Môi trường và khí hậu không bao giờ là vấn đề đảng phái. Những cơn bão lớn, những đợt hạn hán, mặt nước biển dâng cao gây lụt lội, những sự kiện đó không phân biệt chúng ta tả hay hữu, Dân Chủ hay Cộng Hòa, giàu hay nghèo, vàng, nâu, đen hay trắng. Chúng không dừng lại ở biên giới quốc gia, không cần biết thể chế chính trị của mỗi nước hay các tranh chấp về lãnh thổ hay mậu dịch. Chúng sẽ tàn phá tất cả trong tầm với của chúng. Tháng 9 vừa qua, Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu (IPCC – Intergovernmental Panel on Climate Change) của Liên Hiệp Quốc công bố bản phúc trình dài 900 trang, tổng hợp hơn 9.200 các nghiên cứu khoa học, để trình bày tình trạng của các đại dương và khối băng trên toàn thế giới. Ba ngàn nhà khoa học hàng đầu của thế giới được đề cử. Trong đó, hơn 800 chuyên gia, được lựa chọn để tham gia viết bản tường trình này. Theo họ, nguy cơ khí hậu không còn là lý thuyết nữa, mà các dấu hiệu cho thấy trái đất bị hâm nóng do sinh hoạt của con người đã rất rõ ràng, từ những đỉnh núi cao cho đến vực biển sâu. Những gì cuộc sống của con người tùy thuộc vào đang bị đe dọa trầm trọng. Muốn hiểu thực sự vấn đề, chúng ta cần gác sang một bên chính trị đảng phái, những định kiến không được hỗ trợ bởi khoa học và nhất là các lời tuyên truyền của các nhà chính trị hay quảng cáo của các doanh nghiệp với động cơ vụ lợi. Mực nước biển dâng nhanh hơn người ta tưởng Chỉ mới vào tháng 10 vừa qua, Trung Tâm Khí Hậu (Climate Central) đã công bố trên tạp chí Nature Communications bản nghiên cứu mới nhất, cập nhật chính xác hơn dự đoán về mực nước biển dâng cao. Theo bản nghiên cứu rất có uy tín này, những vùng đất sinh sống của 150 triệu người trên thế giới sẽ bị ngập nước lúc thủy triều lên. Đáng chú ý là hầu hết Nam Phần Việt Nam với dân số 20 triệu người, từ Mũi Cà Mau đến tận Sài Gòn và kể cả Sài Gòn sẽ nằm vào tình trạng trên. Đây không phải là điều lạ lùng hay xa vời với những người sống trong các khu vực này, vì họ đã chứng kiến tình trạng thủy triều lên làm ngập khắp nơi, ngày một trầm trọng. Rất nhiều thành phố lớn và khu vực đông dân cư gần biển, như Bangkok, Thượng Hải, Miami, đều có một tương lai như nhau. Đối phó với hiện tượng này là vấn đề nan giải và rất tốn kém, nhất là với các xứ sở còn nghèo như Việt Nam. Nhiệt độ sẽ lên đến mức con người không chịu nổi Nhiệt độ của thế giới vẫn lên xuống trong lịch sử loài người và được coi như hiện tượng bình thường. Nhưng từ thập niên 1980, nhiệt độ trung bình đã tăng trưởng bất thường và rõ rệt. Từ năm 1998 trở về sau là những năm nóng nhất từ khi chúng ta lưu giữ hồ sơ về nhiệt độ, và năm 2016 là năm nóng kỷ lục. Vào năm 1995, một cơn sóng nhiệt đã đưa nhiệt độ ngoài trời của Chicago lên đến 106 độ F và nhiệt độ ẩm là 85 độ F, làm cho 700 người thiệt mạng. Theo nghiên cứu của đại học MIT, cơ thể con người sẽ mất khả năng tự giải nhiệt và sẽ suy sụp khi nhiệt độ ẩm ở mức 95 độ F (35 độ C). Các nhà khoa học tiên đoán rằng việc nhiệt độ ẩm ở nhiều địa phương lên đến mức này trong các thập niên tới sẽ thường xuyên xảy ra. Độ nóng ở những nơi như Trung Đông và vùng nhiệt đới sẽ lên đến mức kinh hoàng, và sẽ trở thành những nơi con người không còn sinh sống nổi nữa. Những thiên tai khác Biến đổi khí hậu đưa đến các thiên tai khác mà chúng ta đã và sẽ còn phải trải qua. Các cơn bão lớn như Katrina sẽ gia tăng cường độ và xảy ra thường xuyên hơn, mỗi ngày một gây khó khăn cho những khu vực ven biển bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao. Mô hình khí hậu bị nhiệt độ cao thay đổi, khiến những vùng vốn khô ráo trở thành ẩm ướt hơn và ngược lại. Hạn hán và lũ lụt sẽ nặng nề và lâu dài hơn. Những xứ sở vốn nghèo và ít khả năng tìm ra những giải pháp sáng tạo sẽ bị thiệt hại trầm trọng, dẫn đến tình trạng “tị nạn khí hậu”. Những đợt tị nạn của thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 vì chiến tranh sẽ chỉ như trò chơi trẻ con so với những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Châu Phi, với mức độ gia tăng dân số chóng mặt, là thí dụ hùng hồn nhất vì đã chứng kiến các đợt hạn hán phá hoại mùa màng. Tình trạng này sẽ mỗi ngày một nguy kịch hơn và khi thiếu thốn thực phẩm, người ta không có lựa chọn ngoài di tản sang xứ khác, và nơi đến thuận tiện nhất là Châu Âu. Những người không tin vào biến đổi khí hậu Tuy những nhà khoa học hàng đầu thế giới đã đưa ra các nghiên cứu có tính thuyết phục, cộng với các chứng cớ rành rành như số lượng băng tảng ở Nam và Bắc Cực mỗi ngày một giảm đi, một số người vẫn không tin rằng biến đổi khí hậu có thật. Họ lập luận rằng khí hậu muôn đời vẫn thay đổi, bởi lý do thiên nhiên thay vì nhân tạo. Ai là những người lên tiếng đả kích các lời khuyến cáo về biến đổi khí hậu? Đứng đầu và to tiếng nhất là các chính trị gia thuộc đảng Cộng Hòa, tuy không phải chính khách Cộng Hòa nào cũng thế (Christine Todd Whitman, cựu thống đốc tiểu bang New Jersey và cựu giám đốc Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường EPA vào thời Tổng Thống George W. Bush, vẫn thường lên tiếng đả kích chính sách môi trường của Tổng Thống Trump). Họ vin vào một số “nghiên cứu” phủ nhận sinh hoạt con người là thủ phạm của biến đổi khí hậu, nhưng giấu chi tiết ai tài trợ cho các “nghiên cứu” này: các công ty dầu hỏa! Một trong những hành động đầu tiên của Tổng Thống Trump khi nhậm chức là rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp Định Khí Hậu Paris mà Tổng Thống Obama đã ký. Trump lập luận rằng hiệp định này cản trở sự phát triển kinh tế của Mỹ mặc dầu sự thực là các quốc gia như ở vùng Bắc Âu và tiểu bang như California đã thúc đẩy ngành kỹ nghệ nhiên liệu sạch để tạo nhiều việc làm với lương cao, và làm cho những nơi đó trù phú hơn nhiều. Tổng Thống Trump công khai ủng hộ duy trì việc khai thác than đá, tuy đây là một trong những thủ phạm chính của ô nhiễm môi trường, và các nước tiên tiến trên thế giới đều đã và đang đóng cửa mỏ than của họ. Ông ủng hộ việc khoan dầu sử dụng kỹ thuật ‘fracking’, bất chấp các chứng cớ phương pháp này sản xuất nhiều chất thải có hại cho môi trường. Gần đây nhất, ông ra lệnh giảm bớt tiêu chuẩn tiết kiệm xăng dầu và khí thải cho kỹ nghệ xe hơi, tuy chính nhiều đại công ty xe hơi đã đi ngược lại lệnh tổng thống. Nhà cháy, ai có trách nhiệm cứu hỏa? Một số người khác quan niệm rằng biến đổi khí hậu có thể có thật, nhưng chúng ta không cần phải “hy sinh” để ngăn ngừa nguy cơ này. Họ cho rằng chính những quốc gia đang phát triển, với dân số khổng lồ và khả năng tạo ô nhiễm môi trường cao như Trung Quốc và Ấn Độ, phải làm việc này trước. Cách suy luận này làm chúng tôi nghĩ đến cảnh một cái xóm bị cháy. Thay vì cùng nhau chữa cháy, người ta đổ trách nhiệm cho nhau. Cho đến khi quá muộn. Cháy nhà thì ai cũng phải xắn tay áo lên mà cứu hỏa! Đó là tình trạng của thế giới hiện nay. Chúng ta, cử tri Mỹ, phải làm gì? Có nhiều thứ mọi người trong chúng ta nên làm và cần làm, chẳng hạn như giảm tiêu thụ xăng dầu và các sinh hoạt gây ô nhiễm và tránh sử dụng nhựa plastic. Nhưng những thay đổi có tính cách cá nhân hay ngay cả tập thể cũng không đủ để đảo ngược tình thế. Chúng ta bắt buộc phải dựa vào những cải tổ hệ thống, ở tầm mức quốc gia và quốc tế. Điều đó có nghĩa phải có một chính quyền theo đuổi chính sách khí hậu và môi trường hợp lý. May thay, chúng ta sống trong một xã hội dân chủ, và có khả năng thay đổi chính quyền qua lá phiếu. Trong mùa bầu cử năm 2020, chúng ta cần phải bầu cho những ứng viên hiểu và dám theo đuổi chính sách khí hậu và môi trường hợp lý, từ tổng thống đến thượng nghị sĩ, dân biểu và các chức vụ dân cử tiểu bang cũng như địa phương. Chúng ta cần làm thế vì chúng ta cần gìn giữ một trái đất lành mạnh cho thế hệ con cháu. Các cuộc bầu cử năm 2020 có thể là cơ hội cuối cùng để cứu vãn hành tinh này. Những người đại diện chúng ta trong chính quyền cần quyết liệt cải tổ trước khi quá trễ. Đồng tác giả: Hiếu Lê giữ chức vụ đại diện vận động cho hội Sierra Club, tổ chức môi trường lớn và lâu đời nhất tại Hoa Kỳ và là chuyên gia về giảm khí thải trong ngành vận tải và giao thông. Anh hiện cư ngụ tại Washington DC và là thành viên của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến). Thắng Đỗ là một kiến trúc sư và thành viên hội đồng quản trị của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến). | We have but one earth to live on, maintain and protect, and climate change is the existential threat for humanity. The environment and climate are never partisan issues. Mega-storms, severe droughts, the rising sea level causing massive flooding, these events don’t differentiate whether we are left or right, Democrat or Republican, rich or poor, yellow, brown, black or white. They neither stop at national borders, nor care about territorial or trade disputes among countries. They will destroy everything within their reach. This past September, the IPCC – Intergovernmental Panel on Climate Chang of the United Nations, issued an exhaustive 900-page long report that is a culmination of over 9,200 scientific reports, to illustrate the conditions of the oceans and ice throughout the globe. Over 800 scientists, selected from 3,000 top world experts who were nominated, co-authored the report. According to them, climate danger is no longer a theoretical matter. Rather, there are clear signs that the earth has been warmed by human activities, from the highest mountains to the deepest sea beds. The systems that human life depends on are under serious threat. To understand the issue, we need to set aside partisan politics, assumptions that are not backed up by scientific evidence and above all, propaganda by some politicians or businesses with a self-serving motive. The sea level is rising faster than we previously thought Climate Central published in Nature Communications magazine this past October their latest report, with a more accurate update on the level of anticipated sea level rise. According to this authoritative research, land areas where 150 million people are residing will be underwater at high tide. Of particular interest is that the entire Southern Vietnam with a population of 20 million people, stretching from the Ca Mau peninsula to and including the metropolis of Saigon, is one of these affected areas. For people who live there, this is not news because they have witnessed first-hand this condition that has increasingly gotten more severe. Many large cities and highly populated areas near the coast, such as Bangkok, Shanghai, Miami, all have a similar future. Combating this phenomenon is a challenging and expensive endeavor, especially for poorer countries like Vietnam. Temperature will rise beyond the level humans can withstand Global average temperature has historically gone up and down, which had been considered normal. But since the 1980’s, average temperature has surged noticeably and abnormally. The years from 1988 forward have been the hottest years since temperature records have been kept, and 2016 was the hottest year ever. In 1995, a severe heat wave raised Chicago’s temperature to 106 degrees Fahrenheit and wet-bulb temperature to 85 degrees Fahrenheit, killing 700 people. According to a research by MIT, the human body loses its ability to self-cool and collapses when wet-bulb temperature reaches 95 degrees Fahrenheit (35 degrees Celsius). Scientists predict that in the coming decades, wet-bulb temperature at many locations will reach this level on a regular basis. Temperature at other parts of the world such as the Middle East and the tropics will reach a disastrous level, turning these areas uninhabitable for humans. Other climate disasters Climate change leads to other natural disasters that we have and will continue to experience. Mega-storms such as Katrina will occur at greater frequency and severity, creating increasing challenges for coastal areas affected by rising sea level. High temperatures will change our climate model, turning dry areas into more humid and vice versa. Droughts and floods will be more severe and longer lasting. Countries with less resource and ability to find creative solutions will be devastated, causing “climate refugees”. The refugee crises that have been caused by war in the 20th and early 21th centuries will be like child play in comparison to what will happen in the future. Africa, with a fast-rising population, has experienced the worst droughts that devastated their crops. This condition can only worsen and when people face famine, they have no choice but to emigrate to other countries or regions, and their most natural destination is Europe. The climate deniers While leading world scientists have provided convincing research, coupled with clear proof such as the continuing reduction of ice mass at both the North and South poles, some continue to refuse to believe that climate change is real. They argue that the climate has always changed, due to natural rather than man-made reasons. Who are loudest in attacking climate warnings? Among them are Republican politicians, although not all Republicans support that stance (Christine Todd Whitman, former governor of New Jersey and former Administrator of the EPA under G. W. Bush’s administration, has criticized President Trump’s environmental policies repeatedly). They stake their claim on questionable “research” denying that human activities have caused climate change, but hide the fact that these “studies” have been financed by oil companies. One of President Trump’s first actions upon becoming President was to withdraw the United States from the Paris Climate Agreement that President Obama had signed. Trump argued that this agreement hindered the economic growth of the US, although the facts are that Northern European countries and states like California have succeeded in advancing a clean energy industry that has produced high-wage jobs, and made these locations much more prosperous. President Trump openly supported maintaining coal mines, although this is one of the main causes of air pollution, and the more advanced countries have all been shutting down their coal mines. He supported the practice of “fracking”, in spite of clear proof that this manner of extracting oil produces harmful environmental waste. Most recently, he directed the reduction in fuel efficiency standards in the automobile industry, although several major car companies have defied this order. When a house is on fire, who is responsible for putting out the fire? Even while some believe that climate change is real, they argue that we don’t need to “sacrifice” to prevent this danger. According to them, developing countries with huge population and great potential to produce environmental pollution such as China and India, must take the lead. This way of argument makes one think of the analogy of a neighborhood on fire. Instead of all jumping in to put out the fire, they point fingers at each other. Until it is too late. When houses are on fire, everyone must roll up their sleeves and jointly put out the fire! This is the situation we find ourselves in the world today. As American voters, what should we do? There are many things, such as consuming less fossil fuel and reducing activities that produce pollution, as well as avoiding the use of plastic, that we should and must do. But changes that are on a personal or even community level are not enough to reverse climate change. We must push for systematic reforms, at a national and international level. This requires governments that are willing to pursue a sensible climate and environmental policy. Fortunately, we live in a democracy and have the power to change our government at the ballot box. In this election season of 2020, we must vote for candidates who understand and have the courage to pursue a sensible climate and environmental policy, from the Presidency to the Senate, the House, and elected offices at State and local levels. We must do this, because we must maintain a reasonably healthy earth for future generations. The 2020 elections may be our last chance to save this planet. Those who represent us in government must pursue decisive reform before it’s too late. Co-authors: Hiếu Lê is a campaign representative with the Sierra Club, the oldest and largest environmental organization in the United States and works on emissions reduction in the transportation sector. He currently resides in Washington DC and is a member of PIVOT, the Progressive Vietnamese American Organization. Thắng Đỗ is an architect and a board member of PIVOT, the Progressive Vietnamese American Organization. |
© 2021 - All rights reserved. Tác giả / Việt Tide giữ bản quyền. Mọi hình thức trích đăng, vui lòng xin phép qua [email protected].
0 Comments
Leave a Reply. |
Đời Sống
|