Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Trạch Gầm - Thơ: Vụn Vặt, Ráng Chịu, Dấu Gìay Chinh Chiến - Văn: Bên Lề Cuộc Chiến, Nhốt Vòng Nhớ Thương, Chôn Lầm Huyệt Nhớ. Chúng tôi đã có dịp nói Thơ người lính Trạch Gầm, thì bây giờ, ở tháng Tư đáng nhớ của lịch sử Việt Nam, chúng tôi nói chuyện với nhà văn Trạch Gầm. Trải qua bao nhiêu chiến trận, từ Tết Mậu Thân 1968, An Lộc 1972, đến tháng Tư năm 1975, ký ức của một người lính trực tiếp cầm súng ngoài chiến trường đầy chật những nỗi niềm, muốn quên mà vẫn phải nhớ.
Trạch Gầm - Thơ: Vụn Vặt, Ráng Chịu, Dấu Gìay Chinh Chiến - Văn: Bên Lề Cuộc Chiến, Nhốt Vòng Nhớ Thương, Chôn Lầm Huyệt Nhớ. Chúng tôi đã có dịp nói Thơ người lính Trạch Gầm, thì bây giờ, ở tháng Tư đáng nhớ của lịch sử Việt Nam, chúng tôi nói chuyện với nhà văn Trạch Gầm. Trải qua bao nhiêu chiến trận, từ Tết Mậu Thân 1968, An Lộc 1972, đến tháng Tư năm 1975, ký ức của một người lính trực tiếp cầm súng ngoài chiến trường đầy chật những nỗi niềm, muốn quên mà vẫn phải nhớ.
Dù rằng tác giả vẫn canh cánh trong lòng:
Cuộc đời nào... tệ cách mấy khi vượt qua bước thời gian lại không có lúc đạp chân lên niềm vui nỗi buồn.
Quay lưng lại một chút. Không ai lại không gặp lời khuyên. Bỏ đi. Muốn bình yên tâm hồn thì phải biết chấp nhận những gì hiện tại mình đang có... và khôn ngoan hơn là chôn vùi quá khứ.
Làm người khó quá. Biết mà không biết
Tôi đã từng theo lời dạy khôn ngoan, bao lần đào huyệt mang chôn quá khứ, chôn đi rồi chôn lại, lại cứ chôn lầm vào huyệt nhớ.
... Với chôn lầm huyệt nhớ biết đâu... bạn lại bồi hồi... gặp mình trong đó.
Vâng, tháng Tư năm nay, chúng ta cùng tác giả Trạch Gầm “Chôn Lầm Huyệt Nhớ” từ “Bên Lề Cuộc Chiến” (nói là bên lề nhưng sao đầy chật chuyện thật người thật)...
Tôi đọc Trạch Gầm. Những trang nhật ký bằng thơ của những ngày cuối tháng Tư năm 1975 oan nghiệt của dân tộc Việt Nam. Những ngày tháng không thể nào quên trong trí nhớ mọi người. Bài Nhật Ký Tháng Tư:
Hai mươi tháng Tư tiễn em đi Mỹ
Ta biết dễ dàng mất biệt từ đây
Em lên máy bay ta về đơn vị
Đất Biên Hòa buồn... chết điếng cỏ cây
Hai mốt tháng Tư, ta vào Quân Đoàn
Ngồi nghe thuyết trình nhận lệnh hành quân
Tay áo xắn cao một đời thám kích
“Kiến lửa bu đầy” nhột cả đôi chân
Hăm hai tháng Tư, ta vào Đại An
Chứng kiến cảnh dân bỏ xóm bỏ làng
Dân chạy đến đâu ...địch bò đến đó
... Đâu được như em... chừ đã thênh thang
Hai ba tháng Tư... ta ngược Đồng Nai
Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài
Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng
Ta chỉnh pháo... và thây giặc chồng thây
Ta lạc mấy ngày trong vùng đất địch
Gọi đã khàn hơi chẳng thầy bạn bè
Thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất
Đâu có thời giờ để cứu ta ra
Hai tám tháng Tư, ta ra lộ Một
Gặp ông tướng Vùng thị sát thăm dân
Ông nói lung tung, ông thề sống chết
Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm
Hai chín tháng Tư, Biên Hòa xơ xác
Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang
Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết
Như tự chào mình - nát cả tim gan
Ba mươi tháng Tư, ta ôm mặt khóc
Trên cầu Sài Gòn - cạnh phố Hùng Vương
Mười năm binh đao... mười ngày kết thúc
Ta còn nguyên, mà... mất cả quê hương.
Những bài thơ Trạch Gầm. Có phải là những chất quặng nguyên sinh của những đời sống thực. Thơ có khi là những chuyện kể của một đời chiến sĩ nhưng tràn đầy nỗi niềm tha thiết của một người không thể nào quên trong ký ức những ray rứt vết đau quá khứ. Dù rằng cuộc chiến đã qua rồi, mấy chục năm sao vẫn hiển hiện những người những cảnh. Thơ Trạch Gầm có ngang tàng của người trực tiếp chiến đấu trong ngôn ngữ và cũng có mênh mang của tình cảm lãng mạn nhưng chân phương. Người lính, hồi ức về những tháng ngày binh lửa của mình, nhớ về những đồng đội cũ, người còn kẻ mất, đồng vọng trong niềm đau của những người lính thua trận. Trong thời hậu chiến, nếu có ai đọc những câu thơ hào sảng để dong tay nhau đi về thời đại cũ, về tháng năm xưa. Thời gian vùn vụt, thoáng chốc đã mấy mươi năm tưởng như mất biệt nhưng hôm nay lại hiện về cảm khái trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975, ngày đau thương của đất nước. Có nỗi niềm nào làm lành lạnh đất trời, len vào trong tâm tư những thốn đau thiên cổ, những ngậm ngùi của người lính thất trận bó tay với kẻ địch thù không xứng. Thơ như tự nhắc nhở mình với những dằn vặt nội tâm nhưng không hề nuối tiếc cho thân phận cá nhân mà đau lòng cho đất nước bị những kẻ như Lê Chiêu Thống hèn hạ bán nước cầu vinh.
Không hiểu sao khi phác họa lại chân dung người lính, chúng ta thường nghĩ đến những biểu tượng lãng mạn của hào hùng, của câu thơ Đường: “bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi/ dục ẩm tì bà mã thượng thôi/ túy ngọa sa trường quân mạc tiếu/ cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Có phải hình ảnh ấy, của Lương Châu Từ đã thành một phiển bản chung cho vóc dáng người chiến sĩ. Nhưng ở Trạch gầm, men cay chỉ là chất xúc tác mà tính chất người lính vòi vọi hơn nhiều những câu cổ thi trên. Thơ để kể chuyện quá khứ nhưng hướng về tương lai. Không văn hoa nhưng rượu bốc vẫn có âm vang của đời sống thực. Người lính chỉ muốn là một người cầm súng bình thường đâu có muốn gồng mình đóng vai kép độc anh hùng không hãi sợ cái chết. Nhưng họ yêu đơn vị mình phục vụ, yêu thương đồng đội những người sẻ chia gian nguy và coi đơn vị như gia đình mình. Và với nhân thân ấy họ chiến đấu dưới cờ và dù thời gian đã phôi pha mấy chục năm sau, tâm tư ấy vẫn không dời đổi.
Cuối tháng Tư, Khui tờ lịch cũ. Khui lại nỗi ngậm ngùi đơn giản sao mênh mang:
Bỗng dưng khui nhằm tờ lịch cũ
Chợt gặp lại mình tuổi hai mươi
Một lời xin lỗi... làm sao đủ
Trút cả tang thương phút ngậm ngùi
Thằng lính nào không vào cõi chết
Sống còn... cặp mắt buốt niềm đau
Xé trời. Ừ cũng đời ngang dọc
Đào huyệt mang chôn nỗi tự hào
Lịch cũ vút bay vào nỗi nhớ
Mỗi tờ rớt... đụng đoạn đường quen
Vang vang bom đạn ngày chinh chiến
Sông núi ngóng chờ phút bình yên
Bao thằng tắt nụ cười trai trẻ
Trao lại anh em khúc ân tình
Đạp lời vĩnh biệt mà đau xót
Cứ tưởng mai rồi hết điêu linh
Chồng tờ lịch cũ trên tờ lịch
... bóc giữa tha phương gửi bạn bè
Bao nhiêu xương máu chồng lên đó
Có gió sương nào không sắt se?
Tháng Tư xứ người, đọc từ “Bên Lề Cuộc Chiến” đến “Chôn Lầm Huyệt Nhớ”, một đoạn đời của một người lính đã được hồi sinh từ những dấu ấn ký ức không thể nhòa phai. Tác phẩm văn đầu tiên sau những tập thơ được xuất bản là “Đôi điều”, những lời ngỏ của một tâm tư bừng bừng từ quá khứ, những lời bộc trực ngậm ngùi:
Những ngày tù dài dặc.
Những ngày tha phương ngập đầu.
Cái ước mơ của những người lính VNCH những người lính thật sự cầm súng bảo vệ quê hương mà xuôi tay đánh mất Quê Hương hình như là... trên mỗi sợi tác bạc vẫn còn mang nặng một niềm đau. Ước mơ vẫn là ước mơ. Được đứng dưới cờ, giữa trời lửa đạn để lấy lại quê hương thanh bình. Đau vì nỗi nhớ, nỗi nhớ níu niềm đau. Làm sao quên.
Chuyện kể là... những mảnh vụn vặt trong tháng ngày cầm súng, gợi nhớ, kể nhau nghe cứ y như là những lời nhắc nhở nhắn gió gửi sương
Trong số người ngồi nghe kể, có một người con gái tha phương khoa bảng ở lớp tuổi chưa chạm vào cuộc chiến... dễ mến là nặng nợ với sách vở chữ nghĩa, thích và xin lại vài mẩu chuyện.
Khởi đi là vậy. Vì lỡ hứa, chuyện kể được cài trên mặt báo được in thành sách.
Ba mươi chuyện kể, mỗi chuyện chắc chắn là... nó dính chặt với thời gian mà nó hiện diện. Vì là chuyện kể, mỗi chuyện được khởi hứng từ bất chợt, gặp Đỗ Bảy, ngồi cùng anh Danh Thư Viện, nhớ Củ Chi. Gặp Phan Thanh Miên, Nguyễn Thanh Khiết nhớ Tây Ninh, An Lộc. Gặp Lê Phong Cảnh, Hồ Văn Mẩm nhớ Biên Hòa... Vì thế chữ nghĩa nhảy nhót cùng nỗi nhớ không liên tục cùng thời gian.
Cám ơn Ông Thụy Như Ngọc từ một câu nói “Chú kể đi, kể để tụi trẻ bọn cháu có thêm sự hiểu biết về các chú”.
Trạch Gầm tự cho mình chỉ là người kể chuyện. Nhưng, có nhiều cách kể chuyện. Có người vỗ ngực xưng tên viết hồi ký, kể chuyện thực lẫn với chuyện giả với chủ tâm khoe cái tôi anh hùng và giấu đi cái tôi yếu kém. Kể chuyện giả chứ không phải chuyện thực, thiết tưởng cũng chẳng nên để ý làm chi. Những người Cộng Sản, mang văn chương phục vụ chính trị, mang thi ca trong nhiệm vụ tuyên truyền kích thích thanh niên hy sinh cho mục tiêu của một chủ nghĩa ngoại lai phi nhân bản.
Nhưng đọc Trạch Gầm, chúng ta thấy được những người lính nhân bản tuy xông pha trong lửa đạn nhưng không có chất cuồng tín phi nhân. Dù là người thua trận nhưng vẫn ngẩng cao đầu.
Đọc Trạch Gầm, qua những chuyện kể, để mường tượng thấy một hình dạng của người lính chiến đấu, có quá nhiều ký ức của những phút giây nghẹt thở trên chiến địa, viết lên những suy nghĩ, những cảm nhận thật sự của những người lính cầm súng với lý tưởng và trách nhiệm của một thanh niên sống trong một thời thế đặc biệt của dân tộc. Mười năm làm lính, qua những chiến trận hiểm ác, từ trận Tết Mậu Thân đến trận tử thủ An Lộc, từ trận vượt biên Kampuchia năm 1970 đến những ngày tháng Tư 1975, ông dùng văn chương để nhớ lại, có khi như là một cách làm sống lại cuộc đời mình. Nhưng từ thơ đến văn, sao đầy chật những nỗi niềm, sao ứ tràn niềm ray rứt. Làm kẻ thua trận mà kẻ thắng là những kẻ bất xứng, thì còn đau đớn nào hơn.
Tháng Tư, những ngày đau buồn của dân tộc. Tôi đọc để cám cảnh những người lính VNCH trong những ngày cuối cùng của trận chiến:
... Trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975, sau cái lịnh đầu hàng mẹ kiếp, chôn đứng bọn mình giữa đất trời thân quen. Cái việc làm dễ thương nhất của anh em mình lúc đó là móc túi san sẻ cho những thằng ở xa... tan hàng... cố gắng. Cố gắng khô tròng.
Tao lê cái hồn rời xác của tao trên đường phố, vừa đến ngã tư Hai Bà Trưng, Hiền Vương, Tân Định. Tao đi bên này lề đường, thằng Lộc Khùng đi bên lề đường bên kia, dưới đường là một bọn ngố vênh váo, ngác ngơ tay lăm le AK đi theo một hàng dọc.
Thằng Lộc nhìn thấy tao, nó la lớn Đại Bàng. Nó dập hai chân vào nhau, đưa tay chào đúng cách nhà binh... lại la lớn, em chào Đại Bàng lần cuối Đại Bàng. Nó không đùa, nó nghiêm trang thật sự. Nó ngon, không lẽ tao không ngon, tao đứng nghiêm chào lại. Trong tình huống đó chết như chơi. Ngậm ngùi.
Cũng một cái chào, khoảng thời gian đó, cách có hai ngày trước tại Hố Nai, bọn mày còn nhớ không? Sáng ngày 28 tháng Tư, bọn mình đang nằm trong khu xứ đạo An Bình, phía nam Trảng Bom thì được lịnh rút về Hố Nai bao vùng. Làm nhiệm vụ giữ an ninh cho vị Tướng Tư Lịnh đến thị sát thăm dân.
Trực thăng ông Tướng xuống, giới chức chính quyền địa phương nghênh đón. Ông đi bộ trên một đoạn đường dài khoảng 300 mét. Tay bắt mặt mừng cùng các cụ bô lão.
Tao nghe các cụ bô lão nói:
- Chúng tôi vì cái họa Cộng Sản mà bỏ xứ vào Nam. Sự nghiệp mà chúng tôi có ngày hôm nay được xây dựng trên mồ hôi và nước mắt chúng tôi không thể bỏ mất. Thề sống chết cùng nơi này.
Tao lại nghe ông Tướng nói:
- Các cụ cứ yên tâm, chúng con còn hiện diện ở đây, hứa với các cụ chúng con không để mất thêm bất cứ tấc đất nào!
Hai tám tháng Tư... ta ra lộ Một
Gặp ông Tướng Vùng thị sát thăm dân
Ông nói lung tung... Ông thề sống chết
Ông nói xong rồi... Ông bay biệt tăm.
Cái chào của tao rớt xuống hững hờ. Ông Tướng bay đi. Biệt tăm. Tao vừa gom xong ba toán, định quay lại An Bình thì được lịnh rút về Quân Đoàn trình diện ông thầy (vị trưởng Phòng 2) tao nhận một lúc ba lịnh khác nhau:
- Cho một số anh em về doanh trại thiêu hủy hết hồ sơ. Cho một toán trinh sát chấm định một vài điểm khi cần có thể vượt sông, dự trù cho trường hợp các chiếc cầu bắt qua sông Đồng Nai đều bị giật sập. Đến 4 giờ chiều gom hết anh em về P2 nhận vị trí phòng thủ.
Tao thật sự lùng bùng.
Tay chào bước ra, ông thầy gọi giựt lại, ông nói với tao những lời nói khi mở miệng có vẻ khó khăn lắm:
- Anh nói khéo với anh em, đứa nào nhà gần đây, muốn về cứ cho tụi nó về. Đây không phải là lịnh. Khéo một chút... tình hình này chắc mình cũng bỏ nơi này thôi. Dặn mấy thằng bỏ về, khi có lịnh nhớ quay lại.
Đơn vị của tác giả Bên Lề Cuộc Chiến là một đơn vị nhỏ với những công tác bí mật quân báo trực thuộc Phòng 2 Quân Đoàn 3. Có lẽ những cư dân Biên Hòa cũng khá lạ lùng với những người lính mang trên vai trái phù hiệu Quân Đoàn 3, vai phải có phù hiệu TKXN/QĐ3 (Thám Kích Xâm Nhập/QĐ3) với biểu tượng sọ người gác trên hai xương tréo. Nhưng đôi khi cũng dùng trang phục của Việt Cộng nón tai bèo súng AK để thi hành công tác. Trong đại đội có những toán khai thác mục tiêu xử dụng cả những cán binh chiêu hồi. Với thành phần nhân sự như vậy, Đại đội Thám Kích Xâm nhập 302 đã có những ngày cuối như câu chuyện kể:
Tôi không hiểu trong các quân binh chủng khác có vị Đại Tá nào dùng lời lẽ như vậy để chỉ thị với các đàn em và... tôi cũng không hiểu trong quân đội có vị Đại Tá nào từ năm 1973 đã nhìn ra viễn tượng mất nước nếu mình không làm hết sức. Bên chai rượu ông trầm ngâm lâu lắm:
- “Toi” uống không vô phải không, “moi” cũng vậy thôi, cuộc diện thay đổi nhanh quá mình trở tay không kịp. Mấy đứa con của “toi”, những đứa ở Phú Hòa, Dĩ An, Cây Gáo đã kéo về hết chưa?
- Xong hết rồi Đại Tá, đám thằng Thành từ Dĩ An rút ra tòm được một thằng VC, tạm gởi vào trại giam, trại giam hết nhận đành bỏ tạm ngoài Phòng 2 Tiểu Khu Biên Hòa. Đám Cây Gáo, tụi nó về Thành Kèn ngay hôm qua, đã thi hành xong chỉ thị của Đại Tá, tiêu hủy hết tất cả tài liệu mật.
- Được vậy là tốt, mọi sự việc quan trọng mà “moi” muốn “toi” thực hiện ngay bây giờ, “moi” biết rất khó xử cho “toi” nhưng trước tình thế hiện tại mình cũng không biết ngày mai của mình rồi sẽ như thế nào thì làm sao giữ mấy thằng nhỏ lại được. “Toi” tập họp mấy thằng hồi chánh khuyên tụi nó về quê tạm một thời gian mình sẽ liên lạc với tụi nó khi tình hình cho phép. (Ông không dùng tiếng về nhà, bởi hơn ai hết ông cũng biết có nhiều đứa có nhà đâu mà về.)
Tôi đã phải giải quyết một sự việc mà trong thâm tâm tôi tự chửi bới tôi không ít. Những người bạn này của tôi, không phải là những người bạn khề khà trên bàn rượu, những người bạn thực sự chia xẻ máu xương, tôi mang sự thật thà ra chinh phục, giờ tôi phủi tay còn tệ nào hơn. Trong 15 thằng phải đi đó có một thằng không chịu đi, cùng lắm là chết thôi anh Ba... nó mang câu nói đó theo tôi đến khi tôi chẳng còn giống ai, lùng bùng lỗ tai vì cái lệnh đầu hàng.
8 giờ tối ngày 28, tôi lại được lịnh tập họp đơn vị, kể cả quân số của Biệt Đội Quân Báo, phổ biến một cái lịnh mà Ông Thầy dặn tới dặn lui, đây không phải là lịnh: “Kể từ giờ phút này, anh em nào nhà quanh khu vực Biên Hòa hoặc những vùng phụ cận muốn về cùng gia đình, bỏ súng ống lại tự ý ra về khi có lịnh mới thì trở lại trình diện bởi vì Quân Đoàn có thể tạm di chuyển đến một vùng xa hơn...”
Tôi lại đụng phải một niềm đau, anh em chẳng đứa nào rời tôi... vì tôi đã trả lời một câu hỏi của các đàn em... tôi ở lại chờ lịnh của Quân Đoàn.
- Đại Bàng chờ thì chúng tôi cũng chờ.
... Tôi đang vui cùng anh em ngay trên mặt đường Quốc Lộ 1 trước cổng Quân Đoàn. Chúng tôi uống hết sạch tất cả các chai rượu mà câu lạc bộ Biệt Đội còn sót lại, chúng tôi chia nhau vét sạch chảo cơm rang loạn xà bần, gạo xấy, thịt ba lát, cá tuna, tôm khô. Không có một suy nghĩ nào chạnh lòng vì tất cả chấp nhận câu nói của thằng Vui khi chiều... cùng lắm là chết có mẹ gì lo.
Đang vui thì Ông Thầy tôi lại gọi vào, ông chìa cho tôi 4 chai Martell:
- Mang ra cho đám nhỏ uống, tối nay thì không có chuyện gì xảy ra đâu, ngày mai thì khác... “Toi” vào đây ngồi cùng “moi”, một mình... cũng buồn.
Lần này ngồi với tôi, ông đã bớt đi nỗi trầm ngâm:
- “Toi” từ chối không đi cùng tụi thằng D.F., “moi” biết, chuyện “toi” tính làm ẩu giữ nó làm con tin, “moi” cũng biết. Tánh “toi” đã như thế “moi” nghĩ “moi” có khuyên “toi” một điều gì thì cũng là vô ích.
Làm gì mà “toi” không nhìn ra chuyện đau thương cho tháng ngày trước mắt, kế hoạch dành cho tình hình xấu nhất mà người Mỹ có nêu ra là sẽ đổ một, hai Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến xuống giữ trục lộ 15 (Sài Gòn Vũng Tàu) bảo vệ an ninh cho một số người di tản và chuyển hết quân của mình về Vùng Bốn rồi mới tính tới một giải pháp tiếp theo. Kế hoạch đó giờ tụi nó cũng đã hủy bỏ. Chiều tối “toi” thấy đó phi trường Biên Hòa người ta đã bỏ đi, trong đó nổ cháy tùm lum, theo báo cáo là có một phi tuần A37, tụi VC lấy được của mình từ phi trường Phan Rang bay vào oanh tạc. “Moi” thì “moi” có cái nhìn khác, hình như phi trường Biên Hòa cháy là do quyết định của ông Dương Văn Minh (Ông Thầy tôi không xử dụng hai chữ Tổng Thống), ông tự chặt tay mình để tỏ thiện chí và giữ lời cam kết không đánh nhau với bọn Mặt Trận Giải Phóng. Lúc này mà còn tin nói chuyện được với bọn Cộng Sản thì đất nước còn gì. Việc làm của mình là biết người biết ta, cái biết của mình giờ trở thành không biết. Chỉ còn biết buồn.
“Toi” cũng biết, giờ này mà “moi” còn ngồi đây cũng chỉ vì... “moi” là cấp chỉ huy mà lại có được mấy thằng em như các “toi”.
Tôi làm sao không biết, chuyện thằng bạn đồng minh phủi tay thì nó đã rõ như ban ngày. Nội cái chuyện mà nó bốc vợ con của một số cấp chỉ huy sang Mỹ dưới cái mỹ từ là tạm lánh nạn trong đó có vợ con của Ông Thầy tôi, là nó cố tình mở đường cho một sự tuôn chạy.
Tôi biết chứ làm sao không biết, bởi vì ngành của tôi mà, sự tương quan lực lượng giữa bọn VC và các đơn vị của chúng tôi đang hiện diện ở Vùng 3 nó đã là một mười, một một. Hơn nữa vào ngày 21 tháng 4, tôi may mắn được tham dự trong một phiên họp tham mưu đặc biệt tại Bộ Tư Lịnh QĐ 3, chính tai tôi nghe vị chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận thuyết trình, nếu chiến trường cứ tiếp diễn như hiện tại, số đạn dược dự trữ chỉ có khả năng cung ứng trong vòng 6 tháng.
Tôi nói với Ông Thầy tôi:
- Tôi cũng buồn, Ông Thầy, bọn tôi đang cầm súng trên tay đâu có cách chọn lựa nào hơn, không lẽ chưa đánh mà chạy. Sự kiện này những người lính như bọn tôi, từng nợ bao ân tình trên chiến trường, quả thật không làm nổi. Chiều này từ Hố Nai về khi ngang qua khu vực Lò Than, tôi gặp thằng bạn thân cùng trường với tôi ngày xưa, nó đang là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 64 Biệt Động Quân. Tiểu đoàn nó và Thiết Đoàn 15 từ Dầu Dây mới được điều động về vị trí này. Nó đang chỉ huy đám con cái nó thiết lập tuyến phòng thủ. Dầu sôi lửa bỏng đến như thế, nó vẫn cười hì hì, danh dự của người lính VNCH nó đang cầm trên tay... nó không lùi và nó không để mất phần đất này, nó chỉ cho tôi thấy, nó nói cho tôi nhìn, nó vừa liệng cái nón sắt, đội cái Mũ Nâu của binh chủng nó, Biệt Động Quân không thể không có một trận nên hồn.
Đó, tuổi trẻ bọn tôi là vậy... chỉ cần cấp chỉ huy còn hiện diện thì không một sự hy sinh nào bị chối từ.
Ông Thầy tôi mắt đỏ hoe:
- Nhưng rồi Biên Hòa còn chịu được bao lâu, ngày mai... Quân Đoàn đã có lịnh rút. Bỏ chỗ nào là mất chỗ đó... “Toi” từng dự trận An Lộc trong cuộc chiến giữ nước của mình chưa có trận nào khốc liệt hơn trận đó, mình đứng vững được là... vị tư lệnh chiến trường của mình thề tử thủ. Bây giờ mà tìm một người lãnh đạo Quân Đoàn có tinh thần như thế... không còn.
Ngày mai, trước mắt là Quân Đoàn sẽ di chuyển về Sài Gòn. “Moi” muốn “toi” đặt thêm một máy 25 trên xe jeep của “toi”. Vẫn xử dụng tần số và danh hiệu nội bộ xưa nay. Khi cần “moi” sẽ có chuyện riêng cùng “toi”.
Chuyện riêng mà Ông Thầy tôi nói cùng tôi khi đoàn convoi vừa tới Thủ Đức, ông khuyên tôi tách đoàn convoi theo ông. Lời sau cùng mà ông nói cùng tôi: “Tình hình hết nước xoay xở”.
Lời sau cùng tôi nói với Ông Thầy: “Tôi không bỏ nổi anh em”.
... Thua trận, đi tù, thật tình không làm tôi ray rứt là bao. Với tôi, đương nhiên mình thua mình chịu. Sự ray rứt vẫn triền miên trong lòng tôi là tôi đã thua một kẻ tàn độc, tham lam lại ngu dốt. Không mang một lợi ích nào hết cho dân tộc, thảm họa hơn là chúng dần đưa đất nước đến chỗ diệt vong.
Nếu tôi có nhớ cũng chỉ là cái nhớ tự trách mình...
Đọc những trang sách kể những ngày cuối cùng trong chiến tranh của Trạch Gầm, từ “Bên lề Cuộc Chiến” đến “Chôn Lầm Huyệt Nhớ” để nhìn thấy được tâm sự của những người lính trực tiếp chiến đấu bảo vệ đất nước quê hương. Ký ức của anh tràn đầy những trận đánh mà suốt hơn mười năm lính đã trải qua. Nhớ đến những trận đánh ấy, không phải là để nhắc lại những chiến công và những thành quả đã đạt. Mà. Nhắc đến để nhớ lại những người và những cảnh. Những nơi chốn mà anh và bạn đồng đội đã giữ gìn từng tấc đất, nơi máu đã đổ của đau xót hy sinh, của bãi chiến trường nơi những con phố, những ngôi làng xác xơ vì lửa đạn. Những cấp chỉ huy, những người bạn hữu, và những “thằng em” được nhắc đến với niềm thâm cảm của những người cùng chung chiến tuyến chia sẻ gian nguy. Giây phút cuối cùng của một đời lính sao não nề tang thương:
... Chiều ngày 29, tôi về tới trại Cổ Loa. Trại trống trơn... Bộ chỉ huy Quân Đoàn về đây, lâm vào cảnh rắn mất đầu. Hình như vị Tư Lịnh và các trưởng phòng không còn ai, kể cả vị Thầy của tôi, Trưởng Phòng 2. Người duy nhất còn hiện diện là vị Tham Mưu Trưởng. Tôi nhận lịnh từ Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng “Tạm ở một đêm mai sẽ có kế hoạch”. Tôi bố trí khu vực cho các thằng em xong đi quan sát một vòng bờ thành của trại. Các lô cốt phòng thủ trống trơn. Tôi bối rối thực sự, lưc lượng cơ hữu của trại đã rút từ lúc nào...
Khoảng 8 giờ tối, tôi ra khỏi Trại Cổ Loa cùng 3 thằng em, chạy một vòng Sài Gòn, vẫn còn đùa được cùng mấy thằng em “Mở mắt nhìn cho kỹ biết đâu mai này không còn dịp để nhìn” (Câu nói tầm phào này mà về sau đúng phóc, mới chết).
Sài Gòn vắng teo, mặc dù trong lúc này chưa hề có một loạt đạn nào nổ trong thành phố. Tôi nghĩ đến Trung Tâm Quân Báo đầu não của bọn tôi, nằm trên đường Tô Hiến Thành... Nơi tôi có những người bạn cùng khóa làm việc ở đây. Tôi muốn thăm dò một số tình hình. Nằm kế Trung Tâm Quân Báo là CMIC tức Trung Tâm Thẩm Vấn thuộc Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi hỡi ôi khi đặt chân đến hai đơn vị này. Họ đã bỏ đi hết, bàn ghế giấy tờ ngổn ngang trong phòng làm việc... Trở về Trại Cổ Loa tôi nằm chờ sáng.
Sáng sớm ngày 30 tháng 4, ra trước sân cờ, tôi gặp lại Chuẩn Tướng Tường và Đại Úy Trí người tùy viên của ông và cũng là bạn cùng khóa với tôi. Tôi đến trình diện và... chỉ nhận được một cái lắc đầu. Chính ông, ông cũng không nhận được lịnh lạc gì và hình như chính ông, ông cũng không biết đối phó sao trước tình huống này.
Lâm vào hoàn cảnh này, cách duy nhất là tôi tự ra lịnh cho tôi. Tập họp anh em, phổ biến tình trạng thực tế, nói rõ quyết định.
Tôi không còn một chọn lựa nào khác, tôi cùng mấy thằng em một thời sống chết bằng lòng theo tôi, kéo nhau về Vùng 4 trong khi 9 anh em khác, đúng 1/3 quân số của tôi trong giờ phút này theo Trung Úy R. quay trở lại Biên Hòa.
Chúng tôi ngừng xe tại cầu Ông Thìn. Một đơn vị Biệt Động Quân đang chạm địch tại đây. Tiếp cùng anh em một tay, tôi chưa thực hiện được ý định thì tôi nhận được lịnh... Mẹ kiếp, linh được phát ra tù cái radio Sony của Trung Sĩ Tỷ, người lài chiếc Dodge đang chất đầy súng ống.
Cái lịnh khốn nạn tận cùng của đời lính, cái lịnh phủi tay hết Trách Nhiệm và Danh Dự của bọn tôi. Mười năm lính, tôi trở thành tổng ngổng tồng ngông, ở truồng cùng thân phận. Tôi mất cả lối đi lẫn cả nẻo về.
Cuộc đời nào... tệ cách mấy khi vượt qua bước thời gian lại không có lúc đạp chân lên niềm vui nỗi buồn.
Quay lưng lại một chút. Không ai lại không gặp lời khuyên. Bỏ đi. Muốn bình yên tâm hồn thì phải biết chấp nhận những gì hiện tại mình đang có... và khôn ngoan hơn là chôn vùi quá khứ.
Làm người khó quá. Biết mà không biết
Tôi đã từng theo lời dạy khôn ngoan, bao lần đào huyệt mang chôn quá khứ, chôn đi rồi chôn lại, lại cứ chôn lầm vào huyệt nhớ.
... Với chôn lầm huyệt nhớ biết đâu... bạn lại bồi hồi... gặp mình trong đó.
Vâng, tháng Tư năm nay, chúng ta cùng tác giả Trạch Gầm “Chôn Lầm Huyệt Nhớ” từ “Bên Lề Cuộc Chiến” (nói là bên lề nhưng sao đầy chật chuyện thật người thật)...
Tôi đọc Trạch Gầm. Những trang nhật ký bằng thơ của những ngày cuối tháng Tư năm 1975 oan nghiệt của dân tộc Việt Nam. Những ngày tháng không thể nào quên trong trí nhớ mọi người. Bài Nhật Ký Tháng Tư:
Hai mươi tháng Tư tiễn em đi Mỹ
Ta biết dễ dàng mất biệt từ đây
Em lên máy bay ta về đơn vị
Đất Biên Hòa buồn... chết điếng cỏ cây
Hai mốt tháng Tư, ta vào Quân Đoàn
Ngồi nghe thuyết trình nhận lệnh hành quân
Tay áo xắn cao một đời thám kích
“Kiến lửa bu đầy” nhột cả đôi chân
Hăm hai tháng Tư, ta vào Đại An
Chứng kiến cảnh dân bỏ xóm bỏ làng
Dân chạy đến đâu ...địch bò đến đó
... Đâu được như em... chừ đã thênh thang
Hai ba tháng Tư... ta ngược Đồng Nai
Sương ôm mặt sông lau sậy thở dài
Địch xua quân tràn giữa đêm vắng lặng
Ta chỉnh pháo... và thây giặc chồng thây
Ta lạc mấy ngày trong vùng đất địch
Gọi đã khàn hơi chẳng thầy bạn bè
Thằng nào cũng đang giữ từng tấc đất
Đâu có thời giờ để cứu ta ra
Hai tám tháng Tư, ta ra lộ Một
Gặp ông tướng Vùng thị sát thăm dân
Ông nói lung tung, ông thề sống chết
Ông nói xong rồi, ông bay biệt tăm
Hai chín tháng Tư, Biên Hòa xơ xác
Ta về Sài Gòn ngang qua nghĩa trang
Ta đứng nghiêm chào bạn ta đã chết
Như tự chào mình - nát cả tim gan
Ba mươi tháng Tư, ta ôm mặt khóc
Trên cầu Sài Gòn - cạnh phố Hùng Vương
Mười năm binh đao... mười ngày kết thúc
Ta còn nguyên, mà... mất cả quê hương.
Những bài thơ Trạch Gầm. Có phải là những chất quặng nguyên sinh của những đời sống thực. Thơ có khi là những chuyện kể của một đời chiến sĩ nhưng tràn đầy nỗi niềm tha thiết của một người không thể nào quên trong ký ức những ray rứt vết đau quá khứ. Dù rằng cuộc chiến đã qua rồi, mấy chục năm sao vẫn hiển hiện những người những cảnh. Thơ Trạch Gầm có ngang tàng của người trực tiếp chiến đấu trong ngôn ngữ và cũng có mênh mang của tình cảm lãng mạn nhưng chân phương. Người lính, hồi ức về những tháng ngày binh lửa của mình, nhớ về những đồng đội cũ, người còn kẻ mất, đồng vọng trong niềm đau của những người lính thua trận. Trong thời hậu chiến, nếu có ai đọc những câu thơ hào sảng để dong tay nhau đi về thời đại cũ, về tháng năm xưa. Thời gian vùn vụt, thoáng chốc đã mấy mươi năm tưởng như mất biệt nhưng hôm nay lại hiện về cảm khái trong những ngày cuối tháng Tư năm 1975, ngày đau thương của đất nước. Có nỗi niềm nào làm lành lạnh đất trời, len vào trong tâm tư những thốn đau thiên cổ, những ngậm ngùi của người lính thất trận bó tay với kẻ địch thù không xứng. Thơ như tự nhắc nhở mình với những dằn vặt nội tâm nhưng không hề nuối tiếc cho thân phận cá nhân mà đau lòng cho đất nước bị những kẻ như Lê Chiêu Thống hèn hạ bán nước cầu vinh.
Không hiểu sao khi phác họa lại chân dung người lính, chúng ta thường nghĩ đến những biểu tượng lãng mạn của hào hùng, của câu thơ Đường: “bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi/ dục ẩm tì bà mã thượng thôi/ túy ngọa sa trường quân mạc tiếu/ cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”. Có phải hình ảnh ấy, của Lương Châu Từ đã thành một phiển bản chung cho vóc dáng người chiến sĩ. Nhưng ở Trạch gầm, men cay chỉ là chất xúc tác mà tính chất người lính vòi vọi hơn nhiều những câu cổ thi trên. Thơ để kể chuyện quá khứ nhưng hướng về tương lai. Không văn hoa nhưng rượu bốc vẫn có âm vang của đời sống thực. Người lính chỉ muốn là một người cầm súng bình thường đâu có muốn gồng mình đóng vai kép độc anh hùng không hãi sợ cái chết. Nhưng họ yêu đơn vị mình phục vụ, yêu thương đồng đội những người sẻ chia gian nguy và coi đơn vị như gia đình mình. Và với nhân thân ấy họ chiến đấu dưới cờ và dù thời gian đã phôi pha mấy chục năm sau, tâm tư ấy vẫn không dời đổi.
Cuối tháng Tư, Khui tờ lịch cũ. Khui lại nỗi ngậm ngùi đơn giản sao mênh mang:
Bỗng dưng khui nhằm tờ lịch cũ
Chợt gặp lại mình tuổi hai mươi
Một lời xin lỗi... làm sao đủ
Trút cả tang thương phút ngậm ngùi
Thằng lính nào không vào cõi chết
Sống còn... cặp mắt buốt niềm đau
Xé trời. Ừ cũng đời ngang dọc
Đào huyệt mang chôn nỗi tự hào
Lịch cũ vút bay vào nỗi nhớ
Mỗi tờ rớt... đụng đoạn đường quen
Vang vang bom đạn ngày chinh chiến
Sông núi ngóng chờ phút bình yên
Bao thằng tắt nụ cười trai trẻ
Trao lại anh em khúc ân tình
Đạp lời vĩnh biệt mà đau xót
Cứ tưởng mai rồi hết điêu linh
Chồng tờ lịch cũ trên tờ lịch
... bóc giữa tha phương gửi bạn bè
Bao nhiêu xương máu chồng lên đó
Có gió sương nào không sắt se?
Tháng Tư xứ người, đọc từ “Bên Lề Cuộc Chiến” đến “Chôn Lầm Huyệt Nhớ”, một đoạn đời của một người lính đã được hồi sinh từ những dấu ấn ký ức không thể nhòa phai. Tác phẩm văn đầu tiên sau những tập thơ được xuất bản là “Đôi điều”, những lời ngỏ của một tâm tư bừng bừng từ quá khứ, những lời bộc trực ngậm ngùi:
Những ngày tù dài dặc.
Những ngày tha phương ngập đầu.
Cái ước mơ của những người lính VNCH những người lính thật sự cầm súng bảo vệ quê hương mà xuôi tay đánh mất Quê Hương hình như là... trên mỗi sợi tác bạc vẫn còn mang nặng một niềm đau. Ước mơ vẫn là ước mơ. Được đứng dưới cờ, giữa trời lửa đạn để lấy lại quê hương thanh bình. Đau vì nỗi nhớ, nỗi nhớ níu niềm đau. Làm sao quên.
Chuyện kể là... những mảnh vụn vặt trong tháng ngày cầm súng, gợi nhớ, kể nhau nghe cứ y như là những lời nhắc nhở nhắn gió gửi sương
Trong số người ngồi nghe kể, có một người con gái tha phương khoa bảng ở lớp tuổi chưa chạm vào cuộc chiến... dễ mến là nặng nợ với sách vở chữ nghĩa, thích và xin lại vài mẩu chuyện.
Khởi đi là vậy. Vì lỡ hứa, chuyện kể được cài trên mặt báo được in thành sách.
Ba mươi chuyện kể, mỗi chuyện chắc chắn là... nó dính chặt với thời gian mà nó hiện diện. Vì là chuyện kể, mỗi chuyện được khởi hứng từ bất chợt, gặp Đỗ Bảy, ngồi cùng anh Danh Thư Viện, nhớ Củ Chi. Gặp Phan Thanh Miên, Nguyễn Thanh Khiết nhớ Tây Ninh, An Lộc. Gặp Lê Phong Cảnh, Hồ Văn Mẩm nhớ Biên Hòa... Vì thế chữ nghĩa nhảy nhót cùng nỗi nhớ không liên tục cùng thời gian.
Cám ơn Ông Thụy Như Ngọc từ một câu nói “Chú kể đi, kể để tụi trẻ bọn cháu có thêm sự hiểu biết về các chú”.
Trạch Gầm tự cho mình chỉ là người kể chuyện. Nhưng, có nhiều cách kể chuyện. Có người vỗ ngực xưng tên viết hồi ký, kể chuyện thực lẫn với chuyện giả với chủ tâm khoe cái tôi anh hùng và giấu đi cái tôi yếu kém. Kể chuyện giả chứ không phải chuyện thực, thiết tưởng cũng chẳng nên để ý làm chi. Những người Cộng Sản, mang văn chương phục vụ chính trị, mang thi ca trong nhiệm vụ tuyên truyền kích thích thanh niên hy sinh cho mục tiêu của một chủ nghĩa ngoại lai phi nhân bản.
Nhưng đọc Trạch Gầm, chúng ta thấy được những người lính nhân bản tuy xông pha trong lửa đạn nhưng không có chất cuồng tín phi nhân. Dù là người thua trận nhưng vẫn ngẩng cao đầu.
Đọc Trạch Gầm, qua những chuyện kể, để mường tượng thấy một hình dạng của người lính chiến đấu, có quá nhiều ký ức của những phút giây nghẹt thở trên chiến địa, viết lên những suy nghĩ, những cảm nhận thật sự của những người lính cầm súng với lý tưởng và trách nhiệm của một thanh niên sống trong một thời thế đặc biệt của dân tộc. Mười năm làm lính, qua những chiến trận hiểm ác, từ trận Tết Mậu Thân đến trận tử thủ An Lộc, từ trận vượt biên Kampuchia năm 1970 đến những ngày tháng Tư 1975, ông dùng văn chương để nhớ lại, có khi như là một cách làm sống lại cuộc đời mình. Nhưng từ thơ đến văn, sao đầy chật những nỗi niềm, sao ứ tràn niềm ray rứt. Làm kẻ thua trận mà kẻ thắng là những kẻ bất xứng, thì còn đau đớn nào hơn.
Tháng Tư, những ngày đau buồn của dân tộc. Tôi đọc để cám cảnh những người lính VNCH trong những ngày cuối cùng của trận chiến:
... Trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975, sau cái lịnh đầu hàng mẹ kiếp, chôn đứng bọn mình giữa đất trời thân quen. Cái việc làm dễ thương nhất của anh em mình lúc đó là móc túi san sẻ cho những thằng ở xa... tan hàng... cố gắng. Cố gắng khô tròng.
Tao lê cái hồn rời xác của tao trên đường phố, vừa đến ngã tư Hai Bà Trưng, Hiền Vương, Tân Định. Tao đi bên này lề đường, thằng Lộc Khùng đi bên lề đường bên kia, dưới đường là một bọn ngố vênh váo, ngác ngơ tay lăm le AK đi theo một hàng dọc.
Thằng Lộc nhìn thấy tao, nó la lớn Đại Bàng. Nó dập hai chân vào nhau, đưa tay chào đúng cách nhà binh... lại la lớn, em chào Đại Bàng lần cuối Đại Bàng. Nó không đùa, nó nghiêm trang thật sự. Nó ngon, không lẽ tao không ngon, tao đứng nghiêm chào lại. Trong tình huống đó chết như chơi. Ngậm ngùi.
Cũng một cái chào, khoảng thời gian đó, cách có hai ngày trước tại Hố Nai, bọn mày còn nhớ không? Sáng ngày 28 tháng Tư, bọn mình đang nằm trong khu xứ đạo An Bình, phía nam Trảng Bom thì được lịnh rút về Hố Nai bao vùng. Làm nhiệm vụ giữ an ninh cho vị Tướng Tư Lịnh đến thị sát thăm dân.
Trực thăng ông Tướng xuống, giới chức chính quyền địa phương nghênh đón. Ông đi bộ trên một đoạn đường dài khoảng 300 mét. Tay bắt mặt mừng cùng các cụ bô lão.
Tao nghe các cụ bô lão nói:
- Chúng tôi vì cái họa Cộng Sản mà bỏ xứ vào Nam. Sự nghiệp mà chúng tôi có ngày hôm nay được xây dựng trên mồ hôi và nước mắt chúng tôi không thể bỏ mất. Thề sống chết cùng nơi này.
Tao lại nghe ông Tướng nói:
- Các cụ cứ yên tâm, chúng con còn hiện diện ở đây, hứa với các cụ chúng con không để mất thêm bất cứ tấc đất nào!
Hai tám tháng Tư... ta ra lộ Một
Gặp ông Tướng Vùng thị sát thăm dân
Ông nói lung tung... Ông thề sống chết
Ông nói xong rồi... Ông bay biệt tăm.
Cái chào của tao rớt xuống hững hờ. Ông Tướng bay đi. Biệt tăm. Tao vừa gom xong ba toán, định quay lại An Bình thì được lịnh rút về Quân Đoàn trình diện ông thầy (vị trưởng Phòng 2) tao nhận một lúc ba lịnh khác nhau:
- Cho một số anh em về doanh trại thiêu hủy hết hồ sơ. Cho một toán trinh sát chấm định một vài điểm khi cần có thể vượt sông, dự trù cho trường hợp các chiếc cầu bắt qua sông Đồng Nai đều bị giật sập. Đến 4 giờ chiều gom hết anh em về P2 nhận vị trí phòng thủ.
Tao thật sự lùng bùng.
Tay chào bước ra, ông thầy gọi giựt lại, ông nói với tao những lời nói khi mở miệng có vẻ khó khăn lắm:
- Anh nói khéo với anh em, đứa nào nhà gần đây, muốn về cứ cho tụi nó về. Đây không phải là lịnh. Khéo một chút... tình hình này chắc mình cũng bỏ nơi này thôi. Dặn mấy thằng bỏ về, khi có lịnh nhớ quay lại.
Đơn vị của tác giả Bên Lề Cuộc Chiến là một đơn vị nhỏ với những công tác bí mật quân báo trực thuộc Phòng 2 Quân Đoàn 3. Có lẽ những cư dân Biên Hòa cũng khá lạ lùng với những người lính mang trên vai trái phù hiệu Quân Đoàn 3, vai phải có phù hiệu TKXN/QĐ3 (Thám Kích Xâm Nhập/QĐ3) với biểu tượng sọ người gác trên hai xương tréo. Nhưng đôi khi cũng dùng trang phục của Việt Cộng nón tai bèo súng AK để thi hành công tác. Trong đại đội có những toán khai thác mục tiêu xử dụng cả những cán binh chiêu hồi. Với thành phần nhân sự như vậy, Đại đội Thám Kích Xâm nhập 302 đã có những ngày cuối như câu chuyện kể:
Tôi không hiểu trong các quân binh chủng khác có vị Đại Tá nào dùng lời lẽ như vậy để chỉ thị với các đàn em và... tôi cũng không hiểu trong quân đội có vị Đại Tá nào từ năm 1973 đã nhìn ra viễn tượng mất nước nếu mình không làm hết sức. Bên chai rượu ông trầm ngâm lâu lắm:
- “Toi” uống không vô phải không, “moi” cũng vậy thôi, cuộc diện thay đổi nhanh quá mình trở tay không kịp. Mấy đứa con của “toi”, những đứa ở Phú Hòa, Dĩ An, Cây Gáo đã kéo về hết chưa?
- Xong hết rồi Đại Tá, đám thằng Thành từ Dĩ An rút ra tòm được một thằng VC, tạm gởi vào trại giam, trại giam hết nhận đành bỏ tạm ngoài Phòng 2 Tiểu Khu Biên Hòa. Đám Cây Gáo, tụi nó về Thành Kèn ngay hôm qua, đã thi hành xong chỉ thị của Đại Tá, tiêu hủy hết tất cả tài liệu mật.
- Được vậy là tốt, mọi sự việc quan trọng mà “moi” muốn “toi” thực hiện ngay bây giờ, “moi” biết rất khó xử cho “toi” nhưng trước tình thế hiện tại mình cũng không biết ngày mai của mình rồi sẽ như thế nào thì làm sao giữ mấy thằng nhỏ lại được. “Toi” tập họp mấy thằng hồi chánh khuyên tụi nó về quê tạm một thời gian mình sẽ liên lạc với tụi nó khi tình hình cho phép. (Ông không dùng tiếng về nhà, bởi hơn ai hết ông cũng biết có nhiều đứa có nhà đâu mà về.)
Tôi đã phải giải quyết một sự việc mà trong thâm tâm tôi tự chửi bới tôi không ít. Những người bạn này của tôi, không phải là những người bạn khề khà trên bàn rượu, những người bạn thực sự chia xẻ máu xương, tôi mang sự thật thà ra chinh phục, giờ tôi phủi tay còn tệ nào hơn. Trong 15 thằng phải đi đó có một thằng không chịu đi, cùng lắm là chết thôi anh Ba... nó mang câu nói đó theo tôi đến khi tôi chẳng còn giống ai, lùng bùng lỗ tai vì cái lệnh đầu hàng.
8 giờ tối ngày 28, tôi lại được lịnh tập họp đơn vị, kể cả quân số của Biệt Đội Quân Báo, phổ biến một cái lịnh mà Ông Thầy dặn tới dặn lui, đây không phải là lịnh: “Kể từ giờ phút này, anh em nào nhà quanh khu vực Biên Hòa hoặc những vùng phụ cận muốn về cùng gia đình, bỏ súng ống lại tự ý ra về khi có lịnh mới thì trở lại trình diện bởi vì Quân Đoàn có thể tạm di chuyển đến một vùng xa hơn...”
Tôi lại đụng phải một niềm đau, anh em chẳng đứa nào rời tôi... vì tôi đã trả lời một câu hỏi của các đàn em... tôi ở lại chờ lịnh của Quân Đoàn.
- Đại Bàng chờ thì chúng tôi cũng chờ.
... Tôi đang vui cùng anh em ngay trên mặt đường Quốc Lộ 1 trước cổng Quân Đoàn. Chúng tôi uống hết sạch tất cả các chai rượu mà câu lạc bộ Biệt Đội còn sót lại, chúng tôi chia nhau vét sạch chảo cơm rang loạn xà bần, gạo xấy, thịt ba lát, cá tuna, tôm khô. Không có một suy nghĩ nào chạnh lòng vì tất cả chấp nhận câu nói của thằng Vui khi chiều... cùng lắm là chết có mẹ gì lo.
Đang vui thì Ông Thầy tôi lại gọi vào, ông chìa cho tôi 4 chai Martell:
- Mang ra cho đám nhỏ uống, tối nay thì không có chuyện gì xảy ra đâu, ngày mai thì khác... “Toi” vào đây ngồi cùng “moi”, một mình... cũng buồn.
Lần này ngồi với tôi, ông đã bớt đi nỗi trầm ngâm:
- “Toi” từ chối không đi cùng tụi thằng D.F., “moi” biết, chuyện “toi” tính làm ẩu giữ nó làm con tin, “moi” cũng biết. Tánh “toi” đã như thế “moi” nghĩ “moi” có khuyên “toi” một điều gì thì cũng là vô ích.
Làm gì mà “toi” không nhìn ra chuyện đau thương cho tháng ngày trước mắt, kế hoạch dành cho tình hình xấu nhất mà người Mỹ có nêu ra là sẽ đổ một, hai Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến xuống giữ trục lộ 15 (Sài Gòn Vũng Tàu) bảo vệ an ninh cho một số người di tản và chuyển hết quân của mình về Vùng Bốn rồi mới tính tới một giải pháp tiếp theo. Kế hoạch đó giờ tụi nó cũng đã hủy bỏ. Chiều tối “toi” thấy đó phi trường Biên Hòa người ta đã bỏ đi, trong đó nổ cháy tùm lum, theo báo cáo là có một phi tuần A37, tụi VC lấy được của mình từ phi trường Phan Rang bay vào oanh tạc. “Moi” thì “moi” có cái nhìn khác, hình như phi trường Biên Hòa cháy là do quyết định của ông Dương Văn Minh (Ông Thầy tôi không xử dụng hai chữ Tổng Thống), ông tự chặt tay mình để tỏ thiện chí và giữ lời cam kết không đánh nhau với bọn Mặt Trận Giải Phóng. Lúc này mà còn tin nói chuyện được với bọn Cộng Sản thì đất nước còn gì. Việc làm của mình là biết người biết ta, cái biết của mình giờ trở thành không biết. Chỉ còn biết buồn.
“Toi” cũng biết, giờ này mà “moi” còn ngồi đây cũng chỉ vì... “moi” là cấp chỉ huy mà lại có được mấy thằng em như các “toi”.
Tôi làm sao không biết, chuyện thằng bạn đồng minh phủi tay thì nó đã rõ như ban ngày. Nội cái chuyện mà nó bốc vợ con của một số cấp chỉ huy sang Mỹ dưới cái mỹ từ là tạm lánh nạn trong đó có vợ con của Ông Thầy tôi, là nó cố tình mở đường cho một sự tuôn chạy.
Tôi biết chứ làm sao không biết, bởi vì ngành của tôi mà, sự tương quan lực lượng giữa bọn VC và các đơn vị của chúng tôi đang hiện diện ở Vùng 3 nó đã là một mười, một một. Hơn nữa vào ngày 21 tháng 4, tôi may mắn được tham dự trong một phiên họp tham mưu đặc biệt tại Bộ Tư Lịnh QĐ 3, chính tai tôi nghe vị chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận thuyết trình, nếu chiến trường cứ tiếp diễn như hiện tại, số đạn dược dự trữ chỉ có khả năng cung ứng trong vòng 6 tháng.
Tôi nói với Ông Thầy tôi:
- Tôi cũng buồn, Ông Thầy, bọn tôi đang cầm súng trên tay đâu có cách chọn lựa nào hơn, không lẽ chưa đánh mà chạy. Sự kiện này những người lính như bọn tôi, từng nợ bao ân tình trên chiến trường, quả thật không làm nổi. Chiều này từ Hố Nai về khi ngang qua khu vực Lò Than, tôi gặp thằng bạn thân cùng trường với tôi ngày xưa, nó đang là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 64 Biệt Động Quân. Tiểu đoàn nó và Thiết Đoàn 15 từ Dầu Dây mới được điều động về vị trí này. Nó đang chỉ huy đám con cái nó thiết lập tuyến phòng thủ. Dầu sôi lửa bỏng đến như thế, nó vẫn cười hì hì, danh dự của người lính VNCH nó đang cầm trên tay... nó không lùi và nó không để mất phần đất này, nó chỉ cho tôi thấy, nó nói cho tôi nhìn, nó vừa liệng cái nón sắt, đội cái Mũ Nâu của binh chủng nó, Biệt Động Quân không thể không có một trận nên hồn.
Đó, tuổi trẻ bọn tôi là vậy... chỉ cần cấp chỉ huy còn hiện diện thì không một sự hy sinh nào bị chối từ.
Ông Thầy tôi mắt đỏ hoe:
- Nhưng rồi Biên Hòa còn chịu được bao lâu, ngày mai... Quân Đoàn đã có lịnh rút. Bỏ chỗ nào là mất chỗ đó... “Toi” từng dự trận An Lộc trong cuộc chiến giữ nước của mình chưa có trận nào khốc liệt hơn trận đó, mình đứng vững được là... vị tư lệnh chiến trường của mình thề tử thủ. Bây giờ mà tìm một người lãnh đạo Quân Đoàn có tinh thần như thế... không còn.
Ngày mai, trước mắt là Quân Đoàn sẽ di chuyển về Sài Gòn. “Moi” muốn “toi” đặt thêm một máy 25 trên xe jeep của “toi”. Vẫn xử dụng tần số và danh hiệu nội bộ xưa nay. Khi cần “moi” sẽ có chuyện riêng cùng “toi”.
Chuyện riêng mà Ông Thầy tôi nói cùng tôi khi đoàn convoi vừa tới Thủ Đức, ông khuyên tôi tách đoàn convoi theo ông. Lời sau cùng mà ông nói cùng tôi: “Tình hình hết nước xoay xở”.
Lời sau cùng tôi nói với Ông Thầy: “Tôi không bỏ nổi anh em”.
... Thua trận, đi tù, thật tình không làm tôi ray rứt là bao. Với tôi, đương nhiên mình thua mình chịu. Sự ray rứt vẫn triền miên trong lòng tôi là tôi đã thua một kẻ tàn độc, tham lam lại ngu dốt. Không mang một lợi ích nào hết cho dân tộc, thảm họa hơn là chúng dần đưa đất nước đến chỗ diệt vong.
Nếu tôi có nhớ cũng chỉ là cái nhớ tự trách mình...
Đọc những trang sách kể những ngày cuối cùng trong chiến tranh của Trạch Gầm, từ “Bên lề Cuộc Chiến” đến “Chôn Lầm Huyệt Nhớ” để nhìn thấy được tâm sự của những người lính trực tiếp chiến đấu bảo vệ đất nước quê hương. Ký ức của anh tràn đầy những trận đánh mà suốt hơn mười năm lính đã trải qua. Nhớ đến những trận đánh ấy, không phải là để nhắc lại những chiến công và những thành quả đã đạt. Mà. Nhắc đến để nhớ lại những người và những cảnh. Những nơi chốn mà anh và bạn đồng đội đã giữ gìn từng tấc đất, nơi máu đã đổ của đau xót hy sinh, của bãi chiến trường nơi những con phố, những ngôi làng xác xơ vì lửa đạn. Những cấp chỉ huy, những người bạn hữu, và những “thằng em” được nhắc đến với niềm thâm cảm của những người cùng chung chiến tuyến chia sẻ gian nguy. Giây phút cuối cùng của một đời lính sao não nề tang thương:
... Chiều ngày 29, tôi về tới trại Cổ Loa. Trại trống trơn... Bộ chỉ huy Quân Đoàn về đây, lâm vào cảnh rắn mất đầu. Hình như vị Tư Lịnh và các trưởng phòng không còn ai, kể cả vị Thầy của tôi, Trưởng Phòng 2. Người duy nhất còn hiện diện là vị Tham Mưu Trưởng. Tôi nhận lịnh từ Chuẩn Tướng Tham Mưu Trưởng “Tạm ở một đêm mai sẽ có kế hoạch”. Tôi bố trí khu vực cho các thằng em xong đi quan sát một vòng bờ thành của trại. Các lô cốt phòng thủ trống trơn. Tôi bối rối thực sự, lưc lượng cơ hữu của trại đã rút từ lúc nào...
Khoảng 8 giờ tối, tôi ra khỏi Trại Cổ Loa cùng 3 thằng em, chạy một vòng Sài Gòn, vẫn còn đùa được cùng mấy thằng em “Mở mắt nhìn cho kỹ biết đâu mai này không còn dịp để nhìn” (Câu nói tầm phào này mà về sau đúng phóc, mới chết).
Sài Gòn vắng teo, mặc dù trong lúc này chưa hề có một loạt đạn nào nổ trong thành phố. Tôi nghĩ đến Trung Tâm Quân Báo đầu não của bọn tôi, nằm trên đường Tô Hiến Thành... Nơi tôi có những người bạn cùng khóa làm việc ở đây. Tôi muốn thăm dò một số tình hình. Nằm kế Trung Tâm Quân Báo là CMIC tức Trung Tâm Thẩm Vấn thuộc Phòng 2 Bộ Tổng Tham Mưu. Tôi hỡi ôi khi đặt chân đến hai đơn vị này. Họ đã bỏ đi hết, bàn ghế giấy tờ ngổn ngang trong phòng làm việc... Trở về Trại Cổ Loa tôi nằm chờ sáng.
Sáng sớm ngày 30 tháng 4, ra trước sân cờ, tôi gặp lại Chuẩn Tướng Tường và Đại Úy Trí người tùy viên của ông và cũng là bạn cùng khóa với tôi. Tôi đến trình diện và... chỉ nhận được một cái lắc đầu. Chính ông, ông cũng không nhận được lịnh lạc gì và hình như chính ông, ông cũng không biết đối phó sao trước tình huống này.
Lâm vào hoàn cảnh này, cách duy nhất là tôi tự ra lịnh cho tôi. Tập họp anh em, phổ biến tình trạng thực tế, nói rõ quyết định.
Tôi không còn một chọn lựa nào khác, tôi cùng mấy thằng em một thời sống chết bằng lòng theo tôi, kéo nhau về Vùng 4 trong khi 9 anh em khác, đúng 1/3 quân số của tôi trong giờ phút này theo Trung Úy R. quay trở lại Biên Hòa.
Chúng tôi ngừng xe tại cầu Ông Thìn. Một đơn vị Biệt Động Quân đang chạm địch tại đây. Tiếp cùng anh em một tay, tôi chưa thực hiện được ý định thì tôi nhận được lịnh... Mẹ kiếp, linh được phát ra tù cái radio Sony của Trung Sĩ Tỷ, người lài chiếc Dodge đang chất đầy súng ống.
Cái lịnh khốn nạn tận cùng của đời lính, cái lịnh phủi tay hết Trách Nhiệm và Danh Dự của bọn tôi. Mười năm lính, tôi trở thành tổng ngổng tồng ngông, ở truồng cùng thân phận. Tôi mất cả lối đi lẫn cả nẻo về.