Việt Tide
Việt Tide - Việt Tide for Kids - Thế Giới Nghệ Sĩ
  • Trang Chính - Front Page
  • A&E BLOG VĂN NGHỆ
  • ĐỜI SỐNG - LIFE & SOCIETY
    • ĐI ĐÂY ĐI ĐÓ - ON THE ROAD
  • THÁNG TƯ
  • Ước Mơ Việt
  • TỦ SÁCH - LIBRARY
  • PHÂN ƯU
  • CÁO PHÓ
  • Chúc Mừng
  • LIÊN LẠC ~ CONTACT
  • My VietNam Radio
  • ẤN PHẨM - STORE

Cha càng lớn tuổi, con sinh ra càng dễ ốm yếu

1/11/2018

0 Comments

 
Đại học y khoa Stanford University School of Medicine vừa công bố một cuộc nghiên cứu cho thấy những người làm cha ở tuổi lớn hơn dễ cho ra đời những đứa bé sơ sinh thiếu cân và bị co giật. Bác sĩ Michael Eisenberg, giáo sư phân khoa tiết niệu, bác sĩ Yash Khandwala, cùng với các giáo sư Valerie Baker, Gary Shaw, David Stevenson, và Ying Lu là đồng tác giả bài nghiên cứu đăng trên British Medical Journal số ra ngày 1/11.
Picture
Photo: Josh Willink
Dữ kiện thu thập trong 10 năm tại Hoa Kỳ của hơn 40 triệu ca sinh nở làm nổi bật mối tương quan giữa những người cha lớn hơn tuổi 35 và những rủi ro như sinh thiếu tháng, co giật, và cần trợ thở ngay sau khi sinh nơi các bé sơ sinh.

Tuổi làm cha trung bình của đàn ông tại Hoa Kỳ là 25 tới 34.

Tuổi của người cha càng cao, tỷ lệ rủi ro càng tăng. Chẳng hạn, đàn ông trên 45 tuổi gặp rủi ro 14% dễ sinh non, và đàn ông 50 tuổi trở lên có 28% rủi ro bé sơ sinh phải đưa vào chăm sóc đặc biệt ngay khi chào đời.

Bước kế tới, bác sĩ Eisenberg cho biết sẽ xem xét một số thành phần dân số khác nhau để rõ hơn về mối liên hệ giữa tuổi tác và rủi ro sức khỏe cho trẻ sơ sinh, cũng như những lý do sinh học có thể dẫn tới những rủi ro này.
© 2021 - All rights reserved. Tác giả / Việt Tide giữ bản quyền. Mọi hình thức trích đăng, vui lòng xin phép qua [email protected].
0 Comments



Leave a Reply.

    Đời Sống
    Life & Style

    Bài Đã Đăng
    Archives

    October 2021
    March 2021
    June 2020
    May 2020
    April 2020
    March 2020
    January 2020
    December 2019
    November 2019
    October 2019
    September 2019
    August 2019
    July 2019
    June 2019
    May 2019
    April 2019
    March 2019
    February 2019
    January 2019
    December 2018
    November 2018
    October 2018

    RSS Feed