Năm 2019, ở Quận Cam, tôi đọc một bìa sách của một thời xa xưa:
Thắp Tình
Thơ Thành Tôn
Ngưỡng Cửa xuất bản
Tác giả trình bày bìa, sắp chữ đạp máy in và đóng
xong ngày 06.08.69
~ NGUYỄN MẠNH TRINH ~
Năm 2019, ở Quận Cam, tôi đọc một bìa sách của một thời xa xưa: Thắp Tình Thơ Thành Tôn Ngưỡng Cửa xuất bản Tác giả trình bày bìa, sắp chữ đạp máy in và đóng xong ngày 06.08.69
0 Comments
Ở một vị trí của người đọc, tôi khó lòng định hướng được suy nghĩ của mình. Có lúc tôi thấy sao ông có nhiều bài thơ mà tôi không thích nó ngang ngang kỳ kỳ không giống ai. Nhưng có lúc, ở trong một giây phút nào đó, tôi lại thấy những câu cú tuyệt vời trong thơ ông. Ðọc từ Mưa Nguồn, thi tập đầu tay, đến những tập thơ sau, Lá Hoa Cồn, Sa Mạc Trường Ca,… suốt nửa thế kỷ sau đến những Thơ Bùi Giáng, Chớp Biển,… tôi thấy được một trường thi bát ngát, mà sự thay đổi của ý từ, chuyển biến của cấu trúc ngôn ngữ, cũng chỉ là những vấn đề nhỏ. Mà, cái chính yếu vẫn là cái đang đi tìm và chưa tới đích.
kỷ vật chiến tranh
~ THẬN NHIÊN ~ trong đêm đầu tiên không còn tiếng súng chúng tôi chất vỏ xe, quần áo lính, giầy sô, bàn tủ ghế hư và đủ mọi thứ mà người ta vất bỏ sau cuộc chiến thành một đống giữa ngã tư đường chúng tôi đốt lửa nhảy múa và hò reo sòn đố mì la fa son… hòa bình, hòa bình đã đến lửa tàn cơn hứng khởi nguôi mọi đứa trẻ trở về nhà tôi lượm cái mũ sắt về làm cối giã đám con nít không còn nhảy múa chúng bắt đầu hát theo loa sóc bom-bo, tiếng đàn ta-lư, lá đỏ, trường sơn đông tây, mùa xuân trên thành phố… những giọng hát cao lanh lảnh cọc cọc cọc cọc… tôi giã củ mì khô theo điệu nhạc kẻ chết để tang cho người sống 30/04/2013 - 30/04/2019 * bài thơ này tôi viết 6 năm trước, hôm nay đọc lại, rồi viết thêm một câu. Cảm Ơn Anh
(1974) Cảm ơn anh, những người hùng dân tộc Dựng lại cờ vàng trên thành cổ tan hoang Mưa pháo nổ rang giữa khói lửa kinh hoàng Xác, ngổn ngang, dưới trời tang mây trắng. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 44 năm mà tới nay vẫn còn nhiều trong âm vang dư luận Việt và Mỹ. Có những bí ẩn, của những sắp xếp chính trị giữa các thế lực cường quốc trên thế giới nên dù bây giờ đã đến thời hạn giải mật các hồ sơ tối mật của Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nên những câu hỏi thắc mắc để kiếm tìm sự thật lịch sử vẫn chưa được giải đáp bao nhiêu. Đã có nhiều phát biểu của các nhân vật chính trị quân sự coi như có thẩm quyền và hiểu biết cả hai phía Việt và Mỹ, cả hai chiến tuyến Việt quốc gia và Việt cộng sản. Đã có rất nhiều tài liệu sách vở của những nhân chứng lịch sử nhưng khi cùng nói về những sự kiện thì lại mâu thuẫn nhau đến mức rõ ràng ai cũng nhận được. Riêng cá nhân tôi, khi xem những phim ảnh hoặc đọc những tài liệu sách vở đã có những thắc mắc hiển nhiên. Người xưa nói “tận tín thư bất như vô thư” nghĩa là nếu tin tưởng tuyệt đối vào sách vở thì nhiều khi không đọc lại có lợi hơn. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH Hồ Hữu Tường là một nhà văn nhà báo vào hàng tiền bối của văn chương hiện đại Việt Nam. Ông cũng là một chính trị gia khi sang Pháp du học, kết bạn với Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, gia nhập Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản rồi sau lại tuyên bố từ bỏ lý thuyết Mác vì cho là biện chứng pháp không thực tế và không thích hợp với dân tộc Việt Nam. Hơn thế nữa ông còn là một nhà tư tưởng lớn đề ra nhiều lý thuyết về chính trị, kinh tế, triết học. Tạp ghi văn nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Không hiểu sao, thơ Hà Thúc Sinh đối với riêng tôi có sự cộng hưởng kỳ lạ. Khi đọc những bài thơ của ông, tôi thấy hình như có điều gì giông giống với suy tư của mình và gợi cho tôi những cảm giác của giây phút sống thực song song với những thi ảnh và thi tứ của một người coi thi ca như một lẽ sống trên đời. Ðọc Ngàn Lời Thơ, tôi thấy được những dặm trường hành của thơ ông, từ những tập thơ viết thời gian gần đây đến những bài thơ viết thuở xa xưa, là phản ảnh lại một cuộc sống mà những thăng trầm đã còn hằn dấu vết. Thơ hào sảng khi tuổi trẻ chiến tranh, bây giờ ở xứ người “cay chua” với thời thế và “mặn ngọt” với kỷ niệm. ~ VANN PHAN ~
Xin được phép vinh danh các nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa - kể cả các nhạc sĩ thời tiền chiến mà tác phẩm của quý vị đã chọn Miền Nam Tự Do làm đất sống - những người đã đem hết tâm tình viết nên các ca khúc bất diệt cho đời. Cũng xin được vinh danh các nam, nữ ca sĩ thời Việt Nam Cộng Hòa và thời sau năm 1975, những nghệ sĩ chân chính đã đem giọng hát vượt thời gian của mình làm thăng hoa các tác phẩm âm nhạc bất hủ đó. Vì khuôn khổ của bài, người viết lấy làm tiếc là nhiều nhạc sĩ đã không được đề cập tới nơi đây. Chỉ xin thưa rằng, dù được nhắc tới hay không, các nhạc sĩ thân thương vẫn sống thênh thang trong lòng muôn người biết yêu nền âm nhạc Việt Nam Cộng Hòa. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Trạch Gầm - Thơ: Vụn Vặt, Ráng Chịu, Dấu Gìay Chinh Chiến - Văn: Bên Lề Cuộc Chiến, Nhốt Vòng Nhớ Thương, Chôn Lầm Huyệt Nhớ. Chúng tôi đã có dịp nói Thơ người lính Trạch Gầm, thì bây giờ, ở tháng Tư đáng nhớ của lịch sử Việt Nam, chúng tôi nói chuyện với nhà văn Trạch Gầm. Trải qua bao nhiêu chiến trận, từ Tết Mậu Thân 1968, An Lộc 1972, đến tháng Tư năm 1975, ký ức của một người lính trực tiếp cầm súng ngoài chiến trường đầy chật những nỗi niềm, muốn quên mà vẫn phải nhớ. "Thưa Chú Tư Khu Vực, dạ tui có chuyện này muốn nói riêng với Chú Tư, nhờ chú giúp đỡ..."
Phải khó khăn lắm Bà Tám Đào mới đi thẳng được vào đề để nói lên cái điều mà từ mấy tháng nay bà từng trông đợi có dịp tốt để nói với gã công an khu vực bà ở, nói một cách riêng tư để cho người khác khỏi nghe thấy. Tháng Tư. Bài thơ tưởng niệm từ một mất mát. Ðã không còn bóng dáng thi sĩ trên trần thế nhưng ở cõi sinh phần Nguyên Sa, những tác phẩm vẫn còn sống trong lòng những người Việt Nam yêu văn chương. Có những bài thơ, trải qua bao nhiêu cuộc biển dâu của thời thế, vẫn còn nguyên vẹn ý tình của những giây phút sáng tác đầu tiên. Thơ có lúc không còn là của quá khứ mà còn là của hiện tại và kéo dài đến tương lai nữa. Làm một bài thơ để tả tâm trạng của mình, chuyện ấy bình thường nhưng có một lúc, giữa sự thay đổi của đất trời thì tự nhiên thơ Nguyên Sa như tiếng đồng vọng của thẳm khơi của những nỗi niềm một thời trăn trở.
Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH Những cấp lãnh đạo của Việt Nam sau này từ chủ tịch nước đến thủ tướng Việt Nam mỗi khi gặp những nhân vật đối tác ngang hàng đều chỉ luôn nhắc đến “mười sáu chữ vàng” hay “bốn tốt” mà Giang Trạch Dân đã chỉ dạy. Với chủ trương coi trọng sự sống còn của Ðảng hơn là sự toàn vẹn lãnh thổ, các lãnh tụ Việt Nam đã có một thái độ hèn kém quy phục đối với Trung Hoa. Nhưng đối với nhân dân trong nước, họ lại có thái độ của đường lối quyết liệt đàn áp. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH Ðầy ẩn dụ, trong lời kể của người phi công lâm nạn về những phát biểu về cái thẩm mỹ quan của con người qua nhận thức của hoàng tử bé. Dù sống trong một tinh cầu nhỏ, nhưng cậu vẫn tìm được hạnh phúc trong môi trường mình. Như cậu sung sướng ngắm cảnh mặt trời lặn tới 43 lần trong một ngày của địa cầu... cậu như người chạy theo thời gian để tìm nắm cái đẹp của buổi hoàng hôn. Bất cứ trong môi trường nào, cái tâm quyết định tất cả cho buồn hay vui. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Có một người, hình như là Ðặng Tiến, đã viết về nhà thơ Hoàng Trúc Ly: Không có gì dễ, và không có gì khó, bằng vẽ chân dung một nhà thơ. Lý do giản dị là thi nhân không có chân dung. Thi sĩ chỉ là tiếng nói, thay âm độ qua từng giây phút và chuyển hóa không ngừng mỗi lần đến với chúng ta. Vẽ lại khuôn mặt người thơ là tạo ra giữa không gian mênh mông những tiếng rì rào chung quanh tâm hồn và đôi khi phải vẽ thêm niềm im lặng giữa chiều sâu ý thức. Mỗi câu thơ mang mùi hương, đến với chúng ta một lần để không bao giờ trở lại; mỗi bài thơ là một âm điệu lướt đi, lướt đi, về vĩnh viễn. Vẽ lại mùi hương đã thoảng qua, âm điệu lại chìm trong tiềm thức, ôi có gì dễ, ôi có gì khó cho bằng! Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Có những nơi chốn, thành một phần đời sống của mình. Một bữa, lục chồng ảnh cũ, thấy bộ hình nhiều tấm chụp cả toàn cảnh đảo Galang, tự nhiên, tôi thấy mình như nao nao một nỗi niềm nào khó tả… Thời gian qua quá nhanh. Mới đây, tôi còn là một chàng tuổi trẻ, mà bây giờ đã ở tuổi đã hơn bảy hai, với tất cả những chuỗi ngày lúc trầm lúc bổng của cuộc sống. Có người cho rằng việc ngoái lại quá khứ là phản ứng của những người không vừa lòng với hiện tại và ít có tin tưởng ở tương lai. Nhai lại những kỷ niệm cũ, để trở về với cái hào quang của đời mình. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Một đêm thức trắng để đọc một tập thơ? Có phải tôi đã đi ngược trở lại thời gian để thấy giờ khắc không còn ý nghĩa trước những nỗi niềm tâm sự chung mang của một thế hệ? Hay tôi đang trong cơn đồng thiếp? Của lãng mạn cá nhân về cuộc chiến đã qua… Nhận lời mời của đại học California State University, Fullerton, nghệ sĩ dương cầm Đặng Thái Sơn, Huy Chương Vàng Cuộc Thi Piano Quốc Tế Chopin năm 1980, sẽ trình diễn một đêm duy nhất Thứ Sáu 1 tháng 3 năm 2019, tại thính đường Meng Concert Hall trong khuôn viên đại học. Chương trình gồm có những nhạc phẩm dành cho dương cầm độc tấu của Debussy, Chopin, Paderewski. Đây là một buổi trình diễn hiếm có vì Đặng Thái Sơn ít khi xuất hiện tại California. Dương cầm thủ Đặng Thái Sơn là một trong những nghệ sĩ đi đầu trong làng âm nhạc thế giới từ năm 1980, khi anh nhận được giải Nhất và Huy Chương Vàng trong Cuộc Thi Piano Quốc Tế Chopin tại Warsaw, Ba Lan. Đây cũng là lần đầu tiên một nghệ sĩ Châu Á giành ngôi vị cao nhất trong cuộc thi này. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Nguyễn Ðức Sơn. Bùi Giáng. Phạm Công Thiện. Có lẽ là những khuôn dáng thi ca lạ lùng nhất của hai mươi năm văn học miền Nam của một không gian thời gian nào xa lạ với mặt đất này. Chân dung tác giả và chân dung tác phẩm hình như có nhiều điều quan hệ với nhau và mỗi người tạo ra được cho mình những huyền thoại có khi là của thế giới hiện hữu này nhưng có lúc là của một không gian thời gian khác của một mặt đất khác. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Nói đến Nguyễn Ðình Toàn, là phải đề cập đến ba chân dung nghệ sĩ: văn sĩ, thi sĩ và nhạc sĩ. Ba chân dung này có nhiều khi ở ba lãnh vực khác nhau nhưng lại có những quan hệ mật thiết với nhau. Một điều rõ ràng là bất cứ trong lãnh vực nghệ thuật nào, cũng đều thấy một con đường khác lạ với mọi người. ~ NGUYỄN MẠNH TRINH ~
Không hiểu sao mỗi khi xuân về, tôi lại nhớ đến bài thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương với nỗi ngậm ngùi. Bài thơ như một chứng tích lịch sử của một giai đoạn đen tối nhất của đất nước. Ngày tư ngày tết, trong dân gian có những bức tranh Đông Hồ vẽ gà vẽ lợn với màu sắc tươi thắm nồng nàn biểu hiệu cho những tâm tình dân tộc cao đẹp từ truyền thống ngàn xưa. Nhưng ở thơ Vịnh Tranh Gà Lợn của thi bá Vũ Hoàng Chương thì lại là biểu hiện của những mập mờ đen tối sẽ phủ chụp xuống cả tương lai của dân tộc Việt. Nói đến mùa xuân, chúng ta phải nhắc đến bản nhạc Anh Cho Em Mùa Xuân, thơ Kim Tuấn, Nguyễn Hiền phổ nhạc, cũng như các bản nhạc mùa xuân nổi tiếng khác. Cứ mỗi đầu năm, khi còn ở trong nước trước năm 1975 hay bây giờ ở hải ngoại, những bản nhạc ấy lại rộn rã trên những làn sóng điện, những chương trình truyền hình và cả những chương trình video, DVD nữa.
Truyện ngắn của VANN PHAN
Cả cái Ấp Nhị Tân của Xã Tân Thới Nhì ở huyện Hóc Môn chộn rộn từ hơn cả tháng nay, ngày cũng như đêm, dường như chỉ để lo có mỗi một chuyện: ăn một cái Tết Mậu Tý sao cho thiệt tưng bừng và vui vẻ. Sau ngày Miền Nam tự do bị sát nhập vào nước “cộng hòa xã hội chủ nghĩa” Việt Nam hồi năm 1975, dường như chỉ có cái Tết truyền thống của dân tộc là không hề bị những ý thức hệ chính trị hoặc chủ nghĩa vô thần cộng sản của nhà cầm quyền mới làm suy suyển. Trần Mộng Tú có nhiều bài thơ Xuân dễ thương. Có lẽ bà sinh sống ở tiểu bang cây cỏ xanh tươi phong cảnh u nhã nên con người và trời đất có nhiều giao cảm. Mùa Xuân, hình như trong thời tiết có một chút gì rung động làm ngày tháng hình như cũng mơ hồ sương khói hơn với người làm thơ. Có một điều gì chất chứa trong không gian, trong cơn gió từ một vùng nào xa lạ thổi về kia, mang theo một chút gì gờn gợn trong lòng. Ở thời gian cuối năm, giữa cũ và mới gặp nhau, giữa ký ức và hiện tại trộn lẫn. Thơ có phải khởi đi từ những sương khói ấy.
Truyện ngắn của VANN PHAN
"Hai cua, một bầu!" Anh Tám Thời hô lớn kết quả của lượt xóc bài bằng một giọng khàn khàn, nửa bổng, nửa trầm. Sòng "bầu, cua, cá, cọp" của anh, từ lúc mười giờ sáng, đã đông đúc những dân chơi mọi giới, đa số là con nít. Trong bọn đánh bài quyết ăn thua đủ sáng nay có Tư Ròm, người ốm o nhưng trong túi có cả xấp tiền lẻ dày cộm, đang hiên ngang đứng trấn ngay một góc sòng, một mình đặt tiền ở hai cửa một lượt. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Một thiên tự truyện. Một thời chiến chinh. Một thế hệ trai trẻ trong một thời đại đầy biến cố. Thân phận của những người Việt Nam trong một đất nước điêu linh. Những chuyện tình trong thời chiến của dang dở nửa vời, của những chia ly bất ngờ không định trước. Tất cả những sự kiện ấy người đọc đã nhận thấy, đã chia sẻ, khi đọc “Chút Thân Phận Trên Dòng Chiến” của tác giả Nguyễn Liên Lực. Có người đã bâng khuâng tự hỏi. Chuyện của người hay chuyện của mình? Sao có lúc giống như đang đọc thiên tự truyện của chính bản thân? |
A&E
|