~ NGUYỄN MẠNH TRINH ~
Tháng 2, 1987, ở xứ người, đọc Anh Hùng Tận, đọc Qua Sông. Có một liên tưởng nào của một người lính trẻ lái xe xuôi ngược trên freeway Nam Bắc, nhìn mông về rặng núi thẫm xanh trước mặt gờn gợn trong lòng những cơn mưa ngày xưa. Của một thời trận mạc. Của nỗi niềm quẩn quanh một thời hào sảng. Nhớ thi sĩ. Tô Thùy Yên đang mịt mù trong tù ngục quân thù ở quê nhà.
Tháng 2, 1987, ở xứ người, đọc Anh Hùng Tận, đọc Qua Sông. Có một liên tưởng nào của một người lính trẻ lái xe xuôi ngược trên freeway Nam Bắc, nhìn mông về rặng núi thẫm xanh trước mặt gờn gợn trong lòng những cơn mưa ngày xưa. Của một thời trận mạc. Của nỗi niềm quẩn quanh một thời hào sảng. Nhớ thi sĩ. Tô Thùy Yên đang mịt mù trong tù ngục quân thù ở quê nhà.
Đọc thơ, tưởng gặp người hào sĩ ở ngã ba sông, xuồng ba lá đậu kế chân bàn. Ôi cái thuở xưa chiến chinh, trời đất làm nhà, bằng hữu muôn phương là anh em. Ôi cái thời tuổi trẻ. “Mấy kẻ gặp nhau nào có hẹn/ nên gặp nhau không giấu nỗi mừng/ ta gạn dăm ba lời tặng bạn/ dẫu từ lâu bỏ việc văn chương/ thiệt tình tên bạn ta không nhớ/ nhưng mà trông mặt thấy quen quen/ hề chi ta uống cho say đã/ nào có ra gì một cái tên/ tới đây toàn những tay hào sĩ/ sống chết không làm thắt ruột gan/ cũng không ai nhắc gì thân thế/ có vợ con mà như độc thân/ bạn hỏi thăm ta cho có lệ/ cuộc đời binh nghiệp ta cười bung/ còn mươi tháng nữa lên trung úy/ có thể ngày mai chửa biết chừng...”
Và, ở chiều mưa Los Angeles, viết và tưởng tới Tô Thùy Yên, một chân dung muôn đời thi sĩ. Chiều mưa đất khách, đọc Tô Thùy Yên:
Một thằng lính trận đang ngồi nhớ
Chiều mốc hôi xưa mấy dáng cò
Chừng nghe con nước đang lần giở
Qua sông, mưa dột những câu thơ
Cây súng đôi vai dường quá nặng
Dựng vách lá xiêu mấy mảng trời
Hào sảng cười ai còn văng vẳng
Rượu đế cùng say chắc đã đời
Đỉnh dốc thiên thu nào hiển hiện
Mưa giọt giọt thầm góc quán xưa
Anh hùng tận, tìm đâu chỗ đến
Lục bình hoa tím chuyến đò đưa
Cởi đôi giầy trận, ngả nón sắt
Thiếu úy trẻ quên những ý cuồng
Lỡ lên trung úy mai về đất
Có sao? Ngày cũng phải tà dương
Chắt ly rượu hết, nghe bất chợt
Xiết vào cò súng bắn lên trời
Loạn tâm lạc giữa mây ngợp ngợp
Binh lửa? ừ thôi tiếng cả cười
Khơi khơi quán cóc bờ sát nước
Chỗ này ta đã đến rồi sao?
Xuồng ai đi đến chèo xuôi ngược
Cào ta tủy nhớ vết thương sâu
Mường tượng phận thân trời sẵn định
Dông bão giục ta chiến sĩ hành
Dễ chi thân thế vài năm lính
Chiến trường quên mất tuổi xuân xanh
Tiếng chân vang vọng ngàn năm trước
Theo giọt mưa xiên đã trở về
Thơ cổ có câu nào chẳng thuộc
Lời ai túy ngọa giữa chiều mê?
Tháng 8 năm 1995. Nói chuyện với Tô Thùy Yên. Phỏng vấn trên Hợp Lưu số 24. Thực hiện sau khi thi sĩ đến Mỹ định cư vài năm. Như một tìm hiểu chân dung một thi sĩ vừa bắt đầu cuộc sống mới. Xin ghi chép lại như một tư liệu cho mai sau (mong mỏi như thế!):
Nguyễn Mạnh Trinh: Xin anh cho một vài dòng về tiểu sử của mình?
Tô Thùy Yên: Tôi tên thật là Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, cha mẹ và mấy đời ông bà nội ngoại đều ở tại đất này. Tôi theo học tiểu học ở Trường Tỉnh Gia Định, trung học ở trường Petrus Ký, đại học ở trường Văn Khoa Sài Gòn. Lúc mới vào đời, trong mấy năm, tôi dạy học và làm báo. Cuối năm 1963, tôi bị động viên vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và tôi đã phục vụ trong quân đội cho đến những giờ phút cuối cùng của chế độ Miền Nam, phần lớn thời gian trong nghành Chiến Tranh Chính Trị. Cấp bực cuối cùng là Thiếu Tá và chức vụ cuối cùng là Trưởng Phòng Văn Nghệ - Cục Tâm Lý Chiến. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi bị đưa đi cải tạo hơn 10 năm, trong đó có hơn 6 năm lưu đầy ở Miền Bắc và chịu quản chế 3 năm sau đó. Khoảng cuối năm 1988, tôi bị cầm tù hết mấy tháng vì một chuyến vượt biên thất bại. Trong tù lần này, khi ở biệt giam tôi đã cắt đứt động mạch nơi cườm tay tự tử nhưng rồi được cứu sống vào những hơi thở tưởng là cuối cùng của tôi. Rồi đến năm 1991, tôi lại bị bắt, lần này tại nhà với những tội danh lần lượt gán ghép: sáng tác thơ văn chống chế độ xã hội chủ nghĩa, hoạt động gián điệp, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Tổng cộng cả 3 lần, tôi đã ở tù gần 13 năm. Cuối năm 1993, tôi cùng gia đình được đưa ra khỏi nước, theo diện cựu tù nhân chính trị, và tái định cư từ đó đến nay tại Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ.
NMT: Anh bắt đầu cầm bút từ lúc nào? Anh viết những tác phẩm đầu tay trong trường hợp nào? Có kỷ niệm nào đặc biệt không?
TTY: Tôi say mê chữ nghĩa từ hồi còn nhỏ, rất nhỏ, 13, 14 tuổi gì đó. Và tôi cũng đã rón rén tập tành làm văn, làm thơ từ cái tuổi đó, mặc dù lúc bấy giờ cũng như mãi về sau rất lâu, tôi hoàn toàn không có ý thức và càng không có ý muốn sẽ ăn ở một đời sống chết với văn chương. Đầu hè 1954, sau mùa thi tôi lãnh một căn bệnh thập tử nhất sinh, nằm liệt mấy tháng liền và cứ mỗi lần tỉnh sốt, tôi lại ngấu nghiến sách vở, lúc nhìn ra bãi cỏ trước sân nhà xanh rỡ sau những cơn mưa. Lúc đó, tôi thèm một cách thảm khốc được sống, được đi được trở lại căn nhà lá nhỏ lẫn khuất giữa khu vườn cây ăn trái, có những lối đi cỏ mát chân trần mà tôi đã ở qua cùng mẹ và các em tôi chạy loạn ngoài chiến khu chống Pháp. Và lúc đó tôi thấy cần làm thơ, cần hơn tất cả mọi thứ cần khác. Một trong những bài thơ làm lúc đó, tôi gửi cho tạp chí Đời Mới do nhà văn lão thành Nguyễn Đức Quỳnh chủ trương biên tập. Bài thơ đó đã được chọn đăng với lời nhắn của ông Nguyễn Đức Quỳnh muốn tôi đến gặp ông. Lúc đó tôi mới vừa 16 tuổi và tôi chợt lờ mờ hiểu rằng dường như giữa tôi và văn chương đã manh nha một ràng buộc định mệnh chờn rờn nào đó, một ràng buộc mà về sau có nhiều lần tôi muốn tháo bỏ mà tôi vẫn không tháo bỏ được. Tuy rằng bài thơ đầu tiên đăng báo đó chắc chắn không phải là một bài thơ hya và ngày nay tôi chẳng còn nhớ nó như thế nào nữa.
NMT: Anh đã sinh hoạt với nhóm Sáng Tạo khá lâu, vậy anh có thể kể lại để phác họa một thời kỳ rất đặc sắc của văn học miền Nam 1954-1975?
TTY: Thơ tôi lần lượt xuất hiện trên những số đầu tiên của tạp chí Sáng Tạo bộ cũ do Mai Thảo chủ trương. Lúc đó tôi vừa 17 tuổi. Tuổi của Rimbaud Le bateau Ivre khi chàng bỏ trốn gia đình lang thang dưới bầu trời chì quặn thắt gió xấu. On n’est pas sérieux quand on a dix sept ans... Một số những tác giả hợp tác với tạp chí Sáng Tạo mấy năm sau quây quần thành ban biên tập chính thức trong đó có tôi của tạp chí Sáng Tạo Bộ mới, sau một thời gian ngắn đình bản để chỉnh đốn hàng ngũ và chủ trương, những tác giả đó đều lớn tuổi, kể cả Thanh Tâm Tuyền cũng lớn hơn tôi 2 tuổi. Đương nhiên tôi là đứa em út trong đám, le benjamin de la troupe. Đó là thời kỳ hoang tưởng nhưng cũng là thời kỳ định hình của riêng tôi. Còn về phần cả nhóm thì có lẽ không cần phải nhìn kỹ cho lắm, người ta cũng có thể nhận ra ngay rằng chúng tôi hoàn toàn khác biệt nhau, mỗi người một bộ vị riêng tư và chúng tôi chỉ thuần nhất với nhau ở mỗi một sắc thái: muốn làm mới văn học nghệ thuật, cải đổi nhận thức thẩm mỹ. Trong những năm tháng đầu tiên, những năm tháng thuyết phục, nhóm Sáng Tạo, đặc biệt là Thanh Tâm Tuyền tứ bề thọ địch mặc dù tạp chí Sáng Tạo được độc giả, chủ yếu là độc giả trẻ đón nhận nồng nhiệt, càng lúc càng nồng nhiệt, người viết khí thế bừng bừng đã đành mà cả người đọc cũng vậy. Tiện đây tôi xin mở ngoặc không thể trông mong có được một nền văn học nghệ thuật đổi mới nếu như không có một lớp quần chúng sôi nổi lúc khởi đầu. Tất nhiên chẳng phải lúc nào lịch sử cũng sẵn sàng một cơ hội hào hứng. Và cái cơ hội hào hứng mà may mắn chúng tôi có được đã chẳng kéo dài bao lâu. Chiến tranh gia tăng cường độ, nới rộng địa bàn, chính tình càng lúc càng rối ren mờ mịt. Thanh Tâm Tuyền vào lính, ít lâu sau đến lượt tôi vào lính. Quần chúng lông lốc đảo điên trong cơn bão lốc mỗi ngày một hung hãn, khốc liệt. Riêng tạp chí Sáng Tạo tồn tại cho đến năm 1962 thì đình bản vĩnh viễn. Nhưng tình bạn thắm thiết giữa chúng tôi, những người đã kết hợp thành nhóm Sáng Tạo, đã chẳng chấm dứt tại đó, giấc mơ chung nối kết chúng tôi chẳng tan biến tại đó. Chắc chắn mãi mãi chúng tôi còn muốn mình là những kẻ tiền phong đi cùng những lớp người tiên phong trẻ mới. Liệu rồi trong quãng đời còn lại của chúng tôi, lịch sử có còn kịp một cơ hội hào hứng nào nữa hay không?
NMT: Anh cầm bút có chủ đích nào không? Nếu có, chủ đích đó có thay đổi tùy theo thời kỳ mà anh đã sống không?
TTY: Tất nhiên là có chủ đích. Tôi thiết nghĩ ai cầm bút cũng phải có chủ đích. Viết, theo tôi là một hành vi chung hậu khi không còn một hành vi khả thi nào khác nữa, chung hậu đến độ có thể coi như đó là mưu toan tột cùng của vô vọng cũng đúng. Vậy chủ đích của tôi là gì ư? Chủ đích của tôi cực kỳ đơn giản. Rõ rệt: nỗ lực thể hiện đến mức tối đa mà tôi có thể, bằng phương tiện chữ nghĩa tất cả những gì tôi nghe thấy được về đời sống ở nơi tôi. Và ngoài chủ đích đó ra, tôi hoàn toàn không có một vọng động một lung ảo nào khác về việc cầm bút. Thành thử chủ đích của tôi trong thể loại hành vi này trước sau vẫn không hề thay đổi dù đời sống của tôi có thay đổi, thay đổi đến cỡ nào đi nữa cũng vậy. Cũng theo chỗ tôi thiển nghĩ, tất cả việc làm của người cầm bút trong tư cách nghệ sĩ chỉ là đặt, và thường khi là đặt lại những vấn đề nào đó, chớ người cầm bút không có trách vụ cũng như khả năng đưa ra những giải pháp này nọ. Nghệ thuật phát sinh từ những vấn đề trôi nổi và tự sát ở những giải pháp hình thành. Hơn nữa, điều rõ ràng ai cũng nhận thấy là ngôn ngữ như mọi hình thức nghệ thuật nào khác, vốn chỉ là một phương tiện có giới hạn, rất giới hạn. Cái nói lên của nghệ thuật không giống như cái nói lên của một logic bình thường, do đó không thể nào tường tận khúc chiết được. Nhìn chung, nghệ thuật vẫn là một thách đố nào đó giữa người làm nghệ thuật và người thưởng ngoạn nghệ thuật trong bối cảnh hằng có của một thách đố lớn lao hơn, do đó cũng hùng vĩ hơn giữa một bên là nghệ thuật và một bên là đời sống.
NMT: Anh có coi công việc làm thơ là một thiên chức cao quý hay cũng chỉ là một công việc bình thường của đời sống mỗi người?
TTY: Tôi coi công việc làm thơ là một công việc bình thường trong đời sống của tôi. Chỉ sau khi bài thơ đã thành hình là một bài thơ được đưa đến người đọc rồi lúc đó bài thơ tự nó có một thiên chức nào hay không, là hoàn toàn do chính nó, tác giả thôi không còn dính dáng gì nữa, không có quyền hạn gì nữa. Nói cách khác, thơ có thiên chức nhưng thi sĩ thì không. Đơn giản thi sĩ chỉ là người ráng làm cho được những bài thơ, những bài thơ hay.
NMT: Theo anh, thế nào là một bài thơ hay?
TTY: Giải thích thế nào là một bài thơ hay quả là một điều không thể nào làm được dù rằng người đọc có năng khiếu thưởng lãm thơ, nhận biết dễ dàng bài thơ nào là một bài thơ hay. Phù, thi chi, nan ngôn dã. Ôi thơ là điều khó nói vậy. Chắc chắn Cao Bá Quát không phải là người đầu tiên hay là người cuối cùng kêu lên như vậy. Bởi lẽ tôi nghĩ không thể có một khuôn mẫu nhất định, bất biến nào cho thơ nói chung. Thơ hay, hay theo từng bài, mỗi bài hay một cách, không bài nào giống bài nào. Do đó nếu tìm một quy định thơ hay phải như thế này, hoặc như thế kia thì một quy định như vậy, cứ tạm cho là tìm được đi, đương nhiên sẽ khiếm khuyết què quặt một cách thảm hại, sẽ khoanh vùng hạn chế một cách ngu đần phạm vi hiểu biết và thưởng lãm thơ. Trong khi đó cõi bay lượn của thơ thì vô cùng vô định. Nên cái khó khăn duy nhất, đầu tiên và cũng là cuối cùng của người đọc, đó là chính người đọc phải cố gắng thi triển trọn vẹn đôi khi vượt quá khả năng bình sinh của mình bay đuổi kịp theo cái hay thiên hình vạn trạng biến ảo khôn lường của thơ như một kỳ công phóng lượn vô song, tuyệt vời của hồn người chưa từng khứng chịu giam hãm vùi dập. Bài thơ hay không đứng đợi những người đọc nặng nhọc, bài thơ nào đứng đợi như vậy chắc chắn chẳng phải là một bài thơ hay, chẳng phải là thơ. Phần tôi nếu như có người bạn nào cứ một mực khăng khăng đòi tôi giải thích cho kỳ được thế nào là một bài thơ hay có lẽ tôi phải tạm bằng lòng với ý nghĩ rằng một bài thơ hay là bài thơ mà sau khi đã được đọc thấy rồi, bài thơ đó một cách vô thức mặc nhiên trở thành một phần hồn của người đọc. Thơ hay, thơ có hồn, và cái hồn đó của thơ không thể chỉ tồn tại ở bài thơ mà nó phải đáo nhập vào hồn của người đọc, biểu lộ trọn vẹn sinh kiếp ở nơi đó và chỉ nơi đó mà thôi. Tôi xin lỗi không thể nói được rõ ràng hơn. Khôn ngoan một chút, nói về thơ, bao giờ cũng nên xin lỗi trước.
NMT: Điều gì xảy ra để anh làm thơ, cảm hứng tức thời hay là những nung nấu lâu ngày trong tâm tưởng? Có phải thơ cũng như rượu, càng ủ lâu càng ngon...?
TTY: Làm thơ, cũng như là bất cứ thể loại nghệ thuật nào khác đương nhiên đòi hỏi trước tiên phải có cảm hứng, tia sét thần khải đánh vỡ khối đá câm đặc ôm giấu trong lòng viên ngọc ẩn. Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, cảm hứng đó do đâu mà phát sinh, nếu chẳng phải là từ những nung nấu trường kỳ đến mức đã trở thành những ám ảnh một đời của tác giả. Bản thân tôi không tin là có thể có những cảm hứng ngẫu sinh. Dĩ nhiên bài thơ thành hình không chỉ thuần với cái cảm hứng đầu tiên khai ngộ đó. Từ cái cảm hứng đầu tiên khai ngộ đó đến cuối bài thơ được hoàn thành, với tôi, luôn luôn là một con đường xa vợi nhọc nhằn lắm khi tuyệt vọng ê chề vì lực bất tòng tâm. Tôi thọ nhận lời dạy của Paul Valery: “Nàng thơ ban cho thi sĩ một câu thơ đầu, còn những câu thơ sau, thi sĩ phải tự tìm kiếm lấy”. Thành quả nào cũng phải là thành quả của cơ duyên, tu luyện và lao động. Một nghệ sĩ hoàn chỉnh nào cũng phải là một nghệ nhân hoàn chỉnh trước đã. Hiển nhiên quan niệm này chẳng phải là quan niệm riêng biệt của Paul Valery. Ông chỉ lặp lại một quan niệm đã có từ trước, trước cả thời của những Malherbe hay Boileau, nhằm nhắc nhở....
Tôi cũng tâm niệm lời hứa của Đỗ Phủ: “Ngữ bất kinh nhân, tử bất an”. Nói không làm người sợ, chết không yên. Dường như chẳng bao giờ tôi ngừng nghỉ kiếm tìm cho dù có khổ công đến đâu một chữ đắc, cái chữ độc nhất mà không một chữ nào khác cho là tương đương hòng thay thế được. Nói cách khác tôi chỉ chịu đi qua một câu thơ, một đoạn thơ khi nào tôi hoàn toàn kiệt quệ khả năng thể hiện hay hơn, gần hơn, sống hơn điều tôi ao ước thể hiện. Nhân đây tôi cũng muốn góp phần soi sáng một điều thoạt đầu nghe có vẻ rất nghịch lý là làm việc nhọc nhằn với chữ nghĩa tuyệt nhiên không có nghĩa là kiếm tìm điên đảo những cái cầu kỳ quái dị mịt mờ biến chữ nghĩa thành diêm dúa, hợm hĩnh giảo ngụy. Bậc võ công thượng thừa không để cho thấy chỗ tuyệt tử công phu của mình. Tôi nhại lời của Lão Trang: mức cao nhất của chỗ tuyệt tử công phu xem ra chẳng khác gì với cái thoải mái hồn nhiên của kẻ chưa từng biết thế nào là thao luyện. Câu thơ hay nhất mà thi sĩ nào cũng mong mỏi làm được có lẽ là câu thơ gần gũi nhất với lời nói thông thường mà mới thoạt nghe ai cũng nhận ra ngay là thơ, không giải thích được, không diễn dịch được.
NMT: Có phải như Bạch Cư Dị đã luận: Thơm tình là gốc, chữ là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa là quả. Và như thế, phần nào là quan yếu nhất?
TTY: Theo tôi, nói chung, phần nào cũng quan yếu hết. Còn phân lượng, gia giảm như thế nào tùy ở mỗi bài thơ. Lời bàn ví von bóng bảy của Bạch Cư Dị nghe ra chẳng khác nào một bài giảng cách trí đầu mình chân tay về thơ. Liệu người nghe có hiểu biết thêm một chút gì về thơ không? Phần tôi thì không. Bởi đó vốn là những điều ai ai cũng biết cả rồi. Khổ quá...
Tôi có cảm tưởng là Bạch Cư Dị đứng giữa nhà xác thơ, nói về những cơ phận của tử thi thơ. Mà thơ thì nhất định không phải là một cái xác. Thơ đã chết không phải là thơ nữa. Tôi không muốn nói trái ý Bạch Cư Dị, ờ, thơ như một cái cây và tôi chỉ cảm nhận nó nguyên vẹn là một cái cây, một cái cây có sự sống của cây ở nơi tôi mà thôi.
NMT: Làm thơ có người chú trọng đến ngôn ngữ, có người lại để ý đến hình ảnh hoặc âm điệu... Phần anh, anh để ý đến điều gì nhất?
TTY: Tôi không quen phân tích như vậy. Theo tôi, câu thơ đạt, bài thơ đạt phải là một toàn khối gắn bó hữu cơ. Chữ mà dùng tới đương nhiên hội tập đông đủ, mật thiết tất cả các điều mãnh liệt tối yếu đó. Thơ nương náu chờ đợi trong ngôn ngữ, nó chính là phần huyền nhiệm của ngôn ngữ. Và thơ xuất hiện hân hoan từ cơ may mãi mãi trước sau chỉ xảy ra mỗi một lần đó thôi của những chữ tiếng hằng thất lạc nhau trong mịt mùng hoài vọng, chợt tương phùng phối kết nhau, mừng tủi điếng lặng...
NMT: Làm mới thi ca có phải là niềm băn khoăn thường hằng của thi sĩ?
TTY: Không thể nào còn được thi ca, còn được nghệ thuật nếu như không có sự làm mới thi ca, làm mới nghệ thuật. Vấn đề cần đặt ra là làm mới và làm mới như thế nào. Nghệ thuật là bóng dáng của đời sống. Đời sống biến thiên, nghệ thuật cũng biến thiên theo. Tôi thiển nghĩ nghệ thuật đạt là nghệ thuật biểu lộ được đến mức tối đa cái tưởng tính mà người làm nghệ thuật nhìn thấy được của đời sống. Và đạt được đến mức đó đương nhiên cũng là đạt được đến sự làm mới chính đáng của nghệ thuật. Người làm nghệ thuật nhìn ngắm đời sống mà tìm thấy nghệ thuật, chớ không phải nhìn ngắm nghệ thuật mà tìm thấy nghệ thuật. Tôi không tin là trong nghệ thuật lại có một phân lìa có thể nhận thức được của hình thức và nội dung. Nội dung nào có cái hình thức tương ứng đó và ngược lại, hình thức nào có cái nội dung tương ứng đó, không sai chạy đi đâu được.
NMT: Jan Skacel viết: “Thi sĩ không sáng tạo thi ca. Thi ca là một chốn nào đó ở đằng sau. Đã ở đó từ thời gian dài thật dài. Mà thi sĩ mãi miệt mài tìm kiếm”. Như vậy thơ chỉ là tìm kiếm những cái đã có sẵn chứ không có tính sáng tạo. Theo anh, có kết luận nào không? Và đó có phải là một quan niệm để làm mới thi ca không?
TTY: Dường như tôi hiểu lời của tác giả anh vừa trích đọc đó khác anh. Tôi cũng vừa nói qua là thơ nương náu chờ đợi trong ngôn ngữ. Trạng thái thơ là một trạng thái có sẵn trong tâm khảm của loài người. Vậy tại sao cuộc miệt mài tìm kiếm thơ của thi sĩ lại chẳng phải là một sự sáng tạo, một sự làm mới thi ca? Thử hỏi sự tìm kiếm nào lại chẳng là một sự sáng tạo? Hơn nữa, trong bản chất sự sáng tạo nghệ thuật là gì, nếu chẳng phải là sự tái tạo, sự dựng lại một cách chủ quan bằng những phương tiện riêng khác những cái vốn đã có sẵn trong ký ức tồn đọng từ muôn nghìn năm rồi bây giờ chợt tìm thấy lại trong đời sống?
NMT: Milan Kundura đã thắc mắc trong việc phân biệt âm điệu và vần điệu trong thơ văn xuôi và tản văn. Theo anh có khi nào một bài tản văn hoặc tùy bút lại rất giống với một bài thơ văn xuôi?
TTY: Tôi thật không hiểu là có những áng tản văn nào đó bàng bạc chất thơ, do đó nên được coi là những bài thơ văn xuôi chăng? Nếu vậy tôi sẽ không đồng ý với ông ta. Theo tôi một áng tản văn dù có chan chứa chất thơ đến đâu cũng không thể đồng hóa với một bài thơ văn xuôi được. Một bài tản văn còn có thể được diễn dịch ra trong cùng ngôn ngữ đó theo một cách thức khác mà vẫn không suy suyển gì giá trị của nó, nhưng với một bài thơ dù là thơ văn xuôi thì nhất định chẳng thể làm như vậy được. Bài thơ khi được diễn dịch ra tức khắc sẽ tan biến không còn là bài thơ, chính bài thơ đó nữa. Bởi lẽ một bài thơ được hình thành bằng những chữ không thể đổi khác được, nó là một toàn khối khắng khít đá vàng của những chữ hội ngộ hân hoan. Người ta cần đọc thuộc bài thơ nhưng không cần đọc thuộc áng tản văn. Cũng vì lý do đó, riêng tôi, khi đọc thơ nước ngoài qua một chuyển ngữ nào đó, tôi vẫn thích bản dịch sít sao từng chữ, từng dòng hơn là đọc một bản dịch bằng thơ cho dù bản dịch thơ dịch đó có tài tình đến đâu chăng nữa. Bài thơ dịch Phong Kiều Dạ Bạc của Tản Đà chẳng hạn, không ai không nhận là tuyệt vời, nhưng đối với tôi, dường như đó là một bài thơ riêng của Tản Đà chớ không phải là bài thơ của chính Trương Kế. Trường hợp bản chuyển kiệt tác bằng thơ Anh của Edward Fitzerald những bài thơ Rubaiyat của Omar Khayyam cũng vậy.
NMT: Triết học và thi ca là những phạm trù khác nhau. Nhưng có nhiều người làm thơ triết học. Theo anh có biên giới nào giữa thi ca và triết học không?
TTY: Có một loại thơ gọi là thơ triết học sao?
NMT: Anh theo học chương trình Pháp từ trung học. Và chắc quen thuộc với những nhà thơ Tây Phương. Như vậy tự nhìn ngắm mình anh thấy có những ảnh hưởng nào?
TTY: Tôi đã học hỏi được rất nhiều thứ nơi những nhà thơ Tây Phương thuộc mọi trường phái, khuynh hướng kể cả những nhà thơ mà vì những duyên do nào đó khác nhau tôi đã chẳng thâm nhập được. Tôi không đặc biệt yêu mến một nhà thơ nào nhất định bởi lẽ ở một giai đoạn của đời tôi, tôi lại phát hiện, yêu mến một hay những nhà thơ nào đó. Có rất nhiều nhà thơ tôi đã trở lại nhiều lần và mỗi lần trở lại, tôi đều khám phá thêm những điều mới lạ ở nơi họ và cả ở nơi tôi. Tôi nghĩ một tác giả lớn là một tác giả mà người đọc sau bao nhiêu biến thiên của đời mình vẫn bị réo gọi phải trở lại và sẽ chẳng bao giờ múc cạn được tác giả đó. Một tác giả lớn bao giờ cũng vô hạn. Nói chung tôi đã chịu nhiều ảnh hưởng của thi ca Tây Phương. Nhưng ảnh hưởng như thế nào, đến mức nào thì quả tình tôi chẳng thể nhận biết thấu đáo được. Có lẽ tôi nên mượn câu hỏi này của anh mà đặt lại với anh, nhờ anh giải đáp giúp. Cùng lắm tôi cũng chỉ có thể nói là kinh nghiệm thi ca Tây Phương phần nào đã củng cố cho tôi niềm tin trong nỗ lực tăng cường khả năng chuyển vận của thi ca, cái khả năng mà tôi cảm thấy là còn bị hạn chế rất nhiều nơi thi ca Việt Nam nói riêng và Đông Phương nói chung.
NMT: Anh có đọc Đường Thi và Tống Thi không? Ảnh hưởng của hai thời kỳ thi ca này đối với anh như thế nào?
TTY: Có một thời gian khá dài, tôi đã mày mò tự học chữ Hán để đọc thơ Trung Hoa. Chẳng những tôi ngưỡng mộ một số đông đảo những thi sĩ đời Đường cùng một số ít hơn những thi sĩ đời Tống, Tô Đông Pha, Vương An Thạch, Lục Du, Tần Khí Tật,... mà còn ngưỡng mộ cả những thi sĩ vô danh của Kinh Thi và xây xẩm kinh hoàng trước Khuất Nguyên. Tôi cũng có lúc yêu thích Ái Thanh, có lẽ là khuôn mặt lớn gần như duy nhất của thi ca Trung Hoa trong thế kỷ này, một nền thi ca dường như càng lúc càng khan hiếm tài năng vì tính chất tiểu xảo đè nén cầm hãm lẩn quẩn muôn đời của nó. Nhìn toàn cảnh, thi ca Trung Hoa là một thế giới rất ư diệu kỳ và cũng rất ư cách biệt. Từ những thời kỳ xa xôi, thi ca Trung Hoa tự nó đã hoàn thiện chung quyết những biên cương nghiêm ngặt của nó để rồi không làm sao vượt thoát được chính nó nữa. Phải, sau những thời kỳ hoàn thiện cực kỳ rạng rỡ đó rồi, thi ca Trung Hoa hoàn toàn chẳng có được một thời kỳ hưng phấn kế tiếp nào nữa. Riêng đối với tôi, bất kỳ ở giai đoạn nào của tôi, bao giờ thi ca Trung Hoa cũng vừa quen thuộc vừa lạ lẫm và tuy tôi đã trở lại gần như thường xuyên với nó nhưng không lần nào ở lại lâu dài được với nó. Tất nhiên qua cái gia sản thi ca Việt Nam mà tôi đã thọ lãnh từ lúc còn nằm nôi, ảnh hưởng của thi ca Trung Hoa đối với tôi chắc chắn là không nhỏ. Tuy nhiên, tôi ước lượng, hay đúng hơn là tôi mong mỏi, rằng những ảnh hưởng đó đối với tôi cuối cùng cũng tương tự như những ảnh hưởng nào đó của nó đối với Saint John Perse và Ezra Pound chẳng hạn.
NMT: Chiến tranh đã hiện diện trong đời sống cá nhân và thi ca của anh như thế nào? Trước năm 1975 anh là một người lính và là sĩ quan Tâm Lý Chiến... Vậy anh có tin tưởng nào về một chiến thắng không? Hay chỉ là một thái độ hoài nghi như trong thơ anh đã bàng bạc có?
TTY: Chiến tranh đã tiêu thụ gần như cả cuộc đời tôi. Cho đến những nông nỗi tù rạc, lưu vong sau này hẳn nhiên cũng là do chiến tranh mà ra. Trong gần 12 năm của tuổi trẻ, tôi đã làm một người lính, một người lính động viên nhưng không hẳn là bất đắc dĩ. Bổi khi chấp nhận vào lính, tôi chỉ tự nhủ một điều là tôi phải chia sẻ số phận của dân tộc tôi và tôi mong mỏi rằng lịch sử sẽ sang trang khi tôi vừa đi mòn một hay hai đôi giày trận. Tôi nghĩ một cách tự nhiên rằng không có lý do nào chính đáng biện minh được cho một cá nhân tìm cách thoát thân lấy một mình khỏi cái đại họa đang trùm phủ xuống tập thể mà mình trực thuộc. Nhất là khi cá nhân đó lại là người cầm bút. Do đó rất nhiều khi tôi đã tự nguyện lao mình đi giữa chiến tranh chỉ vì tôi muốn nghe thấy trên làn da và tâm khảm của mình niềm rát phỏng của đám cháy quê hương. Thật tình ngay trong cả thời kỳ đó, tôi cũng chẳng tin tưởng gì vào một chiến thắng, tôi chỉ dám hoài vọng vào một trì hoãn một sursis khả hữu nào đó cho miền Nam trong khi chờ đợi một giải pháp chính trị toàn bộ. Nhưng tâm trạng đó cũng đã không hề ngăn trở tôi thường xuyên mong mỏi như André Malraux từng mong mỏi khi tham gia vào cuộc chiến tranh chống Đức Quốc Xã: Cầu cho chiến thắng sẽ đến với những ai tham gia chiến tranh mà không hề yêu thích nó. Tôi có làm vài bài thơ về chiến tranh và những bài thơ đó thật sự chẳng nói được bao nhiêu so với những điều tôi đã thấy và muốn nói.
NMT: Khi bị đối phương cầm tù, tâm trạng thực của anh ra sao? Có giống như trong những bài thơ mà sau này anh đã viết ra không?
TTY: Tôi nghĩ lại là đại để trong tù và tâm trạng trong thơ của tôi không khác nhau. Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 khi đã vào tù rồi, tôi luôn luôn tự nhắc nhở mỗi một điều là hãy coi mình như đã chết và đây chính là phần posthumost life của mình Đời ta sáng mượn ánh tàn dư/ đến từ một hành tinh đã tắt nghỉ... Tất cả mọi nỗ lực nhiều khi vượt sức bình sinh của mình trong thế giới đày đọa đó là phải làm thế nào gìn vàng giữ ngọc, đương đầu với mọi kỹ thuật thâm độc nhằm hủy diệt nhân cách như là cái phần duy nhất còn lại của những người bại trận. Kẻ có liêm sỉ không vỗ ngực mình là người anh hùng trong một hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy mà chỉ có thể hài lòng là mình đã chẳng gục mặt trước bạo quyền để phải nhục nhã về sau với bạn hữu.
NMT: Anh đã sống một thời gian khá dài ở trong nước sau 1975. Vậy anh có thể nào nói và mô tả xã hội mà anh phải sống với và những nỗi niềm ray rứt đã có trong thời gian ấy?
TTY: Nói ngắn gọn, đó không phải là một xã hội dành cho con người. Ray rứt ghê gớm nhất là sống trong xã hội đó, liệu mình còn là con người cho đến lúc nào đây...
NMT: Nhìn lại nửa thế kỷ vừa qua, anh có nghĩ chiến tuyến Quốc Cộng vẫn còn giữa những người Việt Nam? Hay nghĩ rằng đó là chuyện quá khứ và bây giờ là hiện tại và tương lai?
TTY: Trong thâm tâm chúng ta, những con người Việt Nam, thật sự chúng ta có chút nào hài lòng về cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua không? Nếu không thì tại sao chúng ta cứ phải duy trì và duy trì cho đến bao giờ cái điều mà chính chúng ta không hài lòng đó. Nghĩ như vậy không có nghĩa là chúng ta nhắm mắt làm ngơ cho bất kỳ thế lực tối tăm ngu muội nào muốn làm gì thì làm trên đất nước chúng ta. Từ hai mươi năm qua, những người Cộng Sản đã toàn thắng nhưng chính sự toàn thắng đó đã hàm chứa cái mầm mống đương nhiên của sự thất bại hiện giờ và vĩnh viễn của họ. Điều tiên quyết hết sức đơn giản là chúng ta phải tách ra khỏi, trong cái nhìn của chúng ta một bên là dân tộc Việt Nam dù ở miền Bắc hay ở miền Nam, dù ở trong nước hay ngoài hải ngoại, một dân tộc từ lâu mòn mỏi kêu cầu được xót thương nhau, vỗ về nhau, tha thứ nhau, với một bên là tập đoàn Cộng Sản thống trị ngăn trở. Từ đó, có thể chúng ta sẽ tìm ra được cái cách thức hữu hiệu nhất, nhẹ nhàng nhất nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ Cộng Sản. Tôi đặt một hy vọng lớn lao vào những tiếng nói văn hóa.
NMT: Anh có tham vọng diễn tả nỗi niềm chung mang của thế hệ chúng ta qua những bài thơ anh viết? Như Đỗ Phủ vẽ lại một xã hội và thời thế tan nát ngày xưa.
TTY: Có. Một cách chung chung đó là tham vọng đương nhiên của bất kỳ ai cầm bút. Đỗ Phủ là nhà thơ mà tôi thường tưởng nghĩ tới.
NMT: Anh có mơ ước sẽ chen chân trên văn đàn thế giới quốc tế để nói lên nỗi niềm của con người Việt Nam không?
TTY: Hiển nhiên là có. Điều bao giờ tôi cũng muốn làm là cố gắng, qua tác phẩm của mình, biểu hiện được tâm hồn dân tộc Việt Nam, biểu hiện đến tối đa mà tôi có thể biểu hiện được. Thường tôi tự dầy vò với câu hỏi là tại sao mãi chúng ta vẫn chưa có được những tác phẩm đậm đà bề thế nói lên được những gì mà dân tộc ta phải gánh chịu cũng như những gì mà nhờ đó, dân tộc ta đã trường tồn và còn trường tồn. Bởi lẽ đứng trên bình diện văn học nghệ thuật mà xét thì một thời kỳ đại họa của một dân tộc bao giờ cũng tiên đoán một thời kỳ được mùa văn học nghệ thuật của dân tộc đó. Nên chẳng lúc nào trong lòng tôi tắt đi niềm mong ước ngày đêm đó. Và nếu như tôi chỉ còn được một niềm tin tưởng nào thì đó phải là niềm tin tưởng vào dân tộc Việt Nam.
NMT: Có người chê bai và đánh giá thấp những thi sĩ mang chính đời sống mình ra mà giãi bày tâm sự. Theo anh, sự phê phán này có chính xác không?
TTY: Ai mà chê bai kỳ vậy? Cái cao thấp của một tác phẩm không ở cái đề tài được xử dụng mà là ở cái cách thức diễn đạt cùng những tình ý được diễn đạt chung quanh hay đằng sau cái đề tài đó. Hơn nữa, nghệ thuật xuất phát từ cái riêng lẻ. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến cái chủ quan. Tại sao cứ phải áp đặt một cách nghiệt ngã như vậy những thể loại đề tài?
NMT: Trong thơ anh có tình yêu không?
TTY: Anh thấy có không?
NMT: Khuôn dáng người nữ khá mờ nhạt trong thơ anh. Tại sao vậy?
TTY: Tôi không rõ là tại sao. Có thể là trong những bài thơ mà tôi đã làm, tôi không chủ vào việc mô tả khuôn dáng người nữ.
NMT: Khi làm một bài thơ anh có chọn lựa thể loại lục bát, bảy chữ, tám chữ hay thơ tự do... không? Hay tùy hứng không chủ đích trước?
TTY: Thường tôi không có chủ đích trước. Sự chọn lựa của tôi về thể thơ chủ yếu được quy định bởi tính chất của những tình ý mà tôi muốn diễn đạt.
NMT: Anh có nhận xét nào về văn học trong nước, văn học ngoài nước? Có thể có sự so sánh nào không?
TTY: Nhìn toàn cảnh, từ mấy năm nay, văn học trong nước có phần nào đổi khác; ít ra không còn bị khuôn bó trong một số những đề tài nào đó được ấn định sẵn nên người đọc còn muốn đọc qua. Cảm tưởng chung của tôi là phần lớn những tác giả trong nước dường như có vẻ gì đó vội vội vàng vàng của những người không muốn bị trễ muộn hơn nữa cho một chuyến xe, đồng thời cũng có điều gì đó còn ấp úng, không được mạnh dạn, thoải mái cho lắm đối với chính mình. Vài ba khuôn mặt nổi lên trong những ánh đèn chính trị chiếu từ nhiều phía hơn là do chính sức sáng tự có của tài năng văn chương. Còn văn học hải ngoại thì dường như cũng có chung cái sắc mặt mất ngủ dã dượi bần thần của nỗi hồi niệm câm hãm. Tôi có cảm tưởng những tác giả hải ngoại chưa quyết định xong cho mình về một chuyến xe cần phải chọn. Số lượng phong phú sách báo văn học xuất bản tự nhiều tụ điểm văn hóa lưu vong cho thấy một chen chúc nở rộ của rất nhiều tác giả cũ có, mới có nhưng thẳng thắn mà nói, chưa có tài năng nào hay tác phẩm nào có đủ từ lực khiến cho người đọc còn đang trông chờ phải tìm kiếm đến. Giữa hai trạng thái văn học trong nước và hải ngoại, tôi nghĩ không cần và cũng không thể có sự so sánh.
NMT: Anh nghĩ thế nào về giao lưu văn hóa giữa trong nước và hải ngoại? Vào thời điểm bây giờ? Và trong tương lai?
TTY: Lý ra ta không cần phải đặt ra vấn đề giao lưu văn hóa bởi lẽ chuyện văn hóa giao lưu nhau vốn là chuyện đương nhiên phải như vậy. Ngăn sông cấm chợ văn hóa là một việc làm bỉ ổi của những quyền lực sợ hãi dù rằng nó có nhân danh một thứ gì cho là cao quý đến mấy đi nữa. Ờ, tại sao người Việt Nam trong nước lại không được đọc tác phẩm của những tác giả Việt Nam ở hải ngoại?
NMT: Những dự trù văn chương của anh?
TTY: Viết, viết, viết và viết...
Và, ở chiều mưa Los Angeles, viết và tưởng tới Tô Thùy Yên, một chân dung muôn đời thi sĩ. Chiều mưa đất khách, đọc Tô Thùy Yên:
Một thằng lính trận đang ngồi nhớ
Chiều mốc hôi xưa mấy dáng cò
Chừng nghe con nước đang lần giở
Qua sông, mưa dột những câu thơ
Cây súng đôi vai dường quá nặng
Dựng vách lá xiêu mấy mảng trời
Hào sảng cười ai còn văng vẳng
Rượu đế cùng say chắc đã đời
Đỉnh dốc thiên thu nào hiển hiện
Mưa giọt giọt thầm góc quán xưa
Anh hùng tận, tìm đâu chỗ đến
Lục bình hoa tím chuyến đò đưa
Cởi đôi giầy trận, ngả nón sắt
Thiếu úy trẻ quên những ý cuồng
Lỡ lên trung úy mai về đất
Có sao? Ngày cũng phải tà dương
Chắt ly rượu hết, nghe bất chợt
Xiết vào cò súng bắn lên trời
Loạn tâm lạc giữa mây ngợp ngợp
Binh lửa? ừ thôi tiếng cả cười
Khơi khơi quán cóc bờ sát nước
Chỗ này ta đã đến rồi sao?
Xuồng ai đi đến chèo xuôi ngược
Cào ta tủy nhớ vết thương sâu
Mường tượng phận thân trời sẵn định
Dông bão giục ta chiến sĩ hành
Dễ chi thân thế vài năm lính
Chiến trường quên mất tuổi xuân xanh
Tiếng chân vang vọng ngàn năm trước
Theo giọt mưa xiên đã trở về
Thơ cổ có câu nào chẳng thuộc
Lời ai túy ngọa giữa chiều mê?
Tháng 8 năm 1995. Nói chuyện với Tô Thùy Yên. Phỏng vấn trên Hợp Lưu số 24. Thực hiện sau khi thi sĩ đến Mỹ định cư vài năm. Như một tìm hiểu chân dung một thi sĩ vừa bắt đầu cuộc sống mới. Xin ghi chép lại như một tư liệu cho mai sau (mong mỏi như thế!):
Nguyễn Mạnh Trinh: Xin anh cho một vài dòng về tiểu sử của mình?
Tô Thùy Yên: Tôi tên thật là Đinh Thành Tiên, sinh năm 1938 tại Gò Vấp, Gia Định, cha mẹ và mấy đời ông bà nội ngoại đều ở tại đất này. Tôi theo học tiểu học ở Trường Tỉnh Gia Định, trung học ở trường Petrus Ký, đại học ở trường Văn Khoa Sài Gòn. Lúc mới vào đời, trong mấy năm, tôi dạy học và làm báo. Cuối năm 1963, tôi bị động viên vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và tôi đã phục vụ trong quân đội cho đến những giờ phút cuối cùng của chế độ Miền Nam, phần lớn thời gian trong nghành Chiến Tranh Chính Trị. Cấp bực cuối cùng là Thiếu Tá và chức vụ cuối cùng là Trưởng Phòng Văn Nghệ - Cục Tâm Lý Chiến. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi bị đưa đi cải tạo hơn 10 năm, trong đó có hơn 6 năm lưu đầy ở Miền Bắc và chịu quản chế 3 năm sau đó. Khoảng cuối năm 1988, tôi bị cầm tù hết mấy tháng vì một chuyến vượt biên thất bại. Trong tù lần này, khi ở biệt giam tôi đã cắt đứt động mạch nơi cườm tay tự tử nhưng rồi được cứu sống vào những hơi thở tưởng là cuối cùng của tôi. Rồi đến năm 1991, tôi lại bị bắt, lần này tại nhà với những tội danh lần lượt gán ghép: sáng tác thơ văn chống chế độ xã hội chủ nghĩa, hoạt động gián điệp, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân. Tổng cộng cả 3 lần, tôi đã ở tù gần 13 năm. Cuối năm 1993, tôi cùng gia đình được đưa ra khỏi nước, theo diện cựu tù nhân chính trị, và tái định cư từ đó đến nay tại Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ.
NMT: Anh bắt đầu cầm bút từ lúc nào? Anh viết những tác phẩm đầu tay trong trường hợp nào? Có kỷ niệm nào đặc biệt không?
TTY: Tôi say mê chữ nghĩa từ hồi còn nhỏ, rất nhỏ, 13, 14 tuổi gì đó. Và tôi cũng đã rón rén tập tành làm văn, làm thơ từ cái tuổi đó, mặc dù lúc bấy giờ cũng như mãi về sau rất lâu, tôi hoàn toàn không có ý thức và càng không có ý muốn sẽ ăn ở một đời sống chết với văn chương. Đầu hè 1954, sau mùa thi tôi lãnh một căn bệnh thập tử nhất sinh, nằm liệt mấy tháng liền và cứ mỗi lần tỉnh sốt, tôi lại ngấu nghiến sách vở, lúc nhìn ra bãi cỏ trước sân nhà xanh rỡ sau những cơn mưa. Lúc đó, tôi thèm một cách thảm khốc được sống, được đi được trở lại căn nhà lá nhỏ lẫn khuất giữa khu vườn cây ăn trái, có những lối đi cỏ mát chân trần mà tôi đã ở qua cùng mẹ và các em tôi chạy loạn ngoài chiến khu chống Pháp. Và lúc đó tôi thấy cần làm thơ, cần hơn tất cả mọi thứ cần khác. Một trong những bài thơ làm lúc đó, tôi gửi cho tạp chí Đời Mới do nhà văn lão thành Nguyễn Đức Quỳnh chủ trương biên tập. Bài thơ đó đã được chọn đăng với lời nhắn của ông Nguyễn Đức Quỳnh muốn tôi đến gặp ông. Lúc đó tôi mới vừa 16 tuổi và tôi chợt lờ mờ hiểu rằng dường như giữa tôi và văn chương đã manh nha một ràng buộc định mệnh chờn rờn nào đó, một ràng buộc mà về sau có nhiều lần tôi muốn tháo bỏ mà tôi vẫn không tháo bỏ được. Tuy rằng bài thơ đầu tiên đăng báo đó chắc chắn không phải là một bài thơ hya và ngày nay tôi chẳng còn nhớ nó như thế nào nữa.
NMT: Anh đã sinh hoạt với nhóm Sáng Tạo khá lâu, vậy anh có thể kể lại để phác họa một thời kỳ rất đặc sắc của văn học miền Nam 1954-1975?
TTY: Thơ tôi lần lượt xuất hiện trên những số đầu tiên của tạp chí Sáng Tạo bộ cũ do Mai Thảo chủ trương. Lúc đó tôi vừa 17 tuổi. Tuổi của Rimbaud Le bateau Ivre khi chàng bỏ trốn gia đình lang thang dưới bầu trời chì quặn thắt gió xấu. On n’est pas sérieux quand on a dix sept ans... Một số những tác giả hợp tác với tạp chí Sáng Tạo mấy năm sau quây quần thành ban biên tập chính thức trong đó có tôi của tạp chí Sáng Tạo Bộ mới, sau một thời gian ngắn đình bản để chỉnh đốn hàng ngũ và chủ trương, những tác giả đó đều lớn tuổi, kể cả Thanh Tâm Tuyền cũng lớn hơn tôi 2 tuổi. Đương nhiên tôi là đứa em út trong đám, le benjamin de la troupe. Đó là thời kỳ hoang tưởng nhưng cũng là thời kỳ định hình của riêng tôi. Còn về phần cả nhóm thì có lẽ không cần phải nhìn kỹ cho lắm, người ta cũng có thể nhận ra ngay rằng chúng tôi hoàn toàn khác biệt nhau, mỗi người một bộ vị riêng tư và chúng tôi chỉ thuần nhất với nhau ở mỗi một sắc thái: muốn làm mới văn học nghệ thuật, cải đổi nhận thức thẩm mỹ. Trong những năm tháng đầu tiên, những năm tháng thuyết phục, nhóm Sáng Tạo, đặc biệt là Thanh Tâm Tuyền tứ bề thọ địch mặc dù tạp chí Sáng Tạo được độc giả, chủ yếu là độc giả trẻ đón nhận nồng nhiệt, càng lúc càng nồng nhiệt, người viết khí thế bừng bừng đã đành mà cả người đọc cũng vậy. Tiện đây tôi xin mở ngoặc không thể trông mong có được một nền văn học nghệ thuật đổi mới nếu như không có một lớp quần chúng sôi nổi lúc khởi đầu. Tất nhiên chẳng phải lúc nào lịch sử cũng sẵn sàng một cơ hội hào hứng. Và cái cơ hội hào hứng mà may mắn chúng tôi có được đã chẳng kéo dài bao lâu. Chiến tranh gia tăng cường độ, nới rộng địa bàn, chính tình càng lúc càng rối ren mờ mịt. Thanh Tâm Tuyền vào lính, ít lâu sau đến lượt tôi vào lính. Quần chúng lông lốc đảo điên trong cơn bão lốc mỗi ngày một hung hãn, khốc liệt. Riêng tạp chí Sáng Tạo tồn tại cho đến năm 1962 thì đình bản vĩnh viễn. Nhưng tình bạn thắm thiết giữa chúng tôi, những người đã kết hợp thành nhóm Sáng Tạo, đã chẳng chấm dứt tại đó, giấc mơ chung nối kết chúng tôi chẳng tan biến tại đó. Chắc chắn mãi mãi chúng tôi còn muốn mình là những kẻ tiền phong đi cùng những lớp người tiên phong trẻ mới. Liệu rồi trong quãng đời còn lại của chúng tôi, lịch sử có còn kịp một cơ hội hào hứng nào nữa hay không?
NMT: Anh cầm bút có chủ đích nào không? Nếu có, chủ đích đó có thay đổi tùy theo thời kỳ mà anh đã sống không?
TTY: Tất nhiên là có chủ đích. Tôi thiết nghĩ ai cầm bút cũng phải có chủ đích. Viết, theo tôi là một hành vi chung hậu khi không còn một hành vi khả thi nào khác nữa, chung hậu đến độ có thể coi như đó là mưu toan tột cùng của vô vọng cũng đúng. Vậy chủ đích của tôi là gì ư? Chủ đích của tôi cực kỳ đơn giản. Rõ rệt: nỗ lực thể hiện đến mức tối đa mà tôi có thể, bằng phương tiện chữ nghĩa tất cả những gì tôi nghe thấy được về đời sống ở nơi tôi. Và ngoài chủ đích đó ra, tôi hoàn toàn không có một vọng động một lung ảo nào khác về việc cầm bút. Thành thử chủ đích của tôi trong thể loại hành vi này trước sau vẫn không hề thay đổi dù đời sống của tôi có thay đổi, thay đổi đến cỡ nào đi nữa cũng vậy. Cũng theo chỗ tôi thiển nghĩ, tất cả việc làm của người cầm bút trong tư cách nghệ sĩ chỉ là đặt, và thường khi là đặt lại những vấn đề nào đó, chớ người cầm bút không có trách vụ cũng như khả năng đưa ra những giải pháp này nọ. Nghệ thuật phát sinh từ những vấn đề trôi nổi và tự sát ở những giải pháp hình thành. Hơn nữa, điều rõ ràng ai cũng nhận thấy là ngôn ngữ như mọi hình thức nghệ thuật nào khác, vốn chỉ là một phương tiện có giới hạn, rất giới hạn. Cái nói lên của nghệ thuật không giống như cái nói lên của một logic bình thường, do đó không thể nào tường tận khúc chiết được. Nhìn chung, nghệ thuật vẫn là một thách đố nào đó giữa người làm nghệ thuật và người thưởng ngoạn nghệ thuật trong bối cảnh hằng có của một thách đố lớn lao hơn, do đó cũng hùng vĩ hơn giữa một bên là nghệ thuật và một bên là đời sống.
NMT: Anh có coi công việc làm thơ là một thiên chức cao quý hay cũng chỉ là một công việc bình thường của đời sống mỗi người?
TTY: Tôi coi công việc làm thơ là một công việc bình thường trong đời sống của tôi. Chỉ sau khi bài thơ đã thành hình là một bài thơ được đưa đến người đọc rồi lúc đó bài thơ tự nó có một thiên chức nào hay không, là hoàn toàn do chính nó, tác giả thôi không còn dính dáng gì nữa, không có quyền hạn gì nữa. Nói cách khác, thơ có thiên chức nhưng thi sĩ thì không. Đơn giản thi sĩ chỉ là người ráng làm cho được những bài thơ, những bài thơ hay.
NMT: Theo anh, thế nào là một bài thơ hay?
TTY: Giải thích thế nào là một bài thơ hay quả là một điều không thể nào làm được dù rằng người đọc có năng khiếu thưởng lãm thơ, nhận biết dễ dàng bài thơ nào là một bài thơ hay. Phù, thi chi, nan ngôn dã. Ôi thơ là điều khó nói vậy. Chắc chắn Cao Bá Quát không phải là người đầu tiên hay là người cuối cùng kêu lên như vậy. Bởi lẽ tôi nghĩ không thể có một khuôn mẫu nhất định, bất biến nào cho thơ nói chung. Thơ hay, hay theo từng bài, mỗi bài hay một cách, không bài nào giống bài nào. Do đó nếu tìm một quy định thơ hay phải như thế này, hoặc như thế kia thì một quy định như vậy, cứ tạm cho là tìm được đi, đương nhiên sẽ khiếm khuyết què quặt một cách thảm hại, sẽ khoanh vùng hạn chế một cách ngu đần phạm vi hiểu biết và thưởng lãm thơ. Trong khi đó cõi bay lượn của thơ thì vô cùng vô định. Nên cái khó khăn duy nhất, đầu tiên và cũng là cuối cùng của người đọc, đó là chính người đọc phải cố gắng thi triển trọn vẹn đôi khi vượt quá khả năng bình sinh của mình bay đuổi kịp theo cái hay thiên hình vạn trạng biến ảo khôn lường của thơ như một kỳ công phóng lượn vô song, tuyệt vời của hồn người chưa từng khứng chịu giam hãm vùi dập. Bài thơ hay không đứng đợi những người đọc nặng nhọc, bài thơ nào đứng đợi như vậy chắc chắn chẳng phải là một bài thơ hay, chẳng phải là thơ. Phần tôi nếu như có người bạn nào cứ một mực khăng khăng đòi tôi giải thích cho kỳ được thế nào là một bài thơ hay có lẽ tôi phải tạm bằng lòng với ý nghĩ rằng một bài thơ hay là bài thơ mà sau khi đã được đọc thấy rồi, bài thơ đó một cách vô thức mặc nhiên trở thành một phần hồn của người đọc. Thơ hay, thơ có hồn, và cái hồn đó của thơ không thể chỉ tồn tại ở bài thơ mà nó phải đáo nhập vào hồn của người đọc, biểu lộ trọn vẹn sinh kiếp ở nơi đó và chỉ nơi đó mà thôi. Tôi xin lỗi không thể nói được rõ ràng hơn. Khôn ngoan một chút, nói về thơ, bao giờ cũng nên xin lỗi trước.
NMT: Điều gì xảy ra để anh làm thơ, cảm hứng tức thời hay là những nung nấu lâu ngày trong tâm tưởng? Có phải thơ cũng như rượu, càng ủ lâu càng ngon...?
TTY: Làm thơ, cũng như là bất cứ thể loại nghệ thuật nào khác đương nhiên đòi hỏi trước tiên phải có cảm hứng, tia sét thần khải đánh vỡ khối đá câm đặc ôm giấu trong lòng viên ngọc ẩn. Tuy nhiên, nghĩ cho cùng, cảm hứng đó do đâu mà phát sinh, nếu chẳng phải là từ những nung nấu trường kỳ đến mức đã trở thành những ám ảnh một đời của tác giả. Bản thân tôi không tin là có thể có những cảm hứng ngẫu sinh. Dĩ nhiên bài thơ thành hình không chỉ thuần với cái cảm hứng đầu tiên khai ngộ đó. Từ cái cảm hứng đầu tiên khai ngộ đó đến cuối bài thơ được hoàn thành, với tôi, luôn luôn là một con đường xa vợi nhọc nhằn lắm khi tuyệt vọng ê chề vì lực bất tòng tâm. Tôi thọ nhận lời dạy của Paul Valery: “Nàng thơ ban cho thi sĩ một câu thơ đầu, còn những câu thơ sau, thi sĩ phải tự tìm kiếm lấy”. Thành quả nào cũng phải là thành quả của cơ duyên, tu luyện và lao động. Một nghệ sĩ hoàn chỉnh nào cũng phải là một nghệ nhân hoàn chỉnh trước đã. Hiển nhiên quan niệm này chẳng phải là quan niệm riêng biệt của Paul Valery. Ông chỉ lặp lại một quan niệm đã có từ trước, trước cả thời của những Malherbe hay Boileau, nhằm nhắc nhở....
Tôi cũng tâm niệm lời hứa của Đỗ Phủ: “Ngữ bất kinh nhân, tử bất an”. Nói không làm người sợ, chết không yên. Dường như chẳng bao giờ tôi ngừng nghỉ kiếm tìm cho dù có khổ công đến đâu một chữ đắc, cái chữ độc nhất mà không một chữ nào khác cho là tương đương hòng thay thế được. Nói cách khác tôi chỉ chịu đi qua một câu thơ, một đoạn thơ khi nào tôi hoàn toàn kiệt quệ khả năng thể hiện hay hơn, gần hơn, sống hơn điều tôi ao ước thể hiện. Nhân đây tôi cũng muốn góp phần soi sáng một điều thoạt đầu nghe có vẻ rất nghịch lý là làm việc nhọc nhằn với chữ nghĩa tuyệt nhiên không có nghĩa là kiếm tìm điên đảo những cái cầu kỳ quái dị mịt mờ biến chữ nghĩa thành diêm dúa, hợm hĩnh giảo ngụy. Bậc võ công thượng thừa không để cho thấy chỗ tuyệt tử công phu của mình. Tôi nhại lời của Lão Trang: mức cao nhất của chỗ tuyệt tử công phu xem ra chẳng khác gì với cái thoải mái hồn nhiên của kẻ chưa từng biết thế nào là thao luyện. Câu thơ hay nhất mà thi sĩ nào cũng mong mỏi làm được có lẽ là câu thơ gần gũi nhất với lời nói thông thường mà mới thoạt nghe ai cũng nhận ra ngay là thơ, không giải thích được, không diễn dịch được.
NMT: Có phải như Bạch Cư Dị đã luận: Thơm tình là gốc, chữ là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa là quả. Và như thế, phần nào là quan yếu nhất?
TTY: Theo tôi, nói chung, phần nào cũng quan yếu hết. Còn phân lượng, gia giảm như thế nào tùy ở mỗi bài thơ. Lời bàn ví von bóng bảy của Bạch Cư Dị nghe ra chẳng khác nào một bài giảng cách trí đầu mình chân tay về thơ. Liệu người nghe có hiểu biết thêm một chút gì về thơ không? Phần tôi thì không. Bởi đó vốn là những điều ai ai cũng biết cả rồi. Khổ quá...
Tôi có cảm tưởng là Bạch Cư Dị đứng giữa nhà xác thơ, nói về những cơ phận của tử thi thơ. Mà thơ thì nhất định không phải là một cái xác. Thơ đã chết không phải là thơ nữa. Tôi không muốn nói trái ý Bạch Cư Dị, ờ, thơ như một cái cây và tôi chỉ cảm nhận nó nguyên vẹn là một cái cây, một cái cây có sự sống của cây ở nơi tôi mà thôi.
NMT: Làm thơ có người chú trọng đến ngôn ngữ, có người lại để ý đến hình ảnh hoặc âm điệu... Phần anh, anh để ý đến điều gì nhất?
TTY: Tôi không quen phân tích như vậy. Theo tôi, câu thơ đạt, bài thơ đạt phải là một toàn khối gắn bó hữu cơ. Chữ mà dùng tới đương nhiên hội tập đông đủ, mật thiết tất cả các điều mãnh liệt tối yếu đó. Thơ nương náu chờ đợi trong ngôn ngữ, nó chính là phần huyền nhiệm của ngôn ngữ. Và thơ xuất hiện hân hoan từ cơ may mãi mãi trước sau chỉ xảy ra mỗi một lần đó thôi của những chữ tiếng hằng thất lạc nhau trong mịt mùng hoài vọng, chợt tương phùng phối kết nhau, mừng tủi điếng lặng...
NMT: Làm mới thi ca có phải là niềm băn khoăn thường hằng của thi sĩ?
TTY: Không thể nào còn được thi ca, còn được nghệ thuật nếu như không có sự làm mới thi ca, làm mới nghệ thuật. Vấn đề cần đặt ra là làm mới và làm mới như thế nào. Nghệ thuật là bóng dáng của đời sống. Đời sống biến thiên, nghệ thuật cũng biến thiên theo. Tôi thiển nghĩ nghệ thuật đạt là nghệ thuật biểu lộ được đến mức tối đa cái tưởng tính mà người làm nghệ thuật nhìn thấy được của đời sống. Và đạt được đến mức đó đương nhiên cũng là đạt được đến sự làm mới chính đáng của nghệ thuật. Người làm nghệ thuật nhìn ngắm đời sống mà tìm thấy nghệ thuật, chớ không phải nhìn ngắm nghệ thuật mà tìm thấy nghệ thuật. Tôi không tin là trong nghệ thuật lại có một phân lìa có thể nhận thức được của hình thức và nội dung. Nội dung nào có cái hình thức tương ứng đó và ngược lại, hình thức nào có cái nội dung tương ứng đó, không sai chạy đi đâu được.
NMT: Jan Skacel viết: “Thi sĩ không sáng tạo thi ca. Thi ca là một chốn nào đó ở đằng sau. Đã ở đó từ thời gian dài thật dài. Mà thi sĩ mãi miệt mài tìm kiếm”. Như vậy thơ chỉ là tìm kiếm những cái đã có sẵn chứ không có tính sáng tạo. Theo anh, có kết luận nào không? Và đó có phải là một quan niệm để làm mới thi ca không?
TTY: Dường như tôi hiểu lời của tác giả anh vừa trích đọc đó khác anh. Tôi cũng vừa nói qua là thơ nương náu chờ đợi trong ngôn ngữ. Trạng thái thơ là một trạng thái có sẵn trong tâm khảm của loài người. Vậy tại sao cuộc miệt mài tìm kiếm thơ của thi sĩ lại chẳng phải là một sự sáng tạo, một sự làm mới thi ca? Thử hỏi sự tìm kiếm nào lại chẳng là một sự sáng tạo? Hơn nữa, trong bản chất sự sáng tạo nghệ thuật là gì, nếu chẳng phải là sự tái tạo, sự dựng lại một cách chủ quan bằng những phương tiện riêng khác những cái vốn đã có sẵn trong ký ức tồn đọng từ muôn nghìn năm rồi bây giờ chợt tìm thấy lại trong đời sống?
NMT: Milan Kundura đã thắc mắc trong việc phân biệt âm điệu và vần điệu trong thơ văn xuôi và tản văn. Theo anh có khi nào một bài tản văn hoặc tùy bút lại rất giống với một bài thơ văn xuôi?
TTY: Tôi thật không hiểu là có những áng tản văn nào đó bàng bạc chất thơ, do đó nên được coi là những bài thơ văn xuôi chăng? Nếu vậy tôi sẽ không đồng ý với ông ta. Theo tôi một áng tản văn dù có chan chứa chất thơ đến đâu cũng không thể đồng hóa với một bài thơ văn xuôi được. Một bài tản văn còn có thể được diễn dịch ra trong cùng ngôn ngữ đó theo một cách thức khác mà vẫn không suy suyển gì giá trị của nó, nhưng với một bài thơ dù là thơ văn xuôi thì nhất định chẳng thể làm như vậy được. Bài thơ khi được diễn dịch ra tức khắc sẽ tan biến không còn là bài thơ, chính bài thơ đó nữa. Bởi lẽ một bài thơ được hình thành bằng những chữ không thể đổi khác được, nó là một toàn khối khắng khít đá vàng của những chữ hội ngộ hân hoan. Người ta cần đọc thuộc bài thơ nhưng không cần đọc thuộc áng tản văn. Cũng vì lý do đó, riêng tôi, khi đọc thơ nước ngoài qua một chuyển ngữ nào đó, tôi vẫn thích bản dịch sít sao từng chữ, từng dòng hơn là đọc một bản dịch bằng thơ cho dù bản dịch thơ dịch đó có tài tình đến đâu chăng nữa. Bài thơ dịch Phong Kiều Dạ Bạc của Tản Đà chẳng hạn, không ai không nhận là tuyệt vời, nhưng đối với tôi, dường như đó là một bài thơ riêng của Tản Đà chớ không phải là bài thơ của chính Trương Kế. Trường hợp bản chuyển kiệt tác bằng thơ Anh của Edward Fitzerald những bài thơ Rubaiyat của Omar Khayyam cũng vậy.
NMT: Triết học và thi ca là những phạm trù khác nhau. Nhưng có nhiều người làm thơ triết học. Theo anh có biên giới nào giữa thi ca và triết học không?
TTY: Có một loại thơ gọi là thơ triết học sao?
NMT: Anh theo học chương trình Pháp từ trung học. Và chắc quen thuộc với những nhà thơ Tây Phương. Như vậy tự nhìn ngắm mình anh thấy có những ảnh hưởng nào?
TTY: Tôi đã học hỏi được rất nhiều thứ nơi những nhà thơ Tây Phương thuộc mọi trường phái, khuynh hướng kể cả những nhà thơ mà vì những duyên do nào đó khác nhau tôi đã chẳng thâm nhập được. Tôi không đặc biệt yêu mến một nhà thơ nào nhất định bởi lẽ ở một giai đoạn của đời tôi, tôi lại phát hiện, yêu mến một hay những nhà thơ nào đó. Có rất nhiều nhà thơ tôi đã trở lại nhiều lần và mỗi lần trở lại, tôi đều khám phá thêm những điều mới lạ ở nơi họ và cả ở nơi tôi. Tôi nghĩ một tác giả lớn là một tác giả mà người đọc sau bao nhiêu biến thiên của đời mình vẫn bị réo gọi phải trở lại và sẽ chẳng bao giờ múc cạn được tác giả đó. Một tác giả lớn bao giờ cũng vô hạn. Nói chung tôi đã chịu nhiều ảnh hưởng của thi ca Tây Phương. Nhưng ảnh hưởng như thế nào, đến mức nào thì quả tình tôi chẳng thể nhận biết thấu đáo được. Có lẽ tôi nên mượn câu hỏi này của anh mà đặt lại với anh, nhờ anh giải đáp giúp. Cùng lắm tôi cũng chỉ có thể nói là kinh nghiệm thi ca Tây Phương phần nào đã củng cố cho tôi niềm tin trong nỗ lực tăng cường khả năng chuyển vận của thi ca, cái khả năng mà tôi cảm thấy là còn bị hạn chế rất nhiều nơi thi ca Việt Nam nói riêng và Đông Phương nói chung.
NMT: Anh có đọc Đường Thi và Tống Thi không? Ảnh hưởng của hai thời kỳ thi ca này đối với anh như thế nào?
TTY: Có một thời gian khá dài, tôi đã mày mò tự học chữ Hán để đọc thơ Trung Hoa. Chẳng những tôi ngưỡng mộ một số đông đảo những thi sĩ đời Đường cùng một số ít hơn những thi sĩ đời Tống, Tô Đông Pha, Vương An Thạch, Lục Du, Tần Khí Tật,... mà còn ngưỡng mộ cả những thi sĩ vô danh của Kinh Thi và xây xẩm kinh hoàng trước Khuất Nguyên. Tôi cũng có lúc yêu thích Ái Thanh, có lẽ là khuôn mặt lớn gần như duy nhất của thi ca Trung Hoa trong thế kỷ này, một nền thi ca dường như càng lúc càng khan hiếm tài năng vì tính chất tiểu xảo đè nén cầm hãm lẩn quẩn muôn đời của nó. Nhìn toàn cảnh, thi ca Trung Hoa là một thế giới rất ư diệu kỳ và cũng rất ư cách biệt. Từ những thời kỳ xa xôi, thi ca Trung Hoa tự nó đã hoàn thiện chung quyết những biên cương nghiêm ngặt của nó để rồi không làm sao vượt thoát được chính nó nữa. Phải, sau những thời kỳ hoàn thiện cực kỳ rạng rỡ đó rồi, thi ca Trung Hoa hoàn toàn chẳng có được một thời kỳ hưng phấn kế tiếp nào nữa. Riêng đối với tôi, bất kỳ ở giai đoạn nào của tôi, bao giờ thi ca Trung Hoa cũng vừa quen thuộc vừa lạ lẫm và tuy tôi đã trở lại gần như thường xuyên với nó nhưng không lần nào ở lại lâu dài được với nó. Tất nhiên qua cái gia sản thi ca Việt Nam mà tôi đã thọ lãnh từ lúc còn nằm nôi, ảnh hưởng của thi ca Trung Hoa đối với tôi chắc chắn là không nhỏ. Tuy nhiên, tôi ước lượng, hay đúng hơn là tôi mong mỏi, rằng những ảnh hưởng đó đối với tôi cuối cùng cũng tương tự như những ảnh hưởng nào đó của nó đối với Saint John Perse và Ezra Pound chẳng hạn.
NMT: Chiến tranh đã hiện diện trong đời sống cá nhân và thi ca của anh như thế nào? Trước năm 1975 anh là một người lính và là sĩ quan Tâm Lý Chiến... Vậy anh có tin tưởng nào về một chiến thắng không? Hay chỉ là một thái độ hoài nghi như trong thơ anh đã bàng bạc có?
TTY: Chiến tranh đã tiêu thụ gần như cả cuộc đời tôi. Cho đến những nông nỗi tù rạc, lưu vong sau này hẳn nhiên cũng là do chiến tranh mà ra. Trong gần 12 năm của tuổi trẻ, tôi đã làm một người lính, một người lính động viên nhưng không hẳn là bất đắc dĩ. Bổi khi chấp nhận vào lính, tôi chỉ tự nhủ một điều là tôi phải chia sẻ số phận của dân tộc tôi và tôi mong mỏi rằng lịch sử sẽ sang trang khi tôi vừa đi mòn một hay hai đôi giày trận. Tôi nghĩ một cách tự nhiên rằng không có lý do nào chính đáng biện minh được cho một cá nhân tìm cách thoát thân lấy một mình khỏi cái đại họa đang trùm phủ xuống tập thể mà mình trực thuộc. Nhất là khi cá nhân đó lại là người cầm bút. Do đó rất nhiều khi tôi đã tự nguyện lao mình đi giữa chiến tranh chỉ vì tôi muốn nghe thấy trên làn da và tâm khảm của mình niềm rát phỏng của đám cháy quê hương. Thật tình ngay trong cả thời kỳ đó, tôi cũng chẳng tin tưởng gì vào một chiến thắng, tôi chỉ dám hoài vọng vào một trì hoãn một sursis khả hữu nào đó cho miền Nam trong khi chờ đợi một giải pháp chính trị toàn bộ. Nhưng tâm trạng đó cũng đã không hề ngăn trở tôi thường xuyên mong mỏi như André Malraux từng mong mỏi khi tham gia vào cuộc chiến tranh chống Đức Quốc Xã: Cầu cho chiến thắng sẽ đến với những ai tham gia chiến tranh mà không hề yêu thích nó. Tôi có làm vài bài thơ về chiến tranh và những bài thơ đó thật sự chẳng nói được bao nhiêu so với những điều tôi đã thấy và muốn nói.
NMT: Khi bị đối phương cầm tù, tâm trạng thực của anh ra sao? Có giống như trong những bài thơ mà sau này anh đã viết ra không?
TTY: Tôi nghĩ lại là đại để trong tù và tâm trạng trong thơ của tôi không khác nhau. Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975 khi đã vào tù rồi, tôi luôn luôn tự nhắc nhở mỗi một điều là hãy coi mình như đã chết và đây chính là phần posthumost life của mình Đời ta sáng mượn ánh tàn dư/ đến từ một hành tinh đã tắt nghỉ... Tất cả mọi nỗ lực nhiều khi vượt sức bình sinh của mình trong thế giới đày đọa đó là phải làm thế nào gìn vàng giữ ngọc, đương đầu với mọi kỹ thuật thâm độc nhằm hủy diệt nhân cách như là cái phần duy nhất còn lại của những người bại trận. Kẻ có liêm sỉ không vỗ ngực mình là người anh hùng trong một hoàn cảnh nghiệt ngã như vậy mà chỉ có thể hài lòng là mình đã chẳng gục mặt trước bạo quyền để phải nhục nhã về sau với bạn hữu.
NMT: Anh đã sống một thời gian khá dài ở trong nước sau 1975. Vậy anh có thể nào nói và mô tả xã hội mà anh phải sống với và những nỗi niềm ray rứt đã có trong thời gian ấy?
TTY: Nói ngắn gọn, đó không phải là một xã hội dành cho con người. Ray rứt ghê gớm nhất là sống trong xã hội đó, liệu mình còn là con người cho đến lúc nào đây...
NMT: Nhìn lại nửa thế kỷ vừa qua, anh có nghĩ chiến tuyến Quốc Cộng vẫn còn giữa những người Việt Nam? Hay nghĩ rằng đó là chuyện quá khứ và bây giờ là hiện tại và tương lai?
TTY: Trong thâm tâm chúng ta, những con người Việt Nam, thật sự chúng ta có chút nào hài lòng về cuộc chiến tranh Việt Nam vừa qua không? Nếu không thì tại sao chúng ta cứ phải duy trì và duy trì cho đến bao giờ cái điều mà chính chúng ta không hài lòng đó. Nghĩ như vậy không có nghĩa là chúng ta nhắm mắt làm ngơ cho bất kỳ thế lực tối tăm ngu muội nào muốn làm gì thì làm trên đất nước chúng ta. Từ hai mươi năm qua, những người Cộng Sản đã toàn thắng nhưng chính sự toàn thắng đó đã hàm chứa cái mầm mống đương nhiên của sự thất bại hiện giờ và vĩnh viễn của họ. Điều tiên quyết hết sức đơn giản là chúng ta phải tách ra khỏi, trong cái nhìn của chúng ta một bên là dân tộc Việt Nam dù ở miền Bắc hay ở miền Nam, dù ở trong nước hay ngoài hải ngoại, một dân tộc từ lâu mòn mỏi kêu cầu được xót thương nhau, vỗ về nhau, tha thứ nhau, với một bên là tập đoàn Cộng Sản thống trị ngăn trở. Từ đó, có thể chúng ta sẽ tìm ra được cái cách thức hữu hiệu nhất, nhẹ nhàng nhất nhằm xóa bỏ hoàn toàn chế độ Cộng Sản. Tôi đặt một hy vọng lớn lao vào những tiếng nói văn hóa.
NMT: Anh có tham vọng diễn tả nỗi niềm chung mang của thế hệ chúng ta qua những bài thơ anh viết? Như Đỗ Phủ vẽ lại một xã hội và thời thế tan nát ngày xưa.
TTY: Có. Một cách chung chung đó là tham vọng đương nhiên của bất kỳ ai cầm bút. Đỗ Phủ là nhà thơ mà tôi thường tưởng nghĩ tới.
NMT: Anh có mơ ước sẽ chen chân trên văn đàn thế giới quốc tế để nói lên nỗi niềm của con người Việt Nam không?
TTY: Hiển nhiên là có. Điều bao giờ tôi cũng muốn làm là cố gắng, qua tác phẩm của mình, biểu hiện được tâm hồn dân tộc Việt Nam, biểu hiện đến tối đa mà tôi có thể biểu hiện được. Thường tôi tự dầy vò với câu hỏi là tại sao mãi chúng ta vẫn chưa có được những tác phẩm đậm đà bề thế nói lên được những gì mà dân tộc ta phải gánh chịu cũng như những gì mà nhờ đó, dân tộc ta đã trường tồn và còn trường tồn. Bởi lẽ đứng trên bình diện văn học nghệ thuật mà xét thì một thời kỳ đại họa của một dân tộc bao giờ cũng tiên đoán một thời kỳ được mùa văn học nghệ thuật của dân tộc đó. Nên chẳng lúc nào trong lòng tôi tắt đi niềm mong ước ngày đêm đó. Và nếu như tôi chỉ còn được một niềm tin tưởng nào thì đó phải là niềm tin tưởng vào dân tộc Việt Nam.
NMT: Có người chê bai và đánh giá thấp những thi sĩ mang chính đời sống mình ra mà giãi bày tâm sự. Theo anh, sự phê phán này có chính xác không?
TTY: Ai mà chê bai kỳ vậy? Cái cao thấp của một tác phẩm không ở cái đề tài được xử dụng mà là ở cái cách thức diễn đạt cùng những tình ý được diễn đạt chung quanh hay đằng sau cái đề tài đó. Hơn nữa, nghệ thuật xuất phát từ cái riêng lẻ. Nói đến nghệ thuật tức là nói đến cái chủ quan. Tại sao cứ phải áp đặt một cách nghiệt ngã như vậy những thể loại đề tài?
NMT: Trong thơ anh có tình yêu không?
TTY: Anh thấy có không?
NMT: Khuôn dáng người nữ khá mờ nhạt trong thơ anh. Tại sao vậy?
TTY: Tôi không rõ là tại sao. Có thể là trong những bài thơ mà tôi đã làm, tôi không chủ vào việc mô tả khuôn dáng người nữ.
NMT: Khi làm một bài thơ anh có chọn lựa thể loại lục bát, bảy chữ, tám chữ hay thơ tự do... không? Hay tùy hứng không chủ đích trước?
TTY: Thường tôi không có chủ đích trước. Sự chọn lựa của tôi về thể thơ chủ yếu được quy định bởi tính chất của những tình ý mà tôi muốn diễn đạt.
NMT: Anh có nhận xét nào về văn học trong nước, văn học ngoài nước? Có thể có sự so sánh nào không?
TTY: Nhìn toàn cảnh, từ mấy năm nay, văn học trong nước có phần nào đổi khác; ít ra không còn bị khuôn bó trong một số những đề tài nào đó được ấn định sẵn nên người đọc còn muốn đọc qua. Cảm tưởng chung của tôi là phần lớn những tác giả trong nước dường như có vẻ gì đó vội vội vàng vàng của những người không muốn bị trễ muộn hơn nữa cho một chuyến xe, đồng thời cũng có điều gì đó còn ấp úng, không được mạnh dạn, thoải mái cho lắm đối với chính mình. Vài ba khuôn mặt nổi lên trong những ánh đèn chính trị chiếu từ nhiều phía hơn là do chính sức sáng tự có của tài năng văn chương. Còn văn học hải ngoại thì dường như cũng có chung cái sắc mặt mất ngủ dã dượi bần thần của nỗi hồi niệm câm hãm. Tôi có cảm tưởng những tác giả hải ngoại chưa quyết định xong cho mình về một chuyến xe cần phải chọn. Số lượng phong phú sách báo văn học xuất bản tự nhiều tụ điểm văn hóa lưu vong cho thấy một chen chúc nở rộ của rất nhiều tác giả cũ có, mới có nhưng thẳng thắn mà nói, chưa có tài năng nào hay tác phẩm nào có đủ từ lực khiến cho người đọc còn đang trông chờ phải tìm kiếm đến. Giữa hai trạng thái văn học trong nước và hải ngoại, tôi nghĩ không cần và cũng không thể có sự so sánh.
NMT: Anh nghĩ thế nào về giao lưu văn hóa giữa trong nước và hải ngoại? Vào thời điểm bây giờ? Và trong tương lai?
TTY: Lý ra ta không cần phải đặt ra vấn đề giao lưu văn hóa bởi lẽ chuyện văn hóa giao lưu nhau vốn là chuyện đương nhiên phải như vậy. Ngăn sông cấm chợ văn hóa là một việc làm bỉ ổi của những quyền lực sợ hãi dù rằng nó có nhân danh một thứ gì cho là cao quý đến mấy đi nữa. Ờ, tại sao người Việt Nam trong nước lại không được đọc tác phẩm của những tác giả Việt Nam ở hải ngoại?
NMT: Những dự trù văn chương của anh?
TTY: Viết, viết, viết và viết...