Trong cuộc đấu giá tại Pháp của nhà Aguttes hôm 22/10, bức tranh lụa “Thiếu nữ cầm quạt” thập niên 1930 khổ 61.5 x 43 cm (24 1/4 x 17 in) của họa sĩ Nguyễn Nam Sơn (1890-1973) đã thu về gấp 10 lần mức giá ban đầu với 565,040 Âu kim (642,737 Mỹ kim).
Theo những chi tiết tiểu sử do Ngô Kim Khôi ghi lại:
Nguyễn Văn Thọ sinh năm 1890 tại Hà Nội nổi tiếng với bút danh Nam Sơn. Ông học ở trường phổ thông Bảo Hộ, chuyên giảng dậy về mỹ thuật phương Tây. Là người quan tâm đến hội họa, ông đã cộng tác làm minh họa cho rất nhiều sách báo, tạp chí. Với thiên hướng nghệ thuật đó, ông đã gặp được Victor Tardieu, người đạt giải thưởng Indochine năm 1920, và trở thành thầy dậy của ông sau này.
Cùng với người thầy của mình, họa sĩ Nguyễn Nam Sơn đã hoàn thiện thành công các tác phẩm sơn dầu đầu tiên của mình và được trưng bày từ năm 1923. Năm 1924, các môn đệ và thầy giáo đã cùng nhau thành lập trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội, nơi giảng dậy cả các kỹ thuật mỹ thuật của phương tây và của châu á, như là tranh lụa hoặc sơn mài. Trường thực sự là nơi nuôi dưỡng những tài năng và là nơi sản sinh ra vô số những tên tuổi lớn trong nền mỹ thuật Việt Nam như Lê Phổ, Mai Thứ hay như cả Vũ Cao Đàm.
Lụa là một trong những chất liệu ưa thích của Nam Sơn. Theo bút tích của Nam Sơn để lại, vào năm 1930 và 1935, Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật Pháp đã mua hai bức tranh của ông, một vẽ mực nho “Hồng Hà hữu ngạn mãi mại mễ xứ” và một bức tranh lụa vẽ một người thiếu nữ nông thôn đang vá áo.
Ông bày tỏ niềm tự hào: “...và khi tôi được giải thưởng huy chương bạc, có 25 người được thưởng trong hàng vạn bức họa, tôi được xếp hàng thứ tư, tôi lấy làm tự hào dân tộc Việt Nam đã ganh đua với nhiều nước ở Paris và báo chí đã khen ngợi mỹ thuật Việt Nam...”
Nam Sơn vẽ nhiều tranh lụa, một trong số đó là “Thiếu nữ cầm quạt” (Tonkinoise à l’éventail).
Bức tranh thể hiện một cô gái đang ngồi trên phản, tay phải cầm một chiếc quạt bằng giấy mỏng màu trắng, có vẽ cành lan. Chân trái xếp bằng, chân phải co lên, cô mặc áo dài xanh, quần mầu trắng, cổ đeo kiềng. Gương mặt cô dịu dàng, mang vẻ đẹp kín đáo, thanh lịch, tao nhã, phong cách tỏa ra dáng dấp của một cô gái thành thị.
“Thiếu nữ cầm quạt” búi tóc theo kiểu miền Bắc. Thông thường, để thêm quyến rũ và làm cho khuôn mặt thanh tao hơn, phụ nữ miền Bắc bọc mái tóc dài của họ trong một dải vải màu đen hoặc nhung the, sau đó vấn tròn quanh đầu như một cái vương miện. Đôi khi họ để đuôi tóc vương bên má, được gọi là bỏ đuôi gà. Sau đó, thời trang thay đổi, họ không dùng vải mà vấn tóc trần như thiếu nữ trong tranh.
Nhìn chung, “Thiếu nữ cầm quạt” toát ra vẻ đằm thắm, bởi nhan sắc nhẹ nhàng vương vấn của người mẫu. Cô cười, như không cười, khóe miệng thể hiện nét bí ẩn của Mona Lisa, nhưng gương mặt tràn đầy hạnh phúc. Phải chăng cô đang yêu?
Nét bút của Nam Sơn lộ rõ ra trên chân dung xinh đẹp của cô gái. Bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm, con gái thứ ba của Nam Sơn, ngày nay 87 tuổi, khi nhìn tranh cho biết bà nhận ra người mẫu này, nhưng không nhớ tên. Bà kể chuyện mỗi khi người mẫu đến nhà, các con gái trong gia đình ít được tiếp xúc, chỉ gọi tên người mẫu là “cô mô-đen”, và không biết tên thật.
Màu sắc trong tranh hài hòa, nhiều màu lạnh, mang cho khách thưởng ngoạn những tình cảm nhu mì, mát mẻ. Áo cô xanh biếc, ánh nắng hắt vào làm cho vạt trước trở nên mỏng manh và sáng hơn, thấp thoáng màu trắng của quần. Phải chăng không khí trong trẻo của tranh là không khí mùa thu, thắm thiết lời ca “…anh mong chờ mùa Thu, tà áo xanh nào về với giấc mơ”? (Thu Quyến Rũ - Đoàn Chuẩn, Từ Linh).
Điều đáng lưu ý là nền tranh vẽ nét vân thủy làm hậu cảnh, như một tấm màn gấm, mang lại cho “Thiếu nữ cầm quạt” nét quý phái, xưa cổ. Phong cách vẽ trang trí này đã được nhìn thấy trong một bức tranh lụa khác của Nam Sơn, chứng tỏ khả năng bậc thầy của ông khi dạy môn “trang trí” (art décoratif) tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương.Góc trái phía dưới, chữ ký quốc ngữ “NGUYỄN NAM SƠN”. Trên chữ ký là một con dấu tròn cách điệu. Bên phải, lạc khoản tiếng Hán 臣剑湖阮南山, “Thần Kiếm hồ Nguyễn Nam Sơn”: (người ngụ bên hồ Hoàn Kiếm tên là Nguyễn Nam Sơn). Dưới là một triện rất đẹp hình chiếc lá, trên lá viết 剑湖, “Kiếm hồ”, nghĩa là “Hà Nội” (Nơi có hồ Hoàn Kiếm danh tiếng).
Bức tranh được trình bày trong chiếc khung nguyên thủy. Sau tranh là mộc của nhà sản xuất khung : “Tam Thọ Bồi Tranh – Bùi Ngọc Lưu – 58, phố Bắc Ninh (rue Maréchal Pétain), Hà Nội”. Nhà Tam Thọ nổi tiếng với việc đóng khung tranh và đặc biệt là phương pháp bồi tranh lụa theo kỹ thuật làm hồ dán cổ truyền. Nam Sơn có thói quen đặt khung ở đây và thậm chí còn gửi con gái lớn của mình là Nguyễn Thị Kim Thoa đến học kỹ thuật bồi tranh danh tiếng ấy.
Phố Bắc Ninh thời Pháp có tên Maréchal Pétain, sau này đổi tên đường Nguyễn Hữu Huân. Xưa lắm, phố Bắc Ninh còn có tên Bè Thượng, cùng các phố chung quanh như Hàng Tre, Hàng Muối, Bờ Sông…, là trung tâm buôn bán đồ gỗ. Nhà Tam Thọ mở cửa hàng sản xuất khung tranh ở đây cũng là điều bình thường và hữu lý.
“Thiếu nữ cầm quạt” thuộc bộ sưu tập của tiểu đoàn trưởng Fermand Mallet, đóng quân tại Hà Nội năm 1938. Bức tranh lụa này được mang về Pháp từ năm 1938 và được gia đình lưu giữ cho đến ngày hôm nay.
Cuộc đấu giá cũng bao gồm tranh của các danh họa Việt Nam như Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, v.v.
Nguyễn Văn Thọ sinh năm 1890 tại Hà Nội nổi tiếng với bút danh Nam Sơn. Ông học ở trường phổ thông Bảo Hộ, chuyên giảng dậy về mỹ thuật phương Tây. Là người quan tâm đến hội họa, ông đã cộng tác làm minh họa cho rất nhiều sách báo, tạp chí. Với thiên hướng nghệ thuật đó, ông đã gặp được Victor Tardieu, người đạt giải thưởng Indochine năm 1920, và trở thành thầy dậy của ông sau này.
Cùng với người thầy của mình, họa sĩ Nguyễn Nam Sơn đã hoàn thiện thành công các tác phẩm sơn dầu đầu tiên của mình và được trưng bày từ năm 1923. Năm 1924, các môn đệ và thầy giáo đã cùng nhau thành lập trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội, nơi giảng dậy cả các kỹ thuật mỹ thuật của phương tây và của châu á, như là tranh lụa hoặc sơn mài. Trường thực sự là nơi nuôi dưỡng những tài năng và là nơi sản sinh ra vô số những tên tuổi lớn trong nền mỹ thuật Việt Nam như Lê Phổ, Mai Thứ hay như cả Vũ Cao Đàm.
Lụa là một trong những chất liệu ưa thích của Nam Sơn. Theo bút tích của Nam Sơn để lại, vào năm 1930 và 1935, Bộ Giáo Dục và Mỹ Thuật Pháp đã mua hai bức tranh của ông, một vẽ mực nho “Hồng Hà hữu ngạn mãi mại mễ xứ” và một bức tranh lụa vẽ một người thiếu nữ nông thôn đang vá áo.
Ông bày tỏ niềm tự hào: “...và khi tôi được giải thưởng huy chương bạc, có 25 người được thưởng trong hàng vạn bức họa, tôi được xếp hàng thứ tư, tôi lấy làm tự hào dân tộc Việt Nam đã ganh đua với nhiều nước ở Paris và báo chí đã khen ngợi mỹ thuật Việt Nam...”
Nam Sơn vẽ nhiều tranh lụa, một trong số đó là “Thiếu nữ cầm quạt” (Tonkinoise à l’éventail).
Bức tranh thể hiện một cô gái đang ngồi trên phản, tay phải cầm một chiếc quạt bằng giấy mỏng màu trắng, có vẽ cành lan. Chân trái xếp bằng, chân phải co lên, cô mặc áo dài xanh, quần mầu trắng, cổ đeo kiềng. Gương mặt cô dịu dàng, mang vẻ đẹp kín đáo, thanh lịch, tao nhã, phong cách tỏa ra dáng dấp của một cô gái thành thị.
“Thiếu nữ cầm quạt” búi tóc theo kiểu miền Bắc. Thông thường, để thêm quyến rũ và làm cho khuôn mặt thanh tao hơn, phụ nữ miền Bắc bọc mái tóc dài của họ trong một dải vải màu đen hoặc nhung the, sau đó vấn tròn quanh đầu như một cái vương miện. Đôi khi họ để đuôi tóc vương bên má, được gọi là bỏ đuôi gà. Sau đó, thời trang thay đổi, họ không dùng vải mà vấn tóc trần như thiếu nữ trong tranh.
Nhìn chung, “Thiếu nữ cầm quạt” toát ra vẻ đằm thắm, bởi nhan sắc nhẹ nhàng vương vấn của người mẫu. Cô cười, như không cười, khóe miệng thể hiện nét bí ẩn của Mona Lisa, nhưng gương mặt tràn đầy hạnh phúc. Phải chăng cô đang yêu?
Nét bút của Nam Sơn lộ rõ ra trên chân dung xinh đẹp của cô gái. Bà Nguyễn Thị Ngọc Trâm, con gái thứ ba của Nam Sơn, ngày nay 87 tuổi, khi nhìn tranh cho biết bà nhận ra người mẫu này, nhưng không nhớ tên. Bà kể chuyện mỗi khi người mẫu đến nhà, các con gái trong gia đình ít được tiếp xúc, chỉ gọi tên người mẫu là “cô mô-đen”, và không biết tên thật.
Màu sắc trong tranh hài hòa, nhiều màu lạnh, mang cho khách thưởng ngoạn những tình cảm nhu mì, mát mẻ. Áo cô xanh biếc, ánh nắng hắt vào làm cho vạt trước trở nên mỏng manh và sáng hơn, thấp thoáng màu trắng của quần. Phải chăng không khí trong trẻo của tranh là không khí mùa thu, thắm thiết lời ca “…anh mong chờ mùa Thu, tà áo xanh nào về với giấc mơ”? (Thu Quyến Rũ - Đoàn Chuẩn, Từ Linh).
Điều đáng lưu ý là nền tranh vẽ nét vân thủy làm hậu cảnh, như một tấm màn gấm, mang lại cho “Thiếu nữ cầm quạt” nét quý phái, xưa cổ. Phong cách vẽ trang trí này đã được nhìn thấy trong một bức tranh lụa khác của Nam Sơn, chứng tỏ khả năng bậc thầy của ông khi dạy môn “trang trí” (art décoratif) tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương.Góc trái phía dưới, chữ ký quốc ngữ “NGUYỄN NAM SƠN”. Trên chữ ký là một con dấu tròn cách điệu. Bên phải, lạc khoản tiếng Hán 臣剑湖阮南山, “Thần Kiếm hồ Nguyễn Nam Sơn”: (người ngụ bên hồ Hoàn Kiếm tên là Nguyễn Nam Sơn). Dưới là một triện rất đẹp hình chiếc lá, trên lá viết 剑湖, “Kiếm hồ”, nghĩa là “Hà Nội” (Nơi có hồ Hoàn Kiếm danh tiếng).
Bức tranh được trình bày trong chiếc khung nguyên thủy. Sau tranh là mộc của nhà sản xuất khung : “Tam Thọ Bồi Tranh – Bùi Ngọc Lưu – 58, phố Bắc Ninh (rue Maréchal Pétain), Hà Nội”. Nhà Tam Thọ nổi tiếng với việc đóng khung tranh và đặc biệt là phương pháp bồi tranh lụa theo kỹ thuật làm hồ dán cổ truyền. Nam Sơn có thói quen đặt khung ở đây và thậm chí còn gửi con gái lớn của mình là Nguyễn Thị Kim Thoa đến học kỹ thuật bồi tranh danh tiếng ấy.
Phố Bắc Ninh thời Pháp có tên Maréchal Pétain, sau này đổi tên đường Nguyễn Hữu Huân. Xưa lắm, phố Bắc Ninh còn có tên Bè Thượng, cùng các phố chung quanh như Hàng Tre, Hàng Muối, Bờ Sông…, là trung tâm buôn bán đồ gỗ. Nhà Tam Thọ mở cửa hàng sản xuất khung tranh ở đây cũng là điều bình thường và hữu lý.
“Thiếu nữ cầm quạt” thuộc bộ sưu tập của tiểu đoàn trưởng Fermand Mallet, đóng quân tại Hà Nội năm 1938. Bức tranh lụa này được mang về Pháp từ năm 1938 và được gia đình lưu giữ cho đến ngày hôm nay.
Cuộc đấu giá cũng bao gồm tranh của các danh họa Việt Nam như Vũ Cao Đàm, Mai Trung Thứ, Lê Phổ, v.v.