~ VANN PHAN ~
Xin được phép vinh danh các nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa - kể cả các nhạc sĩ thời tiền chiến mà tác phẩm của quý vị đã chọn Miền Nam Tự Do làm đất sống - những người đã đem hết tâm tình viết nên các ca khúc bất diệt cho đời. Cũng xin được vinh danh các nam, nữ ca sĩ thời Việt Nam Cộng Hòa và thời sau năm 1975, những nghệ sĩ chân chính đã đem giọng hát vượt thời gian của mình làm thăng hoa các tác phẩm âm nhạc bất hủ đó. Vì khuôn khổ của bài, người viết lấy làm tiếc là nhiều nhạc sĩ đã không được đề cập tới nơi đây. Chỉ xin thưa rằng, dù được nhắc tới hay không, các nhạc sĩ thân thương vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết yêu nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa.
Xin được phép vinh danh các nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa - kể cả các nhạc sĩ thời tiền chiến mà tác phẩm của quý vị đã chọn Miền Nam Tự Do làm đất sống - những người đã đem hết tâm tình viết nên các ca khúc bất diệt cho đời. Cũng xin được vinh danh các nam, nữ ca sĩ thời Việt Nam Cộng Hòa và thời sau năm 1975, những nghệ sĩ chân chính đã đem giọng hát vượt thời gian của mình làm thăng hoa các tác phẩm âm nhạc bất hủ đó. Vì khuôn khổ của bài, người viết lấy làm tiếc là nhiều nhạc sĩ đã không được đề cập tới nơi đây. Chỉ xin thưa rằng, dù được nhắc tới hay không, các nhạc sĩ thân thương vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết yêu nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa.
Hơn 4 thập niên sau ngày cộng sản đánh chiếm Việt Nam Cộng Hòa và thống nhất đất nước, nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, tức Cộng Sản Việt Nam, nom chẳng giống ai khi nền giáo dục và y tế, xã hội của đất nước cộng sản này hầu như nằm trong tay của Mỹ hoặc Tây Âu, với hằng trăm nghìn sinh viên Việt Nam đi du học tại Mỹ và các nước Tây phương khác cùng hằng nghìn tổ chức cứu trợ và từ thiện của người Việt hải ngoại từ Mỹ, Úc và các nước Âu Châu đổ về Việt Nam để chăm lo cứu lụt, cứu đói và chữa bệnh cho dân chúng từ Nam chí Bắc, trong khi chính quyền Cộng Sản Việt Nam thì khỏe re, chỉ ngồi không chia của. Phải biết rằng Việt Nam là một nước rất giàu tài nguyên khi đem so với các quốc gia khác tại Á Châu, như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Miến Điện, Nhật Bản, Nam Hàn và Đài Loan. Đây là điều mà một sinh viên Nhật đến Việt Nam du học đã phải kêu lên cho thế giới biết để ngầm chê trách giới lãnh đạo hiện nay của đất nước cộng sản này chỉ biết lo bán tài nguyên đất nước để bỏ túi thay vì lo cho dân, đồng thời tiếc giùm cho dân tộc Việt Nam là quốc gia có tài nguyên lớn như thế mà ngày càng tụt hậu - để cho đàn ông Việt Nam phải bán sức lao động tại nước ngoài và phụ nữ Việt Nam phải đi ở đợ hoặc làm nô lệ tình dục khắp thế giới - so với các quốc gia khác tại Á Châu, ít tài nguyên hơn, nhưng lại giàu mạnh hơn Việt Nam rất nhiều.
Một đất nước như vậy đã làm nảy sinh những đảng viên công khai chống lại chủ trương độc tài, đảng trị của đảng Cộng Sản Việt Nam và đấu tranh đòi tự do, dân chủ ngay trong lòng đất nước Việt Nam, như Nguyễn Hộ, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Cơ Thạch, Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà Vũ, Đặng Xương Hùng, Đỗ Xuân Thọ, Trần Anh Kim, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Hữu Vinh,...
Một đất nước như vậy thì chẳng trách sao ai ai cũng muốn hễ có dịp là bỏ nước ra đi, cho dù họ có là những thành phần đang hưởng ơn mưa móc của Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Báo chí Việt Nam cho hay, nếu ngày xưa người Việt tị nạn lìa xa quê hương nhớ từng chiếc lá me, từng cành phượng vĩ, thương từ viên ngói vỡ, bóng con chim se sẻ trước hiên nhà... thì ngày nay, người giàu cũng như nghèo, ngay cả con cái các quan chức nằm trong bộ máy chính quyền cộng sản cũng tìm mọi cách để rời bỏ đất nước, ra đi không ngoái đầu nhìn lại. Trong phiên họp tại văn phòng Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam ngày 29 tháng Mười Hai năm 2015 để thảo luận về tình trạng các du học sinh cấp phổ thông trung học và đại học sau khi tốt nghiệp mà không chịu trở về, Thứ Trưởng Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng đã nhìn nhận với các đại biểu Quốc Hội rằng ông nghĩ con em của nhiều người ngồi trong tòa nhà Quốc Hội này cũng sẽ không về sau khi tốt nghiệp. Ông cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng gia đình ông cũng vậy thôi, khi 2 người con của ông đã tốt nghiệp ở ngoại quốc nhưng lại không chịu về nước để nối tiếp sự nghiệp cách mạng quang vinh của các bậc cha, anh.
Sau mấy đời ráng sức đả kích, miệt thị chủ nghĩa tư bản và chống Mỹ cứu nước, giới lãnh đạo Việt Nam ngày nay, đặc biệt là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, đều có tài sản lớn ở ngoại quốc, với nhiều ngôi biệt thự và đất đai tại Mỹ, đa số là tại California, nơi có một cộng đồng lớn lao của người Việt hải ngoại sinh sống. Điều này giải thích tại sao nhạc sĩ Việt Khang, qua nhạc phẩm “Việt Nam Tôi Đâu”, đã phải thốt lên: “Việt Nam ơi, thời gian quá nửa đời người, và ta đã tỏ tường rồi... Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói...” Điều này cũng giải thích vì sao lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ thân thương của Việt Nam Cộng Hòa và bộ quân phục bạc màu của các anh chiến sĩ Cộng Hòa đang được ưa chuộng và xuất hiện nhiều nơi tại Cộng Sản Việt Nam ngày nay, mặc dù những cá nhân hay tập thể giương cờ và mặc những bộ quân phục đó không sao thoát khỏi số phận bị công an cộng sản trừng trị thẳng tay.
Dân chúng Miền Nam Tự Do, mỗi khi nhớ lại thời Việt Nam Cộng Hòa, không hiểu sao ai cũng nhớ tới Sài Gòn trước tiên, cho dù quê anh có ở Nam Định hay Biên Hòa, còn quê em thì từ bao năm vẫn nép mình bên dòng sông Bến Hải hay ở mãi tận Bắc Ninh.
Trong những bài hát về Sài Gòn, có lẽ ca khúc đầu tiên mà khách tha hương ưa nhớ tới là “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân, với lời hát “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!” đã đi vào lòng người qua nhiều thế hệ:
Phố xá thênh thang đón chân tôi đến chung vui
Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!
Thời Chiến Tranh Việt Nam, dù quê hương Miền Nam Việt Nam đang ngập tràn khói lửa vì cuộc xâm lược bạo tàn của quân cộng sản từ Miền Bắc tràn vào, Sài Gòn vẫn là thiên đàng của tuổi thơ, của tuổi trẻ, với:
...khung trời đại học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát...
(Trả Lại Em Yêu, Phạm Duy)
Ngoại trừ hồi Tết Mậu Thân năm 1968 khi Cộng quân bất chấp lệnh hưu chiến trong ngày nghỉ lễ thiêng liêng của dân tộc mà bất ngờ đánh tràn vào thủ đô của Miền Nam Tự Do, điều vẫn thường thấy trong những đêm Sài Gòn là lệnh giới nghiêm trong tiếng “đai bác đêm đêm dội về thành phố”:
Giờ này thành phố chợt bùng lên, để rồi tắt nghỉ sớm
Ôi Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm
Ôi Sài Gòn, mười một giờ vắng yên
Ôi em tôi, Sài Gòn không buổi tối!
(Chiều Trên Phá Tam Giang, Trần Thiện Thanh)
Sài Gòn, cùng các thành phố, tỉnh lỵ và miền quê từ Bến Hải đến Cà Mau sở dĩ có được cuộc sống yên bình trong chiến tranh như thế đó chính là nhờ sự bảo bọc, chở che của người lính Cộng Hòa nơi chiến tuyến, những chàng trai thế hệ đã xếp bút nghiên, chẳng chút ngại ngần giã từ cuộc sống ấm êm nơi hậu phương mà băng mình ra tiền tuyến, hầu như không một tiếng thở than:
Không than, không sầu
Đầu non, cuối ghềnh ôm cây súng canh rừng sâu...
(Nửa Đêm Biên Giới, Anh Bằng)
Đó có thể cũng là vì lời hứa danh dự của chàng trai nơi biên cương, rằng sẽ hết lòng bảo vệ, chở che cho người em gái hậu phương mà lời ước nguyện của nàng như còn vang vọng đâu đây chốn rừng sâu, núi thẳm, nơi người chiến sĩ đang tạm dừng bước vào “một chiều hành quân qua thôn xưa, lúc nắng Xuân chưa nhạt màu”:
Xin anh che chở tấm đời nhỏ bé hậu phương
Như câu chuyện tình Người Hùng Và Giai Nhân...
(Cánh Hoa Thời Loạn, Y Vân)
Và đã là người lính chiến thì ai lại không mong muốn có ngày được quay về thăm lại thủ đô Sài Gòn, thành phố thân yêu lúc nào cũng là biểu tượng bất diệt của chan hòa “nắng đẹp miền Nam”:
Anh về thủ đô nước Nam tự do
Chút quà mừng anh chiến binh đường xa
Là muôn tấm lòng yêu thương đón anh
Đón anh trai hùng bước qua!
(Anh Về Thủ Đô, Y Vân)
hay:
Thủ đô ơi! thủ đô!
Đoàn quân ta về đây
Tiếng reo vang vang dậy một trời
Lớp lớp tinh kỳ bay trong gió...
(Bài Ca Chiến Thắng, Minh Duy)
Trong ký ức của người dân Miền Nam Việt Nam, những bài hát về Sài Gòn bài nào cũng tuyệt vời và cũng có sức gợi nhớ bao kỷ niệm thiết tha nơi chốn quê nhà giờ đã quá xa xôi: Ghé Bến Sài Gòn (Văn Phụng), Sài Gòn (Y Vân), Trả lại Em Yêu (Phạm Duy), Thu Sài Gòn (Ngô Thụy Miên), Sài Gòn Thứ Bảy (Anh Bằng), Anh Về Thủ Đô (Y Vân), Bước Chân Chiều Chủ Nhật (Đỗ Kim Bảng), Chiều Trên Phá Tam Giang (Trần Thiện Thanh)...
Sài Gòn ôi quá thân thương, tới nỗi sau khi Sài Gòn sụp đổ vào tay Cộng quân trong cái ngày 30 Tháng Tư năm 1975 ấy, nhiều nhạc sĩ đã viết nên những ca khúc vật vã khóc than trong nỗi tiếc nhớ khôn nguôi của mình về thành phố thương yêu mà nay còn chăng chỉ là trong mớ kỷ niệm u buồn, xót xa của kẻ lưu đày nơi quê người: Sài Gòn Ơi! Vĩnh Biệt (Nam Lộc), Sài Gòn Trong Lòng Ta Mãi Mãi (Nguyệt Ánh), Vĩnh Biệt Sài Gòn (Lam Phương), Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên (Nguyễn Đình Toàn), Cho Thành Phố Mất Tên (Phạm Đình Chương), Thương Nhớ Sài Gòn (Phạm Duy)...
Nơi đây, về điệu buồn nức nở nhất trong hàng vạn tiếng khóc Sài Gòn, xin được nhắc đến những nghẹn ngào tiêu biểu trong nhạc phẩm “Sài Gòn Ơi! Vĩnh Biệt” của Nam Lộc, với lời ca chân tình, tha thiết làm thổn thức hằng triệu con tim của những kẻ, sau cùng, biết rằng mình nay đã vĩnh viễn đánh mất quê hương vào tay kẻ thù truyền kiếp Bắc phương:
Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài Gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi
Những nụ cười nát trên môi
Những giọt lệ ôi sầu đắng!
(Sài Gòn Vĩnh Biệt, Nam Lộc)
Nhưng, dĩ nhiên rồi, quê hương Miền Nam Tự Do đâu chỉ có Sài Gòn 11 quận đô thành mà còn là “Trăng Phương Nam” và “Về Miền Trung” và là gì gì đó nữa chứ. Ôi! Làm sao mà có thể kể hết được các ca khúc mang tên những miền đất dấu yêu trên quê hương Miền Nam trong tâm trí những con dân Việt Nam Cộng Hòa:
Quê hương ta đất xưa vốn nghèo, nhưng giàu tình thương nhau
Biết yêu lúa màu xa cuộc đời cơ cầu
Gái trai biết làm tròn lời thề ghi ban đầu...
(Tình Lúa Duyên Trăng, nhạc Hoài An, lời Hồ Đình Phương)
Tình yêu quê hương Việt Nam ôi quá đơn sơ, bình dị:
Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa?
Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò
Còn đó tiếng tre êm ru
Còn đó bóng đa hẹn hò
Còn đó những đêm sao mờ hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu...
(Hương Xưa, Cung Tiến)
Và quê hương đó càng đẹp tươi hơn khi, sau Hiệp Định Genève 1954, một triệu người Miền Bắc di cư, mang theo tất cả những tinh hoa của đất Bắc thân yêu, đã được chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đón tiếp nồng nhiệt và cho định cư tại những vùng đất trù phú để xây dựng một ngày mai sáng tươi nơi miền đất đầy những “Nắng Đẹp Miền Nam”:
Đây phương Nam bao la dịu dàng
Say sưa câu hoan ca nhịp nhàng
Duyên xưa còn thắm
Chung xây cuộc sống chan chứa mênh mông...
(Dựng Một Mùa Hoa, Hoài An & Phó Quốc Thăng)
Như thế, nếu một sớm mai trời nhẹ lên cao, lòng khách tha hương cảm thấy buồn mà không hiểu vì sao mình buồn thì đây có thể là lúc người ta bỗng nhớ đến Nha Trang:
Nha Trang cảnh đẹp trăng thanh gió mát
Ai qua không quên để lại
Một vài luyến nhớ xa xôi
Ai ơi, người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền
Ngàn đời lòng tôi mến yêu.
(Nha Trang, Minh Kỳ)
Sông nước Miền Nam vốn nên thơ và bình dị, khiến “người về còn nhớ khúc hát” của Anh Việt Thu thay vì của “người yêu dấu bên bờ thành Vienne”:
Dòng An Giang trăng lên lấp lánh
Dòng Anh Giang tung tăng múa hát
Đêm đến dòng sông thở than
Bên mấy hàng cây hắt hiu
Đã mấy mùa Xuân chiến chinh...
(Dòng An Giang, Anh Việt Thu)
Nhưng, một khi đã nói đến thơ với mộng, phải nói đến Huế thơ, Huế mộng thì mới đúng điệu:
Bến Vân Lâu còn sâu thương nhớ
Thuyền Bến Ngự còn đợi anh về
Người tình quê, ơi người tình quê, có nhớ xin trở về.
(Ai Ra Xứ Huế, Duy Khánh)
và luôn cả Đà Lạt nữa:
Ai lên xứ hoa đào, đừng quên mang về một cành hoa
Cho tôi bớt mơ mộng, chiều chiều nhìn mây trôi xa xa...
(Ai Lên Xứ Hoa Đào, Hoàng Nguyên)
Còn gì vui hơn ngày về vui hát trên đồng xanh, dẫn dắt bước chân người lữ thứ qua “lối về xóm nhỏ” ngay trong ngày mùa:
Chiều hôm nay quay gót bước phiêu du
Về thôn xóm để vui trong ngày mùa
Đường về thôn quyện chân bên nhánh lúa...
(Lối Về Xóm Nhỏ, Trịnh Hưng)
Và thỉnh thoảng, trong mớ ký ức của một số người, lại hiện về địa danh Charlie, một mảng chiến trường xưa khốc liệt đã cướp đi của Miền Nam Tự Do đứa con yêu dấu kiêu hùng mang tên Nguyễn Đình Bảo hồi “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972, mặc dù Charlie là cái “tên vẫn chưa quen người dân thị thành” vì nó ở mãi tận chốn núi rừng Kontum đèo heo hút gió:
Xin một lần thôi, một lần thôi
Vẫy tay tạ từ Charlie
Xin một lần nữa, một lần nữa
Vẫy tay chào buồn anh đi...
(Người Ở Lại Charlie, Trần Thiện Thanh)
Đó là các bài hát về quê hương Miền Nam Việt Nam mà ai cũng nhớ và cũng có thể một mình vu vơ hát lên những điệu buồn năm cũ đó. Nhưng phải biết rằng nhạc Việt thời Việt Nam Cộng Hòa, ngoài những bài hát ca ngợi quê hương, cũng còn dẫy đầy những ca khúc về “Xuân và tuổi trẻ” nữa.
Về những bài hát ca ngợi mùa Xuân, không ai là không nhớ đến âm điệu trẻ trung, đầy hứng khởi trong nhạc phẩm “Xuân và Tuổi Trẻ” của nhạc sĩ La Hối, mà khi giọng hát cao vút kia chỉ vừa mới được cất lên thôi là người ta đã thấy dường như mùa Xuân hiện về đâu đó rồi:
Ngày thắm tươi bên đời Xuân mới
Hồn đắm say bao niềm vui sống
Xuân về, với ngàn hoa tươi thắm
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng...
(Xuân Và Tuổi Trẻ, nhạc La Hối, lời Thế Lữ)
Kế đó, là ca khúc nói tới ly rượu mừng Xuân, không thể nào thiếu được trong những lần họp mặt mừng Xuân từ Bến Hải tới Cà Mau năm xưa, và nay là từ Mỹ Châu tới Âu Châu và Úc Châu, rồi luôn cả Việt Nam nữa:
Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người chiến sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sống cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình...
(Ly Rượu Mừng, Phạm Đình Chương)
Rồi mùa Xuân lại trở về trên quê hương Miền Nam mịt mờ khói lửa chiến chinh. Đối với nhạc sĩ Phạm Duy, Hoa với Xuân tuy hai mà một, cùng nhau làm thăng hoa cuộc đời mọi người qua bao tháng năm:
Xuân! Hoa còn tươi mãi
Hoa vì nhân thế biết sum vầy cuộc vui
Xuân! Hoa nở vì ai
Tay nhịp bàn tay, cùng đắp xây ngày mai...
(Hoa Xuân, Phạm Duy)
Cùng tô điểm cho mùa Xuân thêm đẹp, những “cánh thiệp đầu Xuân” càng làm cho lòng người thêm hưng phấn và tràn đầy tình yêu người, yêu đời:
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì
Ước nguyện sao chóng thành rượu nồng xe duyên...
(Cánh Thiệp Đầu Xuân, Lê Dinh & Minh Kỳ)
Những ngày Xuân rực rỡ có thể cũng là thời gian để những đôi trai gái đắm đuối trong giấc mộng tình diễm ảo thuở ban đầu:
Mối tình đầu Xuân ai thấu chăng
Lòng tha thiết buông theo tiếng đàn
Mơ đời ái ân, những ngày phong trần
Sống trong mộng đẹp ngày Xuân...
(Mộng Chiều Xuân, Ngọc Bích)
Xuân là mùa của đoàn tụ, của sum vầy, của hơi ấm nồng nàn tỏa ra từ ngày về sum họp:
Vui mùa Xuân năm nay gần nhau
Hát vang câu mến thương nhau
Cầm tay nhìn nhau cùng mơ
Ước mơ Xuân đến bao lần...
(Xuân Họp Mặt, Văn Phụng)
Ấy vậy mà riêng các anh chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nơi tiền tuyến, vì phải lo bảo vệ cuộc sống an lành của người dân chốn hậu phương, lắm khi các anh cũng chẳng biết Xuân đã về hay chưa nữa:
Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở
Anh đâu biết Xuân về hay chưa?
(Đồn Vắng Chiều Xuân, Trần Thiện Thanh)
Rồi còn các ca khúc về tuổi học trò nữa. Những nhạc phẩm viết về tuổi trẻ Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa thường chọn đối tượng là giới học sinh, sinh viên, nói chung là về tuổi học trò hoa mộng:
Trả lại em yêu khung trời đại học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Chủ Nhật uyên ương hẹn hò đây đó...
Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt...
(Trả lại Em Yêu, Phạm Duy)
Trong dòng “nhạc tuổi xanh”, những tiếng hát thơ ngây và trinh nguyên nhất vẫn là “tiếng hát học trò” của một thời hoa mộng:
Thuở ấy không gian chìm lắng trong mơ
Tà áo em xanh màu mắt ngây thơ
Nụ cười hồn nhiên không vương sầu nhớ
Lời ca vang bên gác nhỏ
Tiếng tơ êm đềm trong ngõ.
(Tiếng Hát Học Trò, Nguyễn Hiền & Minh Kỳ)
Còn gì buồn hơn “ba tháng tạ từ” khi mỗi độ Hè về, bạn bè mỗi người một nơi, thôi đành xa nhau suốt những tháng ngày dài đăng đẳng. Cuộc đời học sinh tuy hoa mộng, nhưng mỗi lần hoa phượng nở là mỗi lần nhớ nhung, luyến tiếc dâng tràn cho những ai sớm biết yêu tự thuở đang còn cắp sách đến trường:
Thời gian trôi qua mau không ngừng đâu
Mỗi mùa hoa phượng đầu, tiếng ve kêu gợi sầu
Phút chia tay rầu rầu
Tiếc thương riêng mình biết, hoặc tìm trong mắt nhau...
(Kỷ Niệm Nào Buồn, Hoài An)
“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò,” ai đâu có ngờ rằng lũ quỷ sứ lúc nào cũng vui như sáo kia mà lại biết buồn, vì đó chính là “nỗi buồn hoa phượng” không sao cưỡng nổi:
Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,
Cảm thông được nỗi vắng xa người yêu.
Màu hoa tươi thắm như máu con tim.
Mỗi lần Hè thêm kỷ niệm,
Người xưa biết đâu mà tìm?
(Nỗi Buồn Hoa Phượng, Thanh Sơn)
Nhớ nhau, tuổi học trò chỉ còn biết tìm vào lưu bút, nơi lưu dấu biết bao hình ảnh và tình cảm thân thương của bạn bè một thời áo trắng:
Người ơi nhắc đến chi kỷ niệm xưa khiến lòng tôi bùi ngùi
Ngày biệt ly hai đứa đứng nhìn nhau, anh cài cành hoa tím
Hoa xưa đây, nhưng bóng dáng em đâu?
Dòng nhật ký đã ghi nốt tâm tình
Và đôi lúc nhớ nhau lưu bút còn để lại chuyện buồn vui.
(Lưu Bút Ngày Xanh, Thanh Sơn)
Nhưng, còn gì buồn hơn là tâm trạng của một chàng trai phiêu bạt, một chiều quay lại trường xưa để dõi tìm bạn cũ, thì cảnh cũ còn đây mà người xưa đã biền biệt phương nào,
Dẫu biết rằng đó cũng chỉ là vì hoàn cảnh quê hương thời ly loạn:
Bạn cũ xa rồi, có người về đất buông xuôi
Năm ba đứa bạt phương trời, hai thằng đầu quân năm tới
Ve ơi, hát gì điệu nhạc lâm ly, khóc người biền biệt sơn khê
Cố nhân đi bao giờ mới về...
(Trường Cũ Tình Xưa, Duy Khánh)
Nhạc Việt Nam Cộng Hòa vô cùng phong phú, ngoài tuổi học trò ra còn tình yêu nữa, một đề tài muôn màu, muôn sắc và muôn thuở của biết bao văn nhân, thi sĩ và ca, nhạc sĩ của Miền Nam Tự Do.
Đối với xã hội Miền Nam Việt Nam hồi các thập niên 1950, 60 và 70, một xã hội còn tràn đầy những cương thường, đạo lý, yếu tố quan trọng đầu tiên của tình yêu là lòng chung thủy:
Yêu ai, yêu cả một đời.
Tình những quá khắt khe
Khiến cho đời ta đau tủi cả lòng
Vì yêu ai mà lòng hằng nhớ...
(Nỗi Lòng, Nguyễn Văn Khánh)
Tình yêu có khi là mù quáng, khốn nạn, khiến con người cứ vất vơ, vất vưởng:
Tình yêu như trái phá con tim mù lòa.
Một mai thức dậy, chợt hồn như ngất ngây, chợt buồn trong mắt nai,
Rồi tình vui trong mắt, rồi tình mềm trong tay...
(Tình Sầu, Trịnh Công Sơn)
Có khi, như lời Văn Phụng, tình yêu còn đồng nghĩa với khổ đau:
Yêu là tìm thương đau, với xót xa lệ tình khôn lau
Biết nói sao những khi u sầu, những khi úa nhàu tâm tư.
(Yêu, Văn Phụng)
hay cũng có nghĩa là nước mắt, là tiếng khóc nữa, theo lời Y Vân:
Những ân tình em đong bằng nước mắt
Khóc cho đầy hai chữ tình yêu
Phấn hương nồng em xem tựa tấm áo
Đã thay màu ân ái từ lâu...
(Ảo Ảnh, Y Vân)
Với Lê Uyên Phương, tình yêu, vì lỡ muộn màng, nên phải vội vàng, và tình yêu, dẫu có muộn màng, cũng không hề thiếu vắng đắm say:
Cho tôi yêu em nồng nàn
Cho tôi yêu em nồng nàn
Dù biết yêu tình yêu muộn màng.
(Tình Khúc Cho Em, Lê Uyên Phương)
Khi đã yêu, còn nỗi sầu nào lớn hơn là nỗi sầu vì đôi lứa phải xa nhau, nhất là khi hai người đã thật sự và vĩnh viễn xa nhau:
Mai! Anh đã xa em thật rồi
Anh sẽ xa em trọn đời
Dù lòng thương nhớ không nguôi
Mai!
Anh biết em trong một ngày
Anh đã yêu trong một ngày
Để sầu đau đến bao ngày...
(Mai, Quốc Dũng)
Và nếu đã đến thế, thì còn lưu luyến nhau làm gì cho thêm khổ, thêm sầu:
Không! Không! Tôi không còn yêu em nữa
Không! Không! Tôi không còn yêu em nữa
Không! Không! Tôi không còn yêu em nữa, em ơi!
Tình đời thay trắng đổi đen, tình đời còn lắm bon chen
Tình đời còn lắm đam mê, nên tình còn lắm ê chề...
(Không, Nguyễn Ánh 9)
Nhưng yêu có khi còn là những phút giây cuồng loạn, chụp giựt vì cảnh sống rày, chết mai của đời lính trong chiến tranh cũng có mà vì cuộc đời quá ngắn ngủi, phù du cũng có:
Ớ là thế, đời sống không là bao
Ớ là bao, đời không lâu là thế
Ớ được bao năm sống mà yêu nhau...
(60 Năm Vuột Đời, Y Vân)
Đặc biệt, trong xã hội Miền Nam Việt Nam thời bấy giờ, một đề tài trong âm nhạc có khi còn lớn hơn cả đề tài tình yêu nữa, đó là đề tài về người lính, bởi vì 21 năm tồn tại ngắn ngủi của Việt Nam Cộng Hòa phải được coi như là 21 năm chiến tranh liên tục, từ những cuộc chiến tranh đảng phái do Thực Dân Pháp để lại trong 2 năm đầu lập quốc cho tới cuộc chiến tranh phá hoại dai dẳng của Cộng Sản Bắc Việt trong kế hoạch trường kỳ thôn tính Miền Nam Tự Do của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vì thế, hễ nói đến nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa hồi các thập niên '50, '60 và '70 là phải nói đến “nhạc lính.”
Nhạc lính của Việt Nam Cộng Hòa vẫn được coi là một thứ “bửu bối” có mãnh lực kỳ diệu đem lại sức sống kiên cường cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến đấu gian khổ chống lại cuộc xâm lược bạo tàn và dai dẳng kéo dài suốt 2 thập niên của các lực lượng Cộng Sản Quốc Tế. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn được coi là lẽ sống của Miền Nam Tự Do, bởi vì hễ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn thì Miền Nam Tự Do còn, mà hễ quân lực đó mất đi thì Miền Nam cũng mất theo luôn.
Các nhạc phẩm về lính thường đặt người trai nơi tiền tuyến chống đánh giặc Cộng vào vòng yêu đương với người em gái chốn hậu phương:
Này chàng, từ hậu phương hay biên cương
Nơi đây, chàng đến, áo vương bụi đường
Nhìn chàng là người trai, ôi phong sương
Tim tôi đã mến biết bao lâu rồi
Chàng từ miền ngược xuôi hay nơi đâu
Nơi đây, dừng bước kết duyên bạn đầu
Một lời, đẹp tình xin trao cho nhau
Tuy tôi chưa biết hỡi chàng là ai...
(Chàng Là Ai, Nguyễn Hữu Thiết)
Hàng hàng, lớp lớp những người trai thế hệ đã cầm súng lên đường bảo vệ quê hương Miền Nam Tự Do:
Người đi giúp núi sông, hàng hàng lớp lớp chưa về
Hàng hàng nối tiếp câu thề giành lấy quê hương...
(Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Nguyễn Văn Đông)
Có khi, những lần ra đi vì nước như vậy của người trai thời loạn lại diễn ra vào một đêm trăng sáng lung linh:
Những đêm mười sáu trăng tròn
Vượt con đường mòn đi giữ làng thôn...
(Mười Sáu Trăng Tròn, Trần Thiện Thanh)
Các chàng trai đó vẫn hiên ngang ra đi, “băng mình vào sương gió, sống trọn kiếp trai hùng” bởi vì họ:
Không quên lời xưa đã ước thề
Dâng cả đời trai tới sa trường
Nam nhi cổ lai chinh chiến hề
Nào ai ngại gì vì gió sương...
(Anh Đi Chiến Dịch, Phạm Đình Chương)
Đời lính luôn gian khổ, nhưng tình yêu quê hương, xóm làng trước cuộc xâm lược của quân cộng sản từ phương Bắc luôn là động lực giúp người lính chiến vượt thắng bao gian nguy:
Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày...
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi...
(Trên Bốn Vùng Chiến Thuật, Trúc Phương)
Cuộc gặp gỡ giữa chàng trai tiền tuyến hiên ngang và người em gái hậu phương e ấp không làm sao khỏi để lại những vấn vương, tiếc nuối:
Chợt thấy lòng lưu luyến và tâm hồn xao xuyến
Trông anh trai phong sương, em thấy mà thương...
(Đò Chiều, Trúc Phương)
để rồi:
Thương người gió lạnh đường xa, khuê phòng em đan áo
Thương đời bé bỏng miền quê, anh giữ yên biên thùy...
(Tình Chàng Ý Thiếp, Y Vân)
hay:
Chờ ngày dệt xong áo chung tình
Em đem tới đồn mà tặng anh...
(Bức Tâm Thư, Lam Phương)
Người lính Cộng Hòa nơi biên cương, “ngoài yêu núi sông thì tim này dâng cả em”, luôn nhớ về người em gái hậu phương bé bỏng, mong manh như một cành hoa:
Xin anh che chở tấm đời nhỏ bé hậu phương
Như câu chuyện tình Người Hùng và Giai Nhân
Những cánh hoa hồng bên hàng rào kẽm hầm chông
Vẫn mong bàn tay người đem tưới vun trong vườn...
(Cánh Hoa Thời Loạn, Y Vân)...
Có lẽ người lính Cộng Hòa, ngoài tình yêu dành cho người em gái hậu phương, chỉ còn một tình yêu lớn khác là tình yêu quê hương, đất nước:
Dẫu cho tình đôi ta bao la như chiều vàng
Tim sông hồ trót mang, quê hương tình vấn vương
Nên đêm trăng vàng đẹp hành trang xuôi vạn lý, anh nói câu tạ từ...
(Đôi Ngã Đôi Ta, Trần Thiện Thanh)
hay:
Viết cho em, trao cả về em với muôn vạn niềm thương
Vì đời trai gió sương
Ngoài yêu núi sông thì tim này dâng cả em...
(Đêm Dài Chiến Tuyến, Lam Phương)
Thế rồi, “kìa nơi xa xa có bà mẹ già, từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa” cho thấy, bên cạnh tình yêu trai gái, người lính Cộng Hòa lại còn có tình yêu Mẹ nữa, ôi quá thiêng liêng “mẹ già một nắng hai sương mỏi mòn” chờ đợi người con trai lính chiến trở về từ chốn xa xăm:
Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
Khi thấy mai đào nở vàng trên nương
Năm trước, con hẹn đầu Xuân sẽ về
Nay, én bay đầy trước ngõ
Mà tin con vẫn xa ngàn xa...
(Xuân Này Con Không Về, Trịnh Lâm Ngân)
Và, đặc biệt trong những giây phút cô đơn ngoài biên ải, hình ảnh Mẹ và những lời giáo huấn của Mẹ lại hiện lên trong tâm trí của người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa:
Ngày nao con ra đi nhớ câu Mẹ khuyên
Yêu nước như yêu Mẹ hãy còn giữ trong linh hồn.
(Nửa Đêm Biên Giới, Anh Bằng)
Chiến tranh là mất mát, là đổ vỡ, và là chết chóc, tang thương. Làm thân chiến sĩ dặm nghìn da ngựa, một đi không trở lại là chuyện thường tình trong chiến tranh, dù anh lính chiến đó có là Nguyễn Văn Đương, Nguyễn Đình Bảo, Bắc Đẩu, Trần Thế Vinh, Lưu Kim Cương, Ngụy Văn Thà, hay là Phạm Phú Quốc, người phi công anh hùng chợt rụng cánh đại bàng trong lần vượt tuyến lửa trên đường Bắc phạt:
Chiều nao anh đi làm kiếp người hùng
Chiều nao thương ôi rụng cánh đại bàng
Chiều nao anh đi, anh về đất
Chiều nao anh đi, anh về nước
Chiều nao huy hoàng, bụi hồng bay khắp không gian...
(Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc, Phạm Duy)
Trong dòng nhạc của Miền Nam Tự Do thời trước 1975, còn một đề tài lớn nữa, đó là đề tài về “khát vọng hòa bình” của toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng đây chắc chắn không phải là thứ hòa bình mà những người cộng sản đã áp đặt lên đầu, lên cổ người dân Miền Nam Tự Do từ ngày 30 Tháng Tư năm 1975, một thứ hòa bình mà phe phản chiến tại Việt Nam luôn kêu gào, để rồi đa số những người đó lại tìm cách này hay cách khác mà cao bay xa chạy khỏi một Việt Nam Cộng Sản khi xe tăng và đại pháo của Bắc quân đã ập tới, để cho dân chúng Miền Nam Việt Nam đáng thương kia phải lãnh đủ hậu quả đau thương từ khát vọng hòa bình khờ khạo đó của họ.
Khát vọng hòa bình của dân chúng Miền Nam Việt Nam dường như đã đến rất sớm, ngay sau khi đất nước vừa bị chia đôi:
Người ơi, ước mong ngày tan chính chiến
Để toàn dân sống trong cuộc đời ấm êm
Ta nhắn gửi về nơi phương Bắc xa vời
Hỡi ai lạc hướng mau quay về đây.
(Về Đây Anh, Nguyễn Hiền & Nhật Bằng)
Lời chúc Tết trong ly rượu mừng Xuân, ngay từ những năm đầu lập quốc, đã nói lên khát vọng hòa bình thật thà và nhân hậu đó của dân chúng Miền Nam Tự Do, điều mà, ngày nay, người dân Việt khắp nơi cho rằng Miền Nam Việt Nam lúc đó đã quá thơ ngây trước âm mưu đen tối của Cộng Sản Bắc Việt muốn chiếm trọn phần đất phía Nam của tổ quốc, cho dù với cái giá phải trả là xương chất thành núi, máu chảy thành sông, từ Quảng Trị qua Kon Tum cho tới An Lộc:
Chúc non sông hòa bình, hòa bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
Đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hòa.
(Ly Rượu Mừng, Phạm Đình Chương)
Lúc đó, cũng chính nhạc sĩ Phạm Đình Chương, đã nổi hứng ước mơ một nền hòa bình trong tự do, dân chủ trên quê hương sau khi miền Bắc đã sạch bóng quân thù cộng sản, nhưng ước vọng này, tiếc thay, đã không thể thành hiện thực:
Bao nhiêu chàng trai tay siết mạnh
Thầm hẹn ngày về quê Bắc ơi...
(Anh Đi Chiến Dịch, Phạm Đình Chương)
Vì cuộc Chiến Tranh Việt Nam quá đau thương và quá tàn khốc sau gần 2 thập niên, Hòa Bình đã trở thành tiếng kêu gào thê thiết của dân chúng Miền Nam Việt Nam:
Hòa bình ơi, chờ trông nhau như con chờ mẹ
Chờ trông nhau như gió mùa Hè
Chờ trông nhau nắng đẹp tình quê...
(Tình Em Biển Rộng Sông Dài, Duy Khánh)
Cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài đã dập vùi biết bao ước vọng chân thành của người dân Miền Nam Việt Nam, đẩy lùi nền hòa bình hằng mong đợi đó ra xa, và người dân Miền Nam Việt Nam vẫn cứ thế mà mỏi mòn trông đợi hòa bình:
Nếu một mai khi hòa bình anh sẽ dìu em qua phố đêm
Cho từng ngón tay đan lại ái ân ngọt mềm...
Nếu một mai khi hòa bình anh có về như em ước mơ
Khi lửa khói xa chỉ là giấc mê trong đời,
Ngày chia tay nhòa nước mắt, nhạt mi em, mặn môi anh
Thì em ơi xin xem là dĩ vãng mà thôi...
(Lời Cho Người Em Nhỏ, Trần Thiện Thanh)
Trịnh Lâm Ngân, luôn tin vào chiến thắng sau cùng của chính nghĩa Tự Do, cứ tưởng nền hòa bình sắp tới trên đất nước Việt Nam là nền hòa bình theo thiện ý của người dân Miền Nam hiền hòa, tội nghiệp:
Một mai xa cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng, anh lại về bên em
Ngay gió mưa không còn nên dường dài thật dài, ta mặc tình rong chơi...
Cùng nhau ta sẽ đi, sẽ thăm bao nơi xưa, xuôi một thuở lênh đênh
Ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà...
(Qua Cơn Mê, Trịnh Lâm Ngân)
Nhưng dẫu sao, đó cũng vẫn là khát vọng hòa bình chân chính của hai mươi mấy triệu người dân Miền Nam Việt Nam trước một cuộc chiến tranh quá dài từng gieo rắc quá nhiều đổ vỡ và gây quá nhiều tang tóc, điêu linh cho đất Mẹ, khiến nhiều người phải thiết tha van xin chút hồng ân từ Đấng Tối Cao:
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu
Rưng rưng tôi chắp tay nghe hồn khóc đến rớm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Mẹ Việt Nam yêu dấu ơi! Bao giờ thanh bình?
(Đêm Nguyện Cầu, Lê Minh Bằng)
Thay lời kết
Có người định nghĩa “văn hóa là những gì còn lại sau khi người ta đã quên hết mọi thứ”. Kỳ diệu thay, điều này cũng đúng cho âm nhạc nữa, nhất là đối với nền âm nhạc của Việt Nam Cộng Hòa sau ngày mất nước, bởi vì, cũng giống như thơ trong văn chương, âm nhạc dễ nhớ hơn và dễ đi vào lòng đại chúng hơn so với các tác phẩm văn xuôi cũng phản ảnh giai đoạn an bình, hạnh phúc trong chiến tranh của Miền Nam Tự Do thuở ấy. Đó là chưa kể phần lớn những công trình văn hóa bằng sách vở, chữ viết, phim ảnh và điêu khắc của Miền Nam Việt Nam, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, đều đã bị quân cộng sản chiếm đóng tịch thu và tiêu hủy theo sách lược “đốt sách, chôn học trò” thời Tần Thủy Hoàng (247-221 trước Công Nguyên) bên Tàu.
Thủ đô Sài Gòn cũng như đường sá tại Sài Gòn và các tỉnh, thành khác tại Miền Nam Việt Nam đã bị chính quyền cộng sản đổi tên. Nhiều công trình và cấu trúc mới mọc lên trong khi các tòa nhà và kiến trúc cũ dần dà bị đập phá khắp nơi, kể cả các cây cổ thụ và cây xanh bị bứng gốc một cách phũ phàng khỏi các thành phố lớn đã ấp ủ chúng từ bao nhiêu thập niên qua. Cảnh trí tại Miền Nam Việt Nam bây giờ mới quá, nhìn không ra. Từ chiếc cầu đến xa lộ cho đến cây đa, bến nước, con đò... tất cả đều đã đổi thay.
Trong khi “ngày về quê xa lắc lê thê” - như lời nhạc trong “Tình Khúc Thứ Nhất” của Vũ Thành An - thì ngày phục quốc nay vẫn còn xa vời lắm, bởi vì người Việt hải ngoại chưa đủ nhân tài và vật lực để làm chuyện đó, trong khi các thành phần còn nặng lòng với Việt Nam Cộng Hòa thì lại đang mai một dần, và chính quyền Mỹ thì không bao giờ ủng hộ việc dùng võ lực lật đổ chính quyền Hà Nội. (Ai cũng biết rằng, hồi tháng Sáu năm 2007, căn cứ vào Đạo Luật Trung Lập của Hoa Kỳ, gọi là Neutrality Act, chính phủ Mỹ đã từng bắt giữ và truy tố ra tòa Tướng Vang Pao của nhóm người H’mong lưu vong, vị cựu tướng lãnh của Quân Đội Hoàng Gia Lào từng đóng góp xương máu vào cuộc chiến tranh ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á do Mỹ đề xướng thời Chiến Tranh Việt Nam, chỉ vì vị tướng kiêu hùng này mưu cầu chuyện dùng vũ lực lật đổ chế độ Cộng Sản Lào.)
Với thời gian, các công trình vật chất của các thời đại xưa cũ như Việt Nam Cộng Hòa, nếu không được những thế hệ mai sau bảo trì bằng tất cả thành tâm, thiện chí, sẽ không thể nào tồn tại được, đừng nói gì tới chuyện tồn tại trước những ác ý phá hoại của người cộng sản ngày nay.
Tuy nhiên, “may mà có em, đời còn dễ thương” - như lời nhạc trong “Còn Một Chút Gì Để Nhớ” (nhạc Phạm Duy, thơ Vũ Hữu Định) - khi người Việt hải ngoại cũng như tại quốc nội vẫn còn một chỗ dựa ấm êm để bảo tồn những gì còn lại sau khi Miền Nam Tự Do và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã mất đi, và đó chính là nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.
Trong nhạc phẩm “Ơn Nghĩa Sinh Thành,” nhạc sĩ Dương Thiệu Tước nói đến chữ “hiếu” trong truyền thống đạo đức của xã hội Việt Nam. Thật ra, cốt lõi của chữ “hiếu” chính là lòng biết ơn và nhớ về nguồn cội của con người:
Uống nước nhớ nguồn, làm con phải hiếu...
Vì đâu anh nên người tài ba?
Hãy nhớ công sinh thành
Vì đâu mà có ta?
(Ơn Nghĩa Sinh Thành, Dương Thiệu Tước)
Dù đã đánh mất quê hương, các con dân của Việt Nam Cộng Hòa cùng đoàn hậu duệ không thể nào quên ơn nước Việt Nam Cộng Hòa đã sinh ra, giáo dục và giang rộng đôi cánh bảo vệ họ cho tới ngày mất nước. Rồi khi hằng triệu dân chúng Miền Nam Việt Nam phải bỏ nước ra đi để lánh nạn cộng sản tại các quốc gia khác, Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục dùng chính nghĩa và danh thơm còn sót lại để giúp họ được nhận vào làm người tị nạn tại các nước tự do, dân chủ trên thế giới.
Giờ đây, Việt Nam Cộng Hòa, có còn chăng, chỉ là còn trong kỷ niệm:
Nên khi vắng anh
Đường đã thay tên
Còn chăng kỷ niệm
Lạnh đầy theo tiếng bước ưu tư đi tìm.
(Con Đường Mang Tên Em, Trúc Phương)
Đối với nhạc sĩ Song Ngọc, dường như cuộc chia ly nào cũng là do bàn tay của định mệnh gây ra:
Ôm ấp chi một định mệnh buồn
Để chua xót những gì cho nhau
Người bước đi mà nát tan lòng
Ai đứng trông theo ngậm ngùi
Tình yêu mất đi còn đâu...
(Định Mệnh, Song Ngọc)
Trong tâm tình đó, nhạc sĩ Nguyễn Hiền đành thả hồn tìm về những chiều vàng trên lối biếc:
Niềm thương dù cho xa cách muôn trùng không phai mờ
Ngày tháng vấn vương theo áng mây trôi đi bơ vơ
Tìm lúc chiều về những phút say mơ
Tìm về lối cũ nên thơ
Hàng cây im bóng bên hồ...
(Tìm Đâu, Nguyễn Hiền)
Còn Đoàn Chuẩn-Từ Linh thì vẫn mãi chung tình với cung đàn cũ, điệu buồn xưa:
Nhớ nhau, đành tìm trong tiếng hát
Đời vắng em rồi, vui với ai?
(Lá Đổ Muôn Chiều, Đoàn Chuẩn - Từ Linh)
Một đất nước như vậy đã làm nảy sinh những đảng viên công khai chống lại chủ trương độc tài, đảng trị của đảng Cộng Sản Việt Nam và đấu tranh đòi tự do, dân chủ ngay trong lòng đất nước Việt Nam, như Nguyễn Hộ, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Nguyễn Cơ Thạch, Vi Đức Hồi, Cù Huy Hà Vũ, Đặng Xương Hùng, Đỗ Xuân Thọ, Trần Anh Kim, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Hữu Vinh,...
Một đất nước như vậy thì chẳng trách sao ai ai cũng muốn hễ có dịp là bỏ nước ra đi, cho dù họ có là những thành phần đang hưởng ơn mưa móc của Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Báo chí Việt Nam cho hay, nếu ngày xưa người Việt tị nạn lìa xa quê hương nhớ từng chiếc lá me, từng cành phượng vĩ, thương từ viên ngói vỡ, bóng con chim se sẻ trước hiên nhà... thì ngày nay, người giàu cũng như nghèo, ngay cả con cái các quan chức nằm trong bộ máy chính quyền cộng sản cũng tìm mọi cách để rời bỏ đất nước, ra đi không ngoái đầu nhìn lại. Trong phiên họp tại văn phòng Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam ngày 29 tháng Mười Hai năm 2015 để thảo luận về tình trạng các du học sinh cấp phổ thông trung học và đại học sau khi tốt nghiệp mà không chịu trở về, Thứ Trưởng Nội Vụ Nguyễn Duy Thăng đã nhìn nhận với các đại biểu Quốc Hội rằng ông nghĩ con em của nhiều người ngồi trong tòa nhà Quốc Hội này cũng sẽ không về sau khi tốt nghiệp. Ông cũng thẳng thắn nhìn nhận rằng gia đình ông cũng vậy thôi, khi 2 người con của ông đã tốt nghiệp ở ngoại quốc nhưng lại không chịu về nước để nối tiếp sự nghiệp cách mạng quang vinh của các bậc cha, anh.
Sau mấy đời ráng sức đả kích, miệt thị chủ nghĩa tư bản và chống Mỹ cứu nước, giới lãnh đạo Việt Nam ngày nay, đặc biệt là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, đều có tài sản lớn ở ngoại quốc, với nhiều ngôi biệt thự và đất đai tại Mỹ, đa số là tại California, nơi có một cộng đồng lớn lao của người Việt hải ngoại sinh sống. Điều này giải thích tại sao nhạc sĩ Việt Khang, qua nhạc phẩm “Việt Nam Tôi Đâu”, đã phải thốt lên: “Việt Nam ơi, thời gian quá nửa đời người, và ta đã tỏ tường rồi... Ôi cuộc đời ngày sau tàn lửa khói...” Điều này cũng giải thích vì sao lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ thân thương của Việt Nam Cộng Hòa và bộ quân phục bạc màu của các anh chiến sĩ Cộng Hòa đang được ưa chuộng và xuất hiện nhiều nơi tại Cộng Sản Việt Nam ngày nay, mặc dù những cá nhân hay tập thể giương cờ và mặc những bộ quân phục đó không sao thoát khỏi số phận bị công an cộng sản trừng trị thẳng tay.
Dân chúng Miền Nam Tự Do, mỗi khi nhớ lại thời Việt Nam Cộng Hòa, không hiểu sao ai cũng nhớ tới Sài Gòn trước tiên, cho dù quê anh có ở Nam Định hay Biên Hòa, còn quê em thì từ bao năm vẫn nép mình bên dòng sông Bến Hải hay ở mãi tận Bắc Ninh.
Trong những bài hát về Sài Gòn, có lẽ ca khúc đầu tiên mà khách tha hương ưa nhớ tới là “Sài Gòn” của nhạc sĩ Y Vân, với lời hát “Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!” đã đi vào lòng người qua nhiều thế hệ:
Phố xá thênh thang đón chân tôi đến chung vui
Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi!
Thời Chiến Tranh Việt Nam, dù quê hương Miền Nam Việt Nam đang ngập tràn khói lửa vì cuộc xâm lược bạo tàn của quân cộng sản từ Miền Bắc tràn vào, Sài Gòn vẫn là thiên đàng của tuổi thơ, của tuổi trẻ, với:
...khung trời đại học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát...
(Trả Lại Em Yêu, Phạm Duy)
Ngoại trừ hồi Tết Mậu Thân năm 1968 khi Cộng quân bất chấp lệnh hưu chiến trong ngày nghỉ lễ thiêng liêng của dân tộc mà bất ngờ đánh tràn vào thủ đô của Miền Nam Tự Do, điều vẫn thường thấy trong những đêm Sài Gòn là lệnh giới nghiêm trong tiếng “đai bác đêm đêm dội về thành phố”:
Giờ này thành phố chợt bùng lên, để rồi tắt nghỉ sớm
Ôi Sài Gòn, Sài Gòn giờ giới nghiêm
Ôi Sài Gòn, mười một giờ vắng yên
Ôi em tôi, Sài Gòn không buổi tối!
(Chiều Trên Phá Tam Giang, Trần Thiện Thanh)
Sài Gòn, cùng các thành phố, tỉnh lỵ và miền quê từ Bến Hải đến Cà Mau sở dĩ có được cuộc sống yên bình trong chiến tranh như thế đó chính là nhờ sự bảo bọc, chở che của người lính Cộng Hòa nơi chiến tuyến, những chàng trai thế hệ đã xếp bút nghiên, chẳng chút ngại ngần giã từ cuộc sống ấm êm nơi hậu phương mà băng mình ra tiền tuyến, hầu như không một tiếng thở than:
Không than, không sầu
Đầu non, cuối ghềnh ôm cây súng canh rừng sâu...
(Nửa Đêm Biên Giới, Anh Bằng)
Đó có thể cũng là vì lời hứa danh dự của chàng trai nơi biên cương, rằng sẽ hết lòng bảo vệ, chở che cho người em gái hậu phương mà lời ước nguyện của nàng như còn vang vọng đâu đây chốn rừng sâu, núi thẳm, nơi người chiến sĩ đang tạm dừng bước vào “một chiều hành quân qua thôn xưa, lúc nắng Xuân chưa nhạt màu”:
Xin anh che chở tấm đời nhỏ bé hậu phương
Như câu chuyện tình Người Hùng Và Giai Nhân...
(Cánh Hoa Thời Loạn, Y Vân)
Và đã là người lính chiến thì ai lại không mong muốn có ngày được quay về thăm lại thủ đô Sài Gòn, thành phố thân yêu lúc nào cũng là biểu tượng bất diệt của chan hòa “nắng đẹp miền Nam”:
Anh về thủ đô nước Nam tự do
Chút quà mừng anh chiến binh đường xa
Là muôn tấm lòng yêu thương đón anh
Đón anh trai hùng bước qua!
(Anh Về Thủ Đô, Y Vân)
hay:
Thủ đô ơi! thủ đô!
Đoàn quân ta về đây
Tiếng reo vang vang dậy một trời
Lớp lớp tinh kỳ bay trong gió...
(Bài Ca Chiến Thắng, Minh Duy)
Trong ký ức của người dân Miền Nam Việt Nam, những bài hát về Sài Gòn bài nào cũng tuyệt vời và cũng có sức gợi nhớ bao kỷ niệm thiết tha nơi chốn quê nhà giờ đã quá xa xôi: Ghé Bến Sài Gòn (Văn Phụng), Sài Gòn (Y Vân), Trả lại Em Yêu (Phạm Duy), Thu Sài Gòn (Ngô Thụy Miên), Sài Gòn Thứ Bảy (Anh Bằng), Anh Về Thủ Đô (Y Vân), Bước Chân Chiều Chủ Nhật (Đỗ Kim Bảng), Chiều Trên Phá Tam Giang (Trần Thiện Thanh)...
Sài Gòn ôi quá thân thương, tới nỗi sau khi Sài Gòn sụp đổ vào tay Cộng quân trong cái ngày 30 Tháng Tư năm 1975 ấy, nhiều nhạc sĩ đã viết nên những ca khúc vật vã khóc than trong nỗi tiếc nhớ khôn nguôi của mình về thành phố thương yêu mà nay còn chăng chỉ là trong mớ kỷ niệm u buồn, xót xa của kẻ lưu đày nơi quê người: Sài Gòn Ơi! Vĩnh Biệt (Nam Lộc), Sài Gòn Trong Lòng Ta Mãi Mãi (Nguyệt Ánh), Vĩnh Biệt Sài Gòn (Lam Phương), Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên (Nguyễn Đình Toàn), Cho Thành Phố Mất Tên (Phạm Đình Chương), Thương Nhớ Sài Gòn (Phạm Duy)...
Nơi đây, về điệu buồn nức nở nhất trong hàng vạn tiếng khóc Sài Gòn, xin được nhắc đến những nghẹn ngào tiêu biểu trong nhạc phẩm “Sài Gòn Ơi! Vĩnh Biệt” của Nam Lộc, với lời ca chân tình, tha thiết làm thổn thức hằng triệu con tim của những kẻ, sau cùng, biết rằng mình nay đã vĩnh viễn đánh mất quê hương vào tay kẻ thù truyền kiếp Bắc phương:
Sài Gòn ơi, tôi đã mất người trong cuộc đời
Sài Gòn ơi, thôi đã hết thời gian tuyệt vời
Giờ còn đây, những kỷ niệm sống trong tôi
Những nụ cười nát trên môi
Những giọt lệ ôi sầu đắng!
(Sài Gòn Vĩnh Biệt, Nam Lộc)
Nhưng, dĩ nhiên rồi, quê hương Miền Nam Tự Do đâu chỉ có Sài Gòn 11 quận đô thành mà còn là “Trăng Phương Nam” và “Về Miền Trung” và là gì gì đó nữa chứ. Ôi! Làm sao mà có thể kể hết được các ca khúc mang tên những miền đất dấu yêu trên quê hương Miền Nam trong tâm trí những con dân Việt Nam Cộng Hòa:
Quê hương ta đất xưa vốn nghèo, nhưng giàu tình thương nhau
Biết yêu lúa màu xa cuộc đời cơ cầu
Gái trai biết làm tròn lời thề ghi ban đầu...
(Tình Lúa Duyên Trăng, nhạc Hoài An, lời Hồ Đình Phương)
Tình yêu quê hương Việt Nam ôi quá đơn sơ, bình dị:
Người ơi, một chiều nắng tơ vàng hiền hòa hồn có mơ xa?
Người ơi, đường xa lắm con đường về làng dìu mấy thuyền đò
Còn đó tiếng tre êm ru
Còn đó bóng đa hẹn hò
Còn đó những đêm sao mờ hồn ta mênh mông nghe sáo vi vu...
(Hương Xưa, Cung Tiến)
Và quê hương đó càng đẹp tươi hơn khi, sau Hiệp Định Genève 1954, một triệu người Miền Bắc di cư, mang theo tất cả những tinh hoa của đất Bắc thân yêu, đã được chính quyền của Tổng Thống Ngô Đình Diệm đón tiếp nồng nhiệt và cho định cư tại những vùng đất trù phú để xây dựng một ngày mai sáng tươi nơi miền đất đầy những “Nắng Đẹp Miền Nam”:
Đây phương Nam bao la dịu dàng
Say sưa câu hoan ca nhịp nhàng
Duyên xưa còn thắm
Chung xây cuộc sống chan chứa mênh mông...
(Dựng Một Mùa Hoa, Hoài An & Phó Quốc Thăng)
Như thế, nếu một sớm mai trời nhẹ lên cao, lòng khách tha hương cảm thấy buồn mà không hiểu vì sao mình buồn thì đây có thể là lúc người ta bỗng nhớ đến Nha Trang:
Nha Trang cảnh đẹp trăng thanh gió mát
Ai qua không quên để lại
Một vài luyến nhớ xa xôi
Ai ơi, người về cho ta nhắn với
Nha Trang quê hương dịu hiền
Ngàn đời lòng tôi mến yêu.
(Nha Trang, Minh Kỳ)
Sông nước Miền Nam vốn nên thơ và bình dị, khiến “người về còn nhớ khúc hát” của Anh Việt Thu thay vì của “người yêu dấu bên bờ thành Vienne”:
Dòng An Giang trăng lên lấp lánh
Dòng Anh Giang tung tăng múa hát
Đêm đến dòng sông thở than
Bên mấy hàng cây hắt hiu
Đã mấy mùa Xuân chiến chinh...
(Dòng An Giang, Anh Việt Thu)
Nhưng, một khi đã nói đến thơ với mộng, phải nói đến Huế thơ, Huế mộng thì mới đúng điệu:
Bến Vân Lâu còn sâu thương nhớ
Thuyền Bến Ngự còn đợi anh về
Người tình quê, ơi người tình quê, có nhớ xin trở về.
(Ai Ra Xứ Huế, Duy Khánh)
và luôn cả Đà Lạt nữa:
Ai lên xứ hoa đào, đừng quên mang về một cành hoa
Cho tôi bớt mơ mộng, chiều chiều nhìn mây trôi xa xa...
(Ai Lên Xứ Hoa Đào, Hoàng Nguyên)
Còn gì vui hơn ngày về vui hát trên đồng xanh, dẫn dắt bước chân người lữ thứ qua “lối về xóm nhỏ” ngay trong ngày mùa:
Chiều hôm nay quay gót bước phiêu du
Về thôn xóm để vui trong ngày mùa
Đường về thôn quyện chân bên nhánh lúa...
(Lối Về Xóm Nhỏ, Trịnh Hưng)
Và thỉnh thoảng, trong mớ ký ức của một số người, lại hiện về địa danh Charlie, một mảng chiến trường xưa khốc liệt đã cướp đi của Miền Nam Tự Do đứa con yêu dấu kiêu hùng mang tên Nguyễn Đình Bảo hồi “Mùa Hè Đỏ Lửa” năm 1972, mặc dù Charlie là cái “tên vẫn chưa quen người dân thị thành” vì nó ở mãi tận chốn núi rừng Kontum đèo heo hút gió:
Xin một lần thôi, một lần thôi
Vẫy tay tạ từ Charlie
Xin một lần nữa, một lần nữa
Vẫy tay chào buồn anh đi...
(Người Ở Lại Charlie, Trần Thiện Thanh)
Đó là các bài hát về quê hương Miền Nam Việt Nam mà ai cũng nhớ và cũng có thể một mình vu vơ hát lên những điệu buồn năm cũ đó. Nhưng phải biết rằng nhạc Việt thời Việt Nam Cộng Hòa, ngoài những bài hát ca ngợi quê hương, cũng còn dẫy đầy những ca khúc về “Xuân và tuổi trẻ” nữa.
Về những bài hát ca ngợi mùa Xuân, không ai là không nhớ đến âm điệu trẻ trung, đầy hứng khởi trong nhạc phẩm “Xuân và Tuổi Trẻ” của nhạc sĩ La Hối, mà khi giọng hát cao vút kia chỉ vừa mới được cất lên thôi là người ta đã thấy dường như mùa Xuân hiện về đâu đó rồi:
Ngày thắm tươi bên đời Xuân mới
Hồn đắm say bao niềm vui sống
Xuân về, với ngàn hoa tươi thắm
Ta muốn hái muôn ngàn đóa hồng...
(Xuân Và Tuổi Trẻ, nhạc La Hối, lời Thế Lữ)
Kế đó, là ca khúc nói tới ly rượu mừng Xuân, không thể nào thiếu được trong những lần họp mặt mừng Xuân từ Bến Hải tới Cà Mau năm xưa, và nay là từ Mỹ Châu tới Âu Châu và Úc Châu, rồi luôn cả Việt Nam nữa:
Rót thêm tràn đầy chén quan san
Chúc người chiến sĩ lên đàng
Chiến đấu công thành
Sống cuộc đời lành
Mừng người vì nước quên thân mình...
(Ly Rượu Mừng, Phạm Đình Chương)
Rồi mùa Xuân lại trở về trên quê hương Miền Nam mịt mờ khói lửa chiến chinh. Đối với nhạc sĩ Phạm Duy, Hoa với Xuân tuy hai mà một, cùng nhau làm thăng hoa cuộc đời mọi người qua bao tháng năm:
Xuân! Hoa còn tươi mãi
Hoa vì nhân thế biết sum vầy cuộc vui
Xuân! Hoa nở vì ai
Tay nhịp bàn tay, cùng đắp xây ngày mai...
(Hoa Xuân, Phạm Duy)
Cùng tô điểm cho mùa Xuân thêm đẹp, những “cánh thiệp đầu Xuân” càng làm cho lòng người thêm hưng phấn và tràn đầy tình yêu người, yêu đời:
Tôi chúc yên lành người người khắp chốn
Mong gió đưa duyên cho cô gái Xuân thì
Ước nguyện sao chóng thành rượu nồng xe duyên...
(Cánh Thiệp Đầu Xuân, Lê Dinh & Minh Kỳ)
Những ngày Xuân rực rỡ có thể cũng là thời gian để những đôi trai gái đắm đuối trong giấc mộng tình diễm ảo thuở ban đầu:
Mối tình đầu Xuân ai thấu chăng
Lòng tha thiết buông theo tiếng đàn
Mơ đời ái ân, những ngày phong trần
Sống trong mộng đẹp ngày Xuân...
(Mộng Chiều Xuân, Ngọc Bích)
Xuân là mùa của đoàn tụ, của sum vầy, của hơi ấm nồng nàn tỏa ra từ ngày về sum họp:
Vui mùa Xuân năm nay gần nhau
Hát vang câu mến thương nhau
Cầm tay nhìn nhau cùng mơ
Ước mơ Xuân đến bao lần...
(Xuân Họp Mặt, Văn Phụng)
Ấy vậy mà riêng các anh chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nơi tiền tuyến, vì phải lo bảo vệ cuộc sống an lành của người dân chốn hậu phương, lắm khi các anh cũng chẳng biết Xuân đã về hay chưa nữa:
Đồn anh đóng ven rừng mai
Nếu mai không nở
Anh đâu biết Xuân về hay chưa?
(Đồn Vắng Chiều Xuân, Trần Thiện Thanh)
Rồi còn các ca khúc về tuổi học trò nữa. Những nhạc phẩm viết về tuổi trẻ Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa thường chọn đối tượng là giới học sinh, sinh viên, nói chung là về tuổi học trò hoa mộng:
Trả lại em yêu khung trời đại học
Con đường Duy Tân cây dài bóng mát
Chủ Nhật uyên ương hẹn hò đây đó...
Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt...
(Trả lại Em Yêu, Phạm Duy)
Trong dòng “nhạc tuổi xanh”, những tiếng hát thơ ngây và trinh nguyên nhất vẫn là “tiếng hát học trò” của một thời hoa mộng:
Thuở ấy không gian chìm lắng trong mơ
Tà áo em xanh màu mắt ngây thơ
Nụ cười hồn nhiên không vương sầu nhớ
Lời ca vang bên gác nhỏ
Tiếng tơ êm đềm trong ngõ.
(Tiếng Hát Học Trò, Nguyễn Hiền & Minh Kỳ)
Còn gì buồn hơn “ba tháng tạ từ” khi mỗi độ Hè về, bạn bè mỗi người một nơi, thôi đành xa nhau suốt những tháng ngày dài đăng đẳng. Cuộc đời học sinh tuy hoa mộng, nhưng mỗi lần hoa phượng nở là mỗi lần nhớ nhung, luyến tiếc dâng tràn cho những ai sớm biết yêu tự thuở đang còn cắp sách đến trường:
Thời gian trôi qua mau không ngừng đâu
Mỗi mùa hoa phượng đầu, tiếng ve kêu gợi sầu
Phút chia tay rầu rầu
Tiếc thương riêng mình biết, hoặc tìm trong mắt nhau...
(Kỷ Niệm Nào Buồn, Hoài An)
“Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò,” ai đâu có ngờ rằng lũ quỷ sứ lúc nào cũng vui như sáo kia mà lại biết buồn, vì đó chính là “nỗi buồn hoa phượng” không sao cưỡng nổi:
Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,
Cảm thông được nỗi vắng xa người yêu.
Màu hoa tươi thắm như máu con tim.
Mỗi lần Hè thêm kỷ niệm,
Người xưa biết đâu mà tìm?
(Nỗi Buồn Hoa Phượng, Thanh Sơn)
Nhớ nhau, tuổi học trò chỉ còn biết tìm vào lưu bút, nơi lưu dấu biết bao hình ảnh và tình cảm thân thương của bạn bè một thời áo trắng:
Người ơi nhắc đến chi kỷ niệm xưa khiến lòng tôi bùi ngùi
Ngày biệt ly hai đứa đứng nhìn nhau, anh cài cành hoa tím
Hoa xưa đây, nhưng bóng dáng em đâu?
Dòng nhật ký đã ghi nốt tâm tình
Và đôi lúc nhớ nhau lưu bút còn để lại chuyện buồn vui.
(Lưu Bút Ngày Xanh, Thanh Sơn)
Nhưng, còn gì buồn hơn là tâm trạng của một chàng trai phiêu bạt, một chiều quay lại trường xưa để dõi tìm bạn cũ, thì cảnh cũ còn đây mà người xưa đã biền biệt phương nào,
Dẫu biết rằng đó cũng chỉ là vì hoàn cảnh quê hương thời ly loạn:
Bạn cũ xa rồi, có người về đất buông xuôi
Năm ba đứa bạt phương trời, hai thằng đầu quân năm tới
Ve ơi, hát gì điệu nhạc lâm ly, khóc người biền biệt sơn khê
Cố nhân đi bao giờ mới về...
(Trường Cũ Tình Xưa, Duy Khánh)
Nhạc Việt Nam Cộng Hòa vô cùng phong phú, ngoài tuổi học trò ra còn tình yêu nữa, một đề tài muôn màu, muôn sắc và muôn thuở của biết bao văn nhân, thi sĩ và ca, nhạc sĩ của Miền Nam Tự Do.
Đối với xã hội Miền Nam Việt Nam hồi các thập niên 1950, 60 và 70, một xã hội còn tràn đầy những cương thường, đạo lý, yếu tố quan trọng đầu tiên của tình yêu là lòng chung thủy:
Yêu ai, yêu cả một đời.
Tình những quá khắt khe
Khiến cho đời ta đau tủi cả lòng
Vì yêu ai mà lòng hằng nhớ...
(Nỗi Lòng, Nguyễn Văn Khánh)
Tình yêu có khi là mù quáng, khốn nạn, khiến con người cứ vất vơ, vất vưởng:
Tình yêu như trái phá con tim mù lòa.
Một mai thức dậy, chợt hồn như ngất ngây, chợt buồn trong mắt nai,
Rồi tình vui trong mắt, rồi tình mềm trong tay...
(Tình Sầu, Trịnh Công Sơn)
Có khi, như lời Văn Phụng, tình yêu còn đồng nghĩa với khổ đau:
Yêu là tìm thương đau, với xót xa lệ tình khôn lau
Biết nói sao những khi u sầu, những khi úa nhàu tâm tư.
(Yêu, Văn Phụng)
hay cũng có nghĩa là nước mắt, là tiếng khóc nữa, theo lời Y Vân:
Những ân tình em đong bằng nước mắt
Khóc cho đầy hai chữ tình yêu
Phấn hương nồng em xem tựa tấm áo
Đã thay màu ân ái từ lâu...
(Ảo Ảnh, Y Vân)
Với Lê Uyên Phương, tình yêu, vì lỡ muộn màng, nên phải vội vàng, và tình yêu, dẫu có muộn màng, cũng không hề thiếu vắng đắm say:
Cho tôi yêu em nồng nàn
Cho tôi yêu em nồng nàn
Dù biết yêu tình yêu muộn màng.
(Tình Khúc Cho Em, Lê Uyên Phương)
Khi đã yêu, còn nỗi sầu nào lớn hơn là nỗi sầu vì đôi lứa phải xa nhau, nhất là khi hai người đã thật sự và vĩnh viễn xa nhau:
Mai! Anh đã xa em thật rồi
Anh sẽ xa em trọn đời
Dù lòng thương nhớ không nguôi
Mai!
Anh biết em trong một ngày
Anh đã yêu trong một ngày
Để sầu đau đến bao ngày...
(Mai, Quốc Dũng)
Và nếu đã đến thế, thì còn lưu luyến nhau làm gì cho thêm khổ, thêm sầu:
Không! Không! Tôi không còn yêu em nữa
Không! Không! Tôi không còn yêu em nữa
Không! Không! Tôi không còn yêu em nữa, em ơi!
Tình đời thay trắng đổi đen, tình đời còn lắm bon chen
Tình đời còn lắm đam mê, nên tình còn lắm ê chề...
(Không, Nguyễn Ánh 9)
Nhưng yêu có khi còn là những phút giây cuồng loạn, chụp giựt vì cảnh sống rày, chết mai của đời lính trong chiến tranh cũng có mà vì cuộc đời quá ngắn ngủi, phù du cũng có:
Ớ là thế, đời sống không là bao
Ớ là bao, đời không lâu là thế
Ớ được bao năm sống mà yêu nhau...
(60 Năm Vuột Đời, Y Vân)
Đặc biệt, trong xã hội Miền Nam Việt Nam thời bấy giờ, một đề tài trong âm nhạc có khi còn lớn hơn cả đề tài tình yêu nữa, đó là đề tài về người lính, bởi vì 21 năm tồn tại ngắn ngủi của Việt Nam Cộng Hòa phải được coi như là 21 năm chiến tranh liên tục, từ những cuộc chiến tranh đảng phái do Thực Dân Pháp để lại trong 2 năm đầu lập quốc cho tới cuộc chiến tranh phá hoại dai dẳng của Cộng Sản Bắc Việt trong kế hoạch trường kỳ thôn tính Miền Nam Tự Do của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Vì thế, hễ nói đến nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa hồi các thập niên '50, '60 và '70 là phải nói đến “nhạc lính.”
Nhạc lính của Việt Nam Cộng Hòa vẫn được coi là một thứ “bửu bối” có mãnh lực kỳ diệu đem lại sức sống kiên cường cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến đấu gian khổ chống lại cuộc xâm lược bạo tàn và dai dẳng kéo dài suốt 2 thập niên của các lực lượng Cộng Sản Quốc Tế. Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa luôn được coi là lẽ sống của Miền Nam Tự Do, bởi vì hễ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa còn thì Miền Nam Tự Do còn, mà hễ quân lực đó mất đi thì Miền Nam cũng mất theo luôn.
Các nhạc phẩm về lính thường đặt người trai nơi tiền tuyến chống đánh giặc Cộng vào vòng yêu đương với người em gái chốn hậu phương:
Này chàng, từ hậu phương hay biên cương
Nơi đây, chàng đến, áo vương bụi đường
Nhìn chàng là người trai, ôi phong sương
Tim tôi đã mến biết bao lâu rồi
Chàng từ miền ngược xuôi hay nơi đâu
Nơi đây, dừng bước kết duyên bạn đầu
Một lời, đẹp tình xin trao cho nhau
Tuy tôi chưa biết hỡi chàng là ai...
(Chàng Là Ai, Nguyễn Hữu Thiết)
Hàng hàng, lớp lớp những người trai thế hệ đã cầm súng lên đường bảo vệ quê hương Miền Nam Tự Do:
Người đi giúp núi sông, hàng hàng lớp lớp chưa về
Hàng hàng nối tiếp câu thề giành lấy quê hương...
(Khúc Tình Ca Hàng Hàng Lớp Lớp, Nguyễn Văn Đông)
Có khi, những lần ra đi vì nước như vậy của người trai thời loạn lại diễn ra vào một đêm trăng sáng lung linh:
Những đêm mười sáu trăng tròn
Vượt con đường mòn đi giữ làng thôn...
(Mười Sáu Trăng Tròn, Trần Thiện Thanh)
Các chàng trai đó vẫn hiên ngang ra đi, “băng mình vào sương gió, sống trọn kiếp trai hùng” bởi vì họ:
Không quên lời xưa đã ước thề
Dâng cả đời trai tới sa trường
Nam nhi cổ lai chinh chiến hề
Nào ai ngại gì vì gió sương...
(Anh Đi Chiến Dịch, Phạm Đình Chương)
Đời lính luôn gian khổ, nhưng tình yêu quê hương, xóm làng trước cuộc xâm lược của quân cộng sản từ phương Bắc luôn là động lực giúp người lính chiến vượt thắng bao gian nguy:
Tôi thường đi đó đây, bùn đen in dấu giày...
Đêm đêm nằm đường ngăn bước thù
Áo nhà binh thương lính, lính thương quê
Vì đời mà đi...
(Trên Bốn Vùng Chiến Thuật, Trúc Phương)
Cuộc gặp gỡ giữa chàng trai tiền tuyến hiên ngang và người em gái hậu phương e ấp không làm sao khỏi để lại những vấn vương, tiếc nuối:
Chợt thấy lòng lưu luyến và tâm hồn xao xuyến
Trông anh trai phong sương, em thấy mà thương...
(Đò Chiều, Trúc Phương)
để rồi:
Thương người gió lạnh đường xa, khuê phòng em đan áo
Thương đời bé bỏng miền quê, anh giữ yên biên thùy...
(Tình Chàng Ý Thiếp, Y Vân)
hay:
Chờ ngày dệt xong áo chung tình
Em đem tới đồn mà tặng anh...
(Bức Tâm Thư, Lam Phương)
Người lính Cộng Hòa nơi biên cương, “ngoài yêu núi sông thì tim này dâng cả em”, luôn nhớ về người em gái hậu phương bé bỏng, mong manh như một cành hoa:
Xin anh che chở tấm đời nhỏ bé hậu phương
Như câu chuyện tình Người Hùng và Giai Nhân
Những cánh hoa hồng bên hàng rào kẽm hầm chông
Vẫn mong bàn tay người đem tưới vun trong vườn...
(Cánh Hoa Thời Loạn, Y Vân)...
Có lẽ người lính Cộng Hòa, ngoài tình yêu dành cho người em gái hậu phương, chỉ còn một tình yêu lớn khác là tình yêu quê hương, đất nước:
Dẫu cho tình đôi ta bao la như chiều vàng
Tim sông hồ trót mang, quê hương tình vấn vương
Nên đêm trăng vàng đẹp hành trang xuôi vạn lý, anh nói câu tạ từ...
(Đôi Ngã Đôi Ta, Trần Thiện Thanh)
hay:
Viết cho em, trao cả về em với muôn vạn niềm thương
Vì đời trai gió sương
Ngoài yêu núi sông thì tim này dâng cả em...
(Đêm Dài Chiến Tuyến, Lam Phương)
Thế rồi, “kìa nơi xa xa có bà mẹ già, từ lâu mong con mắt vương lệ nhòa” cho thấy, bên cạnh tình yêu trai gái, người lính Cộng Hòa lại còn có tình yêu Mẹ nữa, ôi quá thiêng liêng “mẹ già một nắng hai sương mỏi mòn” chờ đợi người con trai lính chiến trở về từ chốn xa xăm:
Con biết bây giờ mẹ chờ tin con
Khi thấy mai đào nở vàng trên nương
Năm trước, con hẹn đầu Xuân sẽ về
Nay, én bay đầy trước ngõ
Mà tin con vẫn xa ngàn xa...
(Xuân Này Con Không Về, Trịnh Lâm Ngân)
Và, đặc biệt trong những giây phút cô đơn ngoài biên ải, hình ảnh Mẹ và những lời giáo huấn của Mẹ lại hiện lên trong tâm trí của người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa:
Ngày nao con ra đi nhớ câu Mẹ khuyên
Yêu nước như yêu Mẹ hãy còn giữ trong linh hồn.
(Nửa Đêm Biên Giới, Anh Bằng)
Chiến tranh là mất mát, là đổ vỡ, và là chết chóc, tang thương. Làm thân chiến sĩ dặm nghìn da ngựa, một đi không trở lại là chuyện thường tình trong chiến tranh, dù anh lính chiến đó có là Nguyễn Văn Đương, Nguyễn Đình Bảo, Bắc Đẩu, Trần Thế Vinh, Lưu Kim Cương, Ngụy Văn Thà, hay là Phạm Phú Quốc, người phi công anh hùng chợt rụng cánh đại bàng trong lần vượt tuyến lửa trên đường Bắc phạt:
Chiều nao anh đi làm kiếp người hùng
Chiều nao thương ôi rụng cánh đại bàng
Chiều nao anh đi, anh về đất
Chiều nao anh đi, anh về nước
Chiều nao huy hoàng, bụi hồng bay khắp không gian...
(Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc, Phạm Duy)
Trong dòng nhạc của Miền Nam Tự Do thời trước 1975, còn một đề tài lớn nữa, đó là đề tài về “khát vọng hòa bình” của toàn thể quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng đây chắc chắn không phải là thứ hòa bình mà những người cộng sản đã áp đặt lên đầu, lên cổ người dân Miền Nam Tự Do từ ngày 30 Tháng Tư năm 1975, một thứ hòa bình mà phe phản chiến tại Việt Nam luôn kêu gào, để rồi đa số những người đó lại tìm cách này hay cách khác mà cao bay xa chạy khỏi một Việt Nam Cộng Sản khi xe tăng và đại pháo của Bắc quân đã ập tới, để cho dân chúng Miền Nam Việt Nam đáng thương kia phải lãnh đủ hậu quả đau thương từ khát vọng hòa bình khờ khạo đó của họ.
Khát vọng hòa bình của dân chúng Miền Nam Việt Nam dường như đã đến rất sớm, ngay sau khi đất nước vừa bị chia đôi:
Người ơi, ước mong ngày tan chính chiến
Để toàn dân sống trong cuộc đời ấm êm
Ta nhắn gửi về nơi phương Bắc xa vời
Hỡi ai lạc hướng mau quay về đây.
(Về Đây Anh, Nguyễn Hiền & Nhật Bằng)
Lời chúc Tết trong ly rượu mừng Xuân, ngay từ những năm đầu lập quốc, đã nói lên khát vọng hòa bình thật thà và nhân hậu đó của dân chúng Miền Nam Tự Do, điều mà, ngày nay, người dân Việt khắp nơi cho rằng Miền Nam Việt Nam lúc đó đã quá thơ ngây trước âm mưu đen tối của Cộng Sản Bắc Việt muốn chiếm trọn phần đất phía Nam của tổ quốc, cho dù với cái giá phải trả là xương chất thành núi, máu chảy thành sông, từ Quảng Trị qua Kon Tum cho tới An Lộc:
Chúc non sông hòa bình, hòa bình
Ngày máu xương thôi tuôn rơi
Ngày ấy quê hương yên vui
Đợi anh về trong chén tình đầy vơi
Nhấc cao ly này
Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do
Nước non thanh bình
Muôn người hạnh phúc chan hòa.
(Ly Rượu Mừng, Phạm Đình Chương)
Lúc đó, cũng chính nhạc sĩ Phạm Đình Chương, đã nổi hứng ước mơ một nền hòa bình trong tự do, dân chủ trên quê hương sau khi miền Bắc đã sạch bóng quân thù cộng sản, nhưng ước vọng này, tiếc thay, đã không thể thành hiện thực:
Bao nhiêu chàng trai tay siết mạnh
Thầm hẹn ngày về quê Bắc ơi...
(Anh Đi Chiến Dịch, Phạm Đình Chương)
Vì cuộc Chiến Tranh Việt Nam quá đau thương và quá tàn khốc sau gần 2 thập niên, Hòa Bình đã trở thành tiếng kêu gào thê thiết của dân chúng Miền Nam Việt Nam:
Hòa bình ơi, chờ trông nhau như con chờ mẹ
Chờ trông nhau như gió mùa Hè
Chờ trông nhau nắng đẹp tình quê...
(Tình Em Biển Rộng Sông Dài, Duy Khánh)
Cuộc chiến tranh tàn khốc kéo dài đã dập vùi biết bao ước vọng chân thành của người dân Miền Nam Việt Nam, đẩy lùi nền hòa bình hằng mong đợi đó ra xa, và người dân Miền Nam Việt Nam vẫn cứ thế mà mỏi mòn trông đợi hòa bình:
Nếu một mai khi hòa bình anh sẽ dìu em qua phố đêm
Cho từng ngón tay đan lại ái ân ngọt mềm...
Nếu một mai khi hòa bình anh có về như em ước mơ
Khi lửa khói xa chỉ là giấc mê trong đời,
Ngày chia tay nhòa nước mắt, nhạt mi em, mặn môi anh
Thì em ơi xin xem là dĩ vãng mà thôi...
(Lời Cho Người Em Nhỏ, Trần Thiện Thanh)
Trịnh Lâm Ngân, luôn tin vào chiến thắng sau cùng của chính nghĩa Tự Do, cứ tưởng nền hòa bình sắp tới trên đất nước Việt Nam là nền hòa bình theo thiện ý của người dân Miền Nam hiền hòa, tội nghiệp:
Một mai xa cơn mê, xa cuộc đời bềnh bồng, anh lại về bên em
Ngay gió mưa không còn nên dường dài thật dài, ta mặc tình rong chơi...
Cùng nhau ta sẽ đi, sẽ thăm bao nơi xưa, xuôi một thuở lênh đênh
Ta sẽ thăm từng người, sẽ đi thăm từng đường, sẽ vô thăm từng nhà...
(Qua Cơn Mê, Trịnh Lâm Ngân)
Nhưng dẫu sao, đó cũng vẫn là khát vọng hòa bình chân chính của hai mươi mấy triệu người dân Miền Nam Việt Nam trước một cuộc chiến tranh quá dài từng gieo rắc quá nhiều đổ vỡ và gây quá nhiều tang tóc, điêu linh cho đất Mẹ, khiến nhiều người phải thiết tha van xin chút hồng ân từ Đấng Tối Cao:
Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu
Rưng rưng tôi chắp tay nghe hồn khóc đến rớm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Mẹ Việt Nam yêu dấu ơi! Bao giờ thanh bình?
(Đêm Nguyện Cầu, Lê Minh Bằng)
Thay lời kết
Có người định nghĩa “văn hóa là những gì còn lại sau khi người ta đã quên hết mọi thứ”. Kỳ diệu thay, điều này cũng đúng cho âm nhạc nữa, nhất là đối với nền âm nhạc của Việt Nam Cộng Hòa sau ngày mất nước, bởi vì, cũng giống như thơ trong văn chương, âm nhạc dễ nhớ hơn và dễ đi vào lòng đại chúng hơn so với các tác phẩm văn xuôi cũng phản ảnh giai đoạn an bình, hạnh phúc trong chiến tranh của Miền Nam Tự Do thuở ấy. Đó là chưa kể phần lớn những công trình văn hóa bằng sách vở, chữ viết, phim ảnh và điêu khắc của Miền Nam Việt Nam, sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, đều đã bị quân cộng sản chiếm đóng tịch thu và tiêu hủy theo sách lược “đốt sách, chôn học trò” thời Tần Thủy Hoàng (247-221 trước Công Nguyên) bên Tàu.
Thủ đô Sài Gòn cũng như đường sá tại Sài Gòn và các tỉnh, thành khác tại Miền Nam Việt Nam đã bị chính quyền cộng sản đổi tên. Nhiều công trình và cấu trúc mới mọc lên trong khi các tòa nhà và kiến trúc cũ dần dà bị đập phá khắp nơi, kể cả các cây cổ thụ và cây xanh bị bứng gốc một cách phũ phàng khỏi các thành phố lớn đã ấp ủ chúng từ bao nhiêu thập niên qua. Cảnh trí tại Miền Nam Việt Nam bây giờ mới quá, nhìn không ra. Từ chiếc cầu đến xa lộ cho đến cây đa, bến nước, con đò... tất cả đều đã đổi thay.
Trong khi “ngày về quê xa lắc lê thê” - như lời nhạc trong “Tình Khúc Thứ Nhất” của Vũ Thành An - thì ngày phục quốc nay vẫn còn xa vời lắm, bởi vì người Việt hải ngoại chưa đủ nhân tài và vật lực để làm chuyện đó, trong khi các thành phần còn nặng lòng với Việt Nam Cộng Hòa thì lại đang mai một dần, và chính quyền Mỹ thì không bao giờ ủng hộ việc dùng võ lực lật đổ chính quyền Hà Nội. (Ai cũng biết rằng, hồi tháng Sáu năm 2007, căn cứ vào Đạo Luật Trung Lập của Hoa Kỳ, gọi là Neutrality Act, chính phủ Mỹ đã từng bắt giữ và truy tố ra tòa Tướng Vang Pao của nhóm người H’mong lưu vong, vị cựu tướng lãnh của Quân Đội Hoàng Gia Lào từng đóng góp xương máu vào cuộc chiến tranh ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản tại Đông Nam Á do Mỹ đề xướng thời Chiến Tranh Việt Nam, chỉ vì vị tướng kiêu hùng này mưu cầu chuyện dùng vũ lực lật đổ chế độ Cộng Sản Lào.)
Với thời gian, các công trình vật chất của các thời đại xưa cũ như Việt Nam Cộng Hòa, nếu không được những thế hệ mai sau bảo trì bằng tất cả thành tâm, thiện chí, sẽ không thể nào tồn tại được, đừng nói gì tới chuyện tồn tại trước những ác ý phá hoại của người cộng sản ngày nay.
Tuy nhiên, “may mà có em, đời còn dễ thương” - như lời nhạc trong “Còn Một Chút Gì Để Nhớ” (nhạc Phạm Duy, thơ Vũ Hữu Định) - khi người Việt hải ngoại cũng như tại quốc nội vẫn còn một chỗ dựa ấm êm để bảo tồn những gì còn lại sau khi Miền Nam Tự Do và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã mất đi, và đó chính là nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975.
Trong nhạc phẩm “Ơn Nghĩa Sinh Thành,” nhạc sĩ Dương Thiệu Tước nói đến chữ “hiếu” trong truyền thống đạo đức của xã hội Việt Nam. Thật ra, cốt lõi của chữ “hiếu” chính là lòng biết ơn và nhớ về nguồn cội của con người:
Uống nước nhớ nguồn, làm con phải hiếu...
Vì đâu anh nên người tài ba?
Hãy nhớ công sinh thành
Vì đâu mà có ta?
(Ơn Nghĩa Sinh Thành, Dương Thiệu Tước)
Dù đã đánh mất quê hương, các con dân của Việt Nam Cộng Hòa cùng đoàn hậu duệ không thể nào quên ơn nước Việt Nam Cộng Hòa đã sinh ra, giáo dục và giang rộng đôi cánh bảo vệ họ cho tới ngày mất nước. Rồi khi hằng triệu dân chúng Miền Nam Việt Nam phải bỏ nước ra đi để lánh nạn cộng sản tại các quốc gia khác, Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục dùng chính nghĩa và danh thơm còn sót lại để giúp họ được nhận vào làm người tị nạn tại các nước tự do, dân chủ trên thế giới.
Giờ đây, Việt Nam Cộng Hòa, có còn chăng, chỉ là còn trong kỷ niệm:
Nên khi vắng anh
Đường đã thay tên
Còn chăng kỷ niệm
Lạnh đầy theo tiếng bước ưu tư đi tìm.
(Con Đường Mang Tên Em, Trúc Phương)
Đối với nhạc sĩ Song Ngọc, dường như cuộc chia ly nào cũng là do bàn tay của định mệnh gây ra:
Ôm ấp chi một định mệnh buồn
Để chua xót những gì cho nhau
Người bước đi mà nát tan lòng
Ai đứng trông theo ngậm ngùi
Tình yêu mất đi còn đâu...
(Định Mệnh, Song Ngọc)
Trong tâm tình đó, nhạc sĩ Nguyễn Hiền đành thả hồn tìm về những chiều vàng trên lối biếc:
Niềm thương dù cho xa cách muôn trùng không phai mờ
Ngày tháng vấn vương theo áng mây trôi đi bơ vơ
Tìm lúc chiều về những phút say mơ
Tìm về lối cũ nên thơ
Hàng cây im bóng bên hồ...
(Tìm Đâu, Nguyễn Hiền)
Còn Đoàn Chuẩn-Từ Linh thì vẫn mãi chung tình với cung đàn cũ, điệu buồn xưa:
Nhớ nhau, đành tìm trong tiếng hát
Đời vắng em rồi, vui với ai?
(Lá Đổ Muôn Chiều, Đoàn Chuẩn - Từ Linh)