn chộn rộn từ hơn cả tháng nay, ngày cũng như đêm, dường như chỉ để lo có mỗi một chuyện: ăn một cái Tết Mậu Tý sao cho thiệt tưng bừng và vui vẻ. Sau ngày Miền Nam tự do bị sát nhập vào nước “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” Việt Nam hồi năm 1975, dường như chỉ có cái Tết truyền thống của dân tộc là không hề bị những ý thức hệ chính trị hoặc chủ nghĩa vô thần cộng sản của nhà cầm quyền mới làm suy suyển.
Đã đành là trong một đất nước mà chính quyền từ lâu đã nằm gọn lỏn trong tay của một đảng duy nhất như đất nước Việt Nam này thì mọi kế hoạch và chương trình hành động đều phải do nhà nước khởi xướng và ra lệnh cho người dân thi hành, nhưng người dân của Gia Định Thành và Lục Tỉnh cũ vẫn nghĩ rằng cái chuyện ăn Tết xưa như trái đất kia là chuyện riêng của mỗi xã, mỗi ấp và mỗi gia đình, chính quyền không thể nào có sức đâu mà lo, và cách tốt nhứt là chính quyền đừng có can thiệp vào.
Vì thế, cũng giống như mọi năm từ hồi Cộng Sản vào cai trị trong Nam mấy chục năm trước tới nay, dân chúng vẫn tự mình giành lấy sáng kiến lo liệu cái Tết sao cho thiệt kinh tế, thiệt đàng hoàng và thiệt ấm cúng. Đó cũng bởi vì Tết là cái gì rất thiêng liêng và cũng rất riêng tư của từng gia đình và từng con người trong một xã hội mà áp bức và bất công đâu đâu cũng dẫy đầy. Thiệt đơn giản, người bình dân Việt Nam bây giờ cho rằng cái quyền chuẩn bị Tết, đón Tết, và vui hưởng Tết là thành lũy cuối cùng mà người dân không muốn chính quyền xâm phạm vào, sau khi chính quyền đã xâm phạm vào quá nhiều thứ trong đời sống của nhân dân từ mấy chục năm nay rồi mà chẳng đem lại tích sự gì, nếu không nói là chỉ gây phiền toái và bất mãn trong dân chúng vì cái nạn “tham quan, ô lại” và ăn hối lộ đang lan tràn như dịch hạch trên khắp nước.
Gia đình Thầy Ba Tôn, chủ một tiệm bách hóa lớn ở Chợ Hóc Môn, đã “hạ quyết tâm” năm nay sẽ ăn một cái Tết thiệt là lớn, lớn hơn cả cái năm mà gia đình “trúng mánh” sau khi bỗng dưng bán được miếng đất vườn với giá cao gấp mấy chục lần thời vừa “Đổi Mới” nhờ con đường quốc lộ chạy lên Tây Ninh trước nhà, theo quy hoạch sẵn của mấy ông nhà nước, được lệnh mở lớn hơn gấp bốn lần để trở thành cái “Xa Lộ Xuyên Á” hay ít ra thì cũng chạy băng qua tới nước bạn Căm-pu-chia.
Cái lý do chính khiến năm nay gia đình Thầy Ba Tôn quyết tâm ăn Tết lớn hơn mọi năm là do sự kiện vợ chồng Ông Huy, người con trai lớn của Ông Bà Ba Tôn, từ bên Mỹ dắt nhau về Việt Nam ăn Tết với đại gia đình, với lòng mong muốn tự mình cảm nhận tại chỗ một cái Tết Việt Nam truyền thống và đầy hương vị, chớ không phải như những cái Tết hải ngoại lạt lẽo mà họ từng cố vui hưởng sau gần mười lăm năm vừa “đi lưu vong” để “tha phương cầu thực” vừa ra sức hội nhập vào xã hội mới trên quê hương mới, đồng thời còn phải cố gắng gìn giữ cội nguồn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam nơi xứ người nữa.
* * *
“Năm nay về bển ăn Tết thì thế nào vợ chồng mình cũng được hưởng một cái Tết Việt Nam trọn vẹn như ngày xưa, đó mình!” Ông Huy hớn hở nói với bà vợ sau khi đã mua vé cho cả hai vợ chồng về Việt Nam ăn Tết và ở lại chơi ba tuần lễ, từ hai mươi Tết cho tới mùng mười tháng Giêng mới quay trở về Mỹ.
Hai người con của họ, một trai, một gái, đã lớn khôn nhưng chưa lập gia đình, vì không mấy tha thiết với chuyện Tết nhứt gì và cũng vì không còn đủ ngày nghỉ phép -- cả hai đều đi làm hãng -- nên không tham gia.
“Trời ơi! Mười mấy năm rồi nay mình mới có dịp đón coi cái Tết Việt Nam nó ra sao. Mới nghĩ tới đó là tôi đã thấy lòng rộn ràng, tim đập mạnh lên rồi, mình ơi!” Bà Huy không giấu được cái sôi nổi trong câu nói.
Ông Huy, dù bận lái xe, vẫn đưa bàn tay phải sang khều khều, đập đập vào đùi bà vợ mấy cái: “Thì tôi đã nói với bà từ hồi mình mới ăn cái Tết đầu tiên, ngay lúc còn ở bên tiểu bang Washington chưa dời về đây, là ở Mỹ coi như không có Tết, người ta chỉ làm liên hoan Tết cho có làm, mà vui thì cũng là ‘vui gượng kẻo mà’ chớ mình thấy nó cứ làm sao ấy, không như cái Tết Việt Nam ở quê mình.”
Vốn là một người Việt Nam độ lượng và ngay thật, Ông Huy, trong câu chuyện trên xe với vợ lúc từ chỗ phòng bán vé du lịch Việt Nam về nhà, không quên khen ngợi các hội đoàn, trong đó có tập thể sinh viên Việt Nam tại các trường mà hai người con của ông theo học, đã cố gắng, năm nào cũng như năm nấy, tổ chức đón mừng Tết Việt Nam cho đồng hương qua các dịp hội Tết tưng bừng, vừa có múa Lân, vừa có ca nhạc và lâu lâu cũng còn có hội chợ nữa. Thôi thì nào bánh chưng, bánh tét, bánh giò, nào mứt, nào hạt dưa, nào dừa, nào đu đủ, nào xòai… gần như là không thiếu thứ gì cần có cho cái Tết Việt Nam, tức là cũng coi như đủ hết cả. Có điều, tuy trong các dịp tổ chức Tết này người Việt ở hải ngọai đã ra sức minh họa toàn bộ các tập tục và nghi lễ ngày Tết của Việt Nam trước đây -- kể cả cảnh các cô, cậu sinh viên trẻ măng đóng vai cụ ông, cụ bà lên vái vái, lạy lạy trước bàn thờ trong màn diễn lại các lễ nghi cổ truyền ngày Tết -- vợ chồng Ông Huy, cũng như hầu hết những kẻ đã từng vui hưởng cái Tết Việt Nam từ thời Ông Diệm cho tới thời Ông Thiệu ở Miền Nam Việt Nam, đều cảm thấy rằng cái Tết nơi “xứ người” này cũng không làm sao giống với cái Tết ở Việt Nam được.
Bà Huy thì tỏ vẻ cảm kích trước việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã không làm khó dễ gì đám Việt kiều về nước ăn Tết mà lại còn đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích người ta về nữa, nhứt là kể từ khi có phong trào “Đổi Mới” và cải cách kinh tế từ hồi năm 1986 đến nay. Về điểm này, Ông Huy không đồng ý với vợ, dù ông vẫn thường phải đồng ý với bà trong nhiều vấn đề kể từ lúc hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ khăn gói đi Mỹ theo chương trình HO từ năm 1992 đến nay:
“Thiệt ra thì Cộng Sản họ cũng chẳng có làm ơn, làm phước gì cho Việt kiều hải ngoại hết cả. Nói chung, họ cần tiền của Việt kiều nên mới dễ dãi như vậy. Mình cứ tính đi: mỗi dịp Tết đến là có cả chục ngàn Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới bay về quê ăn Tết thì có phải là ngành du lịch và hải quan của họ hốt bạc hay không? Đó là chưa nói tới chuyện đây cũng là dịp Việt kiều đưa thêm tiền đô về Việt Nam cho thân nhân mình đặng họ có thể sắm quà cáp mà hối lộ cho cán bộ lớn, nhỏ của nhà nước, biến dịp này thành một dịp tham nhũng rất tự nhiên, ai cũng thấy vui và thấy lợi nên chẳng ai lên tiếng kêu ca gì. Vả lại, chỉ nội cái chuyện Việt kiều gởi tiền về nước hàng tỷ đô-la mỗi năm cũng là chuyện làm lợi cho đảng viên và cán bộ Cộng Sản rồi.”
Lúc xe chạy lên phần sân tráng nhựa của ngôi nhà mà hai vợ chồng đang ở với người con trai tại Little Saigon bên Cali trước khi xe chui vào ga-ra, nhìn thấy cây mai mà gia đình ông đã trồng được mấy năm rồi như đang đứng đợi mùa Xuân Việt Nam đến đặng có nở hoa, Bà Huy, chưa chi đã hớn hở nói lên lời giã biệt với loài thảo mộc vô tri mà ý chừng bà vẫn nghĩ là biểu tượng bao đời của ngày Tết Việt Nam:
“‘Báy bay,’ cây mai! Năm nay cây mai ở lại ăn Tết một mình đó nghe! Vợ chồng tao về Việt Nam ăn Tết cho nó đã!”
* * *
Mới qua rằm tháng Chạp, Thầy Ba Tôn đã mướn xe ôm lên tận Thủ Đức lùng sục đâu được một cây mai tốt quá chừng. Dù tuổi già, sức yếu, Thầy Ba vẫn nhất định ngồi chàng hảng đằng sau lưng anh Bảy chạy xe ôm, choàng hai tay ra sau lưng mà giữ lấy cái chậu đất trên đó có cây mai, mặc dù anh chạy xe ôm đã đặt chậu mai lên cái bọt-ba-ga ở phía sau rồi lấy dây cột chặt năm lần, bảy lượt vào bất cứ chỗ nào có thể lòn dây qua được trên khung sau của chiếc Honda lọai xe thồ. Theo ý Thầy Ba, nếu để cái thân cây mai lên mé trước của cái yên xe thì ông không thể nào canh chừng cây mai được mà lại phải ngồi ép mình sát vào cái lưng của anh chạy xe ôm mới mong có đủ chỗ cho hai người ngồi, trong khi cây mai kia thì, với cành lá ngang tàng chĩa ra bốn hướng, coi vừa bất tiện mà cũng vừa bất an nữa, vì mấy nhánh mai rất dễ cọ quẹt vào người và xe cộ chen chúc như nêm cối trên đường, khiến cả bông mai lẫn nụ mai trên đó rất dễ bị gãy hoặc hư hại. Thầy Ba cho rằng vấn đề không phải là chiếc xe không có chỗ chở cây mai mà là ở chuyện cây mai có thể gãy cành hay rụng búp trên đọan đường dài hơn hai chục cây số từ Thủ Đức về đến Hóc Môn.
Trên một tiếng rưỡi đồng hồ chạy xe từ chợ Thủ Đức trên đường trở về, lòng Thầy Ba Tôn cứ hồi hộp, nôn nao, trông sao cho mau chóng tới nhà. Một phần cũng vì đường sá bây giờ, nhứt là những con đường tại các thành phố đông đúc như Sài Gòn và các huyện ngọai thành, kẹt xe quá mức và quá sức tưởng tượng. Xe cộ đủ lọai -- mà hầu hết là xe gắn máy -- cứ vừa chạy vừa giành đường và vừa chen lấn nhau, khiến Thầy Ba Tôn chỉ sợ có xe nào hay vật gì đâm sầm vào chiếc xe ôm trên đó có cây mai quý giá của ông thì khốn. (Thầy Ba Tôn đã mấy lần rủa thầm trong bụng anh chạy xe ôm của mình: “Gớm thiệt! Chạy xe gì mà lúc thì cứ như là đi dây rạp xiếc, lúc thì cứ như là anh say rượu kiếm đường vậy đó!”). Phần khác là chính cái tâm lý coi trọng cây mai của Thầy Ba Tôn, vì dù gì thì ông vẫn nghĩ cây mai, tự bao đời nay, là biểu tượng thiêng liêng của ngày Tết: hễ năm nào kiếm được cây mai xanh tươi, cành chắc, nụ búp sum suê mang về nhà đón Tết thì coi như sang năm mới tòan gia, nam nữ đều học hành thông đạt, làm ăn phát tài, phát lộc cả.
Vì thế, hồi sáng nay, Thầy Ba khá phật ý khi nghe người con trai của mình, là Ông Huy, cứ bàn ra chuyện đi Thủ Đức sắm mai và đòi kiếm tạm một nhánh mai nho nhỏ nào đó ở Chợ Hóc Môn về để chưng Tết, coi như vậy là cũng được rồi, với lý luận rằng bên Mỹ người ta chưng toàn mai ny-lông và cây trái giả làm cảnh ngày Tết mà cũng “có sao đâu!” Thầy Ba nhứt quyết không khoan nhượng về cái khoản cây mai ngày Tết cũng như các thứ hoa quả vừa để cúng kiến vừa để trang hòang ba ngày Xuân nhựt được sắp đặt trịnh trọng và lớp lang trên bàn thờ gia tiên.
Lúc anh chạy xe ôm vừa chạy tới ngõ, chưa kịp bẻ lái vào hẳn trong sân nhà, cả đám con, cháu của Thầy Ba Tôn đã túa ra chào đón cây mai, vây quanh lấy hai người đàn ông giữa lúc cả bốn cái chân của họ đang ra sức vừa rà rà vừa chống chỏi cho chiếc xe giữ được thăng bằng khi dừng lại. Vừa ngó thấy chậu mai, Bà Ba Tôn buộc miệng khen:
“Chà! Cây mai năm nay được quá đi chớ, hả ông?”
Con Thắm, đứa cháu nội gái duy nhất của ông bà, cũng góp lời tán tụng:
“Nội kiếm đâu cây mai đẹp quá mà cũng sum suê quá, há! Chắc năm nay nhà mình làm ăn phát đạt lắm, đó nghe!”
Thấy cả nhà đều suýt soa khen ngợi cây mai mới mua về, Ông Huy bèn chạy ra nói xởi lởi:
“Ờ, ba mua cây mai này ở đâu mà xanh tốt ghê! Đã nhiều nhánh mà lại còn nhiều búp nữa. Thôi, ba vào trỏng nghỉ đi, để con phụ với mấy đứa khiêng cái chậu vào nhà. Mấy đứa đâu, mau dẹp ba cái ghế tránh đường cho người ta khiêng cây mai vào chỗ bàn thờ, coi!”
Thái độ sốt sắng với cây mai của người con trai từ bên Mỹ về làm Thầy Ba Tôn khoan khoái, quên đi nỗi mệt nhọc trên quãng đường dài và hồi hộp từ Thủ Đức về nhà, vì dọc đường ông chỉ sợ lỡ có chiếc xe nào tông phải xe của ông thì khốn. Ông vui vẻ trả tiền cho anh Bảy xe ôm, và, khác với mọi khi, ông lờ luôn không lấy mấy ngàn đồng người trai trẻ này định thối lại, coi như để thưởng công anh ta lúc ngày hết, Tết tới.
* * *
Ông Huy, và cả vợ ông nữa, không thể nào ngờ được rằng, sau bao nhiêu năm xa vắng quê hương, vợ chồng ông đã phải lặn lội về Việt Nam để ăn một cái Tết không có tiếng pháo! Dù đã được nghe nói nhiều về viễn ảnh của một cái Tết không có tiếng pháo nơi quê nhà kể từ sau khi Cộng Sản nắm quyền cai trị tại Miền Nam Tự Do trước đây, nhưng khi phải đích thân chứng kiến và trải qua một cái Tết như thế người ta mới cảm nhận hết được cái mất mát to lớn của những ngày Tết lặng lẽ trên quê hương mang tiếng là đã hòa bình, thống nhất từ lâu rồi.
Trong ký ức của Ông Huy, tiếng pháo Tết là một cái gì không thể thiếu trong mớ âm thanh rộn ràng luôn quyện lẫn với những sắc màu tươi thắm để tạo nên cái Tết Việt Nam. Vẫn còn sống động trong tâm tư của ông là một câu trong nhạc phẩm “Nếu Xuân Này Vắng Anh” của Bảo Thu, trong đó ví tâm trạng buồn bã của con người với cảnh ngày Tết không có tiếng pháo:
Như giao thừa im tiếng pháo
Mai úa sắc bên hiên
Thì đừng đến Xuân ơi!
Đó, tiếng pháo ngày Tết nó quan trọng là ở chỗ đó. Nó vừa là tín hiệu báo trước những “ngày thắm tươi bên đời Xuân mới” cả tháng trời trước khi Tết thiệt sự đến mà cũng vừa là dư âm dai dẳng, lai rai có khi đến hết cả tháng Giêng, biểu lộ biết bao nhiêu luyến lưu, nuối tiếc cho những ngày Tết qua mau. Nhưng, viện dẫn những lý do chính trị và kinh tế nào đó, nhà cầm quyền Việt Nam, từ vài chục năm qua, đã dùng quyền độc đoán mà cấm tiệt không cho dân chúng đốt pháo trong dịp Tết. Thiệt không gì vô duyên hơn khi vẫn có múa Lân trong suốt thời gian Tết, nhưng con Lân chỉ nhảy múa khan trong tiếng trống và tiếng phèng la inh ỏi mà không có tiếng pháo đi kèm. Vắng đi tiếng pháo, dù đó chỉ là yếu tố âm thanh, những ngày Tết Việt Nam còn thiếu đi cái sắc màu tươi vui của xác pháo đỏ tung tóe trong làn khói trắng mông lung và cái mùi vị thơm thơm, khét khét, nồng nồng bốc lên từ thuốc pháo.
Vì đời sống xã hội Việt Nam ngày nay đã thay đổi nhiều so với thế kỷ trước nhờ ở sự phát triển của kinh tế và kỹ thuật, đặc biệt là sự bành trướng của thương mại, vốn ở thứ bậc thấp trong xã hội cũ, cái cảnh những người thân trong gia đình và họ hàng xúm xít nhau lo nấu nướng những thức ăn truyền thống ngày Tết -- một điểm đặc thù của văn hóa Tết Việt Nam -- nay rất hiếm thấy. Thay vào đó, tất cả những thức ăn ngày Tết bây giờ coi như đều có sẵn trên thị trường, kể cả hai món ăn truyền thống là bánh chưng và bánh tét. Vì thế, ngoại trừ ở những vùng quê xa xăm, nay rất ít khi còn thấy cái cảnh “trông bánh chưng chờ trời sáng, đỏ hây hây những đôi má đào” như được diễn tả trong một bản nhạc Xuân nổi tiếng ở Miền Nam Việt Nam hồi trước năm 1975. Cả cái chuyện trẻ em háo hức mong chờ đến Tết để được cha mẹ sắm cho áo quần mới đặng “ba ngày Xuân đi khoe xóm giềng” nay cũng bớt đi dần, bởi vì dường như vấn đề ưu tiên của con người trong xã hội bây giờ vẫn là làm sao có được “cơm ăn” -- do có việc làm ổn định -- hơn là “áo mặc” vốn không còn khó khăn mấy nhờ sự phát triển tràn lan của kỹ nghệ may mặc.
Rồi hương vị ngày Tết cũng giảm đi khá nhiều do nếp sống quá sức xô bồ, đôi khi phải nói là quá thừa mứa vật chất của một bộ phận không nhỏ những kẻ mới phất lên từ mấy năm qua, tư sản Việt kiều hải ngọai cũng có mà tư sản đỏ cũng có -- và dĩ nhiên là nằm trong bối cảnh của đại đa số dân nghèo ngày ngày vẫn phải “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” -- nhờ nền kinh tế phát triển theo một cách thế hỗn độn mang tính nhất thời theo nguyên tắc “phát triển trước, dọn dẹp sau”. Do có quá nhiều lễ lạc, tiệc tùng, liên hoan, mừng công, và “pạc-ty” tại các cơ quan, xí nghiệp và trong dân chúng từ cả mấy tuần lễ trước Tết, cái hương vị đậm đà sau cùng mà tự ngàn xưa người ta chỉ để dành cho ba ngày Xuân nhựt nay cũng ít nhiều mất đi rồi.
“Thôi, mẹ ăn đi, chớ con đã ngán bánh tét và bánh chưng lên tới tận cổ rồi! Mẹ biết hông, từ hôm chưa cúng Ông Táo đến nay, sở con và các xí nghiệp bạn đã tổ chức không biết bao nhiêu là tiệc tùng và liên hoan, với không biết bao nhiêu là bánh chưng và bánh tét dọn ra.” Oanh Oanh, cô con gái út của Ông Bà Ba Tôn, trả lời mẹ như thế khi được mẹ gắp cho một lát bánh chưng và đặt vào dĩa thức ăn của cô. Dĩ nhiên là đối với vợ chồng Ông Huy từ bên Mỹ về, họ cũng chỉ nhúng đũa sơ sịa qua các dĩa thức ăn ngày Tết được người mẹ chu đáo dọn ra và ân cần mời mọc họ, chẳng qua là cũng chỉ vì họ sợ phải làm buồn lòng bà mẹ Việt Nam nầy mà thôi.
Với bản tính cần kiệm của một đời làm lụng, chắt bóp qua bao nhiêu cuộc đổi dời -- như binh biến, đảo chánh, thiết quân luật, di tản, khủng hoảng lương thực, âm mưu vượt biên -- trong một đất nước mà lúc chiến tranh thì cái gì cũng phải tích trữ, đề phòng mà khi hòa bình thì thiếu trước, hụt sau, làm như lúc nào người dân cũng sợ chính quyền nổi hứng lên tịch biên gia sản của mình mà không cần phải viện dẫn lý do, Bà Ba Tôn đem cất hết những thức ăn ngày Tết, từ dĩa bánh chưng, khay mứt dừa cho tới bát canh khổ qua, hộp củ kiệu… vào cái chạn và trong tủ lạnh, và rồi cứ thế mà hâm đi, hâm lại các thức ăn đầy hương vị ngày Tết này, nhưng lại chẳng thấy con cái hay đám cháu nhỏ của mình lấy ra ăn sau bữa cơm chiều ba mươi đó.
“Thiệt là chán thì thôi! Tết nhứt gì mà mới có ngày mùng một đã thấy cả nhà chẳng ai ngó ngàng gì tới mâm bánh chưng với dĩa thịt heo cả. Biết vậy, tôi cũng chẳng nhọc công sắm sửa chi cho nhiều để thừa mứa cả ra đó!” Bà Ba Tôn vừa than thở vừa đi lấy cái lồng bàn, cẩn thận úp lên trên mâm đồ ăn ngày Tết mà từ hồi trưa đến nay vẫn còn để lạnh ngắt trên bàn.
* * *
Đã quá mười hai giờ đêm mùng một, tức là đã bước sang rạng sáng ngày mùng hai rồi, mà Ông Huy vẫn còn trằn trọc, không tài nào chợp mắt được. Bên cạnh ông và nằm cách ông một khoảng là bà vợ ông, không biết đã ngủ được chưa mà thấy đang nằm nghiêng, quay mặt vào vách. Tuy không nghe thấy tiếng ngáy nhỏ và đều chứng tỏ bà đã ngủ say như mọi khi, ông vẫn không dám động đậy gì, chỉ sợ làm mất giấc ngủ của vợ.
Nằm suy nghĩ miên man, Ông Huy tự dưng cảm thấy cái Tết Việt Nam năm nay ở ngay tại nhà cha mẹ đẻ của mình hình như vẫn thiếu một cái gì đó mang tính đậm đà và sâu sắc như bao cái Tết Việt Nam trước đây, lúc ông và vợ con chưa rời bỏ đại gia đình và hàng xóm, láng giềng mà đi định cư bên Mỹ. Trong tâm tư của Ông Huy đêm nay, ngòai nỗi ngán ngẩm những món ăn ngày Tết như đã kể đó, còn có thêm cảm nhận riêng của ông về cái nhạt nhẽo trong hương vị ngày Tết, một cảm giác mà ông -- và có lẽ cả vợ ông nữa -- không hề biết tới từ lúc nhỏ cho đến khi lớn khôn, bao phen lăn lộn và bươn chải trong cuộc đời vào thời gian trước lúc gia đình ông sang Mỹ định cư.
Hóa ra, yếu tố then chốt trong cái hương vị ngày Tết Việt Nam nằm ở lòng hy vọng của con người về một ngày mai tươi đẹp, an nhàn và hạnh phúc hơn ngày hôm qua đầy những tối tăm, gian khổ, và nhọc nhằn. Lúc Xuân về và Tết đến là lúc con người Việt Nam, ở mọi lứa tuổi và thuộc mọi thế hệ, đều cảm thấy như mình sắp sửa bước vào một thời đại mới đầy ắp những điều tươi đẹp và tràn đầy bao niềm hạnh phúc, bởi vì, trong ba ngày Tết, người trẻ có những niềm vui của tuổi trẻ và người già cũng có những niềm vui của tuổi già xuyên qua những thành công, tấn tới của lớp người trẻ, tức là đám con, cháu của họ.
Tết còn là dịp để cho con người dâng lên Trời, Phật và các đấng thiêng liêng khác những lời cầu xin chân thành và tha thiết nhứt của mình, hoặc là cho hạnh phúc riêng tư hoặc là cho hạnh phúc của đất nước và dân tộc, tỷ như những buổi lễ cầu “quốc thái, dân an” ngày mùng một Tết tại các nhà thờ và chùa chiền thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam trước kia. Ngày nay, nếu có lời nguyện cầu tha thiết nhứt nào dành cho quê mẹ Việt Nam thì có lẽ đó là lời cầu xin sao cho các “hôn quân, bạo chúa” thời nay sớm ra đi để cho đất nước và dân tộc Việt Nam được vui hưởng độc lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc thiệt sự, thoát khỏi cảnh “người bóc lột người” xuyên qua nạn tham nhũng tràn lan và liên tu, bất tận như những gì đang diễn ra trên đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa bây giờ.
Qua bao thế hệ, người Việt Nam, dù ở thời buổi nào, cũng háo hức đón chào cái Tết như chào đón một vị cứu tinh đến giải thoát họ ra khỏi những bế tắc và khổ đau trong phút giây hiện tại, lúc đất nước Việt Nam đang còn nghèo đói và kém mở mang dưới tay thực dân Pháp. Rồi đến thời chiến tranh Quốc-Cộng kéo dài đến gần ba mươi năm với biết bao nhiêu chết chóc, đau thương và xáo trộn trên cả hai miền đất nước, cái Tết cũng đóng vai trò của một vị cứu tinh như thế, bởi vì mọi người đều vững tin rằng, nếu năm qua, vì chiến tranh đang độ tàn khốc, mình đã làm ăn thất bại, thua lỗ, thân nhân phải ly tán, chia lìa, thì sang năm mới, ngày rộng, tháng dài, biết đâu hòa bình xảy tới, mình lại có dịp xóa bài làm lại, với nhiều cơ may hơn để được sung sướng, thóat khỏi kiếp đời nhọc nhằn, u tối và đầy những mất mát, đau thương bấy lâu. Còn nếu ai đã làm ăn khấm khá rồi, đã phát tài, phát lộc trong năm qua, thì sang năm mới lại là dịp để họ càng khấm khá hơn, càng phát tài, phát lộc hơn nữa. Sự thiệt là, một khi con người đã no đủ và cuộc sống vật chất đã trở nên thỏai mái -- như cuộc sống của phần lớn người Việt hải ngọai và giới “tư sản đỏ” vừa mới phất lên nhờ thời thế hỗn mang cũng như giới buôn bán, mánh mung có đồng ra, đồng vào nhờ trào lưu ăn xài và phô trương bề ngoài quá mức ở Việt Nam hiện nay (khi đồng tiền họ có được cứ như là tự trên trời rơi xuống chớ không do mồ hôi, nước mắt mà ra) cộng với tâm trạng chung là chẳng ai còn tin tưởng gì vào tương lai đất nước nữa -- cái Tết đối với họ tự nhiên cũng đã giảm đi bớt tính nhiệm mầu, vì những thành phần này chẳng còn gì nhiều để mà phải cầu xin các đấng siêu nhiên ban phát cho họ trong dịp Tết thiêng liêng.
Tuy nhiên, trong trường hợp của đất nước Việt Nam, thì khi hòa bình đã đến rồi với việc Sài Gòn và tòan bộ Miền Nam Việt Nam rơi vào tay người Cộng Sản, đại đa số dân chúng dường như vẫn còn mải mê đi tìm kiếm một cái gì đó thiệt sự tốt đẹp mà chỉ trong tương lai mới có, bởi vì hiện tại lúc nào cũng đầy những vất vả, thiếu thốn, khổ đau, nhục nhằn, ê chề, bất an, lo sợ, rồi có khi còn đầy uất ức, oan khiên, và phẫn nộ, vì mọi người cùng hiểu ra rằng họ đã chọn lầm cuộc chiến tranh để rồi sau đó lại chọn lầm một chế độ chính trị hà khắc, bất lực và tham nhũng, đó là chế độ Cộng Sản, với đường lối kinh tế nửa nạc, nửa mỡ, cộng sản không ra cộng sản, mà tư bản cũng không ra tư bản, chỉ tạo cơ hội cho bọn tham quan, ô lại lộng hành và làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của dân tộc như hiện nay.
Nhưng cái tâm trạng và tình cảm háo hức đón chờ cái Tết thiêng liêng đó, óai oăm thay, chỉ có thể có trong lòng những con người Việt Nam đang phải sống và gắn bó với cái xã hội yếu kém về mặt vật chất và thiếu thốn về mặt tinh thần kia, tức là những người Việt Nam đang sống trên chính mảnh đất quê hương của mình, chứ không phải trong lòng những kẻ bàng quan như các công dân thuộc các nền văn hóa khác hoặc các du khách đến Việt Nam, ở tạm ít ngày rồi lại khăn gói ra đi. Từ xưa, ngay cả những người Việt Nam bản địa, vì sinh kế hay hòan cảnh sao đó mà phải sống xa cách gia đình, không kịp về nhà đón Xuân trong ba ngày Tết, cái Tết cũng đã mất đi ít nhiều hương vị rồi. Đó chính là tâm trạng của nhân vật Dũng trong quyển Đọan Tuyệt của Nhất Linh từng xuất hiện trên văn đàn hồi giữa thế kỷ thứ 20. Nhân vật tên Dũng kia, mang tâm thức lãng mạn của những người trai thế hệ mới giữa cái xã hội Việt Nam vẫn còn rất thủ cựu, đã vì những giục giã của quê hương thời ly lọan mà lên đường đi “làm cách mạng,” để rồi ngày hết, Tết tới mà vẫn chưa thể trở về vui Xuân với gia đình, đành lặng buồn ăn một cái Tết tha hương lúc dừng chân bên một xóm nhỏ:
Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan
Trong lúc gần xa pháo nổ ran.
Rũ áo phong sương trên gác trọ,
Lặng nhìn thiên hạ đón Xuân sang...
(Cảm đề Đọan Tuyệt - Thế Lữ)
Khi Dũng ngồi “lặng nhìn thiên hạ đón Xuân sang” thì có nghĩa là tự bản thân và trong tâm thức của chàng trai, mùa Xuân và cái Tết năm đó không có, hay ít ra thì cũng không trọn vẹn như những kẻ được vui hưởng cái Tết bên mái ấm gia đình. Rồi, chỉ chừng vài ba thập niên sau đó thôi, đã có biết bao nhiêu thế hệ thanh niên ở cả hai miền Nam, Bắc, vì hòan cảnh chiến tranh khốc liệt và triền miên, đã không thể nào vui hưởng cái Tết bên mẹ già, bên đàn em nhỏ, hay bên người vợ hiền và đứa con thơ, như ý nhạc trong bài “Xuân Này Con Không Về” của Trịnh Lâm Ngân:
Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
Khi thấy mai đào rộn ràng bên nương
Năm trứơc con hẹn mùa Xuân sẽ về
Nay ém bay đầy trước ngõ
Mà tin con vẫn xa ngàn xa…
Mẹ ơi con Xuân này vắng nhà…
Đối với người Việt Nam đang sống trên chính quê hương mình, tất cả những gì liên hệ tới cái Tết, từ cành mai, cành đào cho tới những thức ăn như bánh chưng, bánh tét, củ hành, củ kiệu, bánh mứt, hạt dưa… cùng những thứ như câu đối, cây nêu, tiếng pháo, tiếng trống múa Lân, những nghi thức cúng Ông Táo, rước ông bà về ăn Tết và đưa ông bà đi… tất cả đều nhuốm màu thiêng liêng, độc đáo, mỗi năm chỉ đến có một lần, và chắc chắn là, cứ y như vậy, năm sau lại đến nữa. Cho nên, đối với những con người đã bị bứng hẳn ra khỏi cái xã hội chật vật và chưa có ngày mai kia, mà đặc biệt là những người Việt Nam đang sống xa quê hương trên khắp thế giới
-- gọi là những người Việt hải ngọai hay Việt kiều, tùy quan điểm chính trị -- thì cái Tết Việt Nam không còn nữa, từ cái hương vị cho tới cái tinh túy của ngày Tết. Như trường hợp của vợ chồng Ông Huy đây, tuy họ đã thiệt sự trở về quê hương và bản thân đã thiệt sự tham dự vào cái Tết Việt Nam ngay tại gia đình của cha mẹ mình, là Ông Bà Ba Tôn, ở cái Ấp Nhị Tân thuộc Xã Tân Thới Nhì của huyện Hóc Môn kia, cả hai vẫn là kẻ bàng quan trong cuộc sống của xã hội Việt Nam, bởi vì họ chỉ đến để rồi lại ra đi, và toàn bộ cuộc sống cũng như tất cả hạnh phúc của họ vẫn không thuộc về đất nước Việt Nam -- hiện đang phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường cùng cực và tràn đầy những tham quan, ô lại cũng như tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” nhan nhản khắp nơi -- mà nằm ngay trên quê hương mới của họ, dù họ có yêu thích nơi đó hay không.
* * *
Bà Huy bỗng cựa mình, rồi khe khẽ lên tiếng:
“Ủa, bộ mình còn thức hả? Sao không ngủ đi để ngày mai tỉnh táo mà đi thăm họ hàng, chòm xóm. Bao nhiêu năm sống xa quê, dịp Tết này mới trở về mà không đi thăm viếng ai, người ta chửi chết đó, mình à!”
Nghe tiếng vợ, Ông Huy biết ngay là bà này cũng đang bị khó ngủ đây, bèn hỏi bà một câu không ăn nhập gì tới vấn đề mà vợ mình mới đặt ra:
“Qua hết ngày mùng một rồi đó. Mình thấy cái Tết Việt Nam nó ra sao, hả mình?
Bà Huy ra chiều lưỡng lự, suy nghĩ giây lát, rồi đáp:
“Sao tôi thấy nó chẳng giống gì với mấy cái Tết hồi mình chưa đi Mỹ, đó mình. Hồi trước, tôi thấy cái Tết nó thiêng liêng lắm, linh đình lắm và nhứt là trong lòng mình cảm thấy rạo rực lắm chớ không có cái kiểu cứ thản nhiên như bây giờ đâu…”
Người đàn bà Việt kiều trở mình, nằm ngay ngắn lại, tiếp tục câu chuyện với giọng nói nhỏ hơn nhưng nghe rõ ràng hơn:
“Trời ơi! Nhớ hồi còn nhỏ, mỗi lần Tết đến, chỉ nghĩ đến chuyện được mặc bộ đồ mới của má sắm cho để đi chơi Tết thôi là đã thấy lòng tràn đầy những háo hức rồi. Lúc lớn lên, có chồng, có con, về ở với mình đây rồi, thì tuy không còn háo hức cái chuyện áo quần mới hay giày dép mới nữa nhưng tâm tư vẫn rộn ràng mỗi khi Tết đến, và tâm hồn thấy nhẹ nhàng, phơi phới khi đi xin xăm ở Lăng Ông Bà Chiểu… Mình biết hông, chỉ mới ngửi thấy cái mùi hương, mùi nhang nơi đó thôi là ai cũng đã thấy lòng sùng kính và tâm thành của mình dâng lên rồi. Không hiểu sao, bữa cúng tất niên và rước ông bà hôm qua, cũng cái mùi hương đó, mùi nhang đó, sao lòng tôi lại không còn cảm thấy rộn ràng mấy, mình ạ! Hay có lẽ mình xa ông bà đã lâu, rồi cứ nghĩ rằng mai mốt đây cũng chẳng ở gần gũi ông bà vì phải trở về bên Mỹ sinh sống, mà tấm lòng không cảm thấy rung động nguyên si như hồi trước, dù từ ngày lấy chồng đến nay thì phận gái xuất giá như tôi vẫn cứ coi cái bàn thờ này như là cái bàn thờ ở nhà ba má mình lúc nhỏ?”
Hai vợ chồng, cứ thế, tiếp nối câu chuyện về quê ăn Tết của họ trong đêm sau khi cả hai đã nằm xích lại gần nhau hơn, dường như là sợ có ai nghe thấy những tâm tình không được mặn nồng lắm của họ đối với cái Tết Việt Nam mà từ hơn mười mấy năm qua nay họ mới có dịp chứng kiến và cảm nhận trở lại. Ông Huy thì kể lại cái cảnh vắng vẻ, im ắng một cách thiêng liêng của những chiều ba mươi Tết nơi con ngỏ nhà mình sau khi gia đình đã cúng rước ông bà xong. Còn Bà Huy thì cứ nhắc mãi chuyện cả nhà, từ lớn đến bé, cùng nhau canh thức để đón Giao Thừa, lắng tai nghe từ những tràng pháo xa xa của nhà ai đón Giao Thừa sớm -- có khi, nhờ ngóng đúng hướng, còn đóan biết được hiệu buôn nào hoặc Ông Ba Tàu nào trong xóm đốt pháo sớm nữa -- cho tới những tiếng pháo giòn tan và liên tục bốn bề nổ rang ngay vào thời khắc Giao Thừa, rồi sau đó thì đì đùng, lẹt đẹt chỗ này, chỗ nọ, mãi tới hơn ba, bốn giờ sáng mới chịu im tiếng hẳn. Và vào giờ này thì những tay thức khuya lì lợm nhứt như Bà Huy mới chịu đi ngủ, vì đã hết hy vọng được nghe thêm tiếng pháo đón Giao Thừa.
Có tiếng gà gáy sớm vang vọng từ phía cuối thôn. Sau một cái ngáp dài báo hiệu hiện tượng thấm mệt và ý muốn đi ngủ lại cho hết đêm, Ông Huy lên tiếng:
“Thôi, chắc cái Tết Việt Nam không bao giờ đến nữa với những người đã rời bỏ Việt Nam mà sống xa quê hương như mình đâu! Ăn cái Tết năm nay ở đây xong rồi, mình có nghĩ là vài, ba năm sau vợ chồng mình sẽ lại về đây ăn Tết nữa hay không?”
“Tôi nghĩ chắc là không quá, mình! Làm gì có cái Tết Việt Nam cho những người Việt Nam sống nơi xứ lạ. Cũng không làm gì có cái Tết Việt Nam cho những người nào mà vận mệnh, cuộc sống và tâm tình không còn gắn bó với quê hương, dân tộc nữa!” Bà Huy chậm rãi trả lời chồng.
Hai vợ chồng Ông Huy lặng thinh, không ai nói gì thêm, như thể người này đang muốn dành cho người kia chút thời gian, hay ít ra cũng là vài giây phút tĩnh tâm, để làm quen với cái nhận định mà bà Huy đưa ra, một thứ chân lý vừa mới được cặp vợ chồng Việt kiều này khám phá thấy,
chỉ mấy ngày sau khi họ trở lại quê hương để tìm về cái Tết Việt Nam.
Vì thế, cũng giống như mọi năm từ hồi Cộng Sản vào cai trị trong Nam mấy chục năm trước tới nay, dân chúng vẫn tự mình giành lấy sáng kiến lo liệu cái Tết sao cho thiệt kinh tế, thiệt đàng hoàng và thiệt ấm cúng. Đó cũng bởi vì Tết là cái gì rất thiêng liêng và cũng rất riêng tư của từng gia đình và từng con người trong một xã hội mà áp bức và bất công đâu đâu cũng dẫy đầy. Thiệt đơn giản, người bình dân Việt Nam bây giờ cho rằng cái quyền chuẩn bị Tết, đón Tết, và vui hưởng Tết là thành lũy cuối cùng mà người dân không muốn chính quyền xâm phạm vào, sau khi chính quyền đã xâm phạm vào quá nhiều thứ trong đời sống của nhân dân từ mấy chục năm nay rồi mà chẳng đem lại tích sự gì, nếu không nói là chỉ gây phiền toái và bất mãn trong dân chúng vì cái nạn “tham quan, ô lại” và ăn hối lộ đang lan tràn như dịch hạch trên khắp nước.
Gia đình Thầy Ba Tôn, chủ một tiệm bách hóa lớn ở Chợ Hóc Môn, đã “hạ quyết tâm” năm nay sẽ ăn một cái Tết thiệt là lớn, lớn hơn cả cái năm mà gia đình “trúng mánh” sau khi bỗng dưng bán được miếng đất vườn với giá cao gấp mấy chục lần thời vừa “Đổi Mới” nhờ con đường quốc lộ chạy lên Tây Ninh trước nhà, theo quy hoạch sẵn của mấy ông nhà nước, được lệnh mở lớn hơn gấp bốn lần để trở thành cái “Xa Lộ Xuyên Á” hay ít ra thì cũng chạy băng qua tới nước bạn Căm-pu-chia.
Cái lý do chính khiến năm nay gia đình Thầy Ba Tôn quyết tâm ăn Tết lớn hơn mọi năm là do sự kiện vợ chồng Ông Huy, người con trai lớn của Ông Bà Ba Tôn, từ bên Mỹ dắt nhau về Việt Nam ăn Tết với đại gia đình, với lòng mong muốn tự mình cảm nhận tại chỗ một cái Tết Việt Nam truyền thống và đầy hương vị, chớ không phải như những cái Tết hải ngoại lạt lẽo mà họ từng cố vui hưởng sau gần mười lăm năm vừa “đi lưu vong” để “tha phương cầu thực” vừa ra sức hội nhập vào xã hội mới trên quê hương mới, đồng thời còn phải cố gắng gìn giữ cội nguồn và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam nơi xứ người nữa.
* * *
“Năm nay về bển ăn Tết thì thế nào vợ chồng mình cũng được hưởng một cái Tết Việt Nam trọn vẹn như ngày xưa, đó mình!” Ông Huy hớn hở nói với bà vợ sau khi đã mua vé cho cả hai vợ chồng về Việt Nam ăn Tết và ở lại chơi ba tuần lễ, từ hai mươi Tết cho tới mùng mười tháng Giêng mới quay trở về Mỹ.
Hai người con của họ, một trai, một gái, đã lớn khôn nhưng chưa lập gia đình, vì không mấy tha thiết với chuyện Tết nhứt gì và cũng vì không còn đủ ngày nghỉ phép -- cả hai đều đi làm hãng -- nên không tham gia.
“Trời ơi! Mười mấy năm rồi nay mình mới có dịp đón coi cái Tết Việt Nam nó ra sao. Mới nghĩ tới đó là tôi đã thấy lòng rộn ràng, tim đập mạnh lên rồi, mình ơi!” Bà Huy không giấu được cái sôi nổi trong câu nói.
Ông Huy, dù bận lái xe, vẫn đưa bàn tay phải sang khều khều, đập đập vào đùi bà vợ mấy cái: “Thì tôi đã nói với bà từ hồi mình mới ăn cái Tết đầu tiên, ngay lúc còn ở bên tiểu bang Washington chưa dời về đây, là ở Mỹ coi như không có Tết, người ta chỉ làm liên hoan Tết cho có làm, mà vui thì cũng là ‘vui gượng kẻo mà’ chớ mình thấy nó cứ làm sao ấy, không như cái Tết Việt Nam ở quê mình.”
Vốn là một người Việt Nam độ lượng và ngay thật, Ông Huy, trong câu chuyện trên xe với vợ lúc từ chỗ phòng bán vé du lịch Việt Nam về nhà, không quên khen ngợi các hội đoàn, trong đó có tập thể sinh viên Việt Nam tại các trường mà hai người con của ông theo học, đã cố gắng, năm nào cũng như năm nấy, tổ chức đón mừng Tết Việt Nam cho đồng hương qua các dịp hội Tết tưng bừng, vừa có múa Lân, vừa có ca nhạc và lâu lâu cũng còn có hội chợ nữa. Thôi thì nào bánh chưng, bánh tét, bánh giò, nào mứt, nào hạt dưa, nào dừa, nào đu đủ, nào xòai… gần như là không thiếu thứ gì cần có cho cái Tết Việt Nam, tức là cũng coi như đủ hết cả. Có điều, tuy trong các dịp tổ chức Tết này người Việt ở hải ngọai đã ra sức minh họa toàn bộ các tập tục và nghi lễ ngày Tết của Việt Nam trước đây -- kể cả cảnh các cô, cậu sinh viên trẻ măng đóng vai cụ ông, cụ bà lên vái vái, lạy lạy trước bàn thờ trong màn diễn lại các lễ nghi cổ truyền ngày Tết -- vợ chồng Ông Huy, cũng như hầu hết những kẻ đã từng vui hưởng cái Tết Việt Nam từ thời Ông Diệm cho tới thời Ông Thiệu ở Miền Nam Việt Nam, đều cảm thấy rằng cái Tết nơi “xứ người” này cũng không làm sao giống với cái Tết ở Việt Nam được.
Bà Huy thì tỏ vẻ cảm kích trước việc nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam đã không làm khó dễ gì đám Việt kiều về nước ăn Tết mà lại còn đưa ra nhiều biện pháp khuyến khích người ta về nữa, nhứt là kể từ khi có phong trào “Đổi Mới” và cải cách kinh tế từ hồi năm 1986 đến nay. Về điểm này, Ông Huy không đồng ý với vợ, dù ông vẫn thường phải đồng ý với bà trong nhiều vấn đề kể từ lúc hai vợ chồng và hai đứa con nhỏ khăn gói đi Mỹ theo chương trình HO từ năm 1992 đến nay:
“Thiệt ra thì Cộng Sản họ cũng chẳng có làm ơn, làm phước gì cho Việt kiều hải ngoại hết cả. Nói chung, họ cần tiền của Việt kiều nên mới dễ dãi như vậy. Mình cứ tính đi: mỗi dịp Tết đến là có cả chục ngàn Việt kiều từ khắp nơi trên thế giới bay về quê ăn Tết thì có phải là ngành du lịch và hải quan của họ hốt bạc hay không? Đó là chưa nói tới chuyện đây cũng là dịp Việt kiều đưa thêm tiền đô về Việt Nam cho thân nhân mình đặng họ có thể sắm quà cáp mà hối lộ cho cán bộ lớn, nhỏ của nhà nước, biến dịp này thành một dịp tham nhũng rất tự nhiên, ai cũng thấy vui và thấy lợi nên chẳng ai lên tiếng kêu ca gì. Vả lại, chỉ nội cái chuyện Việt kiều gởi tiền về nước hàng tỷ đô-la mỗi năm cũng là chuyện làm lợi cho đảng viên và cán bộ Cộng Sản rồi.”
Lúc xe chạy lên phần sân tráng nhựa của ngôi nhà mà hai vợ chồng đang ở với người con trai tại Little Saigon bên Cali trước khi xe chui vào ga-ra, nhìn thấy cây mai mà gia đình ông đã trồng được mấy năm rồi như đang đứng đợi mùa Xuân Việt Nam đến đặng có nở hoa, Bà Huy, chưa chi đã hớn hở nói lên lời giã biệt với loài thảo mộc vô tri mà ý chừng bà vẫn nghĩ là biểu tượng bao đời của ngày Tết Việt Nam:
“‘Báy bay,’ cây mai! Năm nay cây mai ở lại ăn Tết một mình đó nghe! Vợ chồng tao về Việt Nam ăn Tết cho nó đã!”
* * *
Mới qua rằm tháng Chạp, Thầy Ba Tôn đã mướn xe ôm lên tận Thủ Đức lùng sục đâu được một cây mai tốt quá chừng. Dù tuổi già, sức yếu, Thầy Ba vẫn nhất định ngồi chàng hảng đằng sau lưng anh Bảy chạy xe ôm, choàng hai tay ra sau lưng mà giữ lấy cái chậu đất trên đó có cây mai, mặc dù anh chạy xe ôm đã đặt chậu mai lên cái bọt-ba-ga ở phía sau rồi lấy dây cột chặt năm lần, bảy lượt vào bất cứ chỗ nào có thể lòn dây qua được trên khung sau của chiếc Honda lọai xe thồ. Theo ý Thầy Ba, nếu để cái thân cây mai lên mé trước của cái yên xe thì ông không thể nào canh chừng cây mai được mà lại phải ngồi ép mình sát vào cái lưng của anh chạy xe ôm mới mong có đủ chỗ cho hai người ngồi, trong khi cây mai kia thì, với cành lá ngang tàng chĩa ra bốn hướng, coi vừa bất tiện mà cũng vừa bất an nữa, vì mấy nhánh mai rất dễ cọ quẹt vào người và xe cộ chen chúc như nêm cối trên đường, khiến cả bông mai lẫn nụ mai trên đó rất dễ bị gãy hoặc hư hại. Thầy Ba cho rằng vấn đề không phải là chiếc xe không có chỗ chở cây mai mà là ở chuyện cây mai có thể gãy cành hay rụng búp trên đọan đường dài hơn hai chục cây số từ Thủ Đức về đến Hóc Môn.
Trên một tiếng rưỡi đồng hồ chạy xe từ chợ Thủ Đức trên đường trở về, lòng Thầy Ba Tôn cứ hồi hộp, nôn nao, trông sao cho mau chóng tới nhà. Một phần cũng vì đường sá bây giờ, nhứt là những con đường tại các thành phố đông đúc như Sài Gòn và các huyện ngọai thành, kẹt xe quá mức và quá sức tưởng tượng. Xe cộ đủ lọai -- mà hầu hết là xe gắn máy -- cứ vừa chạy vừa giành đường và vừa chen lấn nhau, khiến Thầy Ba Tôn chỉ sợ có xe nào hay vật gì đâm sầm vào chiếc xe ôm trên đó có cây mai quý giá của ông thì khốn. (Thầy Ba Tôn đã mấy lần rủa thầm trong bụng anh chạy xe ôm của mình: “Gớm thiệt! Chạy xe gì mà lúc thì cứ như là đi dây rạp xiếc, lúc thì cứ như là anh say rượu kiếm đường vậy đó!”). Phần khác là chính cái tâm lý coi trọng cây mai của Thầy Ba Tôn, vì dù gì thì ông vẫn nghĩ cây mai, tự bao đời nay, là biểu tượng thiêng liêng của ngày Tết: hễ năm nào kiếm được cây mai xanh tươi, cành chắc, nụ búp sum suê mang về nhà đón Tết thì coi như sang năm mới tòan gia, nam nữ đều học hành thông đạt, làm ăn phát tài, phát lộc cả.
Vì thế, hồi sáng nay, Thầy Ba khá phật ý khi nghe người con trai của mình, là Ông Huy, cứ bàn ra chuyện đi Thủ Đức sắm mai và đòi kiếm tạm một nhánh mai nho nhỏ nào đó ở Chợ Hóc Môn về để chưng Tết, coi như vậy là cũng được rồi, với lý luận rằng bên Mỹ người ta chưng toàn mai ny-lông và cây trái giả làm cảnh ngày Tết mà cũng “có sao đâu!” Thầy Ba nhứt quyết không khoan nhượng về cái khoản cây mai ngày Tết cũng như các thứ hoa quả vừa để cúng kiến vừa để trang hòang ba ngày Xuân nhựt được sắp đặt trịnh trọng và lớp lang trên bàn thờ gia tiên.
Lúc anh chạy xe ôm vừa chạy tới ngõ, chưa kịp bẻ lái vào hẳn trong sân nhà, cả đám con, cháu của Thầy Ba Tôn đã túa ra chào đón cây mai, vây quanh lấy hai người đàn ông giữa lúc cả bốn cái chân của họ đang ra sức vừa rà rà vừa chống chỏi cho chiếc xe giữ được thăng bằng khi dừng lại. Vừa ngó thấy chậu mai, Bà Ba Tôn buộc miệng khen:
“Chà! Cây mai năm nay được quá đi chớ, hả ông?”
Con Thắm, đứa cháu nội gái duy nhất của ông bà, cũng góp lời tán tụng:
“Nội kiếm đâu cây mai đẹp quá mà cũng sum suê quá, há! Chắc năm nay nhà mình làm ăn phát đạt lắm, đó nghe!”
Thấy cả nhà đều suýt soa khen ngợi cây mai mới mua về, Ông Huy bèn chạy ra nói xởi lởi:
“Ờ, ba mua cây mai này ở đâu mà xanh tốt ghê! Đã nhiều nhánh mà lại còn nhiều búp nữa. Thôi, ba vào trỏng nghỉ đi, để con phụ với mấy đứa khiêng cái chậu vào nhà. Mấy đứa đâu, mau dẹp ba cái ghế tránh đường cho người ta khiêng cây mai vào chỗ bàn thờ, coi!”
Thái độ sốt sắng với cây mai của người con trai từ bên Mỹ về làm Thầy Ba Tôn khoan khoái, quên đi nỗi mệt nhọc trên quãng đường dài và hồi hộp từ Thủ Đức về nhà, vì dọc đường ông chỉ sợ lỡ có chiếc xe nào tông phải xe của ông thì khốn. Ông vui vẻ trả tiền cho anh Bảy xe ôm, và, khác với mọi khi, ông lờ luôn không lấy mấy ngàn đồng người trai trẻ này định thối lại, coi như để thưởng công anh ta lúc ngày hết, Tết tới.
* * *
Ông Huy, và cả vợ ông nữa, không thể nào ngờ được rằng, sau bao nhiêu năm xa vắng quê hương, vợ chồng ông đã phải lặn lội về Việt Nam để ăn một cái Tết không có tiếng pháo! Dù đã được nghe nói nhiều về viễn ảnh của một cái Tết không có tiếng pháo nơi quê nhà kể từ sau khi Cộng Sản nắm quyền cai trị tại Miền Nam Tự Do trước đây, nhưng khi phải đích thân chứng kiến và trải qua một cái Tết như thế người ta mới cảm nhận hết được cái mất mát to lớn của những ngày Tết lặng lẽ trên quê hương mang tiếng là đã hòa bình, thống nhất từ lâu rồi.
Trong ký ức của Ông Huy, tiếng pháo Tết là một cái gì không thể thiếu trong mớ âm thanh rộn ràng luôn quyện lẫn với những sắc màu tươi thắm để tạo nên cái Tết Việt Nam. Vẫn còn sống động trong tâm tư của ông là một câu trong nhạc phẩm “Nếu Xuân Này Vắng Anh” của Bảo Thu, trong đó ví tâm trạng buồn bã của con người với cảnh ngày Tết không có tiếng pháo:
Như giao thừa im tiếng pháo
Mai úa sắc bên hiên
Thì đừng đến Xuân ơi!
Đó, tiếng pháo ngày Tết nó quan trọng là ở chỗ đó. Nó vừa là tín hiệu báo trước những “ngày thắm tươi bên đời Xuân mới” cả tháng trời trước khi Tết thiệt sự đến mà cũng vừa là dư âm dai dẳng, lai rai có khi đến hết cả tháng Giêng, biểu lộ biết bao nhiêu luyến lưu, nuối tiếc cho những ngày Tết qua mau. Nhưng, viện dẫn những lý do chính trị và kinh tế nào đó, nhà cầm quyền Việt Nam, từ vài chục năm qua, đã dùng quyền độc đoán mà cấm tiệt không cho dân chúng đốt pháo trong dịp Tết. Thiệt không gì vô duyên hơn khi vẫn có múa Lân trong suốt thời gian Tết, nhưng con Lân chỉ nhảy múa khan trong tiếng trống và tiếng phèng la inh ỏi mà không có tiếng pháo đi kèm. Vắng đi tiếng pháo, dù đó chỉ là yếu tố âm thanh, những ngày Tết Việt Nam còn thiếu đi cái sắc màu tươi vui của xác pháo đỏ tung tóe trong làn khói trắng mông lung và cái mùi vị thơm thơm, khét khét, nồng nồng bốc lên từ thuốc pháo.
Vì đời sống xã hội Việt Nam ngày nay đã thay đổi nhiều so với thế kỷ trước nhờ ở sự phát triển của kinh tế và kỹ thuật, đặc biệt là sự bành trướng của thương mại, vốn ở thứ bậc thấp trong xã hội cũ, cái cảnh những người thân trong gia đình và họ hàng xúm xít nhau lo nấu nướng những thức ăn truyền thống ngày Tết -- một điểm đặc thù của văn hóa Tết Việt Nam -- nay rất hiếm thấy. Thay vào đó, tất cả những thức ăn ngày Tết bây giờ coi như đều có sẵn trên thị trường, kể cả hai món ăn truyền thống là bánh chưng và bánh tét. Vì thế, ngoại trừ ở những vùng quê xa xăm, nay rất ít khi còn thấy cái cảnh “trông bánh chưng chờ trời sáng, đỏ hây hây những đôi má đào” như được diễn tả trong một bản nhạc Xuân nổi tiếng ở Miền Nam Việt Nam hồi trước năm 1975. Cả cái chuyện trẻ em háo hức mong chờ đến Tết để được cha mẹ sắm cho áo quần mới đặng “ba ngày Xuân đi khoe xóm giềng” nay cũng bớt đi dần, bởi vì dường như vấn đề ưu tiên của con người trong xã hội bây giờ vẫn là làm sao có được “cơm ăn” -- do có việc làm ổn định -- hơn là “áo mặc” vốn không còn khó khăn mấy nhờ sự phát triển tràn lan của kỹ nghệ may mặc.
Rồi hương vị ngày Tết cũng giảm đi khá nhiều do nếp sống quá sức xô bồ, đôi khi phải nói là quá thừa mứa vật chất của một bộ phận không nhỏ những kẻ mới phất lên từ mấy năm qua, tư sản Việt kiều hải ngọai cũng có mà tư sản đỏ cũng có -- và dĩ nhiên là nằm trong bối cảnh của đại đa số dân nghèo ngày ngày vẫn phải “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” -- nhờ nền kinh tế phát triển theo một cách thế hỗn độn mang tính nhất thời theo nguyên tắc “phát triển trước, dọn dẹp sau”. Do có quá nhiều lễ lạc, tiệc tùng, liên hoan, mừng công, và “pạc-ty” tại các cơ quan, xí nghiệp và trong dân chúng từ cả mấy tuần lễ trước Tết, cái hương vị đậm đà sau cùng mà tự ngàn xưa người ta chỉ để dành cho ba ngày Xuân nhựt nay cũng ít nhiều mất đi rồi.
“Thôi, mẹ ăn đi, chớ con đã ngán bánh tét và bánh chưng lên tới tận cổ rồi! Mẹ biết hông, từ hôm chưa cúng Ông Táo đến nay, sở con và các xí nghiệp bạn đã tổ chức không biết bao nhiêu là tiệc tùng và liên hoan, với không biết bao nhiêu là bánh chưng và bánh tét dọn ra.” Oanh Oanh, cô con gái út của Ông Bà Ba Tôn, trả lời mẹ như thế khi được mẹ gắp cho một lát bánh chưng và đặt vào dĩa thức ăn của cô. Dĩ nhiên là đối với vợ chồng Ông Huy từ bên Mỹ về, họ cũng chỉ nhúng đũa sơ sịa qua các dĩa thức ăn ngày Tết được người mẹ chu đáo dọn ra và ân cần mời mọc họ, chẳng qua là cũng chỉ vì họ sợ phải làm buồn lòng bà mẹ Việt Nam nầy mà thôi.
Với bản tính cần kiệm của một đời làm lụng, chắt bóp qua bao nhiêu cuộc đổi dời -- như binh biến, đảo chánh, thiết quân luật, di tản, khủng hoảng lương thực, âm mưu vượt biên -- trong một đất nước mà lúc chiến tranh thì cái gì cũng phải tích trữ, đề phòng mà khi hòa bình thì thiếu trước, hụt sau, làm như lúc nào người dân cũng sợ chính quyền nổi hứng lên tịch biên gia sản của mình mà không cần phải viện dẫn lý do, Bà Ba Tôn đem cất hết những thức ăn ngày Tết, từ dĩa bánh chưng, khay mứt dừa cho tới bát canh khổ qua, hộp củ kiệu… vào cái chạn và trong tủ lạnh, và rồi cứ thế mà hâm đi, hâm lại các thức ăn đầy hương vị ngày Tết này, nhưng lại chẳng thấy con cái hay đám cháu nhỏ của mình lấy ra ăn sau bữa cơm chiều ba mươi đó.
“Thiệt là chán thì thôi! Tết nhứt gì mà mới có ngày mùng một đã thấy cả nhà chẳng ai ngó ngàng gì tới mâm bánh chưng với dĩa thịt heo cả. Biết vậy, tôi cũng chẳng nhọc công sắm sửa chi cho nhiều để thừa mứa cả ra đó!” Bà Ba Tôn vừa than thở vừa đi lấy cái lồng bàn, cẩn thận úp lên trên mâm đồ ăn ngày Tết mà từ hồi trưa đến nay vẫn còn để lạnh ngắt trên bàn.
* * *
Đã quá mười hai giờ đêm mùng một, tức là đã bước sang rạng sáng ngày mùng hai rồi, mà Ông Huy vẫn còn trằn trọc, không tài nào chợp mắt được. Bên cạnh ông và nằm cách ông một khoảng là bà vợ ông, không biết đã ngủ được chưa mà thấy đang nằm nghiêng, quay mặt vào vách. Tuy không nghe thấy tiếng ngáy nhỏ và đều chứng tỏ bà đã ngủ say như mọi khi, ông vẫn không dám động đậy gì, chỉ sợ làm mất giấc ngủ của vợ.
Nằm suy nghĩ miên man, Ông Huy tự dưng cảm thấy cái Tết Việt Nam năm nay ở ngay tại nhà cha mẹ đẻ của mình hình như vẫn thiếu một cái gì đó mang tính đậm đà và sâu sắc như bao cái Tết Việt Nam trước đây, lúc ông và vợ con chưa rời bỏ đại gia đình và hàng xóm, láng giềng mà đi định cư bên Mỹ. Trong tâm tư của Ông Huy đêm nay, ngòai nỗi ngán ngẩm những món ăn ngày Tết như đã kể đó, còn có thêm cảm nhận riêng của ông về cái nhạt nhẽo trong hương vị ngày Tết, một cảm giác mà ông -- và có lẽ cả vợ ông nữa -- không hề biết tới từ lúc nhỏ cho đến khi lớn khôn, bao phen lăn lộn và bươn chải trong cuộc đời vào thời gian trước lúc gia đình ông sang Mỹ định cư.
Hóa ra, yếu tố then chốt trong cái hương vị ngày Tết Việt Nam nằm ở lòng hy vọng của con người về một ngày mai tươi đẹp, an nhàn và hạnh phúc hơn ngày hôm qua đầy những tối tăm, gian khổ, và nhọc nhằn. Lúc Xuân về và Tết đến là lúc con người Việt Nam, ở mọi lứa tuổi và thuộc mọi thế hệ, đều cảm thấy như mình sắp sửa bước vào một thời đại mới đầy ắp những điều tươi đẹp và tràn đầy bao niềm hạnh phúc, bởi vì, trong ba ngày Tết, người trẻ có những niềm vui của tuổi trẻ và người già cũng có những niềm vui của tuổi già xuyên qua những thành công, tấn tới của lớp người trẻ, tức là đám con, cháu của họ.
Tết còn là dịp để cho con người dâng lên Trời, Phật và các đấng thiêng liêng khác những lời cầu xin chân thành và tha thiết nhứt của mình, hoặc là cho hạnh phúc riêng tư hoặc là cho hạnh phúc của đất nước và dân tộc, tỷ như những buổi lễ cầu “quốc thái, dân an” ngày mùng một Tết tại các nhà thờ và chùa chiền thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam trước kia. Ngày nay, nếu có lời nguyện cầu tha thiết nhứt nào dành cho quê mẹ Việt Nam thì có lẽ đó là lời cầu xin sao cho các “hôn quân, bạo chúa” thời nay sớm ra đi để cho đất nước và dân tộc Việt Nam được vui hưởng độc lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc thiệt sự, thoát khỏi cảnh “người bóc lột người” xuyên qua nạn tham nhũng tràn lan và liên tu, bất tận như những gì đang diễn ra trên đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa bây giờ.
Qua bao thế hệ, người Việt Nam, dù ở thời buổi nào, cũng háo hức đón chào cái Tết như chào đón một vị cứu tinh đến giải thoát họ ra khỏi những bế tắc và khổ đau trong phút giây hiện tại, lúc đất nước Việt Nam đang còn nghèo đói và kém mở mang dưới tay thực dân Pháp. Rồi đến thời chiến tranh Quốc-Cộng kéo dài đến gần ba mươi năm với biết bao nhiêu chết chóc, đau thương và xáo trộn trên cả hai miền đất nước, cái Tết cũng đóng vai trò của một vị cứu tinh như thế, bởi vì mọi người đều vững tin rằng, nếu năm qua, vì chiến tranh đang độ tàn khốc, mình đã làm ăn thất bại, thua lỗ, thân nhân phải ly tán, chia lìa, thì sang năm mới, ngày rộng, tháng dài, biết đâu hòa bình xảy tới, mình lại có dịp xóa bài làm lại, với nhiều cơ may hơn để được sung sướng, thóat khỏi kiếp đời nhọc nhằn, u tối và đầy những mất mát, đau thương bấy lâu. Còn nếu ai đã làm ăn khấm khá rồi, đã phát tài, phát lộc trong năm qua, thì sang năm mới lại là dịp để họ càng khấm khá hơn, càng phát tài, phát lộc hơn nữa. Sự thiệt là, một khi con người đã no đủ và cuộc sống vật chất đã trở nên thỏai mái -- như cuộc sống của phần lớn người Việt hải ngọai và giới “tư sản đỏ” vừa mới phất lên nhờ thời thế hỗn mang cũng như giới buôn bán, mánh mung có đồng ra, đồng vào nhờ trào lưu ăn xài và phô trương bề ngoài quá mức ở Việt Nam hiện nay (khi đồng tiền họ có được cứ như là tự trên trời rơi xuống chớ không do mồ hôi, nước mắt mà ra) cộng với tâm trạng chung là chẳng ai còn tin tưởng gì vào tương lai đất nước nữa -- cái Tết đối với họ tự nhiên cũng đã giảm đi bớt tính nhiệm mầu, vì những thành phần này chẳng còn gì nhiều để mà phải cầu xin các đấng siêu nhiên ban phát cho họ trong dịp Tết thiêng liêng.
Tuy nhiên, trong trường hợp của đất nước Việt Nam, thì khi hòa bình đã đến rồi với việc Sài Gòn và tòan bộ Miền Nam Việt Nam rơi vào tay người Cộng Sản, đại đa số dân chúng dường như vẫn còn mải mê đi tìm kiếm một cái gì đó thiệt sự tốt đẹp mà chỉ trong tương lai mới có, bởi vì hiện tại lúc nào cũng đầy những vất vả, thiếu thốn, khổ đau, nhục nhằn, ê chề, bất an, lo sợ, rồi có khi còn đầy uất ức, oan khiên, và phẫn nộ, vì mọi người cùng hiểu ra rằng họ đã chọn lầm cuộc chiến tranh để rồi sau đó lại chọn lầm một chế độ chính trị hà khắc, bất lực và tham nhũng, đó là chế độ Cộng Sản, với đường lối kinh tế nửa nạc, nửa mỡ, cộng sản không ra cộng sản, mà tư bản cũng không ra tư bản, chỉ tạo cơ hội cho bọn tham quan, ô lại lộng hành và làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của dân tộc như hiện nay.
Nhưng cái tâm trạng và tình cảm háo hức đón chờ cái Tết thiêng liêng đó, óai oăm thay, chỉ có thể có trong lòng những con người Việt Nam đang phải sống và gắn bó với cái xã hội yếu kém về mặt vật chất và thiếu thốn về mặt tinh thần kia, tức là những người Việt Nam đang sống trên chính mảnh đất quê hương của mình, chứ không phải trong lòng những kẻ bàng quan như các công dân thuộc các nền văn hóa khác hoặc các du khách đến Việt Nam, ở tạm ít ngày rồi lại khăn gói ra đi. Từ xưa, ngay cả những người Việt Nam bản địa, vì sinh kế hay hòan cảnh sao đó mà phải sống xa cách gia đình, không kịp về nhà đón Xuân trong ba ngày Tết, cái Tết cũng đã mất đi ít nhiều hương vị rồi. Đó chính là tâm trạng của nhân vật Dũng trong quyển Đọan Tuyệt của Nhất Linh từng xuất hiện trên văn đàn hồi giữa thế kỷ thứ 20. Nhân vật tên Dũng kia, mang tâm thức lãng mạn của những người trai thế hệ mới giữa cái xã hội Việt Nam vẫn còn rất thủ cựu, đã vì những giục giã của quê hương thời ly lọan mà lên đường đi “làm cách mạng,” để rồi ngày hết, Tết tới mà vẫn chưa thể trở về vui Xuân với gia đình, đành lặng buồn ăn một cái Tết tha hương lúc dừng chân bên một xóm nhỏ:
Hôm nay tạm nghỉ bước gian nan
Trong lúc gần xa pháo nổ ran.
Rũ áo phong sương trên gác trọ,
Lặng nhìn thiên hạ đón Xuân sang...
(Cảm đề Đọan Tuyệt - Thế Lữ)
Khi Dũng ngồi “lặng nhìn thiên hạ đón Xuân sang” thì có nghĩa là tự bản thân và trong tâm thức của chàng trai, mùa Xuân và cái Tết năm đó không có, hay ít ra thì cũng không trọn vẹn như những kẻ được vui hưởng cái Tết bên mái ấm gia đình. Rồi, chỉ chừng vài ba thập niên sau đó thôi, đã có biết bao nhiêu thế hệ thanh niên ở cả hai miền Nam, Bắc, vì hòan cảnh chiến tranh khốc liệt và triền miên, đã không thể nào vui hưởng cái Tết bên mẹ già, bên đàn em nhỏ, hay bên người vợ hiền và đứa con thơ, như ý nhạc trong bài “Xuân Này Con Không Về” của Trịnh Lâm Ngân:
Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
Khi thấy mai đào rộn ràng bên nương
Năm trứơc con hẹn mùa Xuân sẽ về
Nay ém bay đầy trước ngõ
Mà tin con vẫn xa ngàn xa…
Mẹ ơi con Xuân này vắng nhà…
Đối với người Việt Nam đang sống trên chính quê hương mình, tất cả những gì liên hệ tới cái Tết, từ cành mai, cành đào cho tới những thức ăn như bánh chưng, bánh tét, củ hành, củ kiệu, bánh mứt, hạt dưa… cùng những thứ như câu đối, cây nêu, tiếng pháo, tiếng trống múa Lân, những nghi thức cúng Ông Táo, rước ông bà về ăn Tết và đưa ông bà đi… tất cả đều nhuốm màu thiêng liêng, độc đáo, mỗi năm chỉ đến có một lần, và chắc chắn là, cứ y như vậy, năm sau lại đến nữa. Cho nên, đối với những con người đã bị bứng hẳn ra khỏi cái xã hội chật vật và chưa có ngày mai kia, mà đặc biệt là những người Việt Nam đang sống xa quê hương trên khắp thế giới
-- gọi là những người Việt hải ngọai hay Việt kiều, tùy quan điểm chính trị -- thì cái Tết Việt Nam không còn nữa, từ cái hương vị cho tới cái tinh túy của ngày Tết. Như trường hợp của vợ chồng Ông Huy đây, tuy họ đã thiệt sự trở về quê hương và bản thân đã thiệt sự tham dự vào cái Tết Việt Nam ngay tại gia đình của cha mẹ mình, là Ông Bà Ba Tôn, ở cái Ấp Nhị Tân thuộc Xã Tân Thới Nhì của huyện Hóc Môn kia, cả hai vẫn là kẻ bàng quan trong cuộc sống của xã hội Việt Nam, bởi vì họ chỉ đến để rồi lại ra đi, và toàn bộ cuộc sống cũng như tất cả hạnh phúc của họ vẫn không thuộc về đất nước Việt Nam -- hiện đang phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường cùng cực và tràn đầy những tham quan, ô lại cũng như tình trạng “kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra” nhan nhản khắp nơi -- mà nằm ngay trên quê hương mới của họ, dù họ có yêu thích nơi đó hay không.
* * *
Bà Huy bỗng cựa mình, rồi khe khẽ lên tiếng:
“Ủa, bộ mình còn thức hả? Sao không ngủ đi để ngày mai tỉnh táo mà đi thăm họ hàng, chòm xóm. Bao nhiêu năm sống xa quê, dịp Tết này mới trở về mà không đi thăm viếng ai, người ta chửi chết đó, mình à!”
Nghe tiếng vợ, Ông Huy biết ngay là bà này cũng đang bị khó ngủ đây, bèn hỏi bà một câu không ăn nhập gì tới vấn đề mà vợ mình mới đặt ra:
“Qua hết ngày mùng một rồi đó. Mình thấy cái Tết Việt Nam nó ra sao, hả mình?
Bà Huy ra chiều lưỡng lự, suy nghĩ giây lát, rồi đáp:
“Sao tôi thấy nó chẳng giống gì với mấy cái Tết hồi mình chưa đi Mỹ, đó mình. Hồi trước, tôi thấy cái Tết nó thiêng liêng lắm, linh đình lắm và nhứt là trong lòng mình cảm thấy rạo rực lắm chớ không có cái kiểu cứ thản nhiên như bây giờ đâu…”
Người đàn bà Việt kiều trở mình, nằm ngay ngắn lại, tiếp tục câu chuyện với giọng nói nhỏ hơn nhưng nghe rõ ràng hơn:
“Trời ơi! Nhớ hồi còn nhỏ, mỗi lần Tết đến, chỉ nghĩ đến chuyện được mặc bộ đồ mới của má sắm cho để đi chơi Tết thôi là đã thấy lòng tràn đầy những háo hức rồi. Lúc lớn lên, có chồng, có con, về ở với mình đây rồi, thì tuy không còn háo hức cái chuyện áo quần mới hay giày dép mới nữa nhưng tâm tư vẫn rộn ràng mỗi khi Tết đến, và tâm hồn thấy nhẹ nhàng, phơi phới khi đi xin xăm ở Lăng Ông Bà Chiểu… Mình biết hông, chỉ mới ngửi thấy cái mùi hương, mùi nhang nơi đó thôi là ai cũng đã thấy lòng sùng kính và tâm thành của mình dâng lên rồi. Không hiểu sao, bữa cúng tất niên và rước ông bà hôm qua, cũng cái mùi hương đó, mùi nhang đó, sao lòng tôi lại không còn cảm thấy rộn ràng mấy, mình ạ! Hay có lẽ mình xa ông bà đã lâu, rồi cứ nghĩ rằng mai mốt đây cũng chẳng ở gần gũi ông bà vì phải trở về bên Mỹ sinh sống, mà tấm lòng không cảm thấy rung động nguyên si như hồi trước, dù từ ngày lấy chồng đến nay thì phận gái xuất giá như tôi vẫn cứ coi cái bàn thờ này như là cái bàn thờ ở nhà ba má mình lúc nhỏ?”
Hai vợ chồng, cứ thế, tiếp nối câu chuyện về quê ăn Tết của họ trong đêm sau khi cả hai đã nằm xích lại gần nhau hơn, dường như là sợ có ai nghe thấy những tâm tình không được mặn nồng lắm của họ đối với cái Tết Việt Nam mà từ hơn mười mấy năm qua nay họ mới có dịp chứng kiến và cảm nhận trở lại. Ông Huy thì kể lại cái cảnh vắng vẻ, im ắng một cách thiêng liêng của những chiều ba mươi Tết nơi con ngỏ nhà mình sau khi gia đình đã cúng rước ông bà xong. Còn Bà Huy thì cứ nhắc mãi chuyện cả nhà, từ lớn đến bé, cùng nhau canh thức để đón Giao Thừa, lắng tai nghe từ những tràng pháo xa xa của nhà ai đón Giao Thừa sớm -- có khi, nhờ ngóng đúng hướng, còn đóan biết được hiệu buôn nào hoặc Ông Ba Tàu nào trong xóm đốt pháo sớm nữa -- cho tới những tiếng pháo giòn tan và liên tục bốn bề nổ rang ngay vào thời khắc Giao Thừa, rồi sau đó thì đì đùng, lẹt đẹt chỗ này, chỗ nọ, mãi tới hơn ba, bốn giờ sáng mới chịu im tiếng hẳn. Và vào giờ này thì những tay thức khuya lì lợm nhứt như Bà Huy mới chịu đi ngủ, vì đã hết hy vọng được nghe thêm tiếng pháo đón Giao Thừa.
Có tiếng gà gáy sớm vang vọng từ phía cuối thôn. Sau một cái ngáp dài báo hiệu hiện tượng thấm mệt và ý muốn đi ngủ lại cho hết đêm, Ông Huy lên tiếng:
“Thôi, chắc cái Tết Việt Nam không bao giờ đến nữa với những người đã rời bỏ Việt Nam mà sống xa quê hương như mình đâu! Ăn cái Tết năm nay ở đây xong rồi, mình có nghĩ là vài, ba năm sau vợ chồng mình sẽ lại về đây ăn Tết nữa hay không?”
“Tôi nghĩ chắc là không quá, mình! Làm gì có cái Tết Việt Nam cho những người Việt Nam sống nơi xứ lạ. Cũng không làm gì có cái Tết Việt Nam cho những người nào mà vận mệnh, cuộc sống và tâm tình không còn gắn bó với quê hương, dân tộc nữa!” Bà Huy chậm rãi trả lời chồng.
Hai vợ chồng Ông Huy lặng thinh, không ai nói gì thêm, như thể người này đang muốn dành cho người kia chút thời gian, hay ít ra cũng là vài giây phút tĩnh tâm, để làm quen với cái nhận định mà bà Huy đưa ra, một thứ chân lý vừa mới được cặp vợ chồng Việt kiều này khám phá thấy,
chỉ mấy ngày sau khi họ trở lại quê hương để tìm về cái Tết Việt Nam.