~ VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG ~
Sáng nay (13/11), nhận được tác phẩm Chôn Lầm Huyệt Nhớ của Trạch Gầm tặng, hình như giữa anh và tôi có “duyên” hay “nợ” từ kiếp trước gì chăng mà hai đứa “áo rách vái nhau” từ bài thơ đầu tiên của anh, tôi thích, đăng vào trang báo với bút hiệu hơi lạ: Trạch Gầm.
Sáng nay (13/11), nhận được tác phẩm Chôn Lầm Huyệt Nhớ của Trạch Gầm tặng, hình như giữa anh và tôi có “duyên” hay “nợ” từ kiếp trước gì chăng mà hai đứa “áo rách vái nhau” từ bài thơ đầu tiên của anh, tôi thích, đăng vào trang báo với bút hiệu hơi lạ: Trạch Gầm.
Với tôi, tựa đề tác phẩm Chôn Lầm Huyệt Nhớ, lạ và thú vị, nếu nói lái (spoonerism) thì tục nhưng đọc bài Chôn Xuống… Đào Lên (trang 31) viết về người bạn của anh hy sinh trong trận chiến tàn khốc ở Lộc Ninh rất cảm động. Trong phần Thay Lời Tựa của anh viết: “Bao lần đào huyệt mang chôn quá khứ, chôn đi rồi chôn lại, lại cứ chôn lầm vào huyệt nhớ”, hiểu được điều đó thì thanh vô cùng.
Ngày trước thi sĩ Hồ Xuân Hương, trong thơ của bà thường dùng ngôn ngữ nói lái trong các bài thơ như: “Khen ai đẽo đá tạc nên mầy!... Trái gió thành ra phải lộn lèo!... Đang cơn nắng cực chửa mưa hè... Trái gió cho nên phải lộn lèo... Kìa cái diều ai nó lộn lèo...” chữ tục nhưng giảng thanh.
Là dân miền Nam hay chửi thề tiếng Đan Mạch (Đ.M) như thói quen khi trò chuyện thân tình với nhau, qua các tập thơ của anh đã ấn hành, mang ngôn ngữ nầy trong thi như Bùi Bảo Trúc viết về Thơ Trạch Gầm ghi nhận:
Có một bài thơ của ông được rất nhiều người yêu mến, bài Cho Tao Chửi Mầy Một Tiếng cũng được in trong tập thơ Ráng Chịu. Bài thơ gõ đúng vào dây đàn đang căng lên, nói hộ không biết bao nhiêu người Việt ở trong nước cũng như ở ngoại quốc.
Trạch Gầm đã văng “Đụ Má” ra với bọn lãnh đạo trong nước khi đất đai tổ tiên để lại bị cắt dâng cho ngoại bang. Bài thơ nói đúng được điều suy nghĩ của người đọc nên chưa thấy ai phải nhíu mày phản đối cách dung chữ sống sượng đó. Hai chữ “Đụ Má” không thể thay thế được bằng bất cứ những chữ nào khác. Bài thơ này sẽ sống mãi trong tim của những người Việt ở trong cũng như ngoài nước...
Tuyển tập Chôn Lầm Huyệt Nhớ của Trạch Gầm dày 254 trang gồm thơ, văn và nhạc (phổ từ các bài thơ) do Việt Tide ấn hành vào tháng 11 năm 2018.
Qua từng mẩu chuyện, thơ trải dài từ tuổi thơ, làm lính, làm người tù và người lưu vong… như lời tâm tình, chia sẻ cho nhau của thế hệ chúng tôi chẳng may sinh nhầm thế kỷ như dòng thơ Vũ Hoàng Chương: “Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa. Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh… Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ. Một đôi người u uất nỗi chơ vơ…”! Mà thật vậy, anh viết: “Đi vào chiến tranh, thế hệ tôi, phải nói là tuổi trẻ bọn tôi, hy sinh nhiều nhất…” (Đâu Dễ Dàng Quên).
Trong các bài viết của Trạch Gầm trong tác phẩm nầy là chứng nhân những điều xảy ra, tai nghe mắt thấy, ghi lại rất trung thực theo từng địa danh và mốc thời gian. Có nhiều bài viết về vị Tướng Đỗ Cao Trí, không những quân nhân trong QLVNCH mà cả ngoại quốc đều kính nể… qua Một Nén Nhang Lòng của anh, là chứng nhân, viết với niềm xúc động của một thuộc cấp với bậc chỉ huy, rất cảm kích:
Chứng kiến cảnh tang thương, đuôi trực thăng văng cách thân tàu nổ tung chừng 30m. Tất cả đều hy sinh… trừ một người, phóng viên chiến trường người Pháp François Sully, bị thương rất nặng. Viên phóng viên nầy được đưa về bệnh viện Đồn Đất Sài Gòn, chưa đến nơi thì đã chết.
Và tôi đã khóc.
Anh thuộc loại giang hồ bạt mạng, “lì lợm”, bất cần… có khi nào khóc cho thân phận mình nhưng lại khóc khi đồng đội nằm xuống, khóc cho vị Tướng tài hoa.
Đọc xong tác phẩm Chôn Lầm Huyệt Nhớ, khi gấp sách lại, lòng chùng xuống, tôi cảm thấy bao xót xa, cay nghiệt, ngậm ngùi. Tôi viết.
Little Saigon, 13/11/2018
Ngày trước thi sĩ Hồ Xuân Hương, trong thơ của bà thường dùng ngôn ngữ nói lái trong các bài thơ như: “Khen ai đẽo đá tạc nên mầy!... Trái gió thành ra phải lộn lèo!... Đang cơn nắng cực chửa mưa hè... Trái gió cho nên phải lộn lèo... Kìa cái diều ai nó lộn lèo...” chữ tục nhưng giảng thanh.
Là dân miền Nam hay chửi thề tiếng Đan Mạch (Đ.M) như thói quen khi trò chuyện thân tình với nhau, qua các tập thơ của anh đã ấn hành, mang ngôn ngữ nầy trong thi như Bùi Bảo Trúc viết về Thơ Trạch Gầm ghi nhận:
Có một bài thơ của ông được rất nhiều người yêu mến, bài Cho Tao Chửi Mầy Một Tiếng cũng được in trong tập thơ Ráng Chịu. Bài thơ gõ đúng vào dây đàn đang căng lên, nói hộ không biết bao nhiêu người Việt ở trong nước cũng như ở ngoại quốc.
Trạch Gầm đã văng “Đụ Má” ra với bọn lãnh đạo trong nước khi đất đai tổ tiên để lại bị cắt dâng cho ngoại bang. Bài thơ nói đúng được điều suy nghĩ của người đọc nên chưa thấy ai phải nhíu mày phản đối cách dung chữ sống sượng đó. Hai chữ “Đụ Má” không thể thay thế được bằng bất cứ những chữ nào khác. Bài thơ này sẽ sống mãi trong tim của những người Việt ở trong cũng như ngoài nước...
Tuyển tập Chôn Lầm Huyệt Nhớ của Trạch Gầm dày 254 trang gồm thơ, văn và nhạc (phổ từ các bài thơ) do Việt Tide ấn hành vào tháng 11 năm 2018.
Qua từng mẩu chuyện, thơ trải dài từ tuổi thơ, làm lính, làm người tù và người lưu vong… như lời tâm tình, chia sẻ cho nhau của thế hệ chúng tôi chẳng may sinh nhầm thế kỷ như dòng thơ Vũ Hoàng Chương: “Lũ chúng ta, lạc loài, dăm bẩy đứa. Bị quê hương ruồng bỏ, giống nòi khinh… Lũ chúng ta, đầu thai lầm thế kỷ. Một đôi người u uất nỗi chơ vơ…”! Mà thật vậy, anh viết: “Đi vào chiến tranh, thế hệ tôi, phải nói là tuổi trẻ bọn tôi, hy sinh nhiều nhất…” (Đâu Dễ Dàng Quên).
Trong các bài viết của Trạch Gầm trong tác phẩm nầy là chứng nhân những điều xảy ra, tai nghe mắt thấy, ghi lại rất trung thực theo từng địa danh và mốc thời gian. Có nhiều bài viết về vị Tướng Đỗ Cao Trí, không những quân nhân trong QLVNCH mà cả ngoại quốc đều kính nể… qua Một Nén Nhang Lòng của anh, là chứng nhân, viết với niềm xúc động của một thuộc cấp với bậc chỉ huy, rất cảm kích:
Chứng kiến cảnh tang thương, đuôi trực thăng văng cách thân tàu nổ tung chừng 30m. Tất cả đều hy sinh… trừ một người, phóng viên chiến trường người Pháp François Sully, bị thương rất nặng. Viên phóng viên nầy được đưa về bệnh viện Đồn Đất Sài Gòn, chưa đến nơi thì đã chết.
Và tôi đã khóc.
Anh thuộc loại giang hồ bạt mạng, “lì lợm”, bất cần… có khi nào khóc cho thân phận mình nhưng lại khóc khi đồng đội nằm xuống, khóc cho vị Tướng tài hoa.
Đọc xong tác phẩm Chôn Lầm Huyệt Nhớ, khi gấp sách lại, lòng chùng xuống, tôi cảm thấy bao xót xa, cay nghiệt, ngậm ngùi. Tôi viết.
Little Saigon, 13/11/2018