Một tác phẩm lớn được hiểu ở đây như một cống hiến lớn của tác giả cho đời. Với tư cách này, nó chờ đợi ở người đọc một đối xử tương ứng. Cách đối xử chu đáo nhất là đọc nó kĩ càng, đọc đầu đuôi ngọn ngành, đọc đến nơi đến chốn, đọc tận tình bằng dồn cả tâm lẫn trí vào việc đọc nhằm nắm thấu đáo ý nghĩa cái thông điệp của tác giả gửi cho người đọc thông qua tuyệt tác của mình. Đọc như vậy là một đáp lễ phải phép, cách đối xử mận đào, sự trả ơn chu đáo cho tác giả, người đã tặng cho ta - một người đọc vô danh - một công trình trí tuệ tầm vóc khiến nhân sinh quan ta sâu sắc hơn, thế giới quan ta cao viễn hơn, đồng thời còn dấy lên trong ta một niềm vui lâng lâng kì diệu.
Tùy Luận của CUNG TRẦM TƯỞNG
0 Comments
bài thơ về một nạn nhân của chiến tranh
~ THẬN NHIÊN ~ đêm 30 tết mậu thân lập loè hỏa châu trên bầu trời tháng chạp ba tôi đồ trận nón sắt ứng chiến giữ nhà trên thành mỗi cửa sổ ông đặt lựu đạn sẵn sàng giật chốt thỉnh thoảng, ông bắn một phát vào bóng đêm tiếng carbine lẻ loi chìm mất trong hàng ngàn tiếng nổ chát chúa rạng sáng, một con chó trúng đạn đổ ruột nằm thoi thóp trong sân hàng xóm không ai bắn cho nó chết hẳn năm mươi năm sau, thức giấc đi đái ở nơi cách ngôi nhà cũ nửa vòng trái đất tôi đứng ngắm những vì sao trên trời mà nhớ ánh hỏa châu tôi muốn viết một bài thơ thơ mộng và giản dị nhưng không dưng con chó ăng ẳng chạy ngược về khiến tôi tự hỏi nó trúng đạn của ai? Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Với đại đa số dân chúng, lễ Giáng Sinh được coi như một ngày lễ lớn của dân tộc và đó là một nét văn hóa đẹp. Ngày lễ Noel như một ngày lễ của tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo. Trong sinh hoạt xã hội và cả sinh hoạt về văn học, ngày lễ ấy có một vị trí rất quan trọng. Mặc dù Thiên Chúa Giáo mới du nhập vào Việt Nam từ thế kỷ 19 cho tới nay, nhưng lễ Giáng Sinh đã trở thành một ngày lễ nhân gian của cả nước. Và riêng với tôi, thì có ý nghĩ rằng tôn giáo nào cũng tốt cũng dạy người ta làm việc thiện nên những ngày lễ là những ngày nhắc nhở tất cả mọi người đi trên con đường tu thân tu tập ấy...
~ TRẦN QUỐC BẢO ~
Theo lời của Phúc Ben, một thân hữu của Hệ Thống Truyền Thông Việt Tide – Thế Giới Nghệ Sĩ từ Saigon cho biết: Nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân, tác giả ca khúc Xé Thư Tình, Hái Hoa Rừng Cho Em, Bạc Trắng Lửa Hồng … hiện đang sống một mình ở một căn nhà nhỏ trong hẻm đường Trần Huy Liệu và bệnh rất nặng. Cả hai năm qua ông bị di chứng khó thở của bệnh suyễn hành hạ, cộng thêm những căn bệnh cũ khiến ông khá điêu đứng. Ngay lúc này đây ông cũng đã có dấu hiệu của ‘một chút gì đó’ của căn bệnh ‘hay quên’. Ông quên luôn cả tôi và anh Việt Bằng (Anh Việt Bằng là con trai của nhạc sĩ Anh Việt Thu), những người hay đến thăm ông nhiều nhất trong những năm gần đây. Tôi đến thăm ông trong một ngày Sài Gòn nhiều mưa bụi, ông không thể tiếp chuyện với tôi lâu được vì phải nằm ngay sau đó do quá mệt. Tôi chỉ biết dành những lời thăm hỏi động viên dành cho ông và sớm chúc ông sớm khỏe lại. Things gonna be alright! 8/11/2018 Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Xuất bản sách ở trong nước có bị kiểm duyệt không? Câu trả lời sẽ tùy theo người trả lời. Phần đông ý kiến cho rằng một chế độ độc tài như ở trong nước hiện nay thì làm sao không kiểm duyệt được. Nhưng, có một số nhà văn trong nước “tán tụng” hệ thống siêu kiểm duyệt trong nước và cho rằng đó là một phương cách cần có để bảo vệ chế độ. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Những nhà văn Hoa Kiều? Trải dài suốt chiều dài văn học chúng ta cũng có những nhà văn có nguồn gốc đó. Họ viết văn, ở nơi chốn họ sống nhưng vẫn nhớ nhung và hướng vọng về quê hương thứ hai ở bên nội hay bên ngoại của mình. Tâm tư ấy, tâm sự ấy, đã tạo thành một vóc dáng văn chương đặc biệt.
Sáng ngày 14 tháng 10 năm 2018, đang ngồi soạn hòa âm cho bài nhạc Chuyện Tình Thế Gian, thơ của Trạch Gầm (Nguyễn Đức Trạch), Song Ngọc vừa phổ nhạc để chúc mừng mối tình mười năm của Trạch Gầm và Yên Ly... chợt nghe tin anh Song Ngọc vừa mới qua đời trong bệnh viện!!! Giọng nói buồn bã của anh Trạch nhắc lại, mới vừa ngồi uống cà phê với Song Ngọc ở Cali, vừa mới nói cười... mà giờ đây đã nghìn trùng xa cách. Được biết anh Trạch và anh Song Ngọc đã quen thân nhau từ thuở học tiểu học... Đời lính đã khiến hai người lạc mất nhau cho tới khi sang Mỹ mới tình cờ gặp lại.
trích Chính Luận của TRẦN TRUNG ĐẠO
Mùa thu đã tàn. Những cơn mưa đêm tuốt đi những chiếc lá cuối cùng. Lá rơi đầy trên những con đường trong xóm, trên mặt hồ và hàng cây trước mặt nhà chỉ còn những cành trơ trụi. Hôm trước, ngồi nghe ca sĩ Ánh Tuyết hát Lá Đổ Muôn Chiều của Đoàn Chuẩn lòng chợt nghĩ về một nghệ sĩ khác có lần đã hát bài hát đó mà tôi nghe qua youtube. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Có người đã hỏi. Tại sao ở hải ngoại viết báo xuân mà lại nhớ đến nhà văn Thanh Tịnh? Tôi là lớp hậu bối lại sinh sống và trưởng thành ở miền Nam thì hà cớ gì mà lại nhớ đến một nhà văn tuy viết từ thời tiền chiến nhưng là một nhà văn thuộc loại cổ thụ của văn học miền Bắc? Thời thế nào là thời thế của chúng tôi? Có phải là từ nỗi niềm tâm sự của những người vong quốc? Là tượng hình của những anh hùng thật giả bất phân của một xã hội đảo điên, của những người lưu vong trong đất nước mình và lưu lạc ở xứ người.
~ TRẦN QUỐC BẢO ~
Tôi nghe tên Nguyễn Nghị và đọc nhiều báo chí nói về tài thiết kế quần áo thời trang của anh từ những năm đầu thập niên 90, hình như đây là thời gian Nguyễn Nghị thành công khi bán được những sản phẩm thời trang của mình trên 3 triệu dollars chỉ trong một năm 1989... Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Nguyễn Huy Thiệp nổi tiếng về những truyện ngắn. Với những truyện như Phẩm Tiết, Tướng Về Hưu, Vàng Lửa, Kiếm Sắc, Cún, Con Gái Thủy Thần,... đã tạo nhiều ảnh hưởng trong giới làm văn học nghệ thuật trong nước và lôi cuốn theo cả giới độc giả. Truyện của ông có người thích có người không ưa và đã tạo ra nhiều cuộc tranh luận. Những tác phẩm của ông xuất hiện trong một thời kỳ mà có nhiều nhận định cho rằng bắt đầu cuộc đổi mới văn học sau tín hiệu của lời tuyên bố cởi trói cho văn nghệ sĩ ở trong nước của Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh.
~ VĂN DIỆP ~
Câu chuyện cổ tích “Hansel và Gretel” nổi tiếng của anh em nhà Grimm được soạn giả Engelbert Humperdinck viết thành opera hồi thế kỷ 19, LA Opera sẽ khai diễn hôm nay 17/11 tại Dorothy Chandler Pavillion ở trung tâm Los Angeles.
Ngày 18/11 sẽ kỷ niệm lần đầu tiên chuột Mickey đến với công chúng qua phim hoạt họa Steamboat Willie vào năm 1928, tính đến Chủ Nhật này tròn 90 năm.
~ VƯƠNG TRÙNG DƯƠNG ~
Sáng nay (13/11), nhận được tác phẩm Chôn Lầm Huyệt Nhớ của Trạch Gầm tặng, hình như giữa anh và tôi có “duyên” hay “nợ” từ kiếp trước gì chăng mà hai đứa “áo rách vái nhau” từ bài thơ đầu tiên của anh, tôi thích, đăng vào trang báo với bút hiệu hơi lạ: Trạch Gầm. Nhà viết truyện tranh nổi tiếng Stan Lee, cựu chủ bút của Marvel Comics, vừa qua đời hôm 12/11 ở Los Angeles, thọ 95 tuổi. Sinh năm 1922, ông Lee dự phần vào việc tạo ra những nhân vật truyện tranh lừng danh nhất thế giới như Spider Man, X-Men, Iron Man, Hulk... mà khi lên màn ảnh đại vĩ tuyến đã hốt bạc tỷ.
Bảo tàng nghệ thuật Whitney Museum of American Art ở New York vừa khai mạc hôm nay 12/11 cuộc triển lãm “Andy Warhol – From A to B and Back Again” nhìn lại sự nghiệp của họa sĩ trứ danh người Mỹ lần đầu tiên sau gần 3 thập niên. ~ TRỊNH THANH THỦY ~ Đến nay đã là năm thứ tám, tác giả của quyển truyện dài "Tháng Ba Gãy Súng" trở về với mẹ đất. Cố nhà văn Cao Xuân Huy đã ra đi vào mùa thu, ngày 12 tháng 11 năm 2010 với bao nhiêu sự mến thương của gia đình, bạn bè, đồng đội và những người ở lại. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Sau năm 1975, một chủ trương rõ rệt của những người vừa chiếm Sài Gòn là phải bằng mọi giá bôi xóa và chấm dứt những thành quả của hai mươi năm văn học miền Nam. Tác phẩm bị tiêu hủy, tác giả bị lên án và cầm tù, hành vi phần thư khánh nho đã liên tục xảy ra khắp cả đất nước. Những trẻ em học sinh khăn choàng đỏ nhái lại y hệt những động tác của Hồng Vệ Binh Trung Hoa thập niên trước. Ðốt sách, học tập lên án “nọc độc văn hóa Mỹ Ngụy”, sách vở bị dầy đạp, bị thiêu hủy. Viện bảo tàng Denver Art Museum, tiểu bang Colorado, sẽ là nơi dừng chân đầu tiên của cuộc triển lãm 70 năm nhà thời trang Dior xuất phát từ Paris vươn ra thế giới “Dior: From Paris to the World”, khai mạc 19/11 và mở cửa đến 3/3/2019. Những tâm tình của một người tị nạn qua Mỹ theo chương trình HO, một người từng vượt biên bao lần không thành công, một người tù trong chế độ Cộng Sản sau 1975, và trên hết một người lính Việt Nam Cộng Hòa được tác giả Trạch Gầm kể thành chuyện, cô đọng thành những vần thơ, và in thành sách Chôn Lầm Huyệt Nhớ, cuốn thứ ba do nhà xuất bản Việt Tide ấn hành, vừa rời khỏi nhà in hôm 7/11. Tạp Ghi Văn Nghệ của NGUYỄN MẠNH TRINH
Nhà văn Tô Hoài qua đời ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội. Ông là một tác giả lớn của văn học Việt Nam với những tác phẩm như Dế Mèn Phiêu Lưu Ký, O Chuột, Trăng Thề, Nhà Nghèo trước 1945 và Miền Tây, Cát Bụi Chân Ai, Chiều Chiều, Ba Người Khác sau 1945 trong gần 200 tác phẩm đã in. Riêng Ba Người Khác là một tác phẩm đã gây ra chấn động một thời trong giới cầm bút và lan ra cả quần chúng nữa...
Album “Sì” của giọng ca nổi danh thế giới Andrea Bocelli vừa đoạt ngôi vị đầu bảng Billboard 200 tại Hoa Kỳ hôm 4/11, sau gần một phần tư thế kỷ kể từ cuốn album đầu tiên.
Hình như, một lúc cùng tận nào của đêm. Tôi nghe vẳng lại từ tiếng ru tha thiết. Cũng một câu nói, cũng một vần thơ sao nghe lúc này như của một không gian thời gian nào vọng về, của một tâm sự miên man trôi theo dòng sông ra biển lớn tâm hồn. Lòng anh mở ra với từng nan quạt như trăm con chim mộng về ghé đâu đây để tiếng ru như đôi bờ thùy dương bát ngát yêu em. Ngủ đi em. Mộng bình thường. Hãy tựa đầu vào vai vào tay để “cho anh nghe nặng trái sầu rụng rơi”. Ngậm Ngùi. Thơ Huy Cận. Bài thơ đã được phổ nhạc để thành khúc hát ngậm ngùi của lời ru trăm năm đã đi vào thiên thu ngôn ngữ qua phù thủy âm nhạc Phạm Duy.
|
A&E
|